Đề thi thử đại học lần II - Môn: Sinh học - Trường THPT Nguyễn Huệ

doc 6 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1002Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử đại học lần II - Môn: Sinh học - Trường THPT Nguyễn Huệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử đại học lần II - Môn: Sinh học - Trường THPT Nguyễn Huệ
SỞ GD-ĐT THỪA THIÊN - HUẾ
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN II - Môn: Sinh học. 
Thời gian làm bài 90 phút
MĐT: 123
Họ tên học sinh: .................................................................................SBD.
Câu 1: Để tạo ưu thế lai về chiều cao ở cây thuốc lá, người ta tiến hành lai giữa hai thứ: một thứ có chiều cao trung bình 140cm, một thứ có chiều cao trung bình 68cm. Ở cây lai F1 thu được có chiều cao trung bình 113cm. Hỏi cây lai F1 đã biểu thị ưu thế lai về chiều cao là bao nhiêu cm?
A. 9cm.	B. 27cm.	C. 45cm.	D. 72cm.
Câu 2: Ở phép lai thuận PT/c ♀Hoa đỏ x ♂Hoa trắng. Thế hệ F1 thu được 100% Hoa đỏ. Phép lai nghịch nào sau đây xác định được gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể giới tính. (Biết tính trạng do một gen gồm hai alen qui định, trội hoàn toàn và không có tác động của đột biến và chọn lọc tự nhiên).
A. PT/c ♀Hoa trắng x ♂Hoa đỏ. Thế hệ F1 thu được 100% Hoa đỏ.
B. PT/c ♀Hoa trắng x ♂Hoa đỏ. Thế hệ F1 thu được 100% Hoa trắng. 
C. PT/c ♀Hoa trắng x ♂Hoa đỏ. Thế hệ F1 thu được 50% Hoa đỏ : 50% Hoa trắng. 
D. PT/c ♀Hoa trắng x ♂Hoa đỏ. Thế hệ F1 thu được 25% Hoa đỏ : 75% Hoa trắng. 
Câu 3: Các hệ sinh thái rất lớn đặc trưng cho đất đai và khí hậu của một vùng địa lý xác định gọi là:
A. Quần xã.	B. Sinh quyển.	C. Hệ sinh thái.	D. Khu sinh học.
Câu 4: Người hiện đại Homo sapiens được tiến hóa từ nhóm người nào sau đây? 
A. Homo habilis.	B. Homo erectus.	C. Homo neanderthalensis.	D. Ôxtralôpitec.
Câu 5: Một bệnh di truyền hiếm gặp ở người biểu hiện trong một gia đình theo sơ đồ phả hệ sau:
 Bệnh di truyền này nhiều khả năng tuân theo qui luật di truyền nào?
A. Di truyền do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường. 
B. Di truyền do gen trội nằm trên nhiễm sắc thể thường. 
C. Di truyền do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X. 
D. Di truyền do gen trội nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X. 
Câu 6: Một phân tử mARN dài 2682,6A0. Có một số ribôxôm dịch mã có khoãng cách đều nhau 71,4A0. Thời gian cả quá trình là 80,6giây. Thời gian dịch mã cho một aa là 0,2 giây. Chuỗi pôlixôm có bao nhiêu ribôxôm?
A. 21 (ribôxôm). 	B. 16 (ribôxôm). 	C. 20 (ribôxôm). 	D. 14 (ribôxôm).
Câu 7: Cho cây hoa đỏ quả tròn tự thụ phấn, người ta thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình phân li: 510 cây hoa đỏ, quả tròn : 240 cây hoa đỏ, quả dài : 242 cây hoa trắng, quả tròn : 10 cây hoa trắng, quả dài. Từ kết quả của phép lai này, kết luận nào được rút ra ở thế hệ P là đúng:
A. Alen qui định màu hoa đỏ và alen qui định quả tròn cùng thuộc 1 NST.
B. Alen qui định màu hoa đỏ và alen qui định quả dài liên kết hoàn toàn.
C. Alen qui định màu hoa đỏ và alen qui định quả tròn liên kết không hoàn toàn.
D. Alen qui định màu hoa đỏ và alen qui định quả dài cùng thuộc 1 NST.
C©u 8: Nếu một chuỗi polipeptit được tổng hợp từ trình tự mARN dưới đây, thì số axit amin của nó sẽ là bao nhiêu ? 5’ − XGAUGUUXXAAGUGAUGXAUAAAGAGUAGX − 3’
A. 6.	B. 9.	C. 8.	D. 5.
Câu 9: Tiền đột biến là:
A. Đột biến mới chỉ gây biến đổi một cặp nuclêotit nào đó của gen.
B. Đột biến mới chỉ xảy ra trên một mạch nào đó của gen.
C. Đột biến xảy ra trước khi có tác nhân gây đột biến.
D. Đột biến mới chỉ xảy ra trên một gen nào đó của ADN.
Câu 10: Người ta tổng hợp mARN nhân tạo trong môi trường có tỉ lệ: 3A : 1X. Các mARN tạo ra được đưa vào cơ thể vi khuẩn để tổng hợp các chuỗi polipeptit. Phân tích các chuỗi polipeptit tạo thành, người ta thu được các tỉ lệ: aa1 = 42,19%, aa2 = 21%, aa3 = 14,06%, aa4 = 4,68%, aa5 = 1,56%........ Bộ ba mã hoá aa1 là: 
A. AXA. 	B. XXX. 	C. AAA. 	D. XXA.
Câu 11: Ở một loài thực vật, AA: Hoa đỏ; Aa: Hoa hồng; aa: Hoa trắng. Quần thể ban đầu có 5 cây hoa hồng và 3 cây hoa trắng. Cho tự thụ phấn qua 3 thế hệ, Tỉ lệ kiểu hình ở F3 là:
A. 35đỏ : 8hồng : 7 trắng. 	B. 10 đỏ : 35 hồng : 83 trắng. 
C. 83 đỏ : 35 hồng : 10 trắng. 	D. 35 đỏ : 10 hồng : 83 trắng.
Câu 12: Các đoạn Okazaki ở tế bào vi khuẩn dài:
A. 8000 – 200.000 Nu 	 	B. 1000 – 2000 Nu 	 	
C. 8000 – 200.000 cặp Nu 	 	D. 1000 – 2000 cặp Nu
Câu 13: Về trật tự khoảng cách giữa 3 gen A, B và C người ta nhận thấy như sau: AB = 20, BC = 16.
Hệ số trùng hợp là 0,8. Nếu P : x , thì tỉ lệ % kiểu hình không bắt chéo của F1 là:
A. 66,56% 	B. 97,44% C. 82.56% D. 86,56
Câu 14: Ở người, bệnh bạch tạng do gen d gây ra. Những người bạch tạng được gặp với tần số 0,04. Xác suất để một người bình thường kết hôn với một người bị bệnh sinh ra các con đều bình thường là: 	
A. 64,6% 	 	B. 36% 	 	C. 66,7% 	 D. 78%
Câu 15: F1 có kiểu gen:, giảm phân hình thành giao tử. Biết có hoán vị giữa A và a với tần số 10%; giữa D và d với tần số 8%. Loại giao tử nào sau đây không cho tỉ lệ phù hợp?
A. AB de = 20,7%. B. Ab De = 2,3%. C. Ab DE = 2,3%. 	D. AB DE = 20,7%.
Câu 16: Gen qui định mắt đỏ bị đột biến thành gen qui định mắt trắng. Gen qui định mắt đỏ dài hơn gen qui định mắt trắng 10,2A0 và có sai khác hai axitamin. Hỏi điều nào sau đây không đúng: (không tính bộ ba mở đầu và bộ ba kết thúc).
A. Gen mắt đỏ bị mất một axitamin và có hai axitamin nào đó có sự thay thế cặp Nu làm thay đổi axitamin. 
B. Gen qui định mắt đỏ bị mất ba cặp Nu ở ba bộ ba liên tiếp nhau. 
C. Gen qui định mắt đỏ bị mất hai cặp Nu ở ba bộ ba thứ nhất và một cặp Nu ở bộ ba thứ ba (ba bộ ba liên tiếp nhau) hay ngược lại. 
D. Gen qui định mắt đỏ bị mất ba cặp Nu ở hai bộ ba liên tiếp nhau.
Câu 17: Cho biết A: Cao là trội hoàn toàn so với a: thấp. BB: Tròn là trội không hoàn toàn so với bb: dài nên xuất hiện tính trạng trung gian Bb: là bầu dục. D: Lá chẻ là trội hoàn toàn so với d: lá nguyên. (cho biết các gen phân li độc lập). Cho F1 dị hợp tử ba cặp gen nói trên lai với kiểu gen chưa biết F2 thu tỉ lệ kiểu hình: 
6 : 6 : 3 : 3 : 3 : 3 : 2 : 2 : 1 : 1 : 1 : 1. Phép lai F1 nào sau đây xuất hiện tỉ lệ nói trên?
A. AaBbDd x AaBbDd 	B. AaBbDd x AaBbdd
C. AaBbDd x AABbDd 	D. AaBbDd x AabbDd
Câu 18: Ở một loài thực vật Tròn trội hoàn toàn so với dài, Chín sớm là trội so với chín muộn:
Phép lai 1: 	P: Tròn, sớm x dài, muộn. 
F1: 60 cây tròn, muộn : 60 cây dài, sớm : 15 cây tròn, sớm : 15 cây dài muộn. 
Phép lai 2: 	P: Tròn, sớm x dài, muộn. 
F1: 80 cây tròn, sớm : 80 cây dài, muộn : 20 cây tròn, muộn : 20 cây dài sớm. 
Cho lai hai cây tròn, sớm ở thế hệ P của hai phép lai đời con thu được 4 loại kiểu hình, trong số đó kiểu hình cây dài muộn chiếm 5%. Kiểu gen của P ở phép lai nầy là: (Biết cấu trúc NST của một trong hai cây mang lai không thay đổi trong giảm phân).
A. x .	B. x 	C. x 	D. x 
Câu 19: Sinh vật biến đổi gen là sinh vật
A. Hệ gen của nó được con người lai tạo cho phù hợp với lợi ích của mình.
B. Hệ gen của nó được con người tạo biến dị cho phù hợp với lợi ích của mình.
C. Hệ gen của nó được con người gây đột biến cho phù hợp với lợi ích của mình.
D. Hệ gen của nó được con người làm biến đổi cho phù hợp với lợi ích của mình.
Câu 20: Sau 20 thế hệ chịu tác động của thuốc trừ sâu, tỉ lệ các cá thể mang gen kháng thuốc trong quần thể sâu có thể tăng lên gấp 500 lần, do đó để hạn chế tác hại cho môi trường, người ta cần nghiên cứu theo hướng:
A. Chuyển gen kháng sâu bệnh cho cây trồng. 	B. Chuyển gen gây bệnh cho sâu. 	 
C. Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu sinh học.	 D. Nuôi nhiều chim ăn sâu.
Câu 21: Một đoạn ADN chứa gen cấu trúc có các cặp gen viết chưa hoàn chỉnh như sau:
	3’ TAX AGA GAT GXT AXA TGX ATG TTT 5’
	5’ ATG TXT XTA XGA TGT AXG TAX AAA 3’
Do đột biến làm mất 2 cặp Nu thứ 20 và 21 là T – A và G – X. Gây nên loại đột biến gì?
A. Đồng nghĩa. 	B. Vô nghĩa. 	C. Sai nghĩa. 	D. Dịch khung.
Câu 22: Cho biết gen A: qui định quả ngọt, a: quả chua. Đem lai các cặp bố mẹ đều là thể tứ bội và có kiểu gen dị hợp với nhau, thế hệ lai xuất hiện cả quả ngọt lẫn quả chua. Có bao nhiêu phép lai cho kết quả trên?
A. 2. 	B. 4. 	C. 3. 	D. 6.
Câu 23: Cho F1 dị hợp hai cặp gen lai với nhau ở thế hệ F2 thu được tỉ lệ: 9 cao : 7 thấp. 
Cho F1 lai vớ cá thể thứ 1. Thế hệ lai thu được 3 cao : 1 thấp.
Cho F1 lai vớ cá thể thứ 2. Thế hệ lai thu được 1 cao : 3 thấp. 
Kiểu gen của cây thứ 1 và cây thứ 2 lần lượt là: 
A. AABb và aabb. B. AaBb và Aabb. C. Aabb và aabb. D. AaBb và aabb.
Câu 24: Sản lượng sinh vật trong hệ sinh thái là:
A. Lượng chất sống được sinh vật tạo ra tính trong một khoãng thời gian và một diện tích nhất định trong hệ sinh thái.
B. Số cá thể được sinh ra tính trong một thời gian nhất định của hệ sinh thái.
C. Khối lượng chất sống nhờ quang hợp tích lũy được trong hệ thực vật.
D. Tổng khối lượng chất hữu cơ chứa trong hệ sinh thái tại một thời điểm nhất định nào đó.
Câu 25: Thế hệ ban đầu có 3 cá thể mang kiểu gen Aa và 1 cá thể mang kiểu gen aa. Biết gen A: qui định hoa đỏ, gen a: qui định hoa trắng. Cho 4 cá thể nói trên tự thụ qua 3 thế hệ rồi cho ngẫu phối ở thế hệ thứ 4. Giả sử các cây đều sống sót và sinh sản bình thường, xác định tỉ lệ hoa đỏ và hoa trắng ở thế hệ thứ tư.
A. 39/64 hoa đỏ : 25/64 hoa trắng. 	B. 3/8 hoa đỏ : 5/8 hoa trắng. 	
C. 44/64 hoa đỏ : 20/64 hoa trắng. 	D. 20/32 hoa đỏ : 12/32 hoa trắng.
Câu 26: Cho biết gen A: qui định hạt vàng, gen a: qui định hạt xanh. Gen B: qui định vỏ trơn, gen b: qui định vỏ nhăn. Một quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền người ta cho lai hai cá thể dị hợp hai cặp gen (AaBb) ở đời con người ta thu được 4 loại kiểu hình theo tỉ lệ: 14% vàng, trơn : 5% vàng, nhăn : 61% xanh, trơn : 20% xanh, nhăn. Hỏi tỉ lệ cá thể có kiểu gen aaBB chiếm bao nhiêu %?
A. 37,21%. 	B. 20,25%. 	C. 45%. 	D. 20%.
Câu 27: Gen trong tế bào chất không tồn tại thành từng cặp alen vì:
A. Nhiễm sắc thể không đứng thành từng cặp tương đồng. 	
B. ADN có dạng vòng. 	
C. ADN dạng mạch thẳng nhưng chỉ có một sợi mạch đơn. 	
D. Các gen thay đổi vị trí liên tục vì tế bào chất có sự chuyển động.
Câu 28: Tỉ lệ kiểu hình: 4 : 3 : 1. Xuất hiện trong kiểu tương tác nào sau đây?
A. Tương tác kiểu bổ trợ: 9 : 6 : 1 và 9 : 3 : 4. 	
B. Tương tác kiểu át chế: 12 : 3 : 1 và 9 : 3 : 4. 
C. Tương tác kiểu bổ trợ: 9 : 6 : 1 và kiểu át chế: 12 : 3 : 1.	
D. Tất cả các kiểu tương tác xuất hiện 3 loại kiểu hình.
Câu 29: Nguyên nhân của sự di truyền chéo là:
A. Giới dị giao tử mang gen qui định tính trạng. 	
B. Giới đồng giao tử mang gen qui định tính trạng. 
C. Tính trạng không được bộc lộ ở giới đồng giao tử khi mang cặp gen dị hợp.	
D. Bố truyền Y cho con đực, X cho con cái còn mẹ truyền X cho cả hai giới.
Câu 30: Chức năng nào dưới đây của Prôtêin là không đúng:
A. Qui định các đặc điểm hình thái, cấu tạo của cơ thể. 	
B. Enzim xúc tác cho các phản ứng sinh hóa trong tế bào, hoocmôn điều hòa quá trình trao đổi chất trong tế bào và trong cơ thể . 
C. Có khả năng thực hiện nhân đôi để đảm bảo tính đặc trưng và ổn định của Prôtêin.	
D. Kháng thể bảo vệ cơ thể tham gia vào chức năng hoạt động.
Câu 31: Trong tác phẩm “Nguồn gốc các loài”. Đacuyn vẫn chưa làm sáng tỏ được điều gì?
A. Vai trò của chọn lọc tự nhiên. 	
B. Tính thích nghi của sinh vật với điều kiện của môi trường. 
C. Nguyên nhân phát sinh các biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.	
D. Sự hình thành loài bằng con đường phân li tính trạng.
Câu 32: Thể một nhiễm và thể tam nhiễm thường gặp hơn so với thể một nhiễm kép và thể tam nhiễm kép là do:
A. Vì tần số đột biến đối với mỗi cặp NST tương đồng rất thấp nên thường chỉ xảy ra rối loạn cơ chế phân li của một cặp hơn là nhiều cặp.
B. Vì bao giờ đột biến cũng chỉ ảnh hưởng đến sự phân li của 1 cặp NST tương đồng.
C. Vì thể tam nhiễm kép chỉ xuất hiện khi xử lí các tác nhân là cônsixin vào lúc tế bào giảm phân.
D. Vì thể một nhiễm kép và thể tam nhiễm kép chỉ xuất hiện khi có mặt của hóa chất 5 - brôm uraxin.
Câu 33: Các nhà khoa học đã phát hiện ra khi để chung vỏ prôtêin của thể ăn khuẩn T2 và ADN của thể ăn khuẩn T4 thì tạo được một thể ăn khuẩn ghép. Nếu ta cho thể ăn khuẩn ghép đó lây nhiễm vào một vi khuẩn, các thể ăn khuẩn nhân bản lên trong tế bào vật chủ sẽ có:
A. Prôtêin T2 và ADN của T4.	B. Prôtêin T2 và ADN của T2.
C. Prôtêin T4 và ADN của T2. 	D. Prôtêin T4 và ADN của T4. 
Câu 34: Ở người, xét 4 gen: gen thứ nhất có 3 alen nằm trên NST thường, các gen 2 và 3 mỗi gen đều có 2 alen nằm trên NST X (không có alen trên Y) các gen trên X liên kết hoàn toàn với nhau. Gen thứ 4 có 3 alen nằm trên NST giới tính Y (không có alen trên X). Theo lý thuyết số kiểu gen tối đa về các lôcut trên trong quần thể người là:
A. 84.	 B. 132. 	C. 142.	D. 115.
Câu 35: Một tế bào sinh dục đực của ruồi dấm thực hiện nguyên phân một số lần để tạo ra nguyên liệu cho quá trình tạo giao tử, hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 3,125% và đã tạo ra được 4 hợp tử. Số lượng nhiễm sắc thể đơn cần cung cấp cho toàn bộ quá trình nói trên là: 
A. 248. 	B. 512. 	C. 256. 	D. 504. 
Câu 36: Ở một quần thể đậu hà lan phân tích tỉ lệ kiểu hình ở từng cặp tính trạng, người ta thu được tỉ lệ kiểu hình như sau: Vỏ trơn/vỏ nhăn = 9/7; Hạt vàng /hạt xanh = 7/1, các cặp gen di truyền độc lập nhau. Theo lí thuyết tỉ lệ kiểu hình của cặp tính trạng nhăn, xanh là bao nhiêu?
A. 7/128. 	B. 7/64. 	C. 9/128. 	D. 9/64. 
Câu 37: Ở một quần thể thực vật (2n) khi lai hai cây quả tròn thuần chủng thu được F1 100% quả tròn. Cho F1 tự thụ F2 thu được 81,25% quả tròn : 18,75% quả dài. Nếu lấy cây F1 đem lai với cây quả dài. Theo lí thuyết thế hệ lai thu được cây có kiểu gen đồng hợp lặn về tất cả các gen là bao nhiêu?
A. 1/12. 	B. 1/16. 	C. 1/4. 	D. 1/8. 
Câu 38: Ở gà màu lông do 2 cặp gen không alen qui định. Trong đó A-: cho kiểu hình lông xám, B- cho kiểu hình lông đen và gen A át chế hoàn toàn gen B, 2 cặp gen đồng hợp lặn cho kiểu hình lông trắng. D: lông đuôi dài, d: lông đuôi ngắn (trội hoàn toàn). Cho lai 2 cá thể dị hợp 3 cặp gen đời con thu được: 12 lông xám, đuôi dài : 3 lông đen, đuôi ngắn : 1 lông trắng, đuôi ngắn. Kiểu gen của P là: 
A. Aa x Aa .	B. Bb x Bb.	
C. Bb x Bb.	D. Aa x Aa .
Câu 39: Cho cá thể F1 lai với cá thể thứ 1. Thế hệ F2 thu được: 1 hồng, bầu dục : 1 trắng, thẳng.
	 Cho cá thể F1 lai với cá thể thứ 2. Thế hệ F2 thu được: 1 đỏ, tròn : 2 hồng, bầu dục : 1 trắng, thẳng.
Biết 1 gen qui định 1 tính trạng. Kiểu gen của F1 và qui luật di truyền nào chi phối phép lai.
A. Aa và trội không hoàn toàn. 	B. AaBb và tương tác gen. 	
C. và liên kết hoàn toàn. 	D. và liên kết hoàn toàn. 
Câu 40: Tác dụng của chọn lọc tự nhiên đối với một alen lặn trên NST X so với một alen lặn có cùng giá trị thích nghi trên NST thường có gì khác nhau?
A. Alen lặn trên NST X chịu tác động của chọn lọc tự nhiên nhiều hơn alen lặn trên NST thường.
B. Alen lặn trên NST X chịu tác động của chọn lọc tự nhiên ít hơn alen lặn trên NST thường.
C. Chọn lọc tự nhiên tác động đến alen lặn ở 2 trường hợp trên là như nhau vì chúng có cùng giá trị thích nghi.
D. Khó có thể xác định được alen nào bị loại bỏ vì chúng thường ở trạng thái dị hợp.
II. PHẦN TỰ CHỌN (Thí sinh chỉ được chọn làm một trong 2 phần A hoặc B)
 A. Theo chương trình cơ bản: (10 câu, từ câu 41 đến câu 50)
Câu 41: Trong quá trình dịch mã tổng hợp chuỗi polypeptit, axit amin thứ (n+1) được liên kết với axit amin thứ (n) của chuỗi polypeptit đang được tổng hợp để hình thành liên kết peptit mới bằng cách:
A. Gốc COOH của axit amin thứ n+1 kết hợp với nhóm NH2 của axit amin thứ n.
B. Gốc NH2 của axit amin thứ n+1 kết hợp với nhóm COOH của axit amin thứ n.
C. Gốc NH2 của axit amin thứ n kết hợp với nhóm COOH của axit amin thứ n+1.
D. Gốc COOH của axit amin thứ n kết hợp với nhóm NH2 của axit amin thứ n+1.
Câu 42: Một gen có 1798 liên kết hóa trị. Mạch đơn thứ 2 của gen có A = G, T = 2A, X = 1/4A. Số Nu từng loại của gen này là:
A. A = T = 630 (Nu); G = X = 270 (Nu).	B. A = T = 540 (Nu); G = X = 360 (Nu).	
C. A = T = 600 (Nu); G = X = 300 (Nu).	D. A = T = 300 (Nu); G = X = 600 (Nu).
Câu 43: Ở cà độc dược A: qui định quả tròn, a: qui định quả dài. Lấy hạt phấn cây quả tròn có kiểu gen Aaa thụ phấn cho cây quả tròn có kiểu gen Aa. (không bị đột biến và giảm phân bình thường). Tỉ lệ kiểu hình ở đời con có thể là: 
A. 17 tròn : 1 dài. 	B. 2 tròn : 1 dài. 	C. 5 tròn : 1 dài. 	D. 1 tròn : 1 dài. 
Câu 44: Ngày nay vẫn tồn tại các nhóm sinh vật có tổ chức thấp bên cạnh các nhóm có tổ chức cao vì:
A. Hướng tiến hoá cơ bản nhất của sinh giới ngày càng đa dạng và phong phú về kiểu gen.
B. Hướng tiến hoá cơ bản nhất của sinh giới là ngày càng đa dạng và phong phú về kiểu hình.
C. Hướng tiến hoá cơ bản nhất của sinh giới là tổ chức ngày càng cao.
D. Hướng tiến hoá cơ bản nhất của sinh giới là thích nghi ngày càng hợp lí.
Câu 45: Một quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền có 64% kiểu hình màu đỏ, số còn lại có kiểu hình màu vàng (biết đỏ là trội hoàn toàn so với vàng). Do điều kiện sống thay đổi có 25% số cá thể của quần thể nầy chuyển sang một quần thể khác có 75% số cá thể màu đỏ đang ở trạng thái cân bằng. Số cá thể màu vàng ở quần thể mới là:
A. 29,25%. 	B. 38,80%. 	C. 27,04%. 	D. 42,25%.
Câu 46: Các cá thể đều có các cặp gen cùng nằm trên một cặp NST tương đồng. Cho P thuần chủng tương phản lai với nhau thu được F1 100% cây thân cao, quả tròn, vị ngọt. Cho F1 tự thụ thu được F2 phân li theo tỉ lệ: 68,0625% Cao, tròn, ngọt : 18,0625% Thấp, bầu dục, chua : 6,9375% Cao, bầu dục, chua : 6,9375% Thấp tròn ngọt. (Mọi diễn biến NST của cây F1 trong giảm phân đều giống nhau). Kiểu gen của cây F1 có thể là: 
A. x hoặc x .	 B. x hoặc x .
C. x hoặc x .	D. x hoặc x .	
Câu 47: Trong một quần thể thực vật (2n) xét 1 gen gồm 2 alen nằm trên NST thường. A: qui định hoa tím là trội hoàn toàn so với a: qui định hoa trắng. Ở trạng thái cân bằng cây hoa trắng chiếm 16%. Đem toàn bộ cây hoa tím trong quần thể nầy tự thụ phấn. Hỏi tỉ lệ kiểu hình sau một thế hệ là:
A. 45 tím : 4 trắng. 	B. 24 tím : 4 trắng. 	C. 94 tím : 4 trắng. D. 36 tím : 4 trắng. 
Câu 48: Thành phần nào của nuclêôtit bị tách ra khỏi chuỗi polynuclêôtit mà không làm đứt mạch polynuclêôtit của ADN?
A. Đường đêôxyribôzơ.	B. Gốc phôtphat.	
C. Bazơ nitơ.	D. Đường đêôxyribôzơ và bazơ nitơ.
Câu 49: Ở một loài thực vật xét 2 cặp gen cùng nằm trên 1 cặp NST thường. A: trội hoàn toàn so với a. B: trội hoàn toàn so với b. Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ kiểu hình: 1 : 2 : 1.
1/ x . 	2/ x .	3/ x .
4/ (f = 30%) x .	5/ (f = 40%) x .	6/ (f = 50%) x .
Phương án đúng là:
A. 2, 3, 4, 5. 	B. 3, 4, 5, 6, . 	C. 1, 4, 6. 	D. 2, 3, 4, 5. 6. 
Câu 50: F1 có kiểu gen khi giảm phân xảy ra trao đổi chéo cả 2 giới. Cho F1 tự thụ ở F2 tổng số kiểu gen dị hợp là:
A. 84. 	B. 64. 	C. 36. 	D. 96. 
 B. Theo chương trình nâng cao: (10 câu, từ câu 51 đến câu 60)
Câu 51: Hệ sinh thái nhân tạo khác với hệ sinh thái tự nhiên ở các đặc điểm:
A. Hệ sinh thái nhân tạo có thành phần loài ít nên tính ổn định thấp, dễ bị dịch bệnh, các cá thể sinh trưởng nhanh, năng suất sinh học cao
B. Hệ sinh thái nhân tạo có thành phần loài ít nên tính ổn định thấp, được con người chăm sóc nên ít bị dịch bệnh
C. Hệ sinh thái nhân tạo có thành phần loài ít nên tính ổn định cao, năng suất sinh học cao
D. Hệ sinh thái nhân tạo nhờ được áp dụng các biện pháp canh tác và kĩ thuật hiện đại nên các cá thể sinh trưởng nhanh, năng suất sinh học cao, tính ổn định cao 
Câu 52: Một loài côn trùng có ngưỡng nhiệt phát triển là 60C. Loài nầy có chu kì sống là 45 ngày đêm ở nhiệt độ trung bình là 140C. Nếu ở một thành phố khác có nhiệt độ trung bình là 260C. Số thế hệ của loài nầy trong một năm là:
A. 8 thế hệ. 	B. 20 thế hệ. 	C. 16 thế hệ. 	D. 18 thế hệ.
Câu 53: Một gen có tỉ lệ A + T/G + X = 7/3. Khi gen tái bản tổng hợp được 2 mạch mới, enzim pôlimeraza đã làm đứt 3450 liên kết hidrô. Nếu thời gian tái bản xảy ra trong 7,5 giây thì số Nu trung bình bổ sung vào 2 mạch khuôn trong mỗi giây là
A. 400 (Nu)/ 1s	 B. 200 (Nu)/ 1s	 C. 300 (Nu)/ 1s	 D. 100 (Nu)/ 1s
Câu 54: Xét 1 quần thể có 3 alen nằm trên NST thường và tuân theo qui luật trội lặn hoàn toàn như sau: A: hạt nâu > a: hạt tím > a1: hạt vàng. Cho cá thể có kiểu gen Aaa1 tự thụ. Hỏi tỉ lệ kiểu hình ở đời con là:
A. 13 nâu : 4 tím : 1 vàng. 	B. 10 nâu : 5 tím : 3 vàng. 	
C. 15 nâu : 2 tím : 1 vàng. 	D. 12 nâu : 3 tím : 3 vàng. 
Câu 55: Cho biết thân cao (do gen A) trội so với thân thấp (a); quả đỏ (B) trội so với quả vàng (b). Bố và mẹ dị hợp tử cả 2 cặp gen giao phấn với nhau thu được F1 có tỉ lệ phân tính: 1 cao, vàng : 2 cao, đỏ : 1 thấp, đỏ. Kết luận đúng là?
A. P một bên là dị hợp tử chéo liên kết hoàn toàn, còn bên kia dị hợp tử chéo liên kết hoàn toàn hoặc dị hợp tử đều hoán vị gen với tần số bất kỳ.
B. Hai cặp gen liên kết hoàn toàn, P dị hợp tử chéo.
C. P dị hợp tử chéo, hai cặp gen liên kết hoàn toàn hoặc có hoán vị gen ở 1 giới tính.
D. P một bên là dị hợp tử chéo liên kết hoàn toàn, còn bên kia dị hợp tử chéo hoặc dị hợp tử đều và liên kết hoàn toàn hoặc hoán vị gen với tần số bất kỳ.
Câu 56: Ở lợn các gen tác động cộng gộp lên khối lượng cơ thể (một gen gồm hai alen), mỗi cặp alen chứa gen trội đều có tác dụng tăng trọng như nhau và đều tăng trọng gấp ba lần cặp alen lặn. Lai giống lợn ỉ thuần chủng có khối lượng 60kg với lợn landrat thuần chủng có khối lượng 100kg. Thu được con lai F1 có khối lượng 120kg. Cho rằng 4 cặp gen nằm trên các cặp NST khác nhau tham gia hình thành tính trạng nói trên và con lai F1 chứa 4 cặp gen dị hợp tử. Hỏi kiểu gen đồng hợp tử lặn về cả 4 cặp tính trạng nói trên có khối lượng là bao nhiêu kg?
A. 20kg. 	B. 80kg. 	C. 60kg. 	D. 40kg.
Câu 57: Cho cây có quả tròn, màu xanh lai với cây có quả dài, màu trắng thu được F1 đồng loạt các cây có quả tròn, màu trắng. Cho F1 tự thụ phấn F2 thu được 1100 cây gồm 4 loại kiểu hình, trong số đó có 231 cây cho quả dài, màu trắng. (biết mỗi gen qui định một tính trạng và mọi diễn biến NST của các cây F1 đều giống nhau trong giảm phân). Kiểu gen nào sau đây ở F2 cho kết quả không chính xác? 
A. = 18%.	B. = 12%.	C. = 18%.	D. = 12%.
Câu 58: Ở một loài thực vật, mỗi tính trạng do một cặp gen qui định. Cho cây thân cao, hạt tròn, chín sớm giao phấn với cây thân thấp, hạt dài, chín muộn. F1 thu được 100% cây thân cao, hạt tròn, chín sớm. Cho F1 tự thụ phấn F2 thu được tỉ lệ kiểu hình như sau: 9 cây thân cao, hạt tròn, chín sớm : 3 cây thân cao, hạt dài, chín muộn : 3 cây thân thấp, hạt tròn, chín sớm : 1 cây thân thấp, hạt dài, chín muộn. (không có tác động của đột biến và chọn lọc tự nhiên). Kiểu gen của cây F1 là: 
A. x hoặc Aa x Aa .	 B. x hoặc Aa x Aa .	
C. x hoặc Aa x Aa .	D. x hoặc Aa x Aa .
Câu 59: Một quần xã có một lưới thức ăn như sau:
	Cỏ	Châu chấu	Ếch	Chuột 
	Gà	Rắn
	Lúa	Sâu	Chim
Hỏi Quần xã trên có bao nhiêu chuổi thức ăn và gà là bậc dinh dưỡng thứ mấy?
A. 6 chuổi và bậc 1, 2.	B. 7 chuổi và bậc 1, 2.	C. 6 chuổi và bậc 2, 3. D. 7 chuổi và bậc 2, 3.
Câu 60: Cho Ruồi giấm thuần chủng mắt đỏ, cánh nguyên giao phối với ruồi mắt trắng cánh xẻ thu được F1 100% ruồi mắt đỏ, cánh nguyên. Tiếp tục cho F1 giao phối với nhau F2 thu được: 282 ruồi mắt đỏ, cánh nguyên : 62 ruồi mắt trắng, cánh xẻ : 18 ruồi mắt trắng, cánh nguyên : 18 ruồi mắt đỏ, cánh xẻ. Cho biết 1 gen qui định 1 tính trạng, các gen nằm trên NST giới tính X và có một số hợp tử qui định ruồi mắt trắng cánh xẻ bị chết. Hỏi số ruồi đực mắt đỏ, cánh nguyên là bao nhiêu con?
A. 36. 	B. 62. 	C. 82. 	D. 96. 

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_THU_DH.doc