ĐỀ THI THAM KHẢO HỌC KÌ II NĂM HỌC 2015 -2016 MÔN HÓA HỌC 9 Thời gian: 60’(Không kể thời gian phát đề) I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM( 3 điểm ) Học sinh chọn câu đúng nhất mỗi câu 0,25 điểm Câu 1: Nguyên liệu điều chế axetilen trong phòng thí nghiệm: A/ CaO B/Ca(OH)2 C/ CaCO3 D/ CaC2 Câu 2:Mục đích chính của crăckinh dầu nặng là: A/ Điều chế etilen B/ Điều chế metan C/ Tăng chất lượng xăng D/ Tăng lượng xăng thu được từ dầu mỏ Câu 3:Rượu etylic có phản ứng với Natri giải phóng khí hiđro ,bởi vì: A/ Phân tử rượu có nhóm OH B/ Phân tử rượu có nguyên tử hi đro và oxi C/ Phân tử rượu có chứa oxi D/ Phân tử rượu có chứa C, H, O Câu 4:Để đốt cháy hết 4g metan, ta cần bao nhiêu lít khí oxi (đktc) ? A/ 5,6 lít B/ 6,72 lít C/ 8,96 lít D/ 11,2 lít Câu 5: Cấu tạo của phân tử axetilen gồm: A/ 1 liên kết ba B/ 1 liên kết đơn C/ 4 liên kết đơn D/ 1 liên kết đôi Câu 6: Các chất có liên kết đôi có phản ứng đặc trưng nào? A/ Phản ứng cháy B/ Phản ứng phân hủy C/ Phản ứng thế D/ Phản ứng cộng Câu 7: Khi dẫn khí C2H2 vào ống nghiệm đựng dung dịch brom, quan sát ta thấy: A/ Dung dịch brom chuyển thành vàng đậm B/ Màu dung dịch brom không thay đổi C/ Màu dung dịch brom dần dần chuyển thành không màu D/ Dung dịch brom chuyển sang màu trắng Câu 8: Dựa vào dữ kiện nào trong số các dữ kiện sau đây có thể nói là một chất là vô cơ hay hữu cơ: A/ Độ tan trong nước B/ Màu sắc C/ Trạng thái ( rắn, lỏng, khí ) D/ Thành phần nguyên tố Câu 9: Hãy cho biết trong các cặp chất sau đây, cặp nào không thể tác dụng với nhau: A/ MgCO3 và HCl B/ CaCl2 và Na2CO3 C/ MgCO3 và H2SO4 D/ K2CO3 và NaCl Câu 10: Khi cho mẫu natri vào ống nghiệm đựng rượu etylic, ta thấy: A/ Không có hiện tượng gì xảy ra B/ Rượu etylic cháy có tỏa nhiệt C/ Có bọt khí thoát ra mẫu natri tan dần D/ Mẫu natri tan dần, dung dịch có màu hồng Câu 11: Cặp chất nào sau đây làm mất màu dung dịch brom ? A/ CH4 , C6H6 B/ C2H2 , C2H4 C/ CH4 , C2H2 D/ C6H6 , C2H2 Câu 12: Công thức cấu tạo sau đây là của etilen A/ CH CH B/ CH C – CH3 C/ CH3 – CH3 D/ CH2 = CH2 II/ PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1: (2 điểm)Hãy viết các phương trình hóa học thực hiện chuỗi chuyển đổi hóa học sau. (Ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có) C2H2 C2H4 C2H5OH CH3COOH (CH3COO)2 Ca (Nên ghi số thứ tự PU) Câu 2: (2 điểm) Có 3 lọ không nhãn đựng 3 chất khí là: CO2, CH4, C2H2 bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết từng chất trên.Viết phương trình hóa học minh họa ( nếu có). Câu 3: Bài toán (3 điểm) Để đốt cháy hoàn toàn 34,5g rượu etylic C2H5OH. a/ Tính thể tích khí CO2 sinh ra (đktc). b/ Tính thể tích không khí (đktc) cần dùng cho phản ứng trên,biết oxi chiếm 20% thể tích không khí. c/ Dẫn khí CO2 thoát ra đi qua dung dịch Ca(OH)2 .Tính khối lượng kết tủa tạo thành. C: 12 H: 1 Ca: 40 O: 16 Hết HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN HÓA HỌC HỌC KÌ II LỚP 9 –Năm học 2015-2016 I/PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm ) Mỗi câu đúng 0,25 điểm CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 CHỌN D D A D A D C D D C B D II/ PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1: Lập mỗi phương trình hoá học đúng ( 0,5 đ) 1/ C2H2 + H2 C2H4 2/ C2H4 + H2O C2H5OH 3/ C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O 4/ 2CH3COOH + Ca(OH)2 (CH3COO)2Ca+ 2 H2O Câu 2:Đánh dấu mỗi lọ theo thứ tự 1,2,3 rồi lấy ở mỗi lọ một ít để làm mẫu thử: Chất cần nhận biết Thuốc thử sư dụng CH4 C2H2 CO2 Dung dịch brom Không phản ứng mất màu dung dịch brom (0,5) Không phản ứng Ca(OH)2 Còn lại (0,5) x Kết tủa trắng (0,5) CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O (0,25) C2H2 + 2Br2 C2H2Br4 (0,25) Câu 3: Phương trình hóa học: C2H5OH + 3O2 2CO2 + 3H2O (0,25 điểm) 1mol 3mol 2mol 3mol 0,75mol 2,25mol 1,5mol 2,25mol (0,5 điểm) Số mol của C2H5OH : (0,25 điểm) a/Thể tích khí CO2 sinh ra là : =n x 22,4 =1,5 x 22,4 = 33,6 lít (0,5 điểm) b/Thể tích khí O2 đã dùng là: =n x 22,4 =2,25 x 22,4 = 50,4 lít (0,25 điểm) Thể tích không khí cần dùng là: lít (0,5 điểm) c/Phương trình hóa học : CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O (0,25 điểm) 1mol 1mol 1,5mol 1,5mol (0,25 điểm) Khối lượng kết tủa tạo thành là:= n x M = 1,5 x 100 = 150gam (0,25 điểm) HIẾU NGHĨA, ngày 27 tháng 03 năm 2016 GVBM BÙI THỊ DIỄM THANH
Tài liệu đính kèm: