Đề thi tham khảo học kì 2 môn: Vật lý 8 – Đề 1 thời gian: 60 phút

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1261Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tham khảo học kì 2 môn: Vật lý 8 – Đề 1 thời gian: 60 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi tham khảo học kì 2 môn: Vật lý 8 – Đề 1 thời gian: 60 phút
Phòng GD và ĐT Vũng Liêm	ĐỀ THI THAM KHẢO HỌC KÌ II
	Môn: Vật Lý 8 – Đề 1
 Thời gian: 60 phút
I. Trắc nghiệm (3 điểm). Đánh dấu (X) vào câu đúng nhất, mỗi câu 0,25 điểm.
1.Đơn vị nào sau đây là đơn vị của công suất?
a.J(Jun).	b.Oat(W).	c.Jun nhân giây(J.s) d.Kilogam(kg).
2.Câu nào sau đây là sai khi nói về nguyên tử, phân tử:
a.Chuyển động quanh vị trí cố định.	b.Chuyển động hỗn độn không ngừng.
c.Khuếch tán nhanh khi tăng nhiệt độ.	d.Giữa chúng có khoảng cách.
3.Bức xạ nhiệt là hình thức truyền nhiệt bằng:
a.Các dòng chất lỏng và khí.	b.Các dòng chất lỏng.
c.Các dòng chất khí.	d.Các tia nhiệt đi thẳng.
4.Có thể làm thay đổi nhiệt năng của miếng đồng bằng cách:
a.Cọ xát. 	 	b.Truyền nhiệt và thực hiện công.
c.Đập mạnh miếng đồng. 	 d.Phơi nắng.
5.Khi các nguyên tử, phân tử chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng:
a.Trọng lượng của vật.	b.Nhiệt độ của vật.
c.Khối lượng của vật.	d.Khối lượng riêng của vật.
6.Nhiệt truyền từ đống lửa đến người đứng gần đó để sưởi ấm chủ yếu bằng hình thức?
a.Bức xạ nhiệt.	b.Truyền nhiệt.	c.Dẫn nhiệt.	d.Đối lưu.
7. Để truyền cho 3kg nước tăng nhiệt độ từ 200 lên 500 ta cần bao nhiêu nhiệt lượng?
a.Q = 370kJ. 	b.Q = 37000J. 	c.Q = 378000J.	d.Q = 5700kJ.
8. Để tính nhiệt lượng vật thu vào để nóng lên ta sử dụng công thức nào sau đây?
a.Q = m.c.rt.	b.Q = m.c.(t2 – t1).	c.Q = m. c.(t1 – t2) .	d.Qtoa = Qthu.
9.Khi cung cấp nhiệt lượng 4200J cho 1kg chất này tăng thêm 10C thì chất này là:
a.Đồng.	b.Rượu.	c.Nước.	d.Nước đá.
10.Nhiệt dung riêng của một chất là 880J/kg.K, kim loại này là:
a.Nước.	b.Đồng.	c.Nhôm.	d.Thép.
11.Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật gọi là:
a.Nhiệt lượng.	b.Nhiệt năng.	c.Cơ năng. 	d.Bức xạ.
12.Thả một miếng đồng đã được nung nóng vào chậu nước, câu mô tả nào sai?
a.Nhiệt độ của nước tăng lên.	b.Nhiệt năng của miếng đồng giảm đi.
c.Nhiệt truyền từ chậu nước sang đồng.	d.Nhiệt lượng cả 2 bằng nhau.
II. Tự luận (7 điểm)
Câu 1: Trình bày các nguyên lí của quá trình truyền nhiệt?(1,5 điểm)
Câu 2: Mô tả một thí nghiệm chứng tỏ giữa các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên chất có khoảng cách và chuyển động hỗn độn không ngừng?(1 điểm)
Câu 3: Một máy bay trực thăng khi cất cánh thì động cơ tạo ra lực phát động F = 60000N. Sau 1,5 phút máy bay đạt độ cao 1200m. Tính công suất của máy bay?(2 điểm)
Câu 4: Một thỏi đồng 450g được nung nóng đến 1000C, rồi thả vào trong nhiệt lượng kế chứa 570g nước ở nhiệt độ 140C. Nhiệt độ cuối cùng của nước và đồng là 200C. 
Tính nhiệt dung riêng của đồng.(bỏ qua sự mất mát nhiệt trên bình nhiệt lượng kế). Biết cn = 4200J/kg.K.(2,5 điểm)
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ 1
I. Trắc nghiệm (3 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Chọn
b
a
d
b
b
a
c
b
c
b
b
c
II. Tự luận(7 điểm)
Câu 1: Nêu đúng mỗi nguyên lí 0,5 điểm.
Câu 2: Nêu đúng yêu cầu thí nghiệm đạt 1 điểm.
Câu 3: Công mà máy bay thực hiện:
 A = F.h = 60000.1200 = 72000000(J) đạt 1 điểm.
Công suất của máy bay lên thẳng:
 đạt 1 điểm.
Câu 4: Nhiệt lượng thu vào làm nước nóng lên:
 Qthu = m2. cn.rt = m2. cn.(t – t2) = 0,57.4200(20 – 14) = 14364(J) đạt 1 điểm.
Nhiệt lượng đồng tỏa ra:
 Qtoa = m1. ccu. rt = m1. ccu .(t1 – t) = 0,45.ccu.(100 – 20) = 36.ccu đạt 1 điểm.
Phương trình cân bằng nhiệt: Qthu = Qtoa
 14364 = 36.ccu ¦ccu = 399(J/kg.K) đạt 0,5 điểm.
Phòng GD và ĐT Vũng Liêm	ĐỀ THI THAM KHẢO HỌC KÌ II
	Môn: Vật Lý 8 – Đề 2
 Thời gian: 60 phút
I. Trắc nghiệm (3 điểm). Đánh dấu (X) vào câu đúng nhất, mỗi câu 0,25 điểm.
1.Một vật nặng 2kg rơi từ trên cây xuống với độ cao 5m. Công của trọng lực là?
a.100kg.	b.100(W).	c.100J. 	d.100J/s.
2.Khi nói về máy cơ đơn giản thì câu phát biểu nào sau đây đúng?
a.Không cho ta lợi về công.	b.Chỉ cho ta lợi về lực.
c.Chỉ cho ta lợi về công.	d.Chỉ cho ta lợi về đường đi.
3.Ngoài đơn vị là Oat(W) thì công suất còn được tính theo đơn vị nào sau đây?
a.Jun(J).	b.Paxcan(pa).	c.Jun trên giây(J/s).	d.Niuton nhân mét(N.m).
4.Phát biểu nào sau đây không đúng?
a.Động năng của vật phụ thuộc vào khối lượng vật. 
b.Vật ở càng cao cơ năng của vật càng lớn.
c.Vật có động năng không có khả năng sinh công.
d.Hòn bi nằm yên trên mặt đất thì không có cơ năng.
5.Bỏ đường vào trong nước dù không khuấy nhưng uống nước vẫn có vị ngọt, là vì:
a.Giữa các phân tử nước có khoảng cách và chúng chuyển động không ngừng.
b.Giữa các phân tử nước có khoảng cách.
c.Các phân tử cấu tạo nên chất chuyển động không ngừng.
d.Vì các phân tử nước khuyếch tán vào trong đường.
6.Dùng mảnh vải cọ xát thước nhựa nhiều lần thì thước nhựa sẽ:
a.Nóng lên và hút bụi.	b.Tăng nhiệt năng.	c.Bị trầy xướt.	d.Không hiện tượng gì.
7.Dùng đèn cồn đun nóng miệng một ống nghiệm trong có chứa nước, dưới đáy có một cục sáp. Khi nước ở phần trên ống nghiệm bắt đầu sôi thì hiện tượng nào xảy ra?
a.Cục sáp nóng và chảy ra.	
b.Nước trong ống nghiệm bắt đầu sôi theo.
c.Cục sáp không chảy ra vì chất lỏng dẫn nhiệt kém.
d.Nước trong ống nghiệm nóng và truyền xuống đáy làm sáp chảy ra.
8. Hiện tượng nào sau đây không phải do đối lưu:
a.Truyền nhiệt từ Mặt trời tới Trái đất.
b.Truyền nhiệt từ ngọn lửa đèn cồn làm nước sôi.
c.Đun nóng chất lỏng và chất khí phải nung từ dưới lên.
d.Khi đốt lửa thì ngọn lửa luôn hướng lên trên.
9.Để tính nh 	b.Qthu iệt lượng của một vật ta sử dụng công thức nào sau đây?
a.Q = m.c.rt. = m.c.(t2 – t1).	c.Qtoa = m. c.(t1 – t2) .	d.Qtoa = Qthu.
10.Khi cung cấp nhiệt lượng 380J cho 1kg chất này tăng thêm 10C thì chất này là:
a.Nhôm.	b.Rượu.	c.Đồng.	d.Nước đá.
11. Để truyền cho 1kg nước ở 200 sôi 1000C ta cần bao nhiêu nhiệt lượng?
a.Q = 3360kJ. 	b.Q = 336000J. 	c.Q = 33600J.	d.Q = 33600kJ.
12.Thả một cục nước đá vào cốc nước nóng thì nước trong cốc lạnh đi, câu mô tả nào sai?
a.Nhiệt truyền từ nước nóng sang cục nước đá.	b.Nhiệt độ của nước trong cốc giảm đi.
c.Nhiệt năng của cốc nước giảm xuống. d.Nhiệt truyền từ cục nước đá sang nước nóng.
II. Tự luận (7 điểm)
Câu 1: Nêu cách làm thay đổi nhiệt năng. So sánh sự giống và khác nhau giữa chúng.(1,5 điểm)
Câu 2: Giải thích tại sao khi nấu nước thì lớp nước ở dưới được đun nóng lại đi lên phía trên, còn lớp nước lạnh ở phía trên lại đi xuống dưới. Quá trình này gọi là gì?(1 điểm)
Câu 3: Một con ngựa kéo một cái xe đi đều với vận tốc 8km/h. Lực kéo của ngựa là 250N. Tính công suất của ngựa?(2 điểm) 
Câu 4: Người ta thả một miếng đồng khối lượng 600g ở nhiệt độ 1000C vào 2,5kg nước. Nhiệt độ khi cân bằng nhiệt là 300C. Hỏi nước nóng lên thêm bao nhiêu độ, nếu bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình đựng nước và môi trường bên ngoài.(2,5 điểm)
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ 2
I. Trắc nghiệm (3 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Chọn
c
a
c
c
a
b
c
a
a
c
b
d
II. Tự luận(7 điểm)
Câu 1: Nêu đúng 2 cách thực hiện công và truyền nhiệt đạt 1 điểm.
Giống(đạt 0,25 điểm): Đều làm tăng hoặc giảm nhiệt năng (trả lời tương đương).
Khác(đạt 0,25 điểm): + Thực hiện công có sự chuyển hóa năng lượng.
	 + Truyền nhiệt không có sự chuyển hóa năng lượng. 
Câu 2: Giải thích đúng hiện tượng đạt 0,5 điểm, nêu được là do quá trình đối lưu đạt 0,5 điểm.
Câu 3: Công mà ngựa thực hiện:
 A = F.s = 250.8000 = 2000000(J) đạt 1 điểm.
Công suất của ngựa khi kéo xe:
 đạt 1 điểm.
Câu 4: Nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra:
 Qtoa = m1. ccu. rt = m1. ccu .(t1 – t) = 0,6.380.(100 – 30) = 15960(J) đạt 1 điểm.
Nhiệt lượng nước thu vào để nóng lên:
 Qthu = m2. cn.rt = m2. cn.(t – t2) = 2,5.4200(30 – t2) = 315000 - 10500t2 đạt 1 điểm.
Phương trình cân bằng nhiệt: Qthu = Qtoa
 15960 = 315000 - 10500t2 ¦ t2 = 28,5(0C) đạt 0,5 điểm.
Người soạn
Phạm Thị Thảo Đang
Duyệt của tổ chuyên môn
Duyệt của BGH

Tài liệu đính kèm:

  • docVAT LY8.doc