PHÒNG GD&ĐT THANH OAI TRƯỜNG TH PHƯƠNG TRUNG II ĐỀ THI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI KỲ II Năm học : 2014 – 2015 Môn: Tiếng Việt lớp 2 ( Thời gian: 60 phút) Họ và tên:............................................................................. Lớp....................... Điểm Đọc:..................... Viết:..................... Chung:................. Người chấm( Kí và ghi họ tên) 1.................................................................... 2..................................................................... I. KIỂM TRA ĐỌC ( 10 điểm ) 1/ Đọc thành tiếng : ( 5 điểm ): ( Phần này kiểm tra sau khi học sinh hoàn thành phần đọc thầm và kiểm tra viết): Học sinh đọc một đoạn văn khoảng 50 đến 60 tiếng trong SGK Tiếng Việt lớp 2, tập hai( Do GV lựa chọn) và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc. 2/ Đọc thầm và trả lời câu hỏi : ( 5 điểm ) Con ngựa kiêu căng Ngày xưa có một bác nông dân mua được một con ngựa choai, đặt tên là Ngựa Non. Thương chú ngựa còn non, bác nông dân chưa bắt chú làm việc. Ngựa Non thấy những con vật khác phải làm còn mình thì được chơi sinh ra kiêu căng, chẳng coi ai ra gì. Gặp con Chó Vàng, cụ Mèo Mướp, Ngựa Non đều co giò đá họ để ra oai. Thấy Ngựa Non nhàn rỗi sinh ra hư, bác nông dân bèn cho nó thồ hàng lên chợ. Nó vừa thồ, vừa thở phì phò. Tới đỉnh dốc, nó được bác cho nghỉ để lấy sức. Nhìn thấy thím Bò đang nằm nghỉ dưới bóng mát, nó quen thói cũ, đuổi thím đi. Nó còn dọa thím nếu thím không chịu đi. Thấy ngựa non hung hăng, Bò liền đứng dậy, co chân đá “ bịch” một cái vào ức Ngựa Non. Ngựa đau điếng. Nó đã được một bài học nhớ đời. Theo Hồ Phương Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Em hiểu thế nào là “ Ngựa Choai ?” a. Là con ngựa kiêu căng b. Là con ngựa còn nhỏ c. Là con ngựa lười biếng 2. Nhân vật nào trong mẩu chuyện có tính kiêu căng ? a. Ngựa Non b. Thím Bò c. Cả Ngựa Non và Thím Bò 3. Em hiểu “bài học nhớ đời” của Ngựa Non là gì? a. Đừng đánh nhau với con vật lớn hơn. b. Kiêu căng, hống hách sẽ bị trừng trị. c. Không nên tranh chỗ mát. 4. Câu “ Ngựa đau điếng” là mẫu câu nào? a. Ai ( cái gì, con gì ) làm gì? b. Ai ( cái gì, con gì ) là gì? c. Ai ( cái gì, con gì ) thế nào? 5. Bộ phận in đậm trong câu “ Tới đỉnh dốc, nó được bác cho nghỉ để lấy lại sức.” trả lời cho câu hỏi gì? a. Khi nào? b. Để làm gì? c. Vì sao? II. KIỂM TRA VIẾT ( 10 điểm ) 1/ Chính tả (5đ) : Nghe viết Bài: Đàn bê của anh Hồ Giáo ( trang 140) 2/ Tập làm văn ( 5 điểm): Hãy viết một đoạn văn khoảng 4 – 5 câu kể về cô giáo của em. Gợi ý: Cô giáo em tên là gì? Cô dạy lớp nào? Hình dáng của cô thế nào? Tính nết của cô ra sao? Cô quan tâm học sinh thế nào? Em nhớ nhất điều gì về cô? Tình cảm của em với cô thế nào? HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2 I . Kiểm tra đọc: 10 đ a) Kiểm tra đọc thành tiếng: 5 đ Đọc đảm bảo tốc độ, đúng to, rõ ràng diễn cảm được 4 điểm Đọc đảm bảo tốc độ, đúng, to, rõ ràng chưa diễn cảm được 3 điểm Đọc chậm hoặc nhanh, đọc đúng được 2 điểm Đọc còn ngắc ngứ từ 1 đến 1,5 điểm Trả lời đúng ý câu do giáo viên nêu: 1 điểm. b) Đọc thầm và làm bài tập Mỗi câu đúng được 1 điểm Câu 1: Đáp án b Câu 2: Đáp án a Câu 3: Đáp án b Câu 4: Đáp án c Câu 5: Đáp án b II- Kiểm tra viết: 10 điểm. 1. Chính tả ( 5 điểm) Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn, bài viết đẹp : 5 điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết ( sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định), trừ 0,5 điểm Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn.... trừ 1 điểm toàn bài. 2. Tập làm văn: ( 5 điểm) Học sinh viết theo yêu cầu của bài tập làm văn. Câu văn dùng đúng, lời văn hay, không sai ngữ pháp, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ: 5 điểm ( GV đánh giá cho điểm dựa vào yêu cầu của nội dung và hình thức trình bày, diễn đạt của bài tập làm văn cụ thể ( có thể theo các mức điểm từ 0,5; 1 ; 1,5..... đến 5 điểm)
Tài liệu đính kèm: