Đề thi thử THPT Quốc gia lần 2 môn Hóa học 12 - Năm học 2021-2022

pdf 4 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Ngày đăng 21/06/2022 Lượt xem 492Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia lần 2 môn Hóa học 12 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT Quốc gia lần 2 môn Hóa học 12 - Năm học 2021-2022
 LỚP HÓA HỌC HT KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2021 – 2022 (lần 2) 
(Đề chính thức) Môn thi: Hóa học 
 Ngày thi: 20/02/2022 Thời gian làm bài: 60 phút 
Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 
32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; I = 127; Ba = 137). 
Các khí đều đo ở đktc (00C, 1 atm). Bỏ qua sự hòa tan của các khí trong nước. 
Câu 1: Chất nào sau đây tác dụng với phenylamin tạo muối? 
 A. FeCl3. B. Cả FeCl3 và HCl. C. Br2. D. HCl. 
Câu 2: Cho Al vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cho 
Y tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa gồm 
 A. Fe(OH)2. B. Fe(OH)2 và Fe(OH)3. 
 C. Al(OH)3 D. Al(OH)3, Fe(OH)2 và Fe(OH)3. 
Câu 3: Quặng nào sau đây có chứa oxit sắt? 
 A. Ximentit. B. Xiđerit. C. Manhetit. D. Pyrit. 
Câu 4: Muối nào sau đây được ứng dụng để sản xuất thuốc nổ đen? 
 A. KNO3. B. KCl. C. KMnO4. D. KClO3. 
Câu 5: Để bảo vệ chân cầu bằng sắt ngâm trong nước sông, người ta gắn vào chân cầu (phần ngập trong 
nước) những thanh kim loại nào sau đây ? 
 A. Ni B. Cu C. Zn D. Sn 
Câu 6: Cho hỗn hợp gồm Mg và Fe vào dung dịch AgNO3, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 
dung dịch X (gồm 2 muối) và chất rắn Y (gồm hai kim loại). Hai muối trong X là: 
 A. Fe(NO3)2 và AgNO3 B. Mg(NO3)2 và Fe(NO3)2 
 C. Fe(NO3)3 và Mg(NO3)2 D. AgNO3 và Mg(NO3)2 
Câu 7: Kim loại M tác dụng được với các dung dịch HCl, AgNO3, HNO3 đặc nguội. Kim loại M là 
 A. Al B. Cu C. Fe D. Mg 
Câu 8: Hợp kim natri và kim loại X có nhiệt độ nóng chảy là 70°C dùng làm chất trao đổi nhiệt trong một 
số lò phản ứng hạt nhân. Kim loại X là 
 A. K B. Ca C. Li D. Al 
Câu 9: Ở nhiệt độ thường, không khí ẩm oxi hóa được hiđroxit nào sau đây? 
 A. Zn(OH)2 B. Fe(OH)2 C. NaOH D. Cu(OH)2 
Câu 10: Cặp este nào sau đây thủy phân trong dung dịch NaOH đều thu được sản phẩm có phản ứng tráng 
bạc? 
 A. HCOOC2H5 và CH3COOCH=CH2. B. CH3COOC6H5 và HCOOCH=CH2. 
 C. CH3COOCH3 và HCOOCH=CH2. D. HCOOC2H5 và CH2=CHCOOCH3. 
Câu 11: Phát biểu nào sau đây sai? 
 A. Khí SO2 được dùng để tẩy trắng đường mía. 
 B. Clorua vôi được dùng để tinh chế dầu mỏ. 
 C. Kali clorat có tính oxi hóa mạnh có thể dùng để tẩy trùng, tẩy uế. 
 D. Than hoạt tính có khả năng hấp phụ các khí độc nên được dùng trong khẩu trang y tế và mặt nạ phòng 
độc. 
Câu 12: Tính oxi hóa của cacbon thể hiện ở phản ứng nào trong các phản ứng sau? 
 A. C + 2H2 → CH4 B. 4C + Fe3O4 → 3Fe + 4CO2 
 C. C + 4HNO3 → CO2 + 4NO2 + 2H2O D. C + CO2 → 2CO 
Câu 13: Hòa tan hoàn toàn 19,76 gam hỗn hợp X gồm CaCO3, KHCO3 và MgCO3 bằng dung dịch HCl dư, 
thu được 4,928 lít khí CO2 và dung dịch chứa m gam muối MgCl2. Giá trị của m là 
 A. 26,14 B. 18,11 C. 13,3 D. 22,18 
Câu 14: Trong số các tơ sau: tơ nitron; tơ visco; tơ lapsan; tơ capron, có bao nhiêu tơ thuộc loại tơ hóa học? 
 A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. 
Câu 15: Phát biểu nào sau đây đúng? 
 A. Đông lạnh chất béo lỏng sẽ thu được chất béo rắn. 
 B. Nhiệt độ nóng chảy của tripanmitin cao hơn triolein. 
 C. Trong phân tử tristearin có 54 nguyên tử cacbon. 
 D. Chất béo nặng hơn nước và không tan trong nước. 
 Câu 16: Thuỷ phân hoàn toàn tinh bột trong môi trường axit thu được chất hữu cơ X. X tác dụng với H2 
(xúc tác Ni, to) thu được Y. Dung dịch của Y hoà tan được Cu(OH)2 thu được phức Z có màu xanh lam. 
Phân tử khối của Z là 
 A. 392 B. 426 C. 424 D. 245 
Câu 17: Đun nóng 13,12 gam hỗn hợp ancol metylic và anlylic (tỉ lệ mol tương ứng 3 : 4) với 21,6 gam axit 
acrylic, xúc tác H2SO4 đậm đặc thu được m gam este. Biết hiệu suất các phản ứng este hoá đạt 80%, giá trị 
của m là 
 A. 28,240. B. 35,300. C. 23,744. D. 22,592. 
Câu 18: Cho dãy các chất: Fe2O3, CuS, Fe2(SO4)3, Fe(OH)2, Fe3O4, FeCO3, Fe(OH)3. Số chất trong dãy tác 
dụng được với H2SO4 đặc nóng, dư không tạo khí SO2 là 
 A. 3. B. 2. C. 4. D. 5. 
Câu 19: Nhiệt phân chất nào sau đây tạo sản phẩm khí khác với các chất còn lại ? 
 A. Mg(NO3)2 B. Fe(NO3)2 C. AgNO3 D. KNO3 
Câu 20: Cho a mol hỗn hợp Fe và Cu tác dụng với a mol khí Cl2, thu được chất rắn X, cho X vào nước (dư), 
thu được dung dịch Y. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Chất tan có trong dung dịch Y gồm 
 A. FeCl2 và FeCl3. B. CuCl2 và FeCl3. C. CuCl2 và FeCl2. D. CuCl2, FeCl2 và FeCl3. 
Câu 21: Cho m gam một kim loại X tác dụng hết với 100 ml dung dịch H2SO4 0,6M thấy bay ra 3,36 lít H2 
đồng thời khối lượng dung dịch tăng 6,27 gam. Cô cạn phần dung dịch sau phản ứng thu được a gam rắn 
khan. Phát biểu nào sau đây đúng? 
 A. X là kim loại kiềm. B. Giá trị của m là 6,57. C. Giá trị của a là 15,39. D. Giá trị của a là 13,77. 
Câu 22: Cho các phát biểu sau: 
 (a) Hỗn hợp Cu, Fe3O4 (tỉ lệ mol 1 : 1) có thể tan hết trong dung dịch NaHSO4 dư. 
 (b) Điện phân dung dịch Cu(NO3)2 (điện cực trơ) có thể thu được khí H2 ở anot. 
 (c) Hoà tan phèn chua (Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O) vào nước thì có hiện tượng vẫn đục. 
 (d) Cho Na vào dung dịch CuCl2 thu được kim loại Cu. 
 (e) Cho Ni vào dung dịch Fe(NO3)3 thí có hiện tượng ăn mòn điện hoá. 
Số phát biểu đúng là: 
 A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 
Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn 12,78 gam hỗn hợp X gồm glucozo, fructozo, axit axetic, metyl fomat, 
saccarozo và tinh bột cần 10,08 lít khí O2. Dẫn sản phẩm cháy qua bình đựng 175 ml dung dịch Ba(OH)2 
2M. Lọc tách kết tủa, thì khối lượng dung dịch sau phản ứng thay đổi bao nhiêu gam so với dung dịch 
Ba(OH)2 ban đầu ? 
 A. Giảm 29,45 gam B. Tăng 27,18 gam C. Tăng 37,78 gam D. Giảm 22,07 gam 
Câu 24: Cho các nhận xét sau đây: 
(1) Trong phản ứng với H2 (xúc tác Ni, t°), glucozơ đóng vai trò là chất oxi hóa. 
(2) Tơ nilon-6,6 còn được gọi là poli peptit. 
(3) Đốt cháy este no, mạch hở luôn thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. 
(4) Chất béo còn được dùng trong sản xuất một số thực phẩm như mì sợi, đồ hộp. 
(5) Trong phân tử các α-amino axit chỉ có 1 nhóm amino. 
(6) Tất cả các peptit đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân. 
 Số nhận xét đúng là 
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. 
Câu 25: Thực hiện các thí nghiệm sau 
(1)Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl. 
(2) Cho bột nhôm vào brom lỏng. 
(3) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3. 
(4) Nhỏ ancol etylic vào CrO3. 
(5) Sục khí SO2 vào dung dịch thuốc tím. 
(6) Cho Si trong dung dịch NaOH loãng. 
Số thí nghiệm xảy ra ở điều kiện thường 
 A. 6. B. 4. C. 5. D. 3. 
Câu 26: Cho 0,18 mol hỗn hợp X chứa ba amin no, mạch hở tác dụng vừa đủ với HCl thu được 18,88 gam 
muối. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn lượng X trên thì cần dùng 18,144 lít O2 thu được a gam H2O. Giá trị của 
a là 
 A. 12,96. B. 11,16. C. 13,68. D. 13,32. 
Câu 27: Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế etyl axetat từ axit axetic, etanol và H2SO4 (xúc tác) theo 
sơ đồ sau: 
Sau khi kết thúc phản ứng este hóa, người ta tiến hành các bước sau: 
Bước 1: Cho chất lỏng Y vào phễu chiết, lắc với dung dịch Na2CO3 đến khi quỳ tím chuyển màu xanh. 
Bước 2: Mở khóa phễu chiết để loại bỏ phần chất lỏng phía dưới. 
Bước 3: Thêm CaCl2 khan vào, sau đó tiếp tục bỏ đi rắn phía dưới thì thu được etyl axetat. 
Phát biểu nào sau đây không đúng? 
 A. Nước trong ống sinh hàn nhằm tạo môi trường có nhiệt độ thấp để hóa lỏng các chất hơi. 
 B. Dung dịch Na2CO3 được thêm vào để trung hòa axit sunfuric và axit axetic trong chất lỏng Y. 
 C. Dung dịch X được tạo từ axit axetic nguyên chất, etanol nguyên chất và H2SO4 98%. 
 D. CaCl2 được thêm vào để tách nước và ancol còn lẫn trong etyl axetat. 
Câu 28: Cho phản ứng sau theo đúng tỉ lệ mol: X + 2KOH → X1 + X2 + X3 + 2H2O. Biết X có công thức 
phân tử là C6H16O4N2. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol mỗi chất X1, X2, X3 thì số mol CO2 thu được lần lượt x 
mol, x mol và y mol (x < y) ; MX3 < MX1 < MX2. Cho các phát biểu sau: 
(1) X có hai công thức cấu tạo thỏa mãn các điều kiện trên. 
(2) X1 có phản ứng tráng gương. 
(3) X1, X2, X3 có số cacbon bằng nhau. 
(4) X2 là muối của axit đơn chức. 
 Số phát biểu đúng là 
 A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. 
Câu 29: Thuỷ phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 3 triglixerit thu được hỗn hợp axit oleic, axit linoleic 
và x mol glixerol. Đốt m gam hỗn hợp X thì cần dung 6,33 mol O2. Mặt khác m gam X tác dụng tối đa với 
4,75x mol brom. Giá trị của m là 
 A. 70,40. B. 70,56. C. 70,52. D. 70,44. 
Câu 30: Hòa tan 35,9 gam hỗn hợp gồm CuO và Na2CO3 vào V ml dung dịch gồm KHSO4 1,25M và HCl 
thu được dung dịch Z chỉ chứa các muối trung hòa. Điện phân dung dịch Z gồm thì tổng thể tích khí ở hai 
điện cực (đktc) biến đổi theo thời gian điện phân được mô tả qua đồ thị sau: 
Giá trị của V là 
 A. 496. B. 480. C. 500. D. 540. 
Câu 31: Hỗn hợp X gồm axetilen, vinylaxetilen và H2. Nung 9,184 lít X với Ni đến khi phản ứng hoàn toàn 
thu được 3,808 lit hỗn hợp Y. Cho Y lội qua dung dịch AgNO3/NH3 thì cần dùng vừa hết 0,09 mol AgNO3, 
sau phản ứng thu được m gam kết tủa đồng thời thoát ra 2,464 lit hỗn hợp Z. Đốt cháy hoàn toàn Z thì thu 
được 7,168 lit CO2 và 6,84 gam H2O. Giá trị của m gần nhất với 
 A. 9. B. 12. C. 10. D. 11. 
Câu 32: Cho 300 ml dung dịch X gồm NaOH 1M và KOH 0,6M vào 250 ml dung dịch Y gồm H2SO4 
0,24M và Al2(SO4)3 aM thu được 3,9 gam kết tủa. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây? 
 A. 0,2. B. 0,1. C. 0,3. D. 0,4. 
V khí (lít) 
Thời gian điện phân (s) 
3,36 
2t 4t 
8,96 
 Câu 33: Thêm từ từ đến hết 60 ml dung dịch X gồm NaHCO3 2M và K2CO3 3M vào 80 ml dung dịch Y 
chứa HCl 1,2M và H2SO4 1,5M, thu được dung dịch Z. Thêm BaCl2 dư và Z thu được m gam kết tủa. Giá trị 
của m gần nhất với 
 A. 56,3. B. 45,7. C. 28. D. 38,6. 
Câu 34: Hỗn hợp H gồm 3 peptit mạch hở X, Y, Z (X, Y là đồng phân của nhau, Z không có đồng phân, 
Mx< Mz, số liên kết peptit đều không vượt quá 5). Thuỷ phân hoàn toàn m gam H trong KOH vừa đủ thu 
được 80,49 gam hỗn hợp 3 muối của Gly, Ala, Val. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn m gam H thì cần 1,8225 
mol O2, thu được 93,21 gam hỗn hợp CO2 và H2O. % khối lượng của Z trong H là 
 A. 61,21%. B. 81,61%. C. 57,98%. D. 64,65%. 
Câu 35: Thuỷ phân hoàn toàn m gam este đơn chức mạch hở X trong KOH thì thu được m gam muối. Mặt 
khác thuỷ phân hoàn toàn 1,5m gam X trong NaOH thì thu được m gam ancol Y. Phát biểu nào sau đây 
SAI? 
 A. 1 mol X có thể làm mất màu tối đa 3 mol Br2/H2O. 
 B. X có tham gia phản ứng tráng bạc. 
 C. 1 mol X có thể phản ứng với tối đa 2 mol AgNO3/NH3. 
 D. X chỉ có 1 công thức cấu tạo. 
Câu 36: Hoà tan hoàn toàn 21,68 gam hỗn hợp X gồm FeCl2, Fe(NO3)2 và Al trong dung dịch HCl. Sau 
phản ứng thu được 3,36 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm 2 khí có tỷ khối so với H2 là 6,6 (trong đó có 1 khí hoá 
nâu ngoài không khí), dung dịch Y chứa 41,28 gam chất tan. Y phản ứng tối đa với 1 mol NaOH thu được 
kết tủa Z. Nung Z trong không khí thu được 9,6 gam rắn. Biết các phản ứng hoàn toàn. Cho AgNO3 dư vào 
Y số gam kết tủa thu được gần nhất với 
 A. 120,5 gam. B. 124,3 gam. C. 126,8 gam. D. 121,6 gam. 
Câu 37: Cho 0,21 mol hỗn hợp E gồm 3 este đơn chức X, Y, Z (MX < MY < MZ; Y no mạch hở) tác dụng 
tối đa với 290 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 5,14 gam hai ancol cùng dãy đồng đẳng liên tiếp nhau và a 
gam hỗn hợp T chứa 4 muối; trong đó có 3 muối có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy hoàn toàn a gam T 
thu được Na2CO3; 55,22 gam CO2 và 14,67 gam H2O. Số gam của este Z trong E là 
 A. 14,08. B. 12,88. C. 13,92. D. 12,72. 
Câu 38: Cho các bước ở thí nghiệm sau: 
 - Bước 1: Nhỏ vài giọt anilin vào ống nghiệm chứa 10 ml nước cất, lắc đều, sau đó để yên. 
 - Bước 2: Nhỏ tiếp dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm. 
 - Bước 3: Cho tiếp dung dịch NaOH loãng (dùng dư), đun nóng. 
Cho các phát biểu sau: 
 (1) Kết thúc bước 1, nhúng quỳ tím vào thấy quỳ tím không đổi màu. 
 (2) Ở bước 2 thì anilin tan dần. 
 (3) Kết thúc bước 3, thu được dung dịch trong suốt. 
 (4) Ở bước 1, anilin hầu như không tan, nó tạo vẩn đục và lắng xuống đáy. 
 (5) Sau khi làm thí nghiệm, rửa ống nghiệm bằng dung dịch HCl, sau đó tráng lại bằng nước sạch. 
Số phát biểu đúng là 
 A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. 
Câu 39: Trộn 1 thể tích khí O2 với 2 thể tích khí O3 thu được hỗn hợp khí X. Hỗn hợp Y gồm 2 anken; 
amoniac; 2 amin no, đơn chức, mạch hở; alanin và axit glutamic. Để cháy hoàn toàn 23,59 gam hỗn hợp Y 
cần dùng vừa đủ 20,538 lít khí X, sau phản ứng thu được hỗn hợp Z gồm CO2, N2 và 19,17 gam H2O. Dẫn 
toàn bộ Z qua dung dịch Ba(OH)2 dư thì khối lượng kết tủa thu được là 
 A. 179,27 gam. B. 151,69 gam. C. 163,51 gam. D. 135,93 gam. 
Câu 40: Cho 35,65 gam hỗn hợp A gồm kim loại kiềm M, oxit và muối cacbonat tương ứng của M vào 
nước thu được dung dịch B. Cho B tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch C gồm HCl 0,525M và H2SO4 
0,625M thu được khí D. Hấp thụ toàn bộ khí D trong 500 ml dung dịch Ca(OH)2 0,1M thu được kết tủa 
trắng và dung dịch E. Để tạo kết tủa cực đại, dung dịch E cần phản ứng với tối thiểu 40 ml dung dịch NaOH 
1M. Phần trăm về khối lượng của oxit trong A gần nhất với 
A. 84%. B. 62%. C. 42%. D. 51%. 
Những thành tựu vĩ đại không được gặt hái bằng sức mạnh mà bằng sự kiên trì! 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_thpt_quoc_gia_lan_2_mon_hoa_hoc_12_nam_hoc_2021_2.pdf