Đề thi thử quốc gia lần 9 môn: Hóa học

doc 11 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1268Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử quốc gia lần 9 môn: Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử quốc gia lần 9 môn: Hóa học
NGUYỄN ANH PHONG
ĐỀ THI THỬ QUỐC GIA LẦN 9 – NĂM 2016
MÔN : HÓA HỌC
Ngày thi : 21 – 5– 2016
Đề thi gồm 50 câu trắc nghiệm
Câu 01: Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp thuỷ luyện?
	A. Al	B. K	C. Cu	D. Ca
Câu 02: Số đồng phân axit và este mạch hở, có cùng công thức phân tử C3H4O2 là:	
	A. 2	B. 4	C. 1	D. 3
Câu 03: Polime nào sau đây thuộc loại chất dẻo?
	A. Xenlulozơ axetat	B. Polyetilen	C. Nilon – 6, 6	D. Bông
Câu 04: Chất nào sau đây có phản ứng tráng bạc?
	A. Tinh bột	B. Saccarozơ	C. Triolein	D. Glucozơ 
Câu 05: Chất X có công thức: CH3COOCH = CH2. Tên gọi của X là:
	A. vinyl axetat	B. vinyl propioat	C. etyl axetat	D. etyl propioat
Câu 06: Chất nào sau đây có thể làm mềm nước có tính cứng vĩnh cửu?
	A. Ca(OH)2	B. H2SO4	C. Na2CO3	D. KOH
Câu 07: Hợp chất X có công thức phân tử C3H8 thuộc loại hidrocacbon nào?
	A. Ankadien	B. Anken	C. Ankin	D. Ankan
Câu 08: Kim loại nào sau đây cứng nhất:
	A. Kim cương	B. Crôm	C. Sắt	D. Nhôm
Câu 09: Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?
	A. SO2	B. CaO	C. K2SO4	D. Cr(OH)3
Câu 10: Ion Fe2+ thể hiện tính khử trong phản ứng sau đây?
	A. 2Fe2+ + Cl2 → 2Fe3+ + 2Cl-	B. Fe2+ + Mg → Fe + Mg2+
	C. 3Fe2+ + 2Al → 3Fe + 2Al3+	D. Fe2+ + 2OH- → Fe(OH)2
Câu 11: Dung dịch Fe2(SO4)3 không phản ứng với chất nào sau đây?
	A. NaOH	B. Ag	C. BaCl2	D. Fe
Câu 12: Hợp chất CH2 = CHCOOCH3 không phản ứng được với chất nào sau đây?
	A. Br2	B. NaOH	C. Na	D. H2 (xúc tác Ni, t0)
Câu 13: Chất khí X tập trung nhiều ở tầng bình lưu của khí quyển, có tác dụng khăn tia tử ngoại, bảo vệ sự sống trên Trái Đất. Trong đời sống, chất khí X còn được dùng để sát trùng nước sinh hoạt, chữa sâu răng Chất X là:
	A. O2	B. N2	C. Cl2	D. O3
Câu 14: Trong các chất sau đây, chất nào tan tốt trong nước ở điều kiện thường?
	A. C2H5OH	B. C6H5OH (phenol)	C. C2H6	D. CH3COOCH3
Câu 15: Thực hiện các thí nghiệm sau ở điều kiện thường:
	(a) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2
	(b) Cho Cr vào dung dịch H2SO4 đặc
	(c) Cho SO3 vào H2O
	(d) Sục khí CO2 vào Ca(OH)2
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là:
	 A. 2	B. 3	C. 4	D. 1
Câu 16: Trong các kim loại sau đây, kim loại nào có tính khử mạnh nhất?
	A. Cu	B. Al	C. Ag	D. Mg.
Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ nào sau đây không thu được sản phẩm có chứa N2?
	A. Amin	B. Protein	C. Xenlulozơ	D. Amino axit.
Câu 18: Điện phân hoàn toàn 19,76 gam muối clorua nóng chảy của một kim loại M thu được 2,128 lít khí Cl2 (đktc). Kim loại M là?
	A. Ba	B. Na	C. K	D. Ca
Câu 19: Cho Na dư vào 0,92 gam glixerol thấy thoát ra V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là:
	A. 0,224	B. 0,112	C. 0,336	D. 0,448
Câu 20: Hoà tan hoàn toàn 1,68 gam Fe bằng dung dịch HNO3 dư thu được x mol NO2 (là sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của x là:
	A. 0,05	B. 0,09	C. 0,08	D. 0,06
Câu 21: Dãy gồm các ion cùng tồn tại trong một dung dịch là
	A. K+, Ba2+, OH-, Cl-	 	B. Al3+, PO43-, Cl-, Ba2+
 	C. Na+, K+, OH-, HCO3- 	D. Ca2+, Cl-, Na+, CO32-
Câu 22: Cho 10,32 gam axit cacboxylic đơn chức X tác dụng với 100 ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 11 gam chất rắn khan. Công thức của X là
	A. C3H5COOH.	B. CH3COOH.	C. HCOOH.	D. C2H3COOH.
Câu 23: Cho 2 gam NaOH vào 100 ml dung dịch CH3COOH 0,3M sau phản ứng xảy ra hoàn toàn cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là?
	A. 4,10	B. 3,26	C. 1,64	D. 2,46
Câu 24: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (đktc) bằng 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:
	A. 10,6	B. 14,8	C. 13,7	D. 12,6
Câu 25: Tiến hành các thí nghiệm sau: 
 (a) Cho lá Fe vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng; 
 (b) Cho lá Cu vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và HNO3; 
 (c) Cho lá Zn vào dung dịch HCl; 
 (d) Để miếng gang ngoài không khí ẩm. 
Số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa là
	A. 4.	B. 3.	C. 1.	D. 2.
Câu 26: Cho các chất sau: Phenol, anilin, eten, CH2=CH-COOH, C2H5OH, C3H8, HCHO. Số chất cả khả năng làm mất màu dung dịch nước brôm là:
	A. 5	B. 4	C. 3	D. 2
Câu 27: Trong các chất sau: (1) saccarozơ, (2) glixerol, (3) axit fomic, (4) etyl axetat, (5) etylenglicol. Số chất có thể hòa tan Cu(OH)2 ở điều kiện thường là
	A. 5	B. 4	C. 2	D. 3
Câu 28: Ba dung dịch X, Y, Z thỏa mãn
+ X tác dụng với Y thì có kết tủa xuất hiện.
+ Y tác dụng với Z thì có kết tủa xuất hiện.
+ X tác dụng với Z thì có khí bay ra.
Các dung dịch X, Y, Z lần lượt chứa
	A. AlCl3, AgNO3, KHSO4.	B. KHCO3, Ba(OH)2, K2SO4.
	C. NaHCO3, Ba(OH)2, KHSO4.	D. NaHCO3, Ca(OH)2, Mg(HCO3)2.
Câu 29: Capsaicin là chất tạo nên vị cay của quả ớt. Capsaicin có công dụng trị bệnh được dùng nhiều trong y học, có thể kết hợp Capsaicin với một số chất khác để trị các bệnh nhức mỏi, sưng trặc gân, đau bụng, đau răng, nhức đầu, sưng cổ họng, tê thấp, thần kinh  Khi phân tích định lượng Capsaicin thì thu được thành phần % về khối lượng các nguyên tố như sau: %C = 70,13%; %H = 9,09%; %O = 20,78%. Công thức phân tử của Capsaicin là?
	A. C8H8O2	B. C9H16O2	C. C9H14O2	D. C8H14O3
Câu 30: Cho dãy các dung dịch: HCOOH, C2H5NH2, NH3, C6H5OH (phenol), C6H5NH2 (anilin ). Số dung dịch làm đổi màu quỳ tím là
	A. 1	B. 4	C. 2	D. 3
Câu 31: Cho từ từ dung dịch HCl loãng vào dung dịch chứa x mol NaOH và y mol NaAlO2 (hay Na[Al(OH)4]). Sự phụ thuộc của số mol kết tủa thu được vào số mol HCl được biểu diễn theo đồ thị sau:
Giá trị của y là:
	A. 1,4.	B. 1,8.	C. 1,5.	D. 1,7
Câu 32: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một este X (chứa C, H, O) đơn chức, mạch hở cần dùng vừa đủ V lít khí O2 ( ở đktc) thu được 6,72 lít CO2 ( ở đktc) và 3,6 gam H2O. Giá trị của V là
	A. 8,96 lít	B. 6,72 lít	C. 4,48 lít	D. 2,24 lít
Câu 33: Cho 0,6 mol hỗn hợp X chứa C4H8 và H2 qua Ni, to C. Sau một thời gian thu được hỗn hợp Y. Biết dX/He = 5 và dY/He = 6,25. Tính số mol H2 đã tham gia phản ứng:
	A. 0,15 mol	B. 0, 14 mol	C. 0,12 mol	D. 0,2 mol
Câu 34: Cho khí CO dư đi qua 40 gam hỗn hợp X gồm CuO, Fe2O3 và MgO nung nóng, thu được m gam chất rắn Y và hỗn hợp khí Z. Dẫn từ từ toàn bộ khí Z vào 0,2 lít dung dịch gồm Ba(OH)2 1M và NaOH 1M, thu được 29,55 gam kết tủa, lọc kết tủa rồi đun nóng dung dịch lại thấy có kết tủa xuất hiện. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:
	A. 34,40.	B. 32,80.	C. 33,60.	D. 33,28.
Câu 35: Cho các chất X, Y, Z, T đơn chức, mạch hở có cùng công thức phân tử C4H6O2. X, Y, Z, T có đặc điểm sau:
- X có đồng phân hình học và dung dịch X làm đổi màu quy tím.
- Y không có đồng phân hình học, có phản ứng tráng bạc, thủy phân Y trong NaOH thu được ancol.
- Thuỷ phân Z cho 2 chất hữu cơ có cùng số nguyên tử cacbon và sản phẩm có phản ứng tráng bạc.
- T dùng để điều chế chất dẻo và T không tham gia phản ứng với dung dịch NaHCO3.
Phát biểu nào sau đây là đúng?
	A. Z được điều chế trực tiếp từ axit và ancol tương ứng.
	B. X là axit metacrylic.
	C. Y là anlyl fomat.
	D. Polime được điều chế trực tiếp từ T là poli(metyl metacrylat).
Câu 36: Dung dịch X chứa 0,08 mol Fe(NO3)3 và 0,08 mol AgNO3. Cho m gam Mg vào X thì thu được 8,64 gam rắn chỉ gồm một kim loại. Giá trị của m là:
	A. 0,96	 gam	B. 1,2 gam	C. 2,16 gam	D. Đáp án khác
Câu 37: Hỗn hợp A gồm N2 và H2 theo tỷ lệ thể tích 1:3, tạo phản ứng giữa N2 và H2 sinh ra NH3. Sau phản ứng được hỗn hợp khí B có tỉ khối so với khí A là 10/6. Hiệu suất phản ứng là:
	A. 80%	B. 50%	C. 70%	D. 85%
Câu 38: Hỗn hợp X gồm 2 amin bậc một, có tỉ lệ số mol là 1 : 2. Dung dịch chứa 1,08 gam X phản ứng vừa đủ với 400 ml dung dịch HCl 0,1M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 0,09 mol X bằng O2, thu được H2O, CO2 có tổng khối lượng là m gam và 1,344 lít khí N2 (đktc). Giá trị của m là:
	A. 8,08	B. 8,28	C. 8,42	D. 8,84
Câu 39: Hòa tan hoàn toàn 30,4 gam hỗn hợp gồm Cu và Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 loãng thu được 68,8 gam muối. Mặt khác, cũng hòa tan hoàn toàn hỗn hợp trên bằng dung dịch HCl loãng, dư thì khối lượng muối thu được là:
	A. 52,16	B. 54,08	C. 56,80	D. 62,14
Câu 40: Cho 6,13 gam hỗn hợp X gồm Na, K, Ca và Al2O3 (trong đó oxi chiếm 23,491% về khối lượng) tan hết vào nước thu được dung dịch Y và 1,456 lít H2 (đktc). Cho 1,6 lít dung dịch HCl 0,1M vào dung dịch Y thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
	A. 1,56.	B. 2,34.	C. 3,12.	D. 3,9.
Câu 41: Hỗn hợp X chứa hai ancol no, đơn chức, mạch hở là đồng đẳng liên tiếp. Y là axit không no có một liên kết ba C ≡ C trong phân tử, đơn chức, mạch hở. Trộn X và Y với tỷ lệ khối lượng tương ứng là 136 : 525 thu được hỗn hợp Z. Đốt cháy hoàn toàn Z cần vừa đủ 0,57 mol O2 thu được 0,58 mol CO2. Phần trăm khối lượng của ancol có phân tử khối nhỏ trong Z là:
	A. 9%	B. 6%	C. 8%	D. 7%
Câu 42: Đốt cháy hoàn toàn m gam P bằng oxi rồi hòa tan hoàn toàn sản phẩm cháy vào dung dịch chứa 0,1 mol H2SO4 thu được dung dịch X. Cho 0,5 mol KOH vào X, sau khi các phản ứng hoàn toàn cô cạn dung dịch thu được 943m/62 gam chất rắn. Giá trị của m là:
	A. 2,17	B. 2,48	C. 3,1	D. 3,72
Câu 43: Một bình kín chứa một ít bột niken và m gam hỗn hợp khí X gồm: butan, propen, axetilen, hidro. Nung nóng bình thu được hỗn hợp khí Y. Đốt cháy hoàn toàn Y bằng khí O2 (vừa đủ) thu được hỗn hợp Z gồm CO2 và H2O. Cho toàn bộ Z vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được dung dịch có khối lượng giảm 4,29 gam. Khí Y phản ứng tối đa với 0,03 mol Br2 trong dung dịch. Mặt khác, 0,02 mol X phản ứng tối đa với 0,016 mol Br2 trong dung dịch. Các phản ứng hoàn toàn. Giá trị của m là:
	A. 2,02	B. 1,56	C. 1,71	D. 2,14
Câu 44: Cho các phát biểu sau:
(1). Al(OH)3 là bazơ lưỡng tính.
(2). Cho Ba tác dụng với dung dịch HNO3 (N+5 chỉ tạo một sản phẩm khử duy nhất) thu được khí Z thì Z chỉ có thể là một trong các khí NO, NO2, N2 hoặc N2O.
(3). Cho lá Fe vào dung dịch hỗn hợp chứa HCl, CuSO4 có xảy ra quá trình ăn mòn hóa học.
(4). Ở điều kiện thích hợp C cũng không tác dụng được với CaO, MgO, Al2O3. 
	Số phát biểu đúng là:
	A. 0	B. 3	C. 2	D. 1
Câu 45: Hoà tan hết 13,52 gam hỗn hợp X gồm Fe, Al, Fe3O4 và Al2O3 bằng dung dịch chứa x mol H2SO4 và 0,5 mol HNO3 thu được dung dịch Y, hỗn hợp khí Z gồm 0,1 mol NO2 và 0,04 mol NO (không còn sản phẩm khử nào khác). Chia Y thành 2 phần bằng nhau:
- Phần 1: Phản ứng với dung dịch NaOH 1M đến khi khối lượng kết tủa không thay đổi nữa thì vừa hết V ml, thu được 7,49 gam một chất kết tủa.
- Phần 2: Phản ứng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 30,79 gam kết tủa.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là:
	A. 420	B. 450	C. 400	D. 360
Câu 46: Thủy phân hoàn toàn 25,38 gam hỗn hợp X gồm hai peptit Y và Z (MY <MZ) đều được tạo thành từ Gly, Ala, Val và Glu thu được các aminoaxit với tỷ lệ mol tương ứng là: 3,5 : 3 : 1,5 : 2. Nếu đốt cháy hoàn toàn lượng X trên cần vừa đủ 1,1925 mol O2. Biết tổng số nguyên tử N có trong X là 14 nguyên tử, lượng Glu tạo ra từ Y và Z là như nhau và số mắt xích Gly, Ala trong Y bằng nhau. Phần trăm khối lượng của Y có trong X là:
	A. 47,26%	B. 52,18%	C. 59,34%	D. 56,32%
Câu 47: Cho m gam hỗn hợp A gồm Fe, Cu, Fe2O3 và Fe3O4 tác dụng hết với 600 ml dung dịch hỗn hợp chứa HCl 2M và KNO3 0,2M thu được dung dịch X chứa m + 47,54 gam chất tan và hỗn hợp khí Y chứa 0,05 mol NO và 0,04 mol NO2 (không còn sản phẩm khử khác). Cho một lượng Al vào X sau phản ứng thu được dung dịch Z, m – 0,89 gam chất rắn và thấy thoát ra hỗn hợp khí T gồm N2 và H2 có tỷ khối hơi so với He là 35/44. Biết các phản ứng hoàn toàn. Tổng khối lượng chất tan có trong Z là:
	A. 53,18	B. 62,34	C. 57,09	D. 59,18
Câu 48: X là hỗn hợp chứa một ancol, một anđêhit và một amin (tất cả đều no, đơn chức, mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 4,88 gam X cần vừa đủ V lít khí O2 (đktc) sản phẩm cháy thu được chứa 0,24 mol khí CO2. Mặt khác, hiđro hóa hoàn toàn lượng X trên thấy có 0,04 mol H2 tham gia phản ứng. Mặt khác, cho toàn bộ lượng ancol thu được vào bình đựng Na dư thấy thoát ra 0,035 mol khí. Giá trị của V gần nhất với: 
	A. 8,0	B. 8,3	C. 6,7	D. 7,8
Câu 49: Hòa tan hết hỗn hợp X gồm 5,6 gam Fe; 27 gam Fe(NO3)2 và m gam Al trong dung dịch HCl. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 47,455 gam muối trung hòa và 2,352 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO, N2O. Tỉ khối của Z so với H2 là 16. Nếu cho Y phản ứng với KOH thì lượng KOH phản ứng tối đa là 0,82 mol. Giá trị của m là:
	A. 1,35.	B. 1,08.	C. 1,62.	D. 0,81.
Câu 50: X, Y là hai hiđrocacbon đồng đẳng, liên tiếp; Z là anđehit; T là axit cacboxylic; X, Y, Z, T đều mạch hở và T, Z đơn chức. Hiđro hóa hết hỗn hợp M gồm X, Y, Z, T cần đúng 0,95 mol H2, thu được 24,58 gam hỗn hợp N. Đốt cháy hết N cần đúng 1,78 mol O2. Mặt khác, cho N tác dụng hết với Na (dư), sau phản ứng thu được 3,92 lít khí H2 (đktc) và 23,1gam muối. Biết số mol T bằng 1/6 số mol hỗn hợp M và MX < MY. Phần trăm khối lượng của X có trong M gần nhất với:
	A. 17% 	B. 19% 	C. 12% 	D. 15%
---------- HẾT ----------
BẢNG ĐÁP ÁN 
01. C
02.A
03.B
04.D
05.A
06.C
07.D
08.B
09.D
10.A
11.B
12.C
13.D
14.A
15.B
16.D
17.C
18.A
19.C
20.B
21.A
22.D
23.B
24.C
25.D
26.A
27.B
28.C
29.C
30.D
31.C
32.B
33.C
34.B
35.C
36.D
37.A
38.B
39.C
40.D
41.D
42.B
43.C
44.D
45.A
46.C
47.C
48.A
49.B
50.D
LỜI GIẢI CHI TIẾT NHỮNG CÂU PHÂN LOẠI
Câu 22: Chọn đáp án D
Định hướng tư duy giải
+ Nhìn nhanh qua các đáp án ta thấy số mol axit nhỏ nhất là 0,12 với C3H5COOH → dư axit
+ Hoặc ta cũng có thể làm như sau:
 → axit có dư
Chất rắn chỉ là RCOOK 
Câu 33: Chọn đáp án C
Định hướng tư duy giải
Ta có: 
Câu 34: Chọn đáp án B
Định hướng tư duy giải
Ta có: 
Câu 35: Chọn đáp án C
Định hướng tư duy giải
X có CTCT là: 
Y có CTCT là: 
Z có CTCT là: 
T có CTCT là: 
Câu 36: Chọn đáp án D
Định hướng tư duy giải
Dễ thấy 8,64 gam rắn là Ag 
Câu 37: Chọn đáp án A
Định hướng tư duy giải
Ta có: 
Câu 38: Chọn đáp án B
Định hướng tư duy giải
Nhận thấy: Trong X có một amin đơn chức và 1 amin hai chức.
Ta có: 
Với 
Câu 39: Chọn đáp án C
Định hướng tư duy giải
Câu 40: Chọn đáp án D
Định hướng tư duy giải
Ta có: 
Câu 41: Chọn đáp án D
Định hướng tư duy giải
Đề bài cho dữ kiện liên quan tới O2 và CO2 ta nhớ ngay tới mối liên hệ qua:
Ta có:
Câu 42: Chọn đáp án B
Định hướng tư duy giải
Câu 43: Chọn đáp án C
Định hướng tư duy giải
Ta dồn X về: 
Với 0,02 mol X: 
Câu 44: Cho các phát biểu sau:
(1). Al(OH)3 là bazơ lưỡng tính.
(2). Cho Ba tác dụng với dung dịch HNO3 (N+5 chỉ tạo một sản phẩm khử duy nhất) thu được khí Z thì Z chỉ có thể là một trong các khí NO, NO2, N2 hoặc N2O.
(3). Cho lá Fe vào dung dịch hỗn hợp chứa HCl, CuSO4 có xảy ra quá trình ăn mòn hóa học.
(4). Ở điều kiện thích hợp C cũng không tác dụng được với CaO, MgO, Al2O3. 
	Số phát biểu đúng là:
	A. 0	B. 3	C. 2	D. 1
Câu 45: Chọn đáp án A
Định hướng tư duy giải
Với phần 1: 
Câu 46: Chọn đáp án C
Định hướng tư duy giải
Gọi 
Câu 47: Chọn đáp án C
Định hướng tư duy giải
Ta có: 
Vậy trong (m – 0,89) có 
Dung dịch Z chứa 
Câu 48:Chọn đáp án A
Định hướng tư duy giải
Ta có: 
Câu 49: Chọn đáp án B
Định hướng tư duy giải
Ta có: 
Cho KOH vào Y có 
Phân chia nhiệm vụ của H+ 
Muối chứa 
Câu 50: Chọn đáp án D
Định hướng tư duy giải
Với hỗn hợp N ta có: 
---------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_LAN_92016_NAP.doc