LỚP HÓA HỌC HT KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2021 – 2022 (lần 1) (Đề chính thức) Môn thi: Hóa học Ngày thi: 22/01/2022 Thời gian làm bài: 60 phút Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; I = 127; Ba = 137). Các khí đều đo ở đktc (00C, 1 atm). Bỏ qua sự hòa tan của các khí trong nước. Câu 1: Chất nào sau đây có tính lưỡng tính? A. Al(NO3)3 B. ZnSO4. C. NH4NO2. D. NaAlO2. Câu 2: Crom có số oxi hoá lớn nhất trong chất nào sau đây? A. CrO3. B. Cr2(SO4)3. C. KCrO2. D. Cr(OH)2. Câu 3: Dãy kim loại nào sau đây chỉ điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy hợp chất của chúng? A. Al, Fe, Cr. B. Mg, Al, Na. C. Al, Fe, Cu. D. Mg, Zn, Cu. Câu 4: Phát biểu nào sau đây SAI khi nói về lysin? A. là một α-amino axit B. làm quỳ tím hoá xanh C. có 6 nguyên tử cacbon trong phân tử. D. là chất có tính bazơ. Câu 5: Polime X là chat dẽo trong suốt được dung làm thuỷ tinh hữu cơ. % Khối lượng oxi trong môti mắc xích của X là A. 37%. B. 32%. C. 36%. D. 21%. Câu 6: Kim loại có trong quặng dolomit là A. Mg, Ca. B. Na, K. C. Al. D. Fe. Câu 7: Dạng thù hình nào của cacbon thường dùng làm điện cực trong điện phân? A. Kim cương. B. Than chì. C. Than muội. D. Than hoạt tính. Câu 8: Chất nào sau đây có trạng thái khác với các chất còn lại ở đièu kiện thường? A. Axit glutamic. B. Glyxin. C. Anilin. D. Tristearin. Câu 9: Chất nào sau đây không làm mất màu nước brom? A. Etyl fomat. B. Triolein. C. Glucozơ. D. Benzyl axetat. Câu 10: Kim loại nào sau đây có thể khử muối Fe3+ về kim loại? A. Fe. B. Cu. C. Al. D. K. Câu 11: Loại tơ nào sau đây có thành phần hoá học khác với các tơ còn lại? A. tơ nilon 6,6. B. tơ nitron. C. tơ capron. D. tơ enang. Câu 12: Loại cao su nào sau đây có độ bền cơ học cao nhất? A. Cao su thiên nhiên. B. cao su buna – N. C. Cao su buna – S. D. Cao su buna. Câu 13: Polime nào sau đây là tơ nhân tạo? A. Tơ clorin. B. Tơ capron. C. Tơ lapsan. D. Tơ axetat. Câu 14: Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch? A. NaH2PO4 và Na3PO4. B. KHSO4 và NaHCO3. C. BaCl2 và K2S. D. Fe(NO3)2 và AgNO3. Câu 15: Cho glucozơ phản ứng với AgNO3/NH3 sinh ra chất hữu cơ X. Phát biểu nào sau đây KHÔNG đúng? A. Để phản ứng xảy ra, cần đun sôi hỗn hợp tham gia phản ứng. B. X có tính lưỡng tính. C. Tổng số nguyên tử trong 1 phân tử X là 29. D. Glucozơ bị oxi hoá. Câu 16: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh? A. Phenylamin. B. Lysin. C. Valin. D. Axit glutamic. Câu 17: Thuỷ phân không hoàn toàn peptit có công thức: Gly–Ala–Gly–Ala–Gly–Ala. Số peptit sản phẩm tạo thành có thể hoàn tan Cu(OH)2 tạo phức màu tím là A. 3. B. 4. C. 6. D. 5. Câu 18: Phát biểu nào sau đây KHÔNG đúng? A. Saccarozơ và mantozơ là đồng phân của nhau. B. Thuỷ phân saccarozơ thu được 2 chất đồng phân của nhau. C. Quá trình quang hợp trong cây xanh là phản ứng oxi hoá khử. D. Cả glucozơ, fructozơ, mantozơ đều bị oxi hoá bởi nước brom, AgNO3/NH3. Câu 19: Cho sơ đồ phản ứng sau: 2X + Y → Z + T + 2H2O (1) X + Y → Z + G + H2O (2) X + G → T + H2O (3) T + Y → Z + 2G (4) X, Y, Z, T, G là các chất vô cơ khác nhau, MX = MZ. Cho các phát biểu sau: 1. Chất X có tính lưỡng tính. 2. Chất Z là thành phần chính của đá vôi. 3. Dung dịch Y, T và G làm quỳ tím hoá xanh. 4. Chất T có thể làm mềm nước cứng vĩnh cửu. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 20: Peptit X có công thức phân tử là C17H31O7N5 thoả mãn sơ đồ phản ứng sau: X + 5KOH → 2Y + Z + T + 2H2O (1) X + 3H2O + 5HCl → 2G + J + L (2) Y + HCl → G (3) J + KOH → Z (4) Biết MY+MZ = 10(ML – MT). Cho các phát biểu sau: 1. X có phản ứng màu biure. 2. 1 mol Z phản ứng với tối đa 3 mol HCl. 3. 1 mol T phàn ứng với tối đa 3 mol KOH. 4. MJ – MG = MZ – MY. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 21: Phát biểu nào sau đây đúng khi tiến hành điện phân dung dịch CuSO4 với anot làm bằng graphit? A. Anot bị ăn mòn dần vì C bị oxi hoá bởi O2. B. Nồng độ dung dịch muối không thay đổi. C. pH của dung dịch giảm dần. D. Chỉ có khí thoát ra ở anot trong suốt quá trình điện phân. Câu 22: Cho các phát biểu sau: 1. Quá trình chuyển hoá tinh bột trong cơ thể người là phản ứng cắt mạch polime. 2. Mỡ động vật, dầu dừa và dầu thực vật đều được dùng để sản xuất xà phòng. 3. Quá trình làm đậu phụ từ sữa đậu nành có xảy ra quá trình đông tụ protein. 4. PVA, tơ olon dễ bị cắt mạch polime khi đun nóng với dung dịch kiềm. 5. Dung dịch của mật ong có thể làm nhạt màu dung dịch Br2. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 23: Cho các thí nghiệm sau: 1. Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch K2S. 2. Cho dung dịch AlCl3 vào dung dịch NaAlO2. 3. Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch H3PO4. 4. Sục khí CO2 dư vào dung dịch Ba(AlO2)2. Số thí nghiệm có tạo thành kết tủa sau khí các phản ứng kết thúc là A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 24: Cho sơ đồ phản ứng sau: (X) + NaOH → (Y) + (Z) (1) (A) + 3NaOH → (Y) + (T) + (G) + H2O (2) (Y) + Br2 + H2O → (I) + 2HBr (3) (I) + NaOH → ( M) (4) (M) + NaOH 0,CaO t⎯⎯⎯→ (N) + Na2CO3 (5) Biết (X) và (A) là 2 este có % khối lượng các nguyên tố trong phân tử như nhau và phân tử khối không vượt quá 200. X có cấu tạo mạch hở và % khối lượng oxi là 33,33%. (T) và (N) có cùng số cacbon. Cho các phát biểu sau: 1. (X), (A), (Y), (Z), (T) đều phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3. 2. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol (G) thu được 6 mol CO2. 3. Đốt cháy hoàn toàn cùng 1 số mol (Y) và (G) thì thu được lượng H2O như nhau. 4. Đốt cháy hoàn toàn (T) thì số mol CO2 = số mol H2O. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 25: Thủy phân hoàn toàn 20,88 gam Gly–Val trong 300 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là A. 28,32. B. 27,36. C. 30,72. D. 29,04. Câu 26: Cho 3,105 gam Al vào 250 ml dung dịch X gồm Fe(NO3)3 0,3 M và Cu(NO3)2 0,36 M sau khi phản ứng kết thúc thì thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 8,84. B. 8,04. C. 9,96. D. 8,28. Câu 27: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít CO2 vào 250 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,28 M và Ba(OH)2 0,2 M thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 9,85. B. 3,94. C. 7,88. D. 5,91. Câu 28: Thủy phân m gam saccarozơ với hiệu suất 80%. Toàn bộ hỗn hợp sau phản ứng cho tác dụng với lượng dư AgNO3/NH3 thu được 34,56 gam Ag. Giá trị của m là A. 21,888. B. 43,776. C. 34,200. D. 68,4. Câu 29: Cho 400 ml dung dịch NaOH 2M vào 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 0,1M và Al2(SO4)3 0,6M thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 15,6. B. 12,48. C. 6,24. D. 18,72. Câu 30: Hỗn hợp X gồm Fe và Cu. Cho m gam X vào dung dịch H2SO4 loãng dư thì thấy có 2,016 lít khí thoát ra. Cho m gam X vào dung dịch HNO3 đặc nguội thì có 7,168 lít 1 khí là sản phẩm khử duy nhất thoát ra. Giá trị của m là A. 15,28. B. 13,6. C. 6,64. D. 4,64. Câu 31: Hỗn hợp X gồm 3 chất béo và các axit béo. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thì cần dùng 14,77 mol O2 , thu được 9,788 mol H2O. Mặt khác thuỷ phần hoàn toàn m gam trong dung dịch NaOH vừa đủ thì thu được 170,288 gam hỗn hợp muối natri panmitat và natri oleat. m gam X phản ứng tối đa với a gam Br2. Tỉ số m : a gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 2,95. B. 1,25. C. 1,55. D. 2,15. Câu 32: Cho 19,36 gam diphenyl oxalat vào 400 ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được bao nhiêu gam chất rắn khan? A. 39,2 gam. B. 24,48 gam. C. 36,64 gam. D. 34,40 gam. Câu 33: Hỗn hợp E gồm 2 ancol no X, Y hơn kém nhau 1 nguyên tử oxi; amin đơn chức Z và amin 2 chức T (cả 4 chất đều mạch hở, các amin đều có số C>2). Đốt cháy hoàn toàn 0,29 mol E thu được 0,91 mol CO2, 1,175 mol H2O và 0,095 mol N2. Mặt khác đốt cháy hoàn hoàn 9,124 gam E thì cần dung 0,513 mol O2. % Khối lượng Z trong E gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 11% B. 22%. C. 19%. D. 16%. Câu 34: Cracking hỗn hợp gồm butan và pentan sau 1 thời gian thu được hỗn hợp X chỉ gồm các hidrocacbon từ 1C đến 5C. dẫn X qua bình Br2 dư thì thấy khối lượng bình tăng m gam đồng thời thoát ra hỗn hợp khí Y có tỷ khối hơi so với H2 là 15,29167. Đốt cháy hoàn toàn X và Y thì số mol O2 cần dùng lần lượt là 1,74 mol và 0,855 mol. Giá trị của m gần nhất với A. 9,1. B. 8,3. C. 7,2. D. 8,8. Câu 35: Công thức este X có dạng CmH4nO3n (MX< 760). Đốt cháy hoàn toàn m gam X thì cần dung 22,568 lít O2 thu được 11,16 gam H2O. Mặt khác thuỷ phân hoàn toàn m gam X trong 500 mL dung dịch KOH 1M thì thu được dung dịch Y có chứa 1 muối hữu cơ và 1 ancol. Biết các sản phẩm đều có số C ≥ 1. Cô cạn X thu được bao nhiêu gam chất rắn khan? A. 41,85. B. 43,81. C. 42,78. D. 44,74. Câu 36: Hoà tan hoàn toàn m gam kim loại M vào dung dịch HNO3 20%, sau phản ứng thu được dung dịch X chỉ chứa muối có nồng độ là 21,267% và V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Đun nóng dung dịch X đến khi H2O bay hơi hết 76,1916% so với H2O trong X thì thu được 265,28 gam dung dịch Y. Làm lạnh dung dịch Y đến 200C thì có a gam tinh thể M(NO3)n.6H2O tách ra. Biết ở 200C cứ 100 gam H2O thì hoà tan tối đa 79,9 g M(NO3)n. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 132. B. 117. C. 125. D. 121. Câu 37: Hỗn hợp H gồm 3 peptit X, Y, Z đều mạch hở, đều tham gia phản ứng màu biure, có tổng số liên kết peptit là 10, X và Y là đồng phân của nhau. Thuỷ phân hoàn toàn 108,03 gam H trong dung dịch NaOH thì thu được 165,15 gam hỗn hợp 3 muối của Gly, Ala, Val. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol H thì thu được 79,23 gam hỗn hợp CO2 và H2O và V lít khí trơ. Phát biểu nào sau đây SAI? A. % khối lượng của Z trong H lớn hơn 45%. B. Z có đồng phân C. Đốt cháy hoàn toàn x mol X thu được y mol H2O và (y+x ) mol CO2. D. Giá trị của V là 5,936. Câu 38: Hòa tan m gam hỗn hợp Cu(NO3)2 và KCl vào H2O thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân dung dịch X với cường độ dòng điện 5A trong thời gian t (s) thì thu được V lít khí ở anot. Nếu thời gian điện phân là 2t (s) thì thu được 4V/3 lít khí ở anot, đồng thời khối lượng dung dịch giảm 21 gam. Nếu thời gian điện phân là 3t (s) thì thu được tổng thể tích khí ở 2 điện cực là 4,928 lít. Phát biểu nào sau đây đúng? Giả sử hiệu suất quá trình điện phân là 100%. A. Giá trị của m là 55,48. B. Giá trị của V là 3,36. C. Giá trị của t là 3860. D. Tại thời điểm 7530s đã có khí thoát ra ở catot. Câu 39: Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm K, K2O, Ba, BaO vào nước thu được dung dịch Y và 2,8 lit khí. Hấp thụ từ từ CO2 vào dung dịch Y thì khối lượng chất tan trong dung dịch biến đổi theo đồ thị sau: Giá trị của m là A. 32,28. B. 24,63. C. 26,23. D. 24,88. Khối lượng chất tan (g) Thể tích CO2 (lit) 7,84 5,6 26,18 16,04 Câu 40: Hỗn hợp T gồm 2 este đơn chức X, Y và 1 este đa chức Z ( phân tử X, Y, Z đều chứa 4 liên kết π, MX < MY < MZ). Đốt cháy hoàn toàn 0,21 mol T thì cần dùng 1,78 mol O2 thu được CO2 và 16,92 gam H2O. Mặt khác, thuỷ phân hoàn toàn 24,09 gam T bằng 1 lượng NaOH vừa đủ thu được hỗn hợp H chứa 3 muối đơn chức và hỗn hợp G chứa 2 ancol có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy hoàn toàn H thì cần dùng 21,672 lít O2 thu được H2O, 15,9 gam muối khan và 17,136 lít CO2. Đốt cháy hoàn toàn G thu được 7,056 lít CO2 và 5,4 gam H2O. % Khối lượng của X trong T gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 27,5. B. 29,5. C. 24,5. D. 21,5. Những thành tựu vĩ đại không được gặt hái bằng sức mạnh mà bằng sự kiên trì!
Tài liệu đính kèm: