Đề thi olympic lớp 8 năm học 2015 - 2016 môn thi : Ngữ văn thời gian làm bài : 120 phút (không kể thời gian giao đề )

doc 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 2276Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi olympic lớp 8 năm học 2015 - 2016 môn thi : Ngữ văn thời gian làm bài : 120 phút (không kể thời gian giao đề )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi olympic lớp 8 năm học 2015 - 2016 môn thi : Ngữ văn thời gian làm bài : 120 phút (không kể thời gian giao đề )
phßng Gi¸o dôc & §µo t¹o
§Ò chÝnh thøc
Thanh oai
TRƯỜNG THCS BÍCH HÒA
§Ò thi olympic líp 8
N¨m häc 2015 - 2016
M«n thi : NGỮ VĂN 
Thêi gian lµm bµi : 120 phót 
(kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò )
Câu 1. (4 điểm):
	Người xưa nói " Thi trung hữu họa".
	Em hãy viết đoạn văn quy nạp làm sáng tỏ điều ấy qua bộ tranh tứ bình trong bài "Nhớ rừng" của Thế Lữ. 
Câu 2: (6 điểm) Đọc câu chuyện sau:
Cánh bướm hồng
 Bố kể cho con nghe hai câu chuyện của bố:
 Câu chuyện thứ nhất:
 Hồi nhỏ, có lần bố thấy con bướm trong bếp, đó không phải là lần đầu bố gặp một con bướm bay lạc vào nhà. Bố thường đơn giản là mở cửa kính để chúng dễ dàng bay ra ngoài. Nhưng con bướm này có màu đặc biệt mà bố chưa từng thấy bao giờ: một con bướm lớn với những chấm tròn màu hồng nhạt. Bố đã loay loay để bắt được nó và giữ chặt nó trong tay. Rồi bố lấy cái hộp bia cũ nhét đầy lá cây và cỏ rồi nhốt con bướm vào đó. Chắc con cũng đoán được điều xảy ra với con bướm phải không? Con bướm chết! Bố không giữ được con bướm bên mình!
Câu chuyện thứ hai:
 Bố nhớ ngày đầu tiên con tập đi xe đạp, bố đã tháo hai cái bánh xe nhỏ ở xe đạp của con ra nhưng con cứ nằng nặc muốn bố phải giữ tay lái và yên xe suốt chặng đường. Bố nói: "Bố thả ra một lát nhé!". Còn con hét ầm lên: "Đừng, đừng bố ơi, con sợ lắm!". Khi con hét lên như thế, bố thấy ấm lòng vì bố biết con vẫn cần bố, cần vòng tay ấp ủ, chở che của bố. 
Những ngày đông mưa rét, bố cất xe đạp của con đi. Đợi đến mùa xuân trời ấm áp bố lại lấy xuống giúp con trèo lên xe. Bố đẩy xe cho con. "Thả ra bố ơi!", con reo lên và hơi lạng qua lạng lại một chút trước khi có thể chạy thẳng được. Con cười hớn hở khi xe đạp chạy xa dần trên con đường trải nhựa, trong khi bố đứng sững lại nhìn theo con mãi. Lúc đó bố muốn chạy theo đuổi kịp con, giữ yên xe và tay lái để cảm thấy tóc con chạm vào má và cảm thấy hơi thở của con phả nhẹ lên mặt
 Nhưng bố vẫn gọi theo con : "Đạp mạnh lên con, giữ chắc tay lái". Rồi bố vỗ tay thật to để nói với con rằng : Con lái xe đạp rất tuyệt!
 Bố sẽ không tìm cách giữ lại con bướm hồng, bố sẽ không giữ chặt con bên mình. Cho dù bố mong muốn biết bao rằng con sẽ mãi mãi là con bé con loạng choạng trên cái xe đạp, má đỏ hồng và kêu lên: "Đừng thả ra bố ơi!". Nhưng rồi cũng có một ngày, bố phải thả tay để con tự đạp xe một mình. Để cho con mãi là một cánh bướm hồng bay mãi trên trên bầu trời xanh thăm thẳm
Viết bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em sau khi đọc câu chuyện trên.
Câu 3: (10 điểm)
Nhận xét về người nông dân trong văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng 8-1945 có ý kiến cho rằng: “Người nông dân tuy nghèo khổ, lam lũ, ít học nhưng không ít tấm lòng”.
Bằng hiểu biết của em về nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Đề thi gồm có 02 trang
( Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
HƯỚNG DẪN CHẤM HỌC SINH GIỎI
 NĂM HỌC 2015 - 2016
 Môn : Ngữ Văn - Lớp 8
Câu
Yêu cầu cần đạt
Điểm
Câu 1
(4 điểm)
*Yêu cầu về kĩ năng: học sinh trình bày thành đoạn văn quy nạp.
* Yêu cầu về kiến thức:
- "Thi trung hữu họa" - Trong thơ có tranh. Thế Lữ bằng chất liệu ngôn ngữ đã vẽ nên bộ tranh tứ bình về "chúa sơn lâm" khá hoàn hảo.
+ " Nào đâu ... trăng tan" : Cảnh đêm trăng trên dòng suối đại ngàn. Hổ no mồi say sưa ngắm cảnh đẹp huyền ảo.
+ " Đâu những ngày ... đổi mới": Cảnh mưa rung chuyển đại ngàn. Hổ lặng ngắm giang sơn đổi mới.
+" Đâu những bình minh ... tưng bừng" : bình minh tinh khôi, mới mẻ. Hổ vẫn ngủ "tưng bừng" khi mọi vật đã thức dậy.
+ " Đâu những chiều ... gay gắt": Hổ là mãnh thú uy nghi đợi màn đêm buông xuống, nó sẽ là chúa tể của muôn loài.
- Nghệ thuật: phối cảnh hài hòa, bố cục thẩm mĩ, đường nét thanh tao, gam màu chuẩn xác, kết hợp với các phép tu từ: điệp ngữ, ẩn dụ, nhân hóa, câu hỏi tu từ ... tạo nên bộ tranh bằng ngôn ngữ độc đáo, đặc sắc.
* Lưu ý: Trong trường hợp học sinh không viết thành đoạn văn quy nạp thì giám khảo trừ 0,5 điểm.
0,5đ
0,5 đ
0.5đ
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
1,0 đ
Câu 2 
(6 điểm)
Bài làm cần đáp ứng những yêu cầu sau:
 A. Về nội dung 
- Người bố khi còn nhỏ đã thấy một con bướm màu hồng đẹp lạc vào nhà bếp. Người bố đã rất muốn giữ con bướm màu hồng ấy nên đã nhốt con bướm vào trong một hộp bia cũ kĩ. Nhưng chính vì muốn giữ con bướm đẹp mà người bố đã giết chết nó và mãi mãi không có được nó. 
 Khi người bố có con, người bố dạy con đi xe đạp, người bố muốn đứa con mãi cần mình, bên mình. Nhưng người bố đã không vì thứ tình yêu ích kỉ đó mà giữ người con bên mình. Người bố đã để cho người con được trưởng thành, được tự lập.
- Rút ra bài học cuộc sống: 
+ Tình yêu ích kỉ chỉ đem lại cho người mình thương yêu sự đau khổ.
+ Tình yêu thương cũng giống như những hạt cát: càng nắm chặt sẽ càng trôi đi, biết mở rộng tấm lòng tình yêu sẽ lớn lên.
+ Tình yêu thương vô bờ bến của người cha. 
+ Xác định thái độ sống của bản thân: biết vượt lên trên tình yêu thương ích kỉ của mình để làm những gì thực sự là tốt cho người ta yêu thương. 
B. Về hình thức 
- Trình bày suy nghĩ bằng một đoạn văn hay bài văn ngắn.
- Văn viết mạch lạc, có cảm xúc.
4,0đ
1,0đ
1,0đ
2,0đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
2,0đ
1,0đ
1,0đ
Câu3
(10đ)
Học sinh có thể  làm theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo những yêu cầu sau
1. Về hình thức
- Bài làm  có bố cục rõ ràng, luận điểm đầy đủ chính xác
- Lời văn chuẩn xác, không sai lỗi chính tả, cảm xúc sâu sắc
2. Về nội dung.
                  Học sinh cần làm sáng tỏ hai luận  điểm cơ bản:
* Lão Hạc là người nông dân nghèo khổ lam lũ ít học.
- Cảnh ngộ của Lão Hạc thật bi thảm: Nhà nghèo, vợ chết, hai cha con lão sống lay lắt rau cháo qua ngày.
- Vì nghèo nên lão cũng không đủ tiền cưới vợ cho con nên khiến con trai lão phải bỏ đi làm ở đồn điền cao su.
- Chính vì nghèo khổ nên ông không có điều kiện học hành vì thế mà lão không biết chữ, mỗi lần con trai  viết thư về  lão lại phải  nhờ ông giáo đọc hộ và cả đến khi muốn giữ mảnh vườn cũng lại nhờ ông giáo viết văn tự hộ.
- Sự túng quẫn ngày càng đe dọa lão nên sau trận ốm kéo dài, không có việc, rồi bão ập đến phá sạch hoa màukhông lấy tiền đâu để nuôi con Vàng nên lão đã phải dằn lòng quyết định bán cậu Vàng – kỉ vật mà đứa con trai lão để lại.
- Lão sống đã khổ chết cũng khổ.
Hs lấy dẫn chứng phân tích, chứng minh
* Lão Hạc là người nông dân giàu có ở tấm lòng yêu con và lòng nhân hậu.
- Lão Hạc cả đời yêu con một cách thầm lặng, chả thế mà từ ngày vợ chết lão ở vậy nuôi con đến khi trưởng thành. Lão chắt chiu dè sẻn để có tiền lo cưới vợ cho con ấy vậy mà cả đời dành dụm cũng không đủ vì thế mà khi chứng kiến nỗi buồn nỗi đau của con lão luôn day dứt đau khổ.
HS lấy dẫn chứng chứng minh
- Yêu và thương con nên khi xa con tình yêu con của lão được thể hiện gián tiếp qua việc chăm sóc con chó- kỉ vật mà đứa con để lại. Lão vô cùng đau đớn dằn vặt khi bán con chó vàng. Qua đó thấy được tấm lòng nhân hậu của lão.
HS lấy dẫn chứng chứng minh
- Thương con lão chọn cho mình một cách hi sinh, đặc biệt là hi sinh cả mạng sống của mình cho con.
HS lấy dẫn chứng chứng minh
            Qua cuộc  đời khốn khổ và phẩm chất cao quý của lão Hạc nhà văn đã thể hiện tấm lòng yêu thương trân trọng đối với người nông dân.
* Nghệ thuật
- Truyện được kể ở ngôi thứ nhất người kể chuyện là ông Giáo làm câu chuyện dẫn dắt tự nhiên sinh động hấp dẫn
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm.
3. Cách cho điểm.
- Từ 9-10 điểm với bài viết có đủ nội dung, bài viết mạch lạc và cảm xúc sâu sắc.
- Từ 7-8 điểm cho bài còn thiếu một số ý song cảm xúc chưa sâu.
- Từ 5-6 điểm cho bài tỏ ra hiểu đề song còn chưa trọn vẹn về nội dung, còn mắc nhiều lỗi chính tả
- Từ 1-3 điểm cho bài viết yếu.
Bích Hòa, ngày 18 tháng 1 năm 2016
	Người lập đề 
 Nguyễn Thị Điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_HSG_Van_8_nam_hoc_20152016_co_dap_an.doc