Đề thi tham khảo học kì II năm học 2015 - 2016 môn hóa học 8 thời gian : 60 phút (không kể thời gian phát đề)

doc 2 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 880Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tham khảo học kì II năm học 2015 - 2016 môn hóa học 8 thời gian : 60 phút (không kể thời gian phát đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi tham khảo học kì II năm học 2015 - 2016 môn hóa học 8 thời gian : 60 phút (không kể thời gian phát đề)
 ĐỀ THI THAM KHẢO HỌC KÌ II NĂM HỌC 2015-2016
 MÔN HÓA HỌC 8
 Thời gian :60’ (Không kể thời gian phát đề) 
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm ) Học sinh chọn câu đúng nhất mỗi câu 0,25 điểm
Câu 1: Cho phản ứng: .Phản ứng trên là:
A/ Phản ứng hóa hợp B/ Phản ứng thế 
C/ Phản ứng phân hủy D/ Phản ứng tỏa nhiệt
Câu 2: Dãy oxit nào có tất cả các oxit đều tác dụng với nước:
A/ SO3, SO2, CuO B/ ZnO, CuO, SO2 
C/ SO3, SO2, Na2O D/ SO2, FeO, ZnO 
Câu 3:Người ta thu khí O2 qua nước là do:
A/ Khí O2 nhẹ hơn nước 
B/ Khí O2 tan nhiều trong nước 
C/ Khí O2 ít tan trong nước 
D/ Khí O2 khó hóa lỏng
 Câu 4: Trong các chất dưới đây chất làm quỳ tím hóa đỏ là:
A/ Nước B/ Axit C/ Bazơ D/ Nước vôi
Câu 5: Qúa trình nào dưới đây không làm giảm lượng oxi trong không khí:
 A/ Sự gỉ của các đồ vật bằng sắt
 B/ Sự cháy của than, củi, bếp gaz
C/ Sự quang hợp của cây xanh
 D/ Sự hô hấp của động vật
 Câu 6: Khi thổi không khí vào nước nguyên chất, dung dịch thu được hơi nước có tính axit. Khí nào sau đây gây nên tính axit đó?
A/ Khí cacbonic B/ Khí hi đro 
C/ Khí ni tơ D/ Khí oxi
 Câu 7: Cho 48 g CuO tác dụng với khí hiđro đun nóng. Thể tích khí H2 (đktc) cần dùng cho phản ứng trên là:
A/ 11,2 lít B/ 13,44 lít 
C/ 13,88 lít D/ 14,22 lít
Câu 8: Tên gọi của SO3 là:
 A/ Lưu huỳnh oxit. B/ Lưu huỳnh tetra oxit.
 C/ Lưu huỳnh tri oxit D/ Lưu huỳnh đi oxit.
 Câu 9: Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của:
A/ Chất rắn và chất lỏng 
B/ Chất khí và chất lỏng 
C/ 2 chất 
D/ Chất tan và dung môi
 Câu 10: 25gam dung dịch nuối ăn, nồng độ 10% có chứa một lượng muối ăn là:
A/ 1,2g B/ 1,5g C/ 2,5g D/ 3,5g
Câu 11: Dãy chất nào gồm toàn loại bazơ :
A/ HCl, H2SO4, H3PO4 
B/ NaOH, KOH, Ca(OH)2
C/ NaCl, CuSO4, FeCl3 
 D/ KCl, NaOH, HNO3
Câu 12: Hỗn hợp khí hiđro và khí oxi nổ mạnh với tỷ lệ về thể tích hidro và oxi là:
 A/ 1:2 B/ 1:1 C/ 2:2 D/ 2:1
II/ PHẦN TỰ LUẬN (7 ĐIỂM)
 Câu 1/( 2 điểm) Có 3 bình đựng 3 chất gồm HCl, KOH, NaCl. Hãy trình bày phương pháp hóa học để nhận biết từng chất.
 Câu 2 (2 điểm) Hãy trình bày chuỗi phản ứng hóa học sau:
	1/ S SO2 H2SO3
	2/ Ca CaO Ca (OH)2 
 Câu 3 / Bài toán ( 3 điểm) 
 Cho 13,65g kali vào nước dư, thu được dung dịch KOH và khí H2. Hãy tính:
 a/ Thể tích khí H2 thu được ở đktc.
 b/ Khối lượng KOH thu được sau phản ứng.
 c/ Nếu một bạn học sinh đem nhúng mẫu quỳ tím vào dung dịch trên, theo em quỳ tím chuyển sang màu gì?
 Cho biết K: 39 O: 16 H: 1
 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN HÓA HỌC 
HỌC KÌ II LỚP 8 –Năm học 2015-2016
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm ) Mỗi câu đúng 0,25 điểm
CÂU
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
CHỌN
A
C
C
B
C
A
B
C
D
C
B
D
II/ PHẦN TỰ LUẬN: (7 ĐIỂM)
 Câu 1: Đánh dấu mỗi lọ theo thứ tự 1,2,3 rồi lấy ở mỗi lọ một ít để làm mẫu thử: (0,25 điểm)
 Chất nhận diện
Thuốc thử
HCl
KOH
NaCl
Quỳ tím
Hóa đỏ (0,75 diểm)
Hóa xanh (0,5 điểm)
Không đổi màu(0,5 điểm)
Câu 2: Lập mỗi phương trình hoá học đúng ( 0,5 đ)
 1/ S	 + O2 SO2 
 SO2 + H2O H2SO3
	 2/ 2Ca + O2 2CaO 
 CaO + H2O Ca(OH)2 
Câu 3: 
 Số mol của K: (0,5 điểm)
 Phương trình hóa học:
 2K + 2H2O 2KOH + H2 (0,5 điểm)
 2mol 2mol 2mol 1mol
 0,35mol 0,35mol 0,35mol 0,175mol (0,5 điểm)
 	a/Thể tích khí H2 thu được: =n x 22,4 =0,175 x 22,4 =3,92 lít (0,5 điểm)
 b/ Khối lượng KOH thu được sau phản ứng.
 m KOH =n x M =0,35 x 56 =19,6 gam (0,5 điểm)
 c/ Khi nhúng quỳ tím vào dung dịch KOH thì quỳ tím chuyển sang màu xanh. (0,5 điểm)
	 HIẾU NGHĨA, ngày 27 tháng 03 năm 2016
 GVBM
 BÙI THỊ DIỄM THANH

Tài liệu đính kèm:

  • docKT HOA 8 HKII-2015-2016.doc