Đề thi thử đại học lần III

doc 10 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1102Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử đại học lần III", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử đại học lần III
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN III 
Mã đề 301
Họ, tên thí sinh:..................................................................... Số báo danh: .............................
Câu 1: Hai nguồn kết hợp A và B trên mặt nước, dao động ngược pha nhau với cùng tần số 20 Hz tạo ra 2 hệ thống sóng giao thoa với nhau. Tốc độ truyền sóng bằng 32 cm/s. Một điểm M trên mặt nước với AM - BM = - 9 cm. Trong khoảng giữa điểm M và đường trung trực của AB có mấy558 vân cực đại?
A. 4 vân	B. 7 vân	C. 5 vân	D. 6 vân
Câu 2: Một vật dao động điều hòa với chu kì T = 0,3 s và biên độ A = 12 cm. Trong thời gian 0,5 s, vật đi được quãng đường dài nhất bằng
A. 80 cm	B. 85,3 cm	C. 84 cm	D. 81,6 cm
Câu 3: Trong thí nghiệm Yâng, M và N là vị trí hai vân sáng trên màn. Nếu chiếu ánh sáng có bước sóng λ1 = 0,42 μm thì trong khoảng giữa M và N quan sát được 19 vân sáng (không tính hai vân sáng tại M và N). Nếu chiếu ánh sáng λ2 = 0,7 μm thì trong khoảng giữa M và N quan sát được bao nhiêu vân sáng (không tính hai vân sáng tại M và N) ?
A. 10	B. 11	C. 12	D. 13
Câu 4: Khi một sóng âm truyền từ môi trường truyền âm 1 sang môi trường truyền âm 2, trong đó tần số, tốc độ truyền âm và bước sóng của nó trong hai môi trường lần lượt là f1 và f2, v1 và v2, λ1 và λ2. Chọn đáp án đúng
A. f2 < f1, v1 = v2, λ2 < λ1	B. f1 = f2, v1 < v2, λ2 < λ1.
C. f1 = f2, v2 < v1, λ2 < λ1.	D. f1 < f2, v1 < v2, λ1= λ2
Câu 5: Trong thí nghiệm Yâng, khoảng cách giữa hai khe bằng 1,2 mm và khoảng cách từ mặt phẳng hai khe đến màn là 1,5 m, ánh sáng chiếu vào hai khe có bước sóng λ = 0,64 μm. C và D là hai vị trí nằm ở hai phía của vân trung tâm, cách vân trung tâm là 1,2 cm và 0,3 cm. Trong khoảng giữa C và D, số vân tối bằng
A. 18	B. 19	C. 20	D. 21
Câu 6: Một con lắc lò xo đặt nằm ngang, vật có khối lượng m = 200 g, lò xo có độ cứng k = 100 N/m. Đưa vật đến vị trí lò xo nén 8 cm rồi buông nhẹ, vật dao động tắt dần. Hệ số ma sát giữa vật và mặt ngang là 0,1. Lấy g = 10 m/s2, khi vật qua vị trí lò xo không biến dạng lần đầu thì tốc độ của vật bằng
A. 1,56 m/s	B. 1,63 m/s	C. 1,74 m/s	D. 1,78 m/s
Câu 7: Trong thí nghiệm của Yâng, khi chiếu sáng hai khe bằng ánh sáng đơn sắc thì khoảng cách giữa bốn vân giao thoa kế tiếp bằng
A. 4 λD/a	B. 2 λD/a	C. 1,5 λD/a	D. 3 λD/a
Câu 8: Chọn đáp án sai.
 Trong dao động tắt dần của con lắc lò xo đặt nằm ngang
A. cơ năng của vật bằng tổng động năng và thế năng của vật.
B. gia tốc cực đại sau mỗi chu kì giảm dần.
C. ma sát càng lớn thì dao động tắt dần càng nhanh.
D. động năng của vật đạt lớn nhất khi thế năng của vật bằng không.
Câu 9: Một vật dao động điều hoà với biên độ A = 6 cm, chu kì là 0,2 s. Trong một chu kì, khoảng thời gian để vận tốc dao động có độ lớn không vượt quá 30π (cm/s) là
A. 1/10 s	B. 1/30 s	C. 1/15 s	D. 2/15 s
Câu 10: Mạch dao động điện từ lí tưởng gồm một tụ điện có điện dung C và một cuộn cảm có độ tự cảm L thay đổi được từ 4L0 đến 144L0. Khi độ tự cảm bằng 25L0 thì chu kì dao động của mạch là 2 μs. Chu kì dao động của mạch dao động này thay đổi trong khoảng
A. từ 1 μs đến 16 μs	B. từ 0,8 μs đến 4,8 μs	C. từ 0,32 μs đến 8 μs	D. từ 1,6 μs đến 9,6 μs
Câu 11: Chọn đáp án sai về tia X.
A. Tia X có khả năng đâm xuyên mạnh.
B. Tia X làm ion hóa không khí.
C. Tia X làm phát quang một số chất.
D. Tia X có tần số trong khoảng từ 109 MHz đến 1017 Hz.
Câu 12: Một nguồn âm đẳng hướng O đặt cách điểm M một đoạn bằng d thì mức cường độ âm tại M là L. Tại điểm N (nằm trên cùng phương OM và nằm cùng phía với M so với nguồn) cách O là 1000d thì mức cường độ âm tại N nhỏ hơn mức cường độ âm tại M năm lần. Mức cường độ âm L tại M bằng
A. 75 dB	B. 56,25 dB	C. 37,5 dB	D. 18,75 dB
Câu 13: Sóng điện từ và sóng cơ có đặc điểm chung là
A. đều truyền được trong chân không.
B. đều là sóng ngang khi truyền trong chất rắn.
C. khi truyền từ không khí vào nước thì bước sóng đều tăng.
D. hhi truyền trong một môi trường, nếu thay đổi tần số sóng thì tốc độ truyền sóng đều thay đổi.
Câu 14: Vật dao động điều hoà có phương trình: x = 5cos(10pt/3 + p/6) (cm). Trong 1,6 s đầu tiên, vật qua vị trí có li độ x = -2,5 cm mấy lần?
A. 6 lần	B. 7 lần	C. 8 lần	D. 5 lần
Câu 15: Một đoạn mạch nối tiếp gồm một biến trở R có giá trị từ 10 Ω đến 100 Ω, một cuộn cảm thuần có độ tự cảm L = 0,4/π (H) và một tụ điện có điện dung C = 10-3/(2π) F. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều u = 104cos100πt (V) thì công suất tiêu thụ của đoạn mạch bằng 192 W. Biến trở R khi đó được điều chỉnh có giá trị bằng
A. 96 Ω	B. 48 Ω	C. 24 Ω	D. 64 Ω
Câu 16: Trong một đoạn mạch điện xoay chiều, cường độ dòng điện trong mạch biến thiên với chu kì là T thì công suất tức thời của đoạn mạch biến thiên tuần hoàn
A. với tần số 1/T	B. với chu kì 2T	C. với chu kì T	D. với tần số 2/T
Câu 17: Hai dao động điều hòa cùng phương, có phương trình x1 = 3cos(ωt + 5p/6) cm và x2 = A2cos(ωt + φ) cm. Dao động tổng hợp của hai dao động có phương trình x = 7cos(ωt - p/6) cm. Tại thời điểm t = 5T/12, li độ dao động x2 bằng
A. -2 cm	B. -5 cm	C. 5cm	D. 5 cm
Câu 18: Trong thí nghiệm Yâng, chiếu vào khe F chùm ánh sáng trắng có bước sóng nằm trong khoảng từ 0,38 mm đến 0,76 mm. Tại vị trí vân tối thứ 5 của ánh sáng có bước sóng l = 0,56 mm còn có bao nhiêu bức xạ nào khác cho vân tối trùng nhau tại đó?
A. 3	B. 4	C. 5	D. 6
Câu 19: Chọn câu sai về tần số sóng cơ do một nguồn sóng nhất định phát ra.
A. Tần số sóng bằng số chu kì mà phần tử sóng thực hiện được trong một giây.
B. Tần số sóng tỉ lệ nghịch với bước sóng.
C. Tần số sóng bằng số nghịch đảo của chu kì sóng.
D. Tần số sóng bằng tần số dao động của phần tử sóng.
Câu 20: Chiếu sáng đồng thời hai khe Y- âng hai bức xạ đơn sắc: màu đỏ có bước sóng λ1 = 0,72 mm và màu tím có bước sóng λ2. Trong khoảng giữa hai vị trí trùng nhau kế tiếp của hai vân sáng của hai bức xạ trên có 8 vân màu tím. Bước sóng λ2 bằng
A. 0,38 mm	B. 0,42 mm	C. 0,4 mm	D. 0,44 mm
Câu 21: Ánh sáng trắng là
A. ánh sáng mặt trời.
B. ánh sáng có bảy tia sáng đơn sắc.
C. ánh sáng bị tán sắc khi qua lăng kính.
D. hỗn hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.
Câu 22: Đoạn mạch xoay chiều AB mắc nối tiếp theo thứ tự gồm một điện trở thuần R = 40 W, một tụ điện có điện dung biến đổi và một cuộn dây không thuần cảm có độ tự cảm L. Điện áp ở 2 đầu mạch có biểu thức là: u = 150cos100pt (V). M là điểm nối giữa điện trở và tụ điện. Điều chỉnh điện dung C của tụ điện để điện áp hiệu dụng hai đầu đoạn mạch MB đạt giá trị nhỏ nhất là UMB = 50 V. Điện trở của cuộn dây bằng
A. 30 W	B. 50 W	C. 40 W	D. 20 W
Câu 23: Đặt vào hai đầu đoạn mạch R, C, L nối tiếp (độ tự cảm L thay đổi được) một điện áp xoay chiều ổn định có tần số góc w. Khi L = L1 hoặc L = L2 thì công suất tiêu thụ điện của đoạn mạch bằng nhau. Hệ thức đúng là:
A. w2 = 2(L1 + L2)/C	B. w2 = (L1L2)/[2(L1+ L2) C]
C. w2 = 2C/(L1+ L2)	D. w2 = 2/[ (L1 + L2)C]
Câu 24: Mạch dao động điện từ lí tưởng gồm một tụ điện có điện dung C và cuộn cảm có độ tự cảm L = 2 mH, thực hiện một dao động điện từ tự do với chu kì là 8π (µs). Điện tích cực đại của tụ điện là 3,2.10-8 C. Khi hiệu điện thế của tụ điện là 2,4 V thì cường độ dòng điện trong mạch bằng
A. 6,4 mA	B. 6 mA	C. 5,6 mA	D. 4,8 mA
Câu 25: Trong thí nghiệm Yâng, ta thấy 6 vân sáng kế tiếp có bề rộng 1,8 cm hiện ra trên màn đặt cách 2 khe sáng 1,8 m, ánh sáng thí nghiệm có bước sóng 0,48 mm. Khoảng cách giữa 2 khe sáng là
A. 0,288 mm	B. 0,24 mm	C. 0,3 mm	D. 0,2 mm
Câu 26: Một tia sáng đơn sắc đỏ truyền từ chân không vào một loại thuỷ tinh có chiết suất n = 1,46 đối với tia sáng đỏ. Tốc độ của ánh sáng trong chân không là 3.108m/s. Bước sóng của ánh sáng đỏ ở bên trong thuỷ tinh là 0,45 mm. Tần số của ánh sáng đỏ này bằng
A. 4.1014 Hz	B. 4,566.108 MHz	C. 4,412.108 MHz	D. 4,286.1014 Hz
Câu 27: Chọn câu đúng về tia hồng ngoại và tia tử ngoại.
A. Tia hồng ngoại có tần số lớn hơn tia tử ngoại.
B. Tia tử ngoại tác dụng nhiệt mạnh hơn tia hồng ngoại.
C. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều gây được hiện tượng giao thoa.
D. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều tác dụng mạnh lên các loại phim ảnh.
Câu 28: Một đoạn mạch AB gồm 3 phần tử ghép nối tiếp theo thứ tự: Một điện trở thuần R (đoạn mạch AM), một tụ điện có điện dung C (đoạn mạch MN) và một cuộn cảm thuần có độ tự cảm L (đoạn mạch NB). Đặt vào hai đầu đoạn mạch AB một điện áp xoay chiều: uAB = 120cos100pt (V) thì độ lệch pha giữa các điện áp uAN và uAB là 1050, độ lệch pha giữa các điện áp uMB và uAB là 300. Điện áp hiệu dụng UNB giữa hai đầu đoạn mạch NB bằng
A. 60 V	B. 60 V	C. 43,9 V	D. 163,9 V
Câu 29: Đoạn mạch nối tiếp gồm một điện trở, một cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được và một tụ điện. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều: uAB = 60cos(100pt + p/3) V. Điều chỉnh L để điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn cảm đạt giá trị lớn nhất, khi đó điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện bằng 90 V. Biểu thức điện áp giữa hai đầu cuộn cảm là
A. uL = 120cos(100pt + 7p/6)V	B. uL = 120cos(100pt + 2p/3)V
C. uL = 180cos(100pt + p/2 )V	D. uL = 180cos(100pt + 5p/6 )V
Câu 30: Chọn đáp án sai. 
Trong dao động điều hòa, li độ và gia tốc của vật
A. có đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa chúng là đường thẳng.
B. biến thiên cùng tần số.
C. biến thiên ngược pha nhau.
D. có độ lớn tỉ lệ thuận với nhau.
Câu 31: Một bản thuỷ tinh phẳng, 2 mặt song song, bề dày e = 8 cm đặt nằm ngang. Chiếu vào mặt trên của bản một chùm sáng hẹp gồm các thành phần có bước sóng l1 và l2 dưới góc tới 600. Chiết suất của bản đối với thành phần đơn sắc l1 và l2 lần lượt là n1 = 1,732 và n2 = 1,225. Khoảng cách giữa hai vết sáng của hai ánh sáng đơn sắc trên ở mặt dưới của bản thủy tinh bằng
A. 2,14cm	B. 3,1cm	C. 2,86 cm	D. 3,38 cm
Câu 32: Đặt một điện áp xoay chiều ổn định vào hai đầu đoạn mạch R, L, C nối tiếp, tụ điện có điện dung C thay đổi được. Khi C = C1 và C = C2 thì điện áp hiệu dụng của tụ điện bằng nhau. Khi điện dung C của tụ điện bằng bao nhiêu thì điện áp hiệu dụng của tụ điện đạt giá trị cực đại?
A. C = C1C2/(C1 + C2)	 B. 1/C = 2(1/C1 + 1/C2)	 C. C = 2(C1 + C2)	D. C = (C1 + C2)/2
Câu 33: Một dây OA, đầu O gắn với nguồn dao động nhỏ có tần số thay đổi được, đầu A cố định. Khi tần số của nguồn là f trên dây có 10 điểm nút. Khi tần số của nguồn là 3f thì số điểm nút trên dây bằng
A. 30	B. 29	C. 27	D. 28
Câu 34: Chọn đáp án sai về quang phổ liên tục.
A. Quang phổ liên tục không phụ thuộc vào bản chất của vật phát sáng.
B. Chất khí có áp suất lớn khi bị nung nóng thì phát ra quang phổ liên tục.
C. Ở mọi nhiệt độ, quang phổ liên tục của mọi chất là dải màu liên tục từ đỏ đến tím.
D. Quang phổ liên tục thuộc loại quang phổ phát xạ.
Câu 35: Đặt vào hai đầu đoạn mạch R, L, C nối tiếp một điện áp xoay chiều u = U0cos(100pt + 5p/6)V thì cường độ dòng điện qua mạch có biểu thức i = I0sin(100pt + 7p/6)A. Tại thời điểm t = 0, cường độ dòng điện qua mạch và điện áp giữa hai đầu đoạn mạch có giá trị tức thời lần lượt bằng -2 A và -100 V. Công suất tiêu thụ điện của đoạn mạch bằng
A. 400 W	B. 200 W	C. 200 W	D. 100 W
Câu 36: Trong đoạn mạch xoay chiều R, L, C nối tiếp, giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện
A. tỉ lệ với điện áp đặt vào hai đầu đoạn mạch
B. bằng giá trị trung bình của dòng điện trong một chu kì.
C. tăng khi tăng tần số của điện áp đặt vào hai đầu đoạn mạch
D. đạt cực đại khi điện áp hai đầu đoạn mạch lệch pha 900 so với điện áp hai đầu cuộn cảm thuần.
Câu 37: Một nguồn sóng cơ O tạo ra một sóng hình sin có bước sóng λ. Sóng truyền từ M đến N trên cùng một phương truyền sóng và ở cùng một phía so với nguồn, khoảng cách MN = λ/12. Tại cùng một thời điểm, điểm M dao động lệch pha so với nguồn là π/2 thì điểm N lệch pha so với nguồn là
A. 2π/3	B. 3π/4	C. π/4	D. π/6
Câu 38: Một đường dây tải điện có điện trở tổng cộng là 16 W, công suất nơi truyền đi là 60 kW, công suất nhận được ở cuối đường dây là 55904 W, hệ số công suất của mạch bằng 1. Để giảm công suất hao phí trên dây 84% so với hao phí ban đầu thì điện áp hiệu dụng nơi truyền đi phải tăng thêm bao nhiêu?
A. 3750 V	B. 5625 V	C. 7500 V	D. 9375 V
Câu 39: Sóng vô tuyến bị phản xạ mạnh nhất ở tầng điện li là sóng có tần số nào trong các tần số sau?
A. 5 MHz	B. 500 MHz	C. 50 MHz	D. 0,5 MHz
Câu 40: Với một lò xo nhất định làm con lắc lò xo thì động năng trong dao động điều hòa của vật không phụ thuộc vào
A. li độ dao động	B. biên độ dao động	C. vận tốc của vật	D. khối lượng của vật
Câu 41: Một máy biến áp hạ áp, cuộn sơ cấp có N1 vòng, điện trở không đáng kể, cuộn thứ cấp có N2 vòng, có điện trở r = 2 Ω. Cuộn thứ cấp được nối với hai đầu điện trở R = 10 Ω. Đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một điện áp xoay chiều có điện áp hiệu dụng U = 120 V thì công suất tiêu thụ của điện trở R bằng 40 W. Tỉ số N1/N2 bằng
A. 8	B. 6	C. 5	D. 4
Câu 42: Một mạch dao động điện từ lí tưởng đang có dao động điện từ tự do với chu kì T. Khoảng thời gian ngắn nhất từ khi cường độ dòng điện trong mạch bằng nửa giá trị cực đại đến khi điện tích của tụ điện bằng một nửa giá trị cực đại là
A. T/12	B. T/8	C. T/3	D. T/6
Câu 43: Một con lắc đơn có chiều dài 1 m treo ở nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Đưa con lắc lệch khỏi vị trí cân bằng sao cho dây treo con lắc hợp với phương thẳng đứng một góc 0,1 rad rồi buông nhẹ, vật dao động điều hòa. Chọn gốc thế năng tại vị trí cân bằng của vật. Khi động năng của vật bằng 3 lần thế năng của nó thì gia tốc của vật có độ lớn bằng
A. 0,5m/s2	B. m/s2	C. 1 m/s2	D. 0,5 m/s2
Câu 44: Li độ và vận tốc của một chất điểm dao động điều hòa có
A. cùng chu kì.	B. cùng giá trị cực đại.	C. cùng pha.	D. cùng pha ban đầu.
Câu 45: Trong thí nghiệm Yâng, khoảng cách a giữa hai khe có thể điều chỉnh được. Ánh sáng chiếu vào hai khe là ánh sáng đơn sắc. Khi khoảng cách a = a0 thì tại điểm M trên màn có vân sáng bậc 5, khi tăng khoảng cách a thêm 0,405 mm thì tại điểm M trên màn có vân tối thứ 10. Khoảng cách a0 bằng
A. 0,36 mm	B. 0,425 mm	C. 0,45 mm	D. 0,405 mm
Câu 46: Chọn đáp án sai về giao thoa sóng cơ với hai nguồn sóng A và B kết hợp, ngược pha.
A. Đường trung trực của AB là vân cực tiểu.
B. Những điểm trên đoạn AB có biên độ cực đại cách trung điểm O của AB một số nguyên lần nửa bước sóng.
C. Những điểm trên vân cực đại có hiệu đường đi của hai sóng từ đó đến hai nguồn bằng bán nguyên lần bước sóng.
D. Những điểm trên vân cực tiểu có hiệu đường đi của hai sóng từ đó đến hai nguồn bằng số nguyên lần bước sóng.
Câu 47: Mạch dao động điện từ lí tưởng gồm một tụ điện có điện dung C = 25 pF và một cuộn cảm có độ tự cảm L. Tại thời điểm t, hiệu điện thế của tụ điện có biểu thức u = U0cos(ωt + π/6) V. Tại thời điểm t = 0 thì hiệu điện thế của tụ điện là 3 V và cường độ dòng điện trong mạch có độ lớn bằng 0,75 mA. Lấy π2 = 10. Tần số dao động riêng của mạch bằng
A. 3,18 MHz	B. 1,59 MHz	C. 796 kHz	D. 925 kHz
Câu 48: Khi tia sáng đơn sắc truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt, từ một môi trường sang môi trường có chiết suất lớn hơn với góc tới nhỏ hơn 900 thì
A. góc khúc xạ lớn hơn góc tới.	B. bước sóng của ánh sáng giảm.
C. màu sắc của tia sáng thay đổi.	D. tia có tần số lớn hơn thì lệch ít hơn.
Câu 49: Hai nguồn sóng cơ kết hợp, cùng pha A và B cách nhau 20 cm dao động với tần số f = 20 Hz. Tốc độ truyền sóng là 0,6 m/s. Một điểm C nằm trên đoạn AB cách A là 12 cm, trên đường tròn tâm C bán kính là 7 cm có bao nhiêu điểm dao động với biên độ cực đại?
A. 17	B. 20	C. 18	D. 19
Câu 50: Chọn đáp án sai.
 Dòng điện xoay chiều ba pha là hệ thống ba dòng điện hình sin
A. có cùng biên độ.	B. do máy phát điện xoay chiều ba pha phát ra.
C. có cùng tần số.	 D. lệch pha với nhau 2π/3 từng đôi một.
-----------------------------------------------
----------- Giám thị coi thi không giải thích gì thêm ----------
MÃ ĐỀ 301
MÃ ĐỀ 135
MÃ ĐỀ 210
MÃ ĐỀ 356
Câu hỏi
Đáp án
Câu hỏi
Đáp án
Câu hỏi
Đáp án
Câu hỏi
Đáp án
1
D
1
B
1
A
1
C
2
C
2
D
2
A
2
B
3
B
3
C
3
D
3
B
4
C
4
D
4
A
4
A
5
B
5
A
5
C
5
D
6
C
6
C
6
D
6
A
7
C
7
D
7
A
7
A
8
D
8
B
8
D
8
D
9
C
9
D
9
B
9
D
10
B
10
B
10
C
10
A
11
D
11
B
11
A
11
B
12
A
12
B
12
D
12
C
13
B
13
C
13
B
13
C
14
A
14
A
14
C
14
D
15
B
15
C
15
D
15
C
16
D
16
C
16
A
16
B
17
B
17
B
17
D
17
A
18
A
18
A
18
B
18
B
19
B
19
B
19
B
19
C
20
C
20
D
20
D
20
D
21
D
21
B
21
C
21
A
22
D
22
B
22
C
22
B
23
D
23
A
23
A
23
B
24
A
24
A
24
B
24
D
25
B
25
A
25
C
25
C
26
B
26
D
26
D
26
A
27
C
27
C
27
C
27
B
28
D
28
A
28
D
28
D
29
B
29
C
29
A
29
A
30
A
30
C
30
B
30
A
31
D
31
D
31
A
31
C
32
D
32
A
32
B
32
C
33
D
33
C
33
B
33
B
34
C
34
D
34
C
34
A
35
C
35
A
35
A
35
D
36
D
36
A
36
D
36
D
37
A
37
D
37
A
37
D
38
B
38
C
38
A
38
C
39
C
39
A
39
C
39
C
40
D
40
C
40
B
40
D
41
C
41
D
41
C
41
D
42
A
42
D
42
D
42
C
43
D
43
B
43
C
43
D
44
A
44
C
44
C
44
C
45
C
45
B
45
B
45
B
46
B
46
B
46
B
46
D
47
B
47
B
47
D
47
B
48
B
48
A
48
B
48
A
49
D
49
B
49
D
49
A
50
A
50
D
50
D
50
B
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN III MÔN VẬT LÝ 
Mã đề 301
Câu 1. Bước sóng λ = v/f = 32/20 = 1,6 cm. A và B dao động ngược pha nên tại vân cực đại, hiệu đường đi bằng AM - BM = (2k + 1)λ/2 = -9 cm → k = -6,125 → có 6 giá trị của k thỏa mãn → D đúng → Chọn D.
Câu 2. Trong 1,5 chu kì = 0,45s, vật đi được quãng đường 6A = 72 cm. Thời gian còn lại là 0,05s = T/6, vật đi được quãng đường dài nhất là A = 12 cm → tổng quãng đường vật đi được bằng 84 cm → Chọn C.
Câu 3. Trong khoảng giữa M và N quan sát được 19 vân sáng → MN = 20i1 = 20λ1D/a → k2λ2D/a = 20λ1D/a → k2λ2 = 20λ1 → k20,7 = 20.0,42 → k2 = 12 → có 12 khoản vân của λ2 → có 13 vân sáng kể cả M và N → Vậy trong khoảng giữa M và N quan sát được 11 vân sáng (không tính hai vân sáng tại M và N) → Chọn B. 
Câu 4. Khi một sóng âm truyền từ môi trường truyền âm 1 sang môi trường truyền âm 2 thì tần số không đổi → f1 = f2, tốc độ truyền sóng thay đổi và bước sóng thay đổi theo. Nếu tốc độ truyền sóng tăng thì bước sóng tăng, nếu tốc độ truyền sóng giảm thì bước sóng giảm → C đúng → Chọn C. 
Câu 5. Ta có khoảng vân i = λD/a = 0,64.10-6.1,5/(1,2.10-3) = 0,8 mm. Vị trí vân tối trên màn cách vân trung tâm (2k + 1)i/2 → -12 ≤ 0,4(2k + 1) ≤ 3 → -15,5 ≤ k ≤ 3,25 → có 19 giá trị của k Z → có 19 vân tối trong khoảng CD → Chọn B.
Câu 6. Cơ năng của vật bằng W = kA2/2, khi qua vị trí lò xo không biến dạng lần đầu, thế năng của vật bằng 0, khi đó vật đi được quãng đường bằng A. Ta có: mv2/2 = kA2/2 – μmgA → 0,2v2/2 = 100.(8.10-2)2/2 – 0,1.0,2.10.8.10-2 = 0,304 → v = 1,74 m/s → Chọn C.
Câu 7. Khoảng cách giữa 2 vân giao thoa kế tiếp là i/2 → Khoảng cách giữa bốn vân giao thoa kế tiếp là 3i/2 = 1,5λD/a → C đúng → Chọn C.
Câu 8. Trong dao động tắt dần động năng của vật đạt lớn nhất khi vật qua vị trí cân bằng lần đầu, tại đó lực ma sát và lực đàn hồi cân bằng nhau: μmg(A – Δl) = k.Δl → khi đó lò xo biến dạng một đoạn Δl, tức là thế năng của vật khác 0 → D sai → Chọn D.
Câu 9. Chu kì dao động T = 0,2 s → tần số góc ω = 10π rad/s → 
vmax = ωA = 60π cm/s. Khi vận tốc của vật có độ lớn không E D 
vượt quá 30π cm/s, tức là không vượt quá vmax/2 thì li độ 
không nhỏ hơn A/2 → từ đường tròn ta suy ra khoảng O x 
 thời gian đó là 2 cung tròn phía ngoài biên (CD và EF) và bằng T/3 F C
= 0,2/3 s = 1/15 s → Chọn C.
Câu 10. Ta có 2π= 5(2π) = 2 μs → 2π = 0,4 μs. Khi L = 4L0 → T1 = 2π= 2(2π) = 0,8 μs. Khi L = 144L0 → T1 = 2π= 12(2π) = 4,8 μs → Chu kì dao động của mạch dao động này thay đổi trong khoảng từ 0,8 μs đến 4,8 μs → Chọn B.
Câu 11. Bước sóng của tia X từ 10-8 m đến 10-11 m. Theo bài ra thì λ1 = c/f2 = 3.108/1017 = 3.10-9 m và λ2 = c/f1 = 3.108/1016 = 3.10-8 m → D sai → Chọn D.
Câu 12. Ta có IM/IN = 10002 = 106 → LM – LN = 60 dB. Lại có LM/LN = 5 → 4LM = 60 → LM = 15 dB → LM = 5.15 = 75 dB → Chọn A. 
F
Câu 13. Sóng cơ không truyền được trong chân không → A sai. Khi truyền từ không khí vào nước thì bước sóng của sóng cơ tăng còn của sóng điện từ thì giảm → C sai. Khi truyền trong một môi trường, nếu thay đổi tần số sóng thì tốc độ truyền sóng cơ không đổi còn tốc độ truyền sóng điện từ thay đổi→ D sai. Sóng điện từ là sóng ngang, còn với sóng cơ thì sóng ngang mới truyền được trong chất rắn → B đúng → Chọn B. M
Câu 14. Trong 1,6 s đầu thì góc quay của chất điểm C
chuyển động tròn đều từ C bằng α = ωt = 16p/3 = 5p + p/3. O x
Sau khi quay được góc 5p thì chất điểm 
đi qua 2 điểm trên vòng tròn (M và N) tương ứng N 
với li độ x = -2,5 cm là 5 lần, khi đó chất điểm 
tới E. Chất điểm quay tiếp góc p/3 thì đến F, nó 
qua N một lần nữa. Vậy chất điểm qua M và N là 6 lần → Chọn A. 
Câu 15. Ta có P = I2R = U2R/[R2 + (ZL – ZC)2] → 192 = 1042R/(R2 + 202) → 192R2 – 10816R + 76800 = 0 → R = 8,3 Ω và R = 48 Ω → Chọn R = 48 Ω → Chọn B. 
Câu 16. Cường độ dòng điện trong mạch biến thiên với chu kì là T thì tần số là f = 1/T. Công suất tức thời của đoạn mạch biến thiên tuần hoàn với tần số bằng 2f = 2/T → Chọn D.
Câu 17. Dao động thứ nhất và dao động tổng hợp ngược pha nhau → A2 – 3 = 7 → A2 = 10 cm và φ = -p/6 → phương trình dao động x2 = 10cos(ωt - p/6) cm. Tại t = 5T/12 thì x2 = 10cos(2p.5/12 - p/6) = 10cos(2p/3) = -5 cm → Chọn B.
Câu 18. Vị trí vân tối x = (2k + 1)λD/(2a), vân tối thứ 5 có vị trí x5 = (2.4 + 1)λD/(2a) = 4,5.0,56D/a = 2,52D/a (µm) → (2k + 1)λD/(2a) = 2,52D/a → (2k + 1)λ/2 = 2,52 → λ = 5,04/(2k + 1) → 0,38 ≤ 5,04/(2k + 1) ≤ 0,76 → 2,8 ≤ k ≤ 6,1 → có 4 giá trị của k Z thỏa mãn → có 4 bức xạ cho vân tối . Vậy ngoài vân tối của bức xạ 0,56 mm còn có 3 bức xạ khác cho vân tối tại đó → Chọn A.
Câu 19. Tần số sóng do một nguồn phát ra là không đổi không phụ thuộc vào bước sóng → B sai → Chọn B.
Câu 20. Trong khoảng giữa hai vị trí trùng nhau kế tiếp của hai vân sáng của hai bức xạ trên có 8 vân màu tím → giữa hai vị trí trùng nhau có 9 khoảng vân của λ2 → 9i2 = k1i1 → 9λ2D/a = k1 λ1D/a → 9λ2 = k1.0,72 → λ2 = 0,08k1 → 0,38 ≤ 0,08k1 ≤ 0,44 → 4,75 ≤ k1 ≤ 5,5 → k1 = 5 → λ2 = 0,08k1 = λ2 = 0,08.5 = 0,4 mm → Chọn C. 
Câu 21. Ánh sáng trắng là hỗn hợp của các ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím (SGKVL12) → Chọn D.
Câu 22. Khi UMB đạt giá trị nhỏ nhất thì mạch có cộng hưởng, khi đó UMB = U.r/(R + r) → thay số ta được 50 = 150r/(40 + r) → r = 20 W → Chọn D. 
Câu 23. Khi L = L1 và L = L2 thì công suất tiêu thụ điện của đoạn mạch bằng nhau → I1 = I2 → Z1 = Z2 → (ZL1 – ZC)2 = (ZL2 – ZC)2 → ZL1 – ZC = ZC - ZL2 → ZC = (ZL2 + ZL2)/2 → 1/(wC) = (wL1 + wL2)/2 → w2(L1 + L2) = 1/C → w2 = 2/[ (L1 + L2)C] → Chọn D.
Câu 24. Ta có T = 2π= 8π (µs) → C = T2/(4π2L) = 64π2.10-12/(4π2.2.10-3) = 8 (nF) → U0 = q0/C = 3,2.10-8/(8.10-9) = 4 V. Tần số góc w = 2π/(8π.10-6) = 2,5.105 rad/s → Cường độ dòng điện cực đại trong mạch bằng I0 = wq0 = 2,5.105. 3,2.10-8 = 8.10-3 A = 8 mA. Ta có (u/U0)2 + (i/I0)2 = 1→ (2,4/4)2 + (i/8)2 = 1→ i = 6,4 mA → Chọn A. 
Câu 25. 6 vân sáng kế tiếp có bề rộng 1,8 cm → 5i = 1,8 cm → i = 3,6 mm. Khoảng cách giữa 2 khe sáng là a = λD/i = 0,48.10-6. 1,8/(3,6.10-3) = 2,4.10-4 m = 0,24 mm → Chọn B.
Câu 26. Bước sóng của ánh sáng đỏ ở trong chân không bằng λ = nλn = 1,46.0,45 = 0,657 mm → tần số của ánh sáng đỏ là f = c/λ = 3.108/(0,657.10-6) = 4,566.1014 Hz = 4,566.108 MHz → Chọn B. 
Câu 27. Tia hồng ngoại có tần số nhỏ hơn tia tử ngoại → A sai. Tác dụng chủ yếu của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt → B sai. Tia hồng ngoại chỉ tác dụng lên kính ảnh chụp ảnh ban đêm → D sai. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều gây được hiện tượng giao thoa (SGKVL 12) → C đúng → Chọn C. 
Câu 28. Ta có giản đồ véc tơ: uMB và uAB lệch pha 300 → φAB = 600. UMB UAB
uAN và uAB lệch pha 1050 → φAN = 450. Từ giản đồ véc tơ → 
UR = UABcos600 = 120/2 = 60 V → UC = URtan450 = 60 V 
UMB = UABcos300 = 60V → UMB = UL – UC → O UR I
UNB = UL = UC + UMB = 60 + 60= 163,9 V → Chọn D. UC UAN
UC ----------- URC
Câu 29. Khi điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn cảm đạt giá trị 
lớn nhất thì uRC và uAB vuông pha → từ giản đồ véc tơ ta có UL UL 
(cosφAB)2 + (cosφRC)2 = 1 → UR2/(3.602) + UR2/(UR2 + 3.902) UAB α 
= 1 → UR4 + 24300UR2 – 262440000 = 0 → UR = 90 V → O UR I
cosφAB = UR/UAB = 90/(60) = /2 → φAB = p/6 → 
α = p/3 → UL = UAB/cosα = 60/(1/2) = 120 V. Từ giản đồ véc tơ ta suy ra uL sớm pha p/3 so với uAB → biểu thức uL = 120cos(100pt + 2p/3)V → Chọn B.
Câu 30. Ta có biểu thức a = -ω2x. Trong dao động điều hòa của vật thì gia tốc a và li độ x đều là các giá trị giới hạn chứ không phải vô cùng lớn nên đồ thị là đoạn thẳng → A sai → Chọn A. Câu 31. Ta có sin600 = n1sinr1 = 1,732sinr1 → sinr1 = 1/2 
→ r1 = 300. Ta cũng có sin600 = n2sinr2 = 1,225sinr2 → i = 600 
sinr2 = 1/ → r2 = 450. HJ1 = IHtanr1 = 8tan300 = r1 r2
8/ = 4,62 cm. HJ2 = IHtanr2 = 8tan450 = 8 = 8 cm. 
 Khoảng cách giữa hai vết sáng ở mặt dưới bản thủy tinh
 là HJ2 – HJ1 = 8 – 4,62 = 3,38 cm → Chọn D. H J1 J2
Câu 32. Ta có UC1 = UC2 → U.ZC1/Z1 = U.ZC2/Z2 → ZC1/Z1 = ZC2/Z2 → ZC1Z2 = ZC2Z1 → ZC12[R2 + (ZL – ZC2)2] = ZC22[R2 + (ZL – ZC1)2] → R2(ZC12 - ZC22) + ZL2(ZC12 - ZC22) - 2ZLZC1 ZC2(ZC1 - ZC2)→ (ZC1 + ZC2)(R2 + ZL2) = 2ZLZC1 ZC2 →(R2 + ZL2)/ZL = 2ZC1 ZC2/(ZC1 + ZC2). Khi điện áp hiệu dụng của tụ điện đạt giá trị cực đại thì ZC = (R2 + ZL2)/ZL → ZC = 2ZC1 ZC2/(ZC1 + ZC2) → 1/C = 2/( C1 + C2) → C = (C1 + C2)/2 → Chọn D.
Câu 33. Chiều dài của dây l = kλ/2 = kv/(2f). Khi tần số là f thì l = 9v/(2f). Khi tần số là 3f thì l = kv/(2.3f). Suy ra 9 = k/3→ k = 27. Vậy số nút bằng k +1 = 27 + 1 = 28 → Chọn D. 
Câu 34. Quang phổ liên tục không phụ thuộc vào bản chất của vật phát sáng mà chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ. Khi nhiệt độ tăng thì quang phổ liên tục kéo dài đến vùng có màu tương ứng với bước sóng nhỏ hơn, vì vậy quang phổ có thể chỉ là màu đỏ, không nhất thiết có đủ các màu từ đỏ đến tím → C sai → Chọn C.
Câu 35. Tại t = 0 thì -2 = I0sin(7p/6) = -I0/2 → I0 = 4 A. -100 = U0cos(5p/6) = -U0/2 → U0 = 200/V. Ta có i = I0sin(100pt + 7p/6)A = i = I0cos(100pt + 2p/3)A. Độ lệch pha giữa u và i bằng φ = 5p/6 - 2p/3 = p/6. Công suất tiêu thụ điện của đoạn mạch bằng P = UIcosφ = (200/).2.(/2) = 200 W → Chọn C.
Câu 36. Khi điện áp hai đầu đoạn mạch lệch pha 900 so với điện áp hai đầu cuộn cảm thuần thì điện áp hai đầu đoạn mạch cùng pha với dòng điện, mạch có cộng hưởng, khi đó cường độ hiệu dụng của dòng điện đạt cực đại. Vậy D đúng → Chọn D.
Câu 37. Giả sử phương trình sóng tại nguồn O ở thời điểm t là uO = acosωt thì tại M phương trình sóng là uM = acos(ωt - π/2) và phương trình sóng tại N là uN = acos(ωt - π/2 - 2π.MN/λ) = acos(ωt - π/2 - 2π/12) = acos(ωt - 2π/3). Vậy dao động tại N ở thời điểm t lệch pha so với nguồn là 2π/3 → Chọn A. 
Câu 38. Công suất hao phí trên dây Php = P2R/U2 (1). Ban đầu hao phí trên dây bằng 60000 – 55904 = 4096 W = 600002.16/U2 → U = 3750 V. Sau khi tăng U thì công suất hao phí chỉ còn 16% công suất hao phí ban đầu → 16%Php = 16%.4096 = P2R/(U’)2 (2). Chia (1) cho (2) ta được U’/U = 5/2 → U’ – U = 3U/2 = 3.3750/2 = 5625 V. Vậy phải tăng điện áp hiệu dụng nơi truyền đi là 5625 V → Chọn B.
Câu 39. Sóng vô tuyến bị phản xạ mạnh nhất ở tầng điện li là sóng ngắn (có tần số trong khoảng từ 10 MHz đến 100 MHz). Vậy đáp án C đúng → Chọn C.
Câu 40. Với một lò xo nhất định làm con lắc lò xo thì động năng trong dao động điều hòa của vật bằng Wđ = kA2/2 – kx2/2. Động năng phụ thuộc vào x, A; còn vận tốc lại phụ thuộc x và A nên A, B và C sai. Trong công thức không có mặt của khối lượng vì vây động năng của vật không phụ thuộc khối lượng → D đúng → Chọn D.
Câu 41. Gọi U2 và I2 là điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn thứ cấp và cường độ hiệu dụng của dòng điện trong cuộn thứ cấp. Ta có U/(U2 + I2r) = N1/N2; I2 = U2/R → U/(U2 + U2r/R) = N1/N2 → 115/(U2 + U2.2/10) = N1/N2. Công suất P trên R bằng P = U22/R → U22 = P.R = 40.10 = 400 → U2 = 20 V → N1/N2 = 120/(20 + 20.2/10) = 5 → Chọn C.
Câu 42. Khi cường độ dòng điện trong mạch bằng nửa giá trị cực đại thì điện tích của tụ điện có độ lớn bằng q0/2. Khoảng thời gian ngắn nhất từ khi điện tích của tụ có độ lớn q0/2 đến khi điện tích của tụ điện bằng một nửa giá trị cực đại là T/12 → Chọn A. 
Câu 43. Khi động năng của vật bằng 3 lần thế năng của nó thì thế năng bằng 1/4 cơ năng → độ lớn của li độ |x| = A/2 = lα0/2 = 0,1/2 = 0,05 m → gia tốc có độ lớn bằng |a| = ω2|x| = g|x|/l = 10.0,05/1 = 0,5 m/s2 → Chọn D.
Câu 44. Li độ và vận tốc của một dao động điều hòa có cùng chu kì → A đúng → Chọn A.
Câu 45. Ban đầu ta có OM = 5i = 5λD/a0 (1). Khi a = a0 + 0,405 thì OM = 19i/2 = 9,5λD/(a0 + 0,405) (2). Từ (1) và (2) suy ra 5λD/a0 = 9,5λD/(a0 + 0,405) → 1,9a0 = a0 + 0,405 → a0 = 0,45 mm → Chọn C. 
Câu 46. Vì hai nguồn ngược pha nên trung điểm O của AB là điểm cực tiểu → Những điểm trên đoạn AB có biên độ cực đại cách trung điểm O của AB một số bán nguyên lần nửa bước sóng → B sai → Chọn B.
Câu 47. Tại thời điểm t = 0 thì hiệu điện thế của tụ điện là 3 V = U0cos(π/6) → U0 = 6 V → Ta có (u/U0)2 + (i/I0)2 = 1 → (3/6)2 + (0,75/I0)2 = 1 → I0 = 1,5 mA. Ta lại có LI02 = CU02 → L = CU02/I02 = 25.10-12.36/(2,25.10-6) = 4.10-4 H → tần số riêng của mạch f = 1/(2π) = 1/(2π) = 1,59.106 Hz = 1,59 MHz → Chọn B.
Câu 48. Khi tia sáng đơn sắc truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt, từ một môi trường sang một môi trường có chiết suất lớn hơn (n2 > n1) thì :
- Từ công thức của định luật khúc xạ n1sini = n2sinr → i > r → A sai.
- Màu sắc không đổi → C sai.
- Tia sáng có tần số lớn hơn tức là bước sóng nhỏ hơn thì lệch nhiều hơn → D sai.
- Bước sóng tính theo công thức n1λ1 = n2λ2→ λ1 > λ2→ bước sóng giảm→ B đúng→ Chọn B. 
Câu 49. Gọi giao điểm của đường tròn và đoạn thẳng AB là M và N. Ta có AC = 12 cm nên OC = 2 cm (O là trung điểm của AB) → OM = 7 – 2 = 5 cm. ON = OC + CN = 2 = 7 = 9 cm. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn MN là số k Z thỏa mãn: -5 ≤ kλ/2 ≤ 9 (cm). Thay λ = 3 cm, ta được -3,3 ≤ k ≤ 6 → có 10 điểm cực đại 
trên đoạn MN → có 10 vân cực đại, trong đó có 9 vân cắt 
đường tròn tại 18 điểm, còn vân qua N tiếp xúc với đường 

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_THU_MOI_GIAI_CHI_TIET.doc