Đề thi thử chất lượng cao lần III năm học 2015 - 2016 môn: Hóa học 11 thời gian làm bài: 90 phút; (50 câu trắc nghiệm)

docx 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1102Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử chất lượng cao lần III năm học 2015 - 2016 môn: Hóa học 11 thời gian làm bài: 90 phút; (50 câu trắc nghiệm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử chất lượng cao lần III năm học 2015 - 2016 môn: Hóa học 11 thời gian làm bài: 90 phút; (50 câu trắc nghiệm)
SỞ GD & ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT LƯƠNG TÀI 2
ĐỀ THI THỬ CHẤT LƯỢNG CAO LẦN III 
NĂM HỌC 2015-2016
MÔN: HÓA HỌC 11
Thời gian làm bài: 90 phút; (50 câu trắc nghiệm)
Ngày thi: 13 tháng 03 năm 2016
Mã đề thi 132
Họ, tên thí sinh:..................................................................... SBD: .............................
Cho biết khối lượng nguyên tử (theo đvC) của các nguyên tố:H = 1; C = 12; N = 14; O = 16;
Na = 23; Mg = 24; Al = 27; Si =28; P =31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39;Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Ni = 59; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; I = 127; Ba = 137; Sn = 118,7;
(Thí sinh không được sử dụng Bảng hệ thống tuần hoàn)
Câu 1.Dung dịch HCl 0,01M có pH là
A. 1. 	B. 2. 	C. 12. 	D. 13. 
Câu2. Dãy các ion cùng tồn tại trong một dung dịch là
	A.Ca2+, NO3-, Cl-	B. Na+, OH-, HCO3-	C. Ca2+, Na+, CO32-	D. PO43-, Cl-, Ba2+
Câu 3.Để trung hòa 250ml dung dịch HCl 2M cần 100ml dung dịch Ba(OH)2 xM. Giá trị của x là
A. 1. 	B. 2. 	C. 1,5. 	D. 2,5. 
Câu 4: Phương trình ion thu gọn: H+ + OH- → H2O là của phương trình hóa học nào dưới đây 
	A. 2KOH + FeCl2 → Fe(OH)2 + 2KCl.	
B. NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O.
	C. NaOH + NH4Cl → NaCl + NH3 + H2O.	
D. KOH + HNO3 → KNO3 + H2O.
Câu 5: Hoàtanhoàntoàn1,02gamAl2O3 trong dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được khối lượng muối là 
	A. 3,42 gam.	B. 5,13gam.	C. 6,84 gam.	D. 5,81 gam.
Câu 6: Cho 0,1 mol H3PO4 tác dụng với 0,15 mol NaOH thu được dung dịch chứa chất tan là
A. H3PO4, NaH2PO4.	B. NaH2PO4, Na2HPO4.	
C. Na2HPO4, Na3PO4.	D. Na3PO4, NaOH.
Câu 7: Cho phản ứng:N2 (k) +3H2 (k) 2NH3 (k)< 0 Để tăng hiệu suất phản ứng cần
	A. Tăng nhiệt độ và giảm áp suất	B. Tăng nhiệt độ và áp suất
C. Giảm nhiệt độ và tăng áp suất	D. Giảm nhiệt độ và áp suất
Câu 8. Kim loại nào sau đây không tác dụng được với dung dịch HNO3 đặc, nguội
	A. Al	B. Ag	C. Zn	D. Cu
Câu 9Trong phòng thí nghiệm N2 tinh khiết được điều chế từ:
A. Không khí 	B. NH3 và O2	C. NH4NO2	D. Zn và HNO3
Câu 10:Cho m gamCu phảnứnghoàntoàn vớidungdịch HNO3loãng(dư),thuđược4,48lítkhíNO (đktc,sảnphẩm khửduynhất).Giátrị củamlà
	A.6,4 gam	B.19,2.gam	C.12,8gam	D. 16. gam
Câu 11Cho phản ứng: 	a Al +b HNO3®c Al(NO3)3+ d N2O+e H2O. các hệ số a,b,c,d,e là số nguyên. Xác định tổng: (a+b):
A. 38 B. 36	C. 40 	D. 30
Câu 12: Dung dịch axit photphoric phân li ra các ion ( không kể H+ và OH- của nước)
	A. H+, H2PO4-, HPO42-, PO43-	B. H+, HPO42-, PO43-
	C. H+, PO43- ,	D. H+, H2PO4-, PO43-
Câu 13: Phân bón nào sau đây có hàm lượng nitơ cao nhất:
	A. (NH2)2CO 	B. NH4Cl    	C. (NH4)2SO4	D.NH4NO3	
Câu14Cho các chất sau: NO, NO2, NH3, N2O, HNO3. Số oxi hóa của nguyên tố N lần lượt là
A. +3, +4, -3, +1, +5	B. +2, +4, +3, +5, +1
C. +2, +5, -3, +1, +5	D. +2, +4, -3, +1, +5
Câu 15:Cho các chất: Fe, Fe3O4, Fe2O3, Fe(OH)2, Fe(OH)3, FeCO3, FeS, FeS2, FeCl2, Fe(NO3)3, FeSO4 lần lượt tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, đun nóng. Số phản ứng thuộc loại oxi hóa khử là:
A. 8	B. 9	C. 7	D. 10
Câu 16: Dẫn hỗn hợp khí gồm CO2, O2, N2 và H2 qua dung dịch NaOH. Khí bị hấp thụ là
	A. H2	B. CO2	C. N2	D. O2
Câu 17: 7,84 gam một anken A làm mất màu 40 gam dung dịch Brom 44,8%. Công thức phân tử của A là
A. C5H10	B. C3H6	C. C4H8	D. C2H4
Câu 18. Để đề phòng bị nhiểm độc khí CO người ta sử dụng mặt nạ với chất hấp phụ nào sau đây
	A. CuO	B. Than hoạt tính 	C. CuO, Al2O3	D. CuO, MgO
Câu 19.Cho luồng khí CO dư đi qua hỗn hợp CuO, FeO, Fe3O4, Al2O3 và MgO nung nóng, sau phản ứng hoàn toàn chất rắn thu được là:
	A. Al và Cu 	B. Cu, Al và Mg 	
C. Cu, Fe, Al2O3 và MgO 	D. Cu, Fe, Al và MgO
Câu 20. Cho dãy các chất: NH4Cl, NaOH, C12H22O11 (saccarozơ), CH3COOH. Số chất điện li là
	A. 1 	B. 2	C. 3 D. 4
Câu 21:DungdịchnàosauđâycópH>7? 
	A.dung dịchCH3COONa.	B.dung dịchNaCl.	
C.dung dịch NH4Cl.	D.dung dịchAl2(SO4)3
Câu 22: Phát biểu không đúng là
A. Hợp chất hữu cơ nhất thiết phải chứa cacbon.	
B. Metan và etan cùng thuộc một dãy đồng đẳng.
C. Liên kết chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hóa trị.
D.Trong phân tử propen (CH2=CH-CH3) có chứa 7 liên kết s.
Câu 23:Dẫn V lít khí CO (đktc) qua ống sứ nung nóng đựng lượng dư CuO. Sau khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng chất rắn giảm 4 gam. Giá trị của V là	
A.3,36.	B. 2,24.	C. 4,48.	D. 5,60.
Câu 24: Chất X có công thức : . Tên thay thế của X là
	A. 2-metylbut-3-in	B. 2-metylbut-3-en	
C. 3-metylbut-1-in	D.3-metylbut-1en
Câu 25: Chất có đồng phân hình học là 
A. CH2=CH-CH2-CH3.	B. CHCl=CHCl.	
C. CH3C(CH3)=CH-CH3.	D. CH2=CH-CH=CH2.
Câu 26Sản phẩm chính của phản ứng dưới đây là: CH2=CH-CH3 + HCl 
A. CH3CHCl-CH3	B. CH3CH2CH2Cl	
C. CH2ClCH2CH3	D. ClCH2CH2CH3
Câu 27. Thêm từ từ 300 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch chứa Na2CO3 1,5M và NaHCO3 2M , thu được V lít khí CO2. Giá trị của V là
	A. 3,36 lit	B. 1,12 lit	C. 2,24 lit	D. 4,48 lit
Câu 28Để phân biệt etilen và etan người ta dùng
A.Dung dịch Br2 trong CCl4 	B. Dung dịch quì tím
C. Dung dịch NaOH	D.Dung dịch AgNO3 / NH3
Câu 29:Chọn khái niệm đúng về anken :
A. Những hiđrocacbon có 1 liên kết đôi trong phân tử là anken.
B. Những hiđrocacbon mạch hở có 1 liên kết đôi trong phân tử là anken.
C. Anken là những hiđrocacbon có liên kết ba trong phân tử.
D. Anken là những hiđrocacbon mạch hở có liên kết ba trong phân tử.
Câu 30: Geraniol có trong tinh dầu hoa hồng là một đơn hương quý dùng trong công nghiệp hương liệu và thực phẩm. Khi phân tích định lượng geraniol người ta thu được 77,92%C, 11,7% H về khối lượng và còn lại là oxi. Biết khối lượng phân tử của nó bằng 154đvC. Công thức của geraniol là:
A. C20H30O.	B. C18H30O.	C. C10H18O.	D. C10H20O.
Câu 31: Hợp chất C5H10 mạch hở có bao nhiêu đồng phân cấu tạo ?	
A. 4.	B. 5.	C. 6.	D. 10.
Câu 32 Đốt cháy hoàn toàn 8,96 lít hỗn hợp A (đktc) gồm CH4, C2H6, C4H10 và C2H4, thu được 13,44 lít khí CO2 (đktc) và 16,2gam H2O. Thể tích của C2H4 (đktc) trong hỗn hợp A là
A. 5,60 lit	B.1,12lit	C.7,84lit	D. 2,24 lit
Câu 33: Cặp chất nào sau đây khi trộn với nhau thu được hỗn hợp các kết tủa:
A. SO2 và dung dịch NaOH	
B. dung dịch AgNO3 và dung dịch CaCl2	
C. dung dịch K2S và dung dịch H2SO4	
D. dung dịch Ba(OH)2 và dung dịch MgSO4
Câu 34. Cho V lít khí CO2 (đktc) hấp thụ hết vào 600 ml dung dịch Ca(OH)2 0,2 M thì thu được 10 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là
	A. 3,136 lit	B. 1,12 lit	C.2,24 lit	D. 4,48 lit
Câu 35 Cho các chất : etan, propan, butan, pentan, nhóm ankan nào có đồng phân khi tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ mol 1 :1 tạo ra dẫn xuất monoclorua duy nhất ?
A. etan, propan	B. butan, pentan	C. propan, pentan	D. etan, pentan
Câu 36: Đốt cháy hoàn toàn 11,8 gam hỗn hợp hai ankan kế tiếp nhau cần vừa đủ 30,24 lít oxi (đktc).Hai ankan là
A. CH4 và C2H6.	B. C2H6 và C3H8.	C. C3H8 và C4H10.	D. C2H6 và C4H10.
Câu 37: Tiến hành các thí nghiệm sau: 
	(1) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư.
	(2) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Ca(HCO3)2; 
	(3) Sục khí CO2 vào dung dịch KOH dư
	(4) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch Ba(OH)2
Sau khi các phản ứng kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa?
	A. 3.	B. 4.	C. 2	D.1.
Câu 38: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít (đktc) CO2 vào 100 ml dung dịch X gồm NaOH 0,5M ,K2CO3 1M và Na2CO3 1M thu được dung dịch Y . Cho CaCl2 dư vào Y thu được bao nhiêu gam kết tủa
A. 12gam.	B. 25 gam.	C. 15,0 gam.	D. 30,0 gam.
Câu 39: Cho 5,76 gam Cu vào 500 ml dung dịch NaNO3 0,3 M, sau đó thêm 500 ml dung dịch HCl 0,6 M thu được khí NO và dung dịch A. Thể tích khí NO (đktc) là 
	A. 1,680 lít.	B. 0,896 lít.	C. 1,344 lít.	D. 2,016 lít.
Câu 40: Cho các cặp dung dịch phản ứng với nhau: 
	(1) Na2CO3 + H2SO4	(2) K2CO3 + FeCl3
	(3) Na2CO3 + CaCl2	(4) NaHCO3 + Ba(OH)2 	
	(5) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2	(6) Na2S + FeCl2	. 
Số cặp chất phản ứng có tạo kết tủa là:
	A. 5	B. 3	C. 2	D. 4
Câu41Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa 0,15 mol NaOH và 0,1 mol Ba(OH)2, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là?
	A. 14,775.	B. 9,850.	C. 29,550.	D. 19,700.
Câu 42: Nung 2,23gam hỗn hợp X gồm các kim loại là Fe, Al , Zn , Mg trong oxi được 2,71 gam chất rắn Y. Cho Y hoà tan hoàn toàn trong dung dich HNO3 loãng dư thu được 0,672 lít khí NO là sphẩm khử duy nhất.Số mol HNO3 đã dùng ?
 A.0,14 	B.0,18	C.0,16 	D.0,12
Câu 43: Cho hỗn hợp X gồm propilen và but-2-en phản ứng hết với HBr. Sau phản ứng số chất hữu cơ chứa brom là
A. 4	B. 3	C. 1	D. 2
Câu 44:Hòa tan hoàn toàn 25,6 gam Cu trong dung dịch HNO3 dư, thu được hỗn hợp khí X gồm NO2 và NO (không còn sản phẩm khử khác). Trộn X với V lít O2 (đktc) thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y tác dụng với H2O, thu được dung dịch Z, còn lại 0,2V lít O2 (đktc). Giá trị của V là
	A. 0,448.	B. 0,896.	C. 0,56.	D. 0,784.
Câu 45: Cho hỗn hợp khí X gồm hai anken có cùng thể tích, lội chậm qua bình đựng dung dịch Br2 dư, thấy khối lượng bình tăng 12,6 gam và có 48 gam Br2 phản ứng. Số cặp chất thỏa mãn các điều kiện trên của X là:
	A. 2.	B. 3.	C. 1.	D. 4.
Câu 46: Hòa tan hoàn toàn m gam Fe bằng dung dịch HNO3 thu được dung dịch X và 0,672 lít NO (đktc). Thêm dung dịch chứa 0,05 mol HCl vào dung dịch X thì thấy khí NO tiếp tục thoát ra và thu được dung dịch Y. Để phản ứng hết với các chất trong dung dịch Y cần vừa đủ 100ml mol NaOH 1,3M. Dung dịch Y hòa tan tối đa bao nhiêu gam Cu (biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5) ? 
A. 1,52.	B. 2,88.	C. 1,6.	D. 2,24.
Câu 47: Có 4 dung dịch riêng biệt: H2SO4 1M; KNO3 2M; HNO3 4M , HCl 0,5M được đánh số ngẫu nhiên là (1), (2), (3) (4). Lấy cùng thể tích 2 dung dịch ngẫu nhiên là 5ml rồi tác dụng với Cu dư. Thu được kết quả thí nghiêm khí NO như sau (NO sản phẩm khử duy nhất, thể tích khí đo cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất)
+ (2)
(1) + (3)
(1) + (4)
(4) + (2)
(4) + (3)
V NO (lít)
4V
V
8V
V1
V2
Tỉ lệ V1 : V2 là 
A.3: 4.	B. 4 : 3.	C. 5 : 4.	D. 4 : 5.
Câu 48: Hòa tan hoàn toàn 11,6 gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu vào 87,5 gam HNO3 50,4%, sau khi kim loại tan hết thu được dung dịch X . Cho 500ml dung dịch KOH 1M vào dung dịch X thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Lọc lấy Y rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 16,0 gam chất rắn. Cô cạn dung dịch Z được chất rắn T. Nung T đến khối lượng không đổi thu được 41,05 gam chất rắn. Nồng độ % của muối Fe(NO3)3 có trong dung dịch X gần nhất với giá trị nào dưới đây?
A. 14%.	B. 28%	.C. 37%.	D. 12%.
Câu 49: Hai ống nghiệm A và B chứa lần lượt dung dịch ZnSO4 và AlCl3, nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào 2 ống nghiệm riêng biệt trên thu được kết quả biểu diễn đồ thị bên dưới
n↓
0,4 nNaOH 
Tổng khối lượng kết tủa ở 2 thí nghiệm khi dùng x mol NaOH có giá trị là ?
A. 10,62.	B. 14,16.	C. 12,39.	D. 8,85.
Câu 50: Trộn 10,17 gam hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2 và Al với 4,64 gam FeCO3 được hỗn hợp Y. Cho Y vào lượng vừa đủ dung dịch chứa 0,56 mol KHSO4 được dung dịch Z chứa 83,41 gam muối sunfat trung hòa và m gam hỗn hợp khí T trong đó có chứa 0,01 mol H2. Thêm NaOH vào Z đến khi toàn bộ muối sắt chuyển hết thành hiđroxit và ngừng khí thoát ra thì cần vừa đủ 0,57 mol NaOH, lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 11,5 gam chất rắn.. Giá trị m là 
	A. 2,52.	B. 3,42.	C. 2,70.	D. 3,22.

Tài liệu đính kèm:

  • docxde 132.docx