Đề thi minh họa - Kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 môn: Sinh học

pdf 11 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1089Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi minh họa - Kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 môn: Sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi minh họa - Kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 môn: Sinh học
ĐỀ THI MINH HỌA - KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015 
Môn: Sinh học 
Đề thi gồm 50 câu; Thời gian làm bài: 90 phút 
Chủ đề 1: Cơ chế di truyền và biến dị 
Câu 1( NB): Theo Mônô và Jacôp, các thành phần cấu tạo của Operôn Lac gồm: 
A. gen điều hoà, nhóm gen cấu trúc, vùng khởi động (P). 
B. vùng vận hành (O), nhóm gen cấu trúc, vùng khởi động (P). 
C. gen điều hoà, nhóm gen cấu trúc, vùng vận hành (O). 
D. gen điều hoà, nhóm gen cấu trúc, vùng vận hành (O), vùng khởi động (P). 
Câu 2(TH): Khi nó về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân thực, trong điều kiện không có đột biến xảy ra, phát 
biểu nào sau đây là không đúng? 
A. Trong phiên mã, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit trên mạch 
mã gốc ở vùng mã hoá của gen. 
B. Trong tái bản ADN, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit trên mỗi mạch đơn. 
C. Trong dịch mã, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit trên phân tư mARN. 
D. Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị tái bản. 
Câu 3(TH): Cả ba loại ARN ở sinh vật có cấu tạo tế bào đều có các đặc điểm chung: 
1.Chỉ gồm một chuỗi polinuclêôtit. 2.Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. 
3.Có bốn đơn phân. 4.Các đơn phân liên kết theo nguyên tắc bổ sung 
Phương án đúng: 
A. 1,2,4 B. 1,3,4 C. 1,2,3 D. 1,2,3,4 
Câu 4(TH): : Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng? 
A. Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến. 
B. Phần lớn đột biến điểm là dạng đột biến mất một cặp nuclêôtit. 
C. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của quá trình tiến hóa. 
D. Phần lớn đột biến gen xảy ra trong quá trình nhân đôi ADN. 
Câu 5(TH): Ở người, bệnh và hội chứng nào sau đây xuất hiện chủ yếu ở nam giới mà ít gặp ở nữ giới? 
1. bệnh mù màu 2. Bệnh máu khó đông 3.bệnh tiểu đường 4. Hội chứng Đao 
5. Hội chứng Claiphentơ 6. bệnh bạch tạng 7. Bệnh ung thư máu. 
Phương án đúng 
A. 1,2 B. 1,2,3,5 C. 1,2,5 D. 1,2,3,4,6 
Câu 6(TH): Vào kì đầu của giảm phân I, sự trao đổi đoạn không tương ứng giữa hai crômatit thuộc cùng 
một cặp NST tương đồng sẽ gây ra: 
1.đột biến lặp đoạn NST 2.đột biến chuyển đoạn NST 
3.Đột biến mất đoạn NST 4.đột biến đảo đoạn NST 
Phương án đúng 
A. 1,2 B. 2,3 C. 1,3 D. 2,4 
Câu 7(VD): Giả sử trong một gen có một bazơ nitơ Guanin trở thành dạng hiếm (G*) thì sau 5 lần tự sao sẽ 
có bao nhiêu gen đột biến dạng thay thế G-X bằng A-T (biết đột biến chỉ xảy ra một lần). 
A. 15 B. 3 C. 7 D. 31 
Câu 8(VD): Người ta sử d ng một chuỗi pôlinuclêôtit có 
T X
A G


 ,25 làm khuôn để tổng hợp nhân tạo 
một chuỗi pôlinuclêôtit bổ sung có chiều dài bằng chiều dài của chuỗi khuôn đó. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ 
các loại nuclêôtit tự do cần cung cấp cho quá trình tổng hợp này là: 
A. A + G = 80%; T + X = 20% B. A + G = 20%; T + X = 80% 
C. A + G = 25%; T + X = 75% D. A + G = 75%; T + X = 25% 
Câu 9 (VD): Có một trình tự mARN 5’ AXX GGX UGX GAA XAU 3’ mã hóa cho một đoạn polipeptit 
gồm 5 axit amin. Sự thay thế nuclêôtit nào dẫn đến việc đoạn polipeptit này chỉ còn lại 2 axit amin. 
A. thay thế X ở bộ ba nuclêôtit thứ 3 bằng A 
B. thay thế G ở bộ ba nuclêôtit thứ 4 bằng U 
C. thay thế G ở bộ ba nuclêôtit thứ 2 bằng A 
D. thay thế A ở bộ ba nuclêôtit thứ 5 bằng G 
Câu 10 (VD): Phân tử ADN ở vùng nhân của vi khuẩn E. coli chỉ chứa N15 phóng xạ. Nếu chuyển những vi 
khuẩn E. coli này sang môi trường chỉ có N14 thì mỗi tế bào vi khuẩn E. coli này sau 5 lần nhân đôi sẽ tạo ra 
bao nhiêu phân tử ADN ở vùng nhân hoàn toàn chứa N14? 
A. 30. B. 8. C. 16. D. 32. 
Câu 11: (VDC) Cơ thể có kiểu gen BbDd, một số tế bào sinh d c giảm phân không bình thường ở cặp Dd 
có thể tạo ra các loại giao tử sau: 
A. BDd, Bdd, BDD, BO B. BD, Bd, bD, bd, BDd, bDd , BO, bO 
C. BD, Bd, bD, bd D. BDD,BO, bdd, bO 
Chủ đề 2: Tính qui luật của hiện tượng di truyền 
Câu 12 (NB): Hoán vị gen có vai trò 
1. làm xuất hiện các biến dị tổ hợp. 2. tạo điều kiện cho các gen tốt tổ hợp lại với nhau. 
3. sử d ng để lập bản đồ di truyền . 4. làm thay đổi cấu trúc NST. 
Phương án đúng 
A. 1,2,4 B. 2,3,4 C. 1,2,3 D. 1,3,4 
Câu 13 (NB): Cho cây thân cao lai với cây thân cao, F1 được 75% cây cao, 25% cây thấp, Để khẳng định 
cây cao là tính trạng trội thì phải có điều kiện: 
A. mỗi gen chỉ có 2 alen. B. P phải thuần chủng. 
C. mỗi cặp gen nằm trên một cặp NST tương đồng. D. tính trạng do một cặp gen quy định. 
Câu 14 (TH): Màu sắc hoa loa kèn do gen nằm trong tế bào chất qui định, trong đó hoa vàng trội so với hoa 
xanh. Lấy hạt phấn của cây hoa vàng th phấn cho cây hoa xanh được F1. cho F1 tự th phấn tỉ lệ kiểu hình 
ở đời F2 là 
A. 1 % hoa vàng. B. 1 % hoa màu xanh. 
C. 75% vàng: 25% xanh. D. trên mỗi cây đều có cả hoa vàng và xanh. 
Câu 15 (TH): Locut A nằm trên NST thường quy định tính trạng màu mắt có 4 alen. Tiến hành hai phép lai 
-Phép lai 1: mắt đỏ x mắt nâu →25% đỏ, 5 % nâu, 25% vàng 
-Phép lai 2: vàng x vàng →75% vàng, 25% trắng 
Thứ tự từ trội đến lặn là: 
A. vàng →nâu →đỏ →trắng. B. nâu → vàng →đỏ→ trắng. 
C. nâu →đỏ →vàng → trắng. D. đỏ →nâu → vàng → trắng. 
Câu 16 (VD): Cho biết mỗi tính trạng do một cặp gen quy định và phân li độc lập với nhau.Ở đời con của 
phép lai AaBbDdEe x AaBbDdEe, kiểu hình có hai tính trạng trội chiếm tỉ lệ: 
A. 
16
9
 B. 
128
27
 C. 
64
27
 D. 
256
27
Câu 17 (VD): Ở một loài thực vật, khi cho các cây thuần chủng P có hoa màu đỏ lai với cây có hoa màu 
trắng, F1 thu được tất cả các cây có hoa màu đỏ. Cho các cây F1 lai với một cây có màu trắng, thế hệ sau 
thu được tỉ lệ kiểu hình là 5 cây hoa màu trắng: 3 cây hoa màu đỏ. Ở loài thực vật này, để kiểu hình con lai 
thu được là 3 cây hoa màu trắng : 1 cây hoa màu đỏ thì kiểu gen của cơ thể đem lai phải như thế nào? 
A. AaBb x aabb B. Aabb x aaBb hoặc AaBb x Aabb 
C. AaBb x Aabb D. AaBb x aabb hoặc Aabb x aaBb 
Câu 18 (VD): Ở một loài thực vật, A- quả chín sớm, a- quả chín muộn. Đem lai giữa các dạng cây tứ bội với 
nhau được F
1
. Muốn ngay F
1
 chỉ xuất hiện 1 loại kiểu hình thì có bao nhiêu phép lai cho kết quả trên? 
A. 10 B. 5 C. 9 D. 4 
Câu 19 (VD): Cho một cây tự th phấn, đời F1 thu được 43,75% cây cao, 56,25% cây thấp. Trong số những 
cây thân cao ở F1, tỉ lệ cây thuần chủng là bao nhiêu? 
 A. 
16
3
 B. 
7
3
 C. 
16
1
 D. 
4
1
Câu 2 (VDC): Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân 
thấp; alen B quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định quả vàng. Cho cây thân cao, quả đỏ giao 
phấn với cây thân cao, quả đỏ (P), trong tổng số các cây thu được ở F1, số cây có kiểu hình thân thấp, quả 
vàng chiếm tỉ lệ 1%. Biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thân cao, quả đỏ có 
kiểu gen đồng hợp tử về cả hai cặp gen nói trên ở F1 là: 
A. 66%. B. 1%. C. 51%. D. 59%. 
Câu 21 (VDC): Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen 
B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh c t. Các gen quy định màu thân và hình 
dạng cánh đều nằm trên một nhiễm sắc thể thường. Alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy 
định mắt trắng nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Cho giao phối ruồi cái thân 
xám, cánh dài, mắt đỏ với ruồi đực thân xám, cánh dài, mắt đỏ (P), trong tổng số các ruồi thu được ở F1, 
ruồi có kiểu hình thân đen, cánh c t, mắt trắng chiếm tỉ lệ 2,5%. Biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lí 
thuyết, tỉ lệ kiểu hình thân xám, cánh dài, mắt đỏ ở F1 là: A. 45,0%. B. 30,0%. C. 60,0%. 
D. 7,5%. 
Câu 22 (VDC): Ở một quần thể thực vật lưỡng bội, xét một gen có hai alen nằm trên nhiễm sắc thể thường: 
alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Khi quần thể này đang ở trạng thái 
cân bằng di truyền có số cây hoa trắng chiếm tỉ lệ 4%. Cho toàn bộ các cây hoa đỏ trong quần thể đó giao 
phấn ngẫu nhiên với nhau, theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thu được ở đời con là: 
 A. 15 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. B. 35 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. 
 C. 24 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. D. 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. 
Câu 23 (VDC): Ở ruồi giấm, gen quy định màu mắt nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể 
giới tính X có 2 alen, alen A quy định mắt đỏ hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Lai ruồi cái mắt 
đỏ với ruồi đực mắt trắng (P) thu được F1 gồm 5 % ruồi mắt đỏ, 5 % ruồi mắt trắng. Cho F1 giao phối tự 
do với nhau thu được F2. Theo lí thuyết, trong tổng số ruồi F2, ruồi cái mắt đỏ chiếm tỉ lệ 
 A. 6,25% B. 31,25% C. 75% D. 18,75% 
Chủ đề 3: Di truyền học quần thể 
Câu 24 (TH): Cho một quần thể ở thế hệ xuất phát như sau P: ,55AA: ,4 Aa: , 5aa. Phát biểu đúng với 
quần thể P nói trên là: 
 A. quần thể P đã đạt trạng thái cân bằng di truyền. B. tỉ lệ kiểu gen của P sẽ không đổi ở thế hệ sau. 
 C. tần số của alen trội gấp 3 lần tần số của alen lặn. D. tần số alen a lớn hơn tần số alen A. 
Câu 25 (TH): Điều nào sau đây về quần thể tự phối là không đúng? 
 A. Quần thể bị phân dần thành những dòng thuần có kiểu gen khác nhau. 
 B. Sự chọn lọc không mang lại hiệu quả đối với con cháu của một cá thể thuần chủng tự th phấn. 
 C. Số cá thể đồng hợp tăng, số cá thể dị hợp giảm. 
 D. Quần thể biểu hiện tính đa hình. 
Câu 26 (VD): Trong một quần thể rắn hổ mang ngẫu phối gồm 2 con, độc tính của nọc được quy định 
bởi một cặp gen nằm trên NST thường. Các gen này có quan hệ trội lặn không hoàn toàn. Quần thể này có 
1 cá thể đồng hợp tử về alen t ( nọc của gen tt không độc), 8 cá thể dị hợp tử có kiểu gen Tt (nọc của 
kiểu gen này có tính độc trung bình) và 11 cá thể đồng hợp tử về gen T ( nọc của kiểu gen TT độc gây 
chết). Giả sử không có đột biến và di nhập gen, sau một số thế hệ nếu quần thể này có 5 cá thể, thì số 
rắn có nọc độc là bao nhiêu? 
A. 3750 B. 4688 C. 3600 D. 4900 
Câu 27 (VD): Cho quần thể có cấu trúc di truyền sau P: ,35AA : ,14Aa : ,91aa. Cho các cá thể trong 
quần thể tự phối bắt buộc qua 3 thế hệ. Tỉ lệ của kiểu gen aa trong quần thể ở F3 là: 
A. 75,125% B. 69,375% C. 51,45% D. 36,25% 
Chủ đề 4: Ứng dụng di truyền học 
Câu 28 (NB): Một phân tử ADN tái tổ hợp 
A. có hai đoạn ADN của hai loài nhờ sử d ng 1 loại enzim restrictaza và 1 loại enzim ligaza. 
B. chứa hai đoạn ADN của cùng một loài sinh vật. 
C. được nhân lên thành nhiều phân tử mới nhờ cơ chế phiên mã. 
D. có cấu trúc mạch thẳng, có khả năng nhân đôi độc lập với các phân tử ADN khác. 
Câu 29 (TH): Cho một số thao tác cơ bản trong quá trình chuyển gen tạo ra chủng vi khuẩn có khả năng 
tổng hợp insulin của người như sau: 
 (1) Tách plasmit từ TB vi khuẩn và tách gen mã hóa insulin từ TB người. 
 (2) Phân lập dòng TB chưa ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin của người. 
 (3) Chuyển ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin của người vào TB vi khuẩn. 
 (4) Tạo ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin của người 
Trình tự đúng của các thao tác trên là: 
A. (2) (4) (3) (1) B. (1) (2) (3) (4) 
 C. (2)  (1)  (3)  (4) D. (1)  (4)  (3)  (2) 
Câu 3 (TH): Cho các thành tựu sau: 
(1) Tạo giống cà chua có gen làm chính quả bị bất hoại. (2) Tạo giống dâu tằm tứ bội. 
(3) Tạo giống lúa "gạo vàng" có khả năng tổng hợp  - carôten trong hạt. 
(4) Tạo giống dưa hấu đa bội. Các thành tựu được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến là: 
 A.(1) và (3) B.(1) và (2) C. (3) và (4) D.(2) và (4) 
Chủ đề 5: Di truyền học người. 
Câu 31 (NB): Người mắc hội chứng Đao có ba nhiễm sắc thể ở 
A. cặp thứ 21. B. cặp thứ 22. C. cặp thứ 13. D. cặp thứ 23. 
Câu 32 (TH): Tại sao nhiều bệnh di truyền do gen nằm trên NST giới tính ở người lại dễ được phát hiện hơn 
so với bệnh di truyền do gen nằm trên NST thường. 
A. NST thường luôn luôn tồn tại thành từng cặp còn NST giới tính thì không. 
B. Tập tính phân li của các NST giới tính khác với NST thường. 
C. Có hiện tượng bất hoạt trên NST giới tính X. 
D. Giữa hai NST giới tính X và Y có đoạn không tương đồng rất lớn. 
Câu 33 (TH): Quan sát sơ đồ phả hệ và cho biết quy luật di truyền nào chi phối sự di truyền tính trạng bệnh? 
 Nam bình thường 
 Nam bệnh 
Nữ bình thường 
Nữ bệnh 
A. Do gen trội nằm trên NST giới tính X. B. Do gen lặn nằm trên NST giới tính X. 
C. Do gen lặn nằm trên NST thường. D. Di truyền theo dòng mẹ. 
Chủ đề 6: Bằng chứng tiến hóa và Cơ chế tiến hóa 
Câu 34 (NB): Theo Đacuyn, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là 
 A. các cá thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên các quần thể sinh vật có kiểu gen quy định 
kiểu hình thích nghi với môi trường 
 B. các cá thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên loài sinh vật có đặc điểm thích nghi với môi 
trường 
 C. quần thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên loài sinh vật có kiểu gen quy định các đặc 
điểm thích nghi với môi trường 
 D. quần thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên các loài sinh vật có sự phân hoá về mức độ 
thành đạt sinh sản 
Câu 35 (TH): Cơ quan thoái hóa mặc dù không có chức năng gì nhưng vẫn tồn tại có thể là do: 
A. chưa đủ thời gian tiến hóa để CLTN có thể loại bỏ chúng. 
B. có thể chúng sẽ trở nên có ích trong tương lai nên không bị loại bỏ. 
C. chưa đủ thời gian tiến hóa để các yếu tố tự nhiên có thể loại bỏ chúng. 
D. vì chúng vô hại nên CLTN không cần phải loại bỏ. 
Câu 36 (TH): Một nhà khoa học quan sát hoạt động của hai đàn ong ở trên cùng một cây cao và đã đi đến 
kết luận chúng thuộc hai loài khác nhau. Quan sát nào dưới đây giúp nhà khoa học này đi đến kết luận như 
vậy? 
A. Chúng làm tổ trên cây ở độ cao và vị trí khác nhau. 
B. Các con ong của hai đàn có kích thước khác nhau. 
C. Các con ong của hai đàn bay giao phối ở thời điểm khác nhau. 
D. Các con ong của hai đàn kiếm ăn ở thời điểm khác nhau. 
Câu 37 (TH): Quá trình hình thành loài lúa mì (T.aestivum) được các nhà khoa học mô tả như sau : Loài lúa 
mì (T. monococcum) lai với loài cỏ dại (T. speltoides) đã tạo ra con lai. Con lai này được gấp đôi bộ nhiễm 
sắc thể tạo thành loài lúa mì hoang dại (A. squarrosa). Loài lúa mì hoang dại (A. squarrosa) lai với loài cỏ 
dại (T. tauschii) đã tạo ra con lai. Con lai này lại được gấp đôi bộ nhiễm sắc thể tạo thành loài lúa mì (T. 
aestivum). Loài lúa mì (T. aestivum) có bộ nhiễm sắc thể gồm 
 A. bốn bộ nhiễm sắc thể đơn bội của bốn loài khác nhau 
 B. bốn bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của bốn loài khác nhau 
 C. ba bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của ba loài khác nhau 
 D. ba bộ nhiễm sắc thể đơn bội của ba loài khác nhau 
Câu 38 (VD): Một quần thể sinh vật ngẫu phối đang chịu tác động của chọn lọc tự nhiên có cấu trúc di 
truyền ở các thế hệ như sau: 
 P: 0,50AA + 0,30Aa + 0,20aa = 1. 
 F1: 0,45AA + 0,25Aa + 0,30aa = 1. 
 F2: 0,40AA + 0,20Aa + 0,40aa = 1. 
 F3: 0,30AA + 0,15Aa + 0,55aa = 1. 
 F4: 0,15AA + 0,10Aa + 0,75aa = 1. 
Nhận xét nào sau đây là đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên đối với quần thể này? 
 A. Các cá thể mang kiểu hình trội đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần. 
 B. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ các kiểu gen đồng hợp và giữ lại những kiểu gen dị hợp. 
 C. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ những kiểu gen dị hợp và đồng hợp lặn. 
 D. Các cá thể mang kiểu hình lặn đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần. 
Chủ đề 7: Sự phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất 
Câu 39 (NB): Loài người xuất hiện vào kỉ nào? 
 A. Jura B. Krêta D. Đệ tam D. Đệ tứ. 
Chủ đề 8: Cá thể và quần thể sinh vật 
Câu 4 (NB): Tập hợp sinh vật nào dưới đây được xem là quần thể ? 
A. Tập hợp các con mối sống trong một tổ mối ở góc vườn . 
B. Tập hợp cá sống trong vườn quốc gia Tam Đảo. 
C. Tập hợp cây thân leo trong rừng mưa nhiệt đới. 
D. Tập hợp cá sống ở Hồ Tây 
Câu 41 (NB): khi nói về mật độ cá thể của quần thể, phát biểu nào sau đây không đúng? 
A. Khi mật độ cá thể của quần thể giảm, thức ăn dồi dào thì sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài giảm. 
B. Khi mật độ cá thể của quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt. 
C. Mật độ cá thể của quần thể luôn cố định, không thay đổi theo thời gian và điều kiện sống của môi trường. 
D. Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới mức độ sử d ng nguồn sống trong môi trường. 
Câu 42 (NB): Quần thể sinh vật tăng trưởng theo tiềm năng sinh học trong điều kiện nào sau đây? 
A. Nguồn sống trong môi trường không hoàn toàn thuận lợi, gây nên sự xuất cư theo mùa. 
B. Nguồn sống trong môi trường rất dồi dào, hoàn toàn thỏa mãn nhu cầu của cá thể. 
C. Không gian cư trú của quần thể bị giới hạn, gây nên sự biến động số lượng cá thể. 
D. Nguồn sống trong môi trường không hoàn toàn thuận lợi, hạn chế về khả năng sinh sản của loài. 
Câu 43 (TH): Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá 
thể trong quần thể sinh vật? 
(1) Khi quan hệ cạnh tranh gay gắt thì các cá thể cạnh tranh yếu có thể bị đào thải khỏi quần thể. 
(2) Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi 
trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể. 
(3) Quan hệ cạnh tranh giúp duy trì số lượng cá thể của quần thể ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại 
và phát triển của quần thể. 
(4) Quan hệ cạnh tranh làm tăng nhanh kích thước của quần thể. 
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. 
Chủ đề 9: Quần xã sinh vật 
Câu 44 (TH): Trong quần xã những loài có số lượng cá thể nhiều, tính chất hoạt động mạnh gọi là: 
A. Loài đặc trưng B. Loài ưu thế 
C. Loài đặc hữu D. Loài ngẫu nhiên 
Câu 45 (TH): Cho lưới thức ăn trong hệ sinh thái rừng như sau : 
Cây dẻ Sóc Diều hâu Vi khuẩn và nấm 
Cây thông Xén tóc Chim gõ kiến Trăn 
 Thằn lằn 
Sinh vật tiêu th bậc cao nhất trong lưới thức ăn trên là : 
A. Trăn B. Diều hâu 
C. Diều hâu, chim gõ kiến D. Trăn, diều hâu 
Câu 46 (TH): Loài giun dẹp Convolvuta roscoffensin sống trong cát vùng ngập thuỷ triều ven biển. Trong 
mô của giun dẹp có các tảo l c đơn bào sống. Khi thuỷ triều hạ xuống, giun dẹp phơi mình trên cát và khi 
đó tảo l c có khả năng quang hợp. Giun dẹp sống bằng chất tinh bột do tảo l c quang hợp tổng hợp nên. 
Quan hệ nào trong số các quan hệ sau đây là quan hệ giữa tảo l c và giun dẹp. 
A. Cộng sinh. B. Vật ăn thịt – con mồi. C. Kí sinh. D. Hợp tác. 
Chủ đề 10: Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường 
Câu 47 (NB): Khi nói về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng? 
A. Sinh vật phân giải có vai trò phân giải các chất hữu cơ thành chất vô cơ. 
B. Tất cả các loài vi sinh vật đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải. 
C. Các loài động vật ăn thực vật được xếp vào nhóm sinh vật tiêu th . 
D. Các loài thực vật quang hợp được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất. 
Câu 48 (TH): Điểm khác nhau cơ bản của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên là ở chỗ: 
 A. Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ mở còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ khép kín. 
 B. Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên. 
 C. Do có sự can thiệp của con người nên hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với 
hệ sinh thái tự nhiên. 
 D. Để duy trì trạng thái ổn định của hệ sinh thái nhân tạo, con người thường bổ sung năng lượng cho 
chúng. 
Câu 49 (VD): Trong một chuỗi thức ăn, biết sản lượng sơ cấp tinh của sinh vật sản xuất là 12.1 6 kcal, hiệu 
suất sinh thái của sinh vật tiêu th bậc 1 là 1 %, của sinh vật tiêu th bậc 2 là 15%. Số năng lượng của sinh 
vật tiêu th bậc 2 tích t được là: 
A. 15.10
5
 B. 12.10
5
 C. 8.10
6
 D. 18.10
4
Câu 5 (VD): Để khắc ph c tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, cần tập trung vào các biện pháp nào 
sau đây? 
(1) Xây dựng các nhà máy xử lý và tái chế rác thải. 
(2) Quản lí chặt chẽ các chất gây ô nhiễm môi trường. 
(3) Tăng cường khai thác rừng đầu nguồn và rừng nguyên sinh. 
(4) Giáo d c để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người. 
(5) Tăng cường khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản. 
 A. (1), (3), (5). B. (2), (3), (5). C. (3), (4), (5). D. (1), (2), (4). 
-----------Hết------------ 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfDe_thi_thpt_quoc_gia_lan_3_mon_sinh.pdf