Đề thi thử THPT quốc gia (đề số 12) môn: Hóa học có đáp án

docx 4 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 941Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT quốc gia (đề số 12) môn: Hóa học có đáp án", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT quốc gia (đề số 12) môn: Hóa học có đáp án
ĐỀ THI THỬ THPT QG – 2016.
ĐỀ 12
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố :H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Sr = 88; Ag=108; Ba = 137.
Câu 1: Số đồng phân đơn chức ứng với công thức phân tử C3H6O2 là
A. 2.	B.3.	C.4.	D. 5.
Câu 2: Khi xà phòng hóa tristearin ta thu được sản phẩm là
A. C15H31COONa và etanol. 	B. C17H35COOH và glixerol.
C. C15H31COOH và glixerol. 	D. C17H35COONa và glixerol.
Câu 3: Hai chất đồng phân của nhau là
A. glucozơ và mantozơ. B. fructozơ và glucozơ. 
C. fructozơ và mantozơ. D. saccarozơ và glucozơ.
Câu 4: Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ ® X ® Y ® CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là
A. CH3CHO và CH3CH2OH.	B. CH3CH2OH và CH3CHO.
C. CH3CH(OH)COOH và CH3CHO.	D. CH3CH2OH và CH2=CH2.
Câu 5: Chất nào sau đây vừa tác dụng được với H2NCH2COOH, vừa tác dụng được với CH3NH2?
A. NaCl. 	B. HCl. 	C. CH3OH. 	D. NaOH.
Câu 6: Cho các polime sau: (-CH2 – CH2-)n; (- CH2- CH=CH- CH2-)n; (- NH-CH2 -CO-)n
Công thức của các monome để khi trùng hợp hoặc trùng ngưng tạo ra các polime trên lần lượt là 
A. CH2=CHCl, CH3-CH=CH-CH3, CH3- CH(NH2)- COOH. 
B. CH2=CH2, CH2=CH-CH= CH2, NH2- CH2- COOH. 
C. CH2=CH2, CH3- CH=C= CH2, NH2- CH2- COOH. 
D. CH2=CH2, CH3- CH=CH-CH3, NH2- CH2- CH2- COOH. 
Câu 7:Tơ visco không thuộc loại
A. tơ hóa học. 	B. tơ tổng hợp.	C. tơ bán tổng hợp.	D. tơ nhân tạo.
Câu 8: Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IIA là
A. R2O3. 	B. RO2. 	C. R2O. 	D. RO.
Câu 9:Nguyên tử Fe có Z = 26, cấu hình e của Fe là
A. [Ar ] 3d6 4s2.	B. [Ar ] 4s13d7.	C. [Ar ]3d7 4s1.	D. [Ar ] 4s23d6.
Câu 10: Kim loại nào sau đây có tính dẫn điện tốt nhất trong tất cả các kim loại?
A. Vàng. 	B. Bạc.	C. Đồng. 	D. Nhôm.
Câu 11: Dung dịch muối nào sau đây tác dụng được với cả Ni và Pb?
A. Pb(NO3)2. 	B. Cu(NO3)2. 	C. Fe(NO3)2. 	D. Ni(NO3)2.
Câu 12: Cho các cặp kim loại nguyên chất tiếp xúc trực tiếp với nhau : Fe và Pb; Fe và Zn; Fe và Sn; Fe và Ni. Khi nhúng các cặp kim loại trên vào dung dịch axit, số cặp kim loại trong đó Fe bị phá hủy trước là
A. 4	B. 1	C. 2	D.3
Câu 13. Hoà tan 1,3 gam một kim loại M trong 100 ml dung dịch H2SO4 0,3M. Để trung hoà lượng axit dư cần 200 ml dung dịch NaOH 0,1M. Xác định kim loại M? 
A. Al.	B. Fe. 	C. Zn.	D. Mg. 
Câu 14:Để khử hoàn toàn 30 gam hỗn hợp CuO, FeO, Fe2O3, Fe3O4, MgO cần dùng 5,6 lít khí CO (ở đktc). Khối lượng chất rắn sau phản ứng là 
A. 28 gam. 	B. 26 gam.	C. 22 gam.	D. 24 gam.	
Câu 15: Hai chất được dùng để làm mềm nước cứng vĩnh cửu là
A. Na2CO3 và HCl. 	B. Na2CO3 và Na3PO4.	
C. Na2CO3 và Ca(OH)2. D. NaCl và Ca(OH)2.
Câu 16: Nước cứng không gây ra tác hại nào dưới đây?
A. Gây ngộ độc nước uống.
B. Làm mất tính tẩy rửa của xà phòng, làm hư hại quần áo.
C. Làm hỏng các dung dịch pha chế. Làm thực phẩm lâu chín và giảm mùi vị thực phẩm. 
D. Gây hao tốn nhiên liệu và không an toàn cho các nồi hơi, làm tắc các đường ống dẫn nước.
Câu 17: Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là
A. quặng pirit. 	B. quặng boxit. 	C. quặng manhetit. 	D. quặng đôlômit.
Câu 18: Cho sơ đồ chuyển hoá: FeFeCl3Fe(OH)3 (mỗi mũi tên ứng với một phản ứng). Hai chất X, Y lần lượt là 
A. HCl, NaOH. 	B. HCl, Al(OH)3. 	C. NaCl, Cu(OH)2. 	D. Cl2, NaOH. 
Câu 19: Tỉ lệ số người chết về bệnh phổi do hút thuốc lá gấp hàng chục lần số người không hút thuốc là. Chất gây nghiện và gây ung thư có trong thuốc lá là 
A.nicotin.	B. aspirin.	C. cafein.	D. moocphin.
Câu 20: Trong tự nhiên Clo có hai đồng vị bền: chiếm 24,23% tổng số nguyên tử, còn lại là. Thành phần % theo khối lượng của trong HClO4 là
A. 8,43%.	B. 8,79%.	C. 8,92%.	D. 8,56%.
Câu 21:Ion X2- có cấu hình e phân lớp ngoài cùng là 2p6. Vị trí của X trong bảng hệ thống tuần hoàn là:
A. chu kỳ 2, nhóm IIA. B. chu kỳ 3, nhóm VIA. 
C. chu kỳ 3, nhóm IIA. D.chu kỳ 2, nhóm VIA.
Câu 22:Các chất sau: Na2O, H2O, NH3, MgCl2, CO2, KOH, NH4NO3 và AlBr3. Số chất có liên kết ion là
A. 6	B. 5	C. 3	D. 4
Câu 23:Cho phương trình hóa học: 
FeS2 + Cu2S + HNO3 CuSO4 + Fe2(SO4)3 + NO2 + H2O 
Sau khi cân bằng phương trình hóa học trên với hệ số các chất là những số nguyên tối giản thì hệ số của HNO3 là
A. 25.	B. 40.	C. 30.	D. 35.
Câu 24:Hỗn hợp X gồm KClO3, Ca(ClO3)2, CaCl2 và KCl có tổng khối lượng là 83,68 gam. Nhiệt phân hoàn toàn X thu được 17,472 lít O2 (đktc) và chất rắn Y gồm CaCl2 và KCl. Y tác dụng vừa đủ 0,36 lít dung dịch K2CO3 0,5M thu được dung dịch Z. Lượng KCl trong Z nhiều gấp 22/3 lần lượng KCl trong X. Phần trăm khối lượng KClO3 trong X là
A. 47,62%.	B. 58,55%.	C. 81,37%.	D. 23,51%.
Câu 25(KHỐI A – 2014).Cho phản ứng: 	
NaX(rắn) + H2SO4(đặc) NaHSO4 + HX(khí).
Các hidro halogenua (HX) có thể điều chế theo phản ứng trên là 
A. HBr và HI.	B. HCl, HBr và HI. 	C. HF và HCl.	D. HF, HCl, HBr và HI.
Câu 26. Khí X làm đục nước vôi trong và được dùng để làm chất tẩy trắng bột gỗ trong công nghiệp giấy. Chất X là 
A. CO2.	B. SO2.	C. NH3.	D. O3.
Câu 27(CĐ – 2014): Cho các phản ứng hóa học sau:
	(a) (b) 
	(c) 	(d) 	
Số phản ứng trong đo S thể hiện tính khử là
	A.2 B. 3	C. 1 	D. 4
Câu 28:Cho phản ứng : 
 Nếu ban đầu nồng độ của ion I- bằng 1,000 M và nồng độ sau 20 giây là 0,752 M thì tốc độ trung bình của phản ứng trong thời gian này là
A. 6,2.10–3 mol/l.s	B. 24,8.10-3 mol/l.s	C. 12,4.10–3 mol/l.s	D. -12,4.10–3 mol/l.s
Câu 29:Cho cân bằng sau (trong bình kín): 
CO2 (k) + H2 (k) CO (k) + H2O (k) ∆H > 0
Khi hệ đang ở trạng thái cân bằng, tác động một trong các yếu tố sau: (1) tăng nhiệt độ; (2) thêm một lượng hơi nước; (3) giảm áp suất; (4) dùng chất xúc tác; (5) thêm một lượng CO2; (6):giảm nhiệt độ . Tác động làm cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch là
A. (5), (6)	B. (2), (3), (4)	C. (2), (6).	D. (1), (3), (5)
Câu 30:Cho 40 ml dung dịch HCl 0,75 M vào 160 ml dung dịch chứa đồng thời Ba(OH)2 0,08 M và KOH 0,04 M. PH của dung dịch thu được là:
A. 4.	B. 7.	C. 12.	D. 13.
Câu 31:Cho 14,4g hỗn hợp Fe, Mg, Cu (số mol mỗi kim loại bằng nhau) tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được dung dịch X và 2,688 lít (đktc) hỗn hợp gồm 4 khí N2, NO, N2O, NO2 trong đó 2 khí N2 và NO2 có số mol bằng nhau. Cô cạn cẩn thận dung dịch X thu được 58,8g muối khan. Tìm số mol HNO3 đã phản ứng.
A. 0,89 mol B. 0,893 mol C. 0,983 mol D. 0,389 mol
Câu 32.Thành phần chính của phân đạm ure là
A. (NH2)2CO.	B. Ca(H2PO4)2.	C. KCl.	D. K2SO4.
Câu 33.Hỗn hợp chất rắn X gồm 0,15 mol Fe2O3 và 0,1 mol Fe3O4. Hoà tan hoàn toàn X bằng dd HCl dư, thu được dd Y. Cho NaOH dư vào Y, thu được kết tủa Z. Lọc lấy kết tủa, rửa sạch rồi đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì thu được chất rắn có khối lượng là:
A. 32,0g B. 16,0g C. 64g D. 48,0g
Câu 34:Dung dịch X chứa hỗn hợp gồm Na2CO3 1,5M và KHCO3 1M. Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết 350 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch X, sinh ra V lít khí ( ở đktc). Giá trị của V là
A. 1,12.	B. 3,36.	C. 2,24.	D. 4,48.
Câu35(ĐH_A_12):HiđrohóahoàntoànhiđrocacbonmạchhởXthuđượcisopentan.Sốcôngthứccấutạocó thể có của Xlà
A. 6.	B. 7.	C. 4.	D. 5.
Câu 36.Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm: CH4, C2H4, C2H6, C3H8 thu được 6,16 gam CO2 và 4,14 gam H2O. Số mol C2H4 trong hỗn hợp trên là
	A.0,03 mol.	B.0,09 mol.	C. 0,01 mol.	D. 0,08 mol.	
Câu 37:Người ta có thể điều chế cao su Buna từ gỗ theo sơ đồ sau: 
 XenlulozơglucozơC2H5OHButa-1,3-đien Cao su Buna
Khối lượng xenlulozơ cần để sản xuất 1 tấn cao su Buna là
A. 25,625 tấn.	B. 20,833 tấn. 
C. 5,806 tấn.	D. 17,857 tấn.
Câu 38:Cho 18,4 gam hỗn hợp Y gồm ancol metylic, ancol anlylic và etylen glicol tác dụng với Na kim loại (dư) thu được V lít khí H2 (ở đktc). Mặt khác, đốt 18,4 gam hỗn hợp Y, thu được 30,8 gam CO2 và 18,0 gam H2O. Giá trị của V là
A. 5,60.	B. 3,36.	C. 4,48.	D. 2,24.
Câu 39:Dung dịch phenol phản ứng với mấy chất trong số các chất sau đây: Na, dd Brom, dd NaCl, dd NaOH, axit HNO3 (xúc tác H2SO4); dd NaHCO3; dd Na2CO3?
A. 4 B. 3 C. 6 D. 5
Câu 40:Hỗn hợp X gồm HCHO( 0,15 mol) và anđehit Y. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X thu được 12,32 lít ( ở đktc) CO2 và m gam H2O. Mặt khác, nếu cho hỗn hợp X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được tối đa 1,40 mol Ag. Gía trị của m là:
A. 9,90	B. 8,10	C. 5,40	D. 6,30
Câu 41.Dãy chất nào sau đây được sắp xếp theo chiều tăng dần lực axit?
	A. CH3CH2COOH, CH2(Cl)CH2COOH, CH3CH(Cl)COOH, CH3CH(F)COOH.
	B. CH3CH2COOH, CH3CH(Cl)COOH, CH2(Cl)CH2COOH, CH3CH(F)COOH.
	C. CH3CH2COOH, CH3CH(F)COOH, CH3CH(Cl)COOH, CH2(Cl)CH2COOH .
	D. CH3CH(F)COOH,CH3CH(Cl)COOH, CH2(Cl)CH2COOH, CH3CH2COOH.
Câu 42.Nhiệt độ sôi của các chất CH3Cl, CH3OH, HCOOH, CH4 tăng theo thứ tự là
	A.CH4 < CH3OH < HCOOH < CH3Cl.	B. CH4< CH3Cl < CH3OH < HCOOH.
C. CH3Cl < CH4< CH3OH < HCOOH.	D. CH3Cl < CH3OH < CH4< HCOOH.	
Câu 43:Đốt cháy hoàn toàn11,84 gam hỗn hợp X gồm CH3COOH, HOOC-COOH, CxHyCOOH thu được 5,76 gam H2O và m gam CO2. Cũng 11,84 gam hỗn hợp X tác dụng với lượng dư NaHCO3 thu được 4,48 lít CO2 (đktc). Giá trị m là
A. 8,8	B. 13,2	C. 4,4	D. 17,6	
Câu 44:Sục CO2 vào dung dịch hỗn hợp gồm Ca(OH)2 và KOH ta quan sát hiện tượng theo đồ thị hình bên (số liệu tính theo đơn vị mol). 
Giá trị của x là:
A. 0,11. B. 0,10.	
C. 0,13.	D. 0,12.
Câu 45:X và Y lần lượt là tripeptit và hexapeptit được tạo thành từ cùng một aminoaxit no mạch hở, có một nhóm -COOH và một nhóm -NH2. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X bằng O2 vừa đủ thu được sản phẩm gồm CO2, H2O và N2 có tổng khối lượng là 40,5 gam. Nếu cho 0,15 mol Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH (lấy dư 20% so với lượng cần thiết), sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được khối lượng chất rắn khan là
A. 98,9 gam.	B. 107,1 gam.	C. 94,5 gam.	D. 87,3 gam.
Câu 46:cho 37g hỗn hợp X gồm Fe và Fe3O4 vào 800ml dd HNO3 đun nóng. Sau phản ứng thu được 4,48 lít khí NO duy nhất (đktc), dd Y và còn lại 2,92g kim loại chưa tan. nồng độ mol của dd HNO3 đã dùng là:
A. 1,6M B. 3,2M C. 2,4M D. 1,2M.
Câu 47:Cho các phản ứng sau trong điều kiện thích hợp:
(a) Cl2 + KI dư 	; (b) O3 + KI dư ; (c) H2SO4 + Na2S2O3	
(d) NH3 + O2 ; (e) MnO2 + HCl 	 ; (f) KMnO4
Số phản ứng tạo ra đơn chất là	
A. 4.	B. 6.	C. 5.	D. 3.
Câu 48:Tiến hành điện phân 200ml dung dịch CuSO4 với điện cực trơ đến khi khối lượng dung dịch giảm 8 gam thì dừng lại. Dẫn khí H2S dư vào dung dịch sau điện phân thấy có 4,8 gam kết tủa đen . Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 ban đầu là :
dd H2SO4 đặc
Na2SO3 tt
dd Br2
A. 0,65M	B. 0,55M 	 C. 0,875M	D. 0,75M	
Câu 49:Cho hình vẽ như sau:
Hiện tượng xảy ra trong bình eclen chứa dung dịch Br2 là:
A. Có kết tủa xuất hiện.
B. Dung dịch Br2 bị mất màu.
C. Vừa có kết tủa vừa mất màu dung dịch Br2.
D. Không có phản ứng xảy ra.
Câu 50:Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm CH2O, CH2O2, C2H2O2 đều có cấu tạo mạch hở và có số mol bằng nhau thu được CO2 và H2O. Hấp thụ hết sản phẩm cháy bằng nước vôi trong dư, sau phản ứng thấy khối lượng dd giảm 17g so với khối lượng nước vôi trong ban đầu. Cho lượng hỗn hợp X như trên tác dụng với lượng dư dd AgNO3 trong NH3 thì thu được tối đa m gam Ag. Giá trị của m là:
A. 86,4g B. 54g C. 108g D. 64,8g

Tài liệu đính kèm:

  • docx12.docx