Đề thi khối 10 giữa học kỳ I

docx 11 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1068Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khối 10 giữa học kỳ I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi khối 10 giữa học kỳ I
ĐỀ THI KHỐI 10 GIỮA HỌC KỲ I
Đọc hiểu (2đ)
Xác định và phân tích biện pháp tu từ của bài ca dao sau:
“Thuyền ơi có nhớ bến chăng?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”
Viết đoạn (2đ)
Qua chùm ca dao “thân em”, em hãy viết đoạn nghị luận về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Bài văn (6đ)
Em hãy nhập thân vào nhân vật Tấm để kể lại chuyện cổ tích “Tấm Cám” (từ đầu đến lúc Tấm vào hoàng cung)
ĐÁP ÁN ĐỀ THI KHỐI 10 GIỮA HỌC KỲ I
Đọc hiểu (2.0 đ)
Xác định biện pháp tu từ ẩn dụ, bến là người ở lại, thuyền là người ra đi (1.0đ)
Phân tích hình ảnh ngoài thực tế để thấy được liên tưởng ẩn dụ (0.5đ)
Nêu được sự chung thủy của người ở lại (0.5đ)
Viết đoạn (2.0 đ)
Yêu cầu về nội dung:
Hiểu được số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến bất hạnh. Họ không làm chủ được cuộc đời của mình, không quyết định được hạnh phúc dù họ là những người phụ nữ xinh đẹp, đảm đang.
Yêu cần về hình thức:
Câu viết rõ ý, có liên kết và tập trung vào chủ đề. 
Thang điểm
2.0 đ khi đáp ứng được yêu cầu nội dung và hình thức
1.0 đ khi đáp ứng được một nửa
Bài văn (6.0 đ)
Yêu cầu về nội dung:
Tóm tắt đầy đủ, chính xác truyện cổ tích
Có biểu cảm khi tóm tắt
Yêu cần về hình thức:
Bài đủ 3 phần, có chuyển ý, có dẫn dắt, có dẫn chứng
Thang điểm
5.0 - 6.0 đ khi bài đủ ý, diễn đạt trôi chảy, giàu hình ảnh, văn có cảm xúc, biết cách hóa thân, không sai lỗi dùng từ và diễn đạt.
3.0 – 4.0 đ đáp ứng được cơ bản nội dung yêu cầu đề, diễn đạt trôi chảy, có sai một số lỗi dùng từ, diễn đạt.
1.0 – 2.0 đ đáp ứng được một nửa hoặc 1/3 yêu cầu đề, sai nhiều lỗi cính tả, diễn đạt và dùng từ.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I–LỚP10
 TP.HỒ CHÍ MINH Năm học 2015 – 2016
TRƯỜNG THPT DƯƠNG VĂN DƯƠNG MÔN: NGỮ VĂN
 Thời gian làm bài: 90 phút
 (Không kể thời gian phát đề)
Phần I. Đọc – hiểu (2,0 điểm):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
 Thân em như tấm lụa đào 
 Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?
 (Ca dao)
Câu 1: Mục đích giao tiếp của văn bản là gì ?
Câu 2: Biện pháp tu từ được sử dụng? Nêu tác dụng.
Câu 3: Văn bản sử dụng phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 2: Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Phần II. Làm văn (8,0 điểm):
Câu 1: (2,0 điểm)
 Bạo lực học đường hiện nay đang là một trong những vấn nạn .Viết đoạn văn nghị luận ngắn (khoảng 15 - 20 câu) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về vấn nạn đó.
Câu 2: (6,0 điểm)
Bà lão hàng nước đã có cuộc gặp gỡ kì lạ với quả thị -nơi nương thân của Tấm, bà đã giúp Tấm trở lại làm người và Tấm được đoàn tụ với nhà vua trong hạnh phúc. Em hãy nhập vai bà lão tưởng tượng và kể lại câu chuyện đáng nhớ trong cuộc đời của bà hàng nước từ ngôi thứ nhất.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Phần I. Đọc – hiểu (2,0 điểm):
Câu 1(0,5đ): Mục đích giao tiếp của văn bản: Phản ánh số phận bất hạnh của người phụ nữ, ý thức rất rõ giá trị của bản thân nhưng không tự quyết định được số phận, hạnh phúc của chính mình.
Câu 2 (0,5đ): - Biện pháp tu từ được sử dụng: so sánh 
 - Tác dụng :khẳng định giá trị vốn có của người phụ nữ.
Câu 3 (0,5đ): Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
Câu 4 (0,5đ) :Phương thức biểu đạt: biểu cảm. 
Phần II. Làm văn (8,0 điểm):
Câu 1: (2,0 điểm)
Yêu cầu cần đạt:
 A/ Yêu cầu về kĩ năng: 
 - Nắm vững phương pháp viết đoạn văn nghị luận xã hội.
 - Bố cục đoạn văn làm hợp lí, lập luận chặt chẽ, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp và lỗi chính tả.
 - Thao tác lập luận rõ ràng mạch lạc, dùng liên kết câu ,
 B/ Yêu cầu về kiến thức:
 -Mở đoạn (0,25đ): 
Nêu luận điểm: Bạo lực học đường đang là một trong những vấn nạn hiện nay.
 -Thân đoạn (1,5đ):
+Nên hiểu bạo lực học đường là gì (0,25đ)? : bạo lực học đường là những hành vi xâm phạm đến thể chất , danh dự và nhân phẩm đối với người khác, nó bao gồm các hành vi như bắt nạt, lạm dụng thân thể, lạm dụng bằng lời nói, ẩu đả , Đối tượng là giáo viên, học sinh .
+Biểu hiện (0,5đ)
+Nguyên nhân(0,5đ)
+Hậu quả (0,25đ)
-Kết đoạn (0,25đ):
Nhận định lại vấn đề, liên hệ bản thân
Câu 2: (6,0 điểm)
I. YÊU CẦU CHUNG:
 - Thể loại : Văn tự sự
 - Nội dung: Nhập vai bà lão-ngôi thứ nhất kể lại cuộc gặp gỡ giữa Tấm và lão.
 - Tư liệu : Truyện Tấm Cám .
II. YÊU CẦU CỤ THỂ : 
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc.
- Không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, chữ viêt rõ ràng, không sai chính tả.
 b. Yêu cầu về kiến thức: 
 - Về nội dung : 
* Mở bài: (0,5đ)
Hoá thân vào nhân vật bà lão hàng nước – xưng tôi - tự giới thiệu về mình và câu chuyện được kể.
* Thân bài: (5,0đ)
 Kể câu chuyện theo diễn biến với các sự kiện như sau: 
 -Bà lão đã gặp và có được quả thị- Tấm (1đ)
 -Bà lão thấy quả thị của bà khác với quả thị bình thường.Bà theo dõi, thấy Tấm từ trong quả thị đi ra :xinh đẹp,nết na, giúp bà làm việc nhà.(1đ)
 - Bà lão xé vỏ thị, Tấm sống với bà trong sự yêu thương.(1đ)
 -Một lần nhà vua đi chơi ghé quán nước gặp lại tấm(1đ)
 -Tấm đoàn tụ với nhà vua trong hạnh phúc.(1đ)
 *Kết bài (0,5đ): 
Suy nghĩ của bà lão về cuộc gặp với Tấm và những lời khuyên của bà về lẽ sông ở đời.
 - Về phương pháp : 	
 + Dựa vào cốt truyện trong văn bản.
 + Hoá thân vào nhân vật Tấm, kể chuyện theo ngôi thứ nhất.
 + Đảm bảo đầy đủ các sự kiện xảy ra với nhân vật Tấm, không lược bỏ .
 + Bài viết trình bày đủ 3 phần : Mở bài, thân bài, kết bài.
 III. BIỂU ĐIỂM:
 - Điểm 5 - 6 : Nội dung cơ bản đúng và đầy đủ, cách kể phù hợp và có nhiều ý sáng tạo, độc đáo, có cảm xúc. Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. Bố cục chặt chẽ. Bài làm sạch đẹp.
 - Điểm 4 : Nội dung cơ bản đúng và đầy đủ, cách kể phù hợp, có cảm xúc. Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. Bố cục chặt chẽ. Bài làm sạch đẹp, sai vài lỗi chính tả, dùng từ.
 - Điểm 3 : Nội dung tương đối đầy đủ, cách kể chưa rõ ràng, mạch lạc, sắp xếp các sự kiện không đúng trật tự, ít cảm xúc, sai một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu
 - Điểm 2 : Nội dung sơ sài, cách kể chưa phù hợp; diễn đạt vụng về, lan man, sai nhiều lỗi diễn đạt. 
 - Điểm 1: Bài viết lan man, diễn đạt lủng củng, không đúng trọng tâm yêu cầu của đề, mắc quá nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.
 - Điểm 0: Lạc đề hoàn toàn hoặc không làm bài.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I – LỚP 10
TP.HỒ CHÍ MINH Năm học 2015 – 2016
TRƯỜNG THPT DƯƠNG VĂN DƯƠNG MÔN: NGỮ VĂN
 Thời gian làm bài: 90 phút
 (Không kể thời gian phát đề)
Phần I. Đọc – hiểu (2,0 điểm):
Đọc và trả lời các câu hỏi:
“Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
Ai ơi, bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.”
(Ca dao)
Câu 1: Hãy phân tích những nhân tố giao tiếp trong bài ca dao?
Câu 2: Bài ca dao trên thuộc phương thức biểu đạt nào?
Phần II. Làm văn (8,0 điểm):
Câu 1: (2,0 điểm)
Viết đoạn văn ngắn (khoảng 7 - 10 câu) nêu suy nghĩ của anh/ chị về vấn đề Tôn sư trọng đạo .
Câu 2: (6,0 điểm)
Anh (chị) hãy hóa thân vào nhân vật Tấm để kể lại câu chuyện “Tấm Cám” từ lúc Tấm về giỗ cha cho đến khi gặp lại vua và trừng trị mẹ con Cám.
...........Hết.............
Họ và tên học sinh: ...................................................... Số báo danh: ...................
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Phần I. Đọc – hiểu (2,0 điểm):
Câu 1: Hãy phân tích những nhân tố giao tiếp trong bài ca dao?
- Nhân vật giao tiếp: Người nông dân đang cày ruộng nói với những người khác (Đại từ “Ai”: chỉ tất cả mọi người). (0,5đ)
- Hoàn cảnh giao tiếp: Người nông dân cày ruộng vất vả giữa buổi trưa nóng nực. (0,25đ)
- Nội dung giao tiếp: Nói về mối quan hệ giữa bát cơm đầy, dẻo thơm và sự làm việc vất vả, đắng cay. (0,25đ)
- Mục đích: Nhắc nhở mọi người phải có ý thức trân trọng, nâng niu thành quả lao động mà mình đã đổ ra biết bao nhiêu công sức để có được thành quả đó. (0,5đ)
- Cách thức giao tiếp: Cách nói cụ thể, có hình ảnh nên hấp dẫn và có sức thuyết phục. (0,25đ)
Câu 2: Bài ca dao trên thuộc phương thức biểu đạt nào?
- Phương thức biểu đạt: biểu cảm. (0,25đ)
Phần II. Làm văn (8,0 điểm):
Câu 1: (2,0 điểm)
Yêu cầu cần đạt:
 A/ Yêu cầu về kĩ năng: 
 - Nắm vững phương pháp viết đoạn văn nghị luận xã hội.
 - Bố cục đoạn văn làm hợp lí, lập luận chặt chẽ, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp và lỗi chính tả.
 - Thao tác lập luận rõ ràng mạch lạc, dùng liên kết câu ,
 B/ Yêu cầu về kiến thức:
Khái niệm “Tôn sư trọng đạo” là: Tôn kính và biết ơn những người thầy giáo, cô giáo dạy dỗ mình ở mọi lúc và mọi nơi .
Biểu hiện đúng đắn :
 + Coi trọng những đều thầy cô dạy bảo, chăm ngoan học tập và rèn luyện.
 + Thăm hỏi thầy cô giáo cũ vào dịp lễ, tết và tỏ lòng biết ơn, tôn trọng thầy cô,...
- Phê phán: không vâng lời, xem thường, hay có hành động vô lễ thầy cô giáo,...
Lưu ý:
 - Học sinh có thể trình bày theo những kết cấu khác nhau và có những cảm nhận riêng của mình miễn là đáp ứng được yêu cầu đề.
- Khuyến khích thêm điểm cho những bài làm có năng lực cảm thụ văn chương và có sáng tạo. 
Câu 2: (6,0 điểm)
I. YÊU CẦU CHUNG:
 - Thể loại : Văn tự sự
 - Nội dung: Kể lại truyện Tấm Cám từ lúc Tấm về giỗ cha cho đến khi gặp lại vua và trừng trị mẹ con Cám bằng ngôi thứ nhất (nhập vai Tấm ).
 - Tư liệu : Truyện Tấm Cám .
II. YÊU CẦU CỤ THỂ : 
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc.
- Không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, chữ viêt rõ ràng, không sai chính tả.
 b. Yêu cầu về kiến thức: 
 - Về nội dung : 
* Mở bài: (0,5đ)
Hoá thân vào nhân vật Tấm – xưng tôi - tự giới thiệu.
* Thân bài: (5,0đ)
 Kể câu chuyện theo diễn biến với các sự kiện như sau:
 - Ngày về nhà giỗ cha, tôi bị mẹ con dì ghẻ bày mưu giết chết để Cám được thế thân. (0,5đ)
 - Nhiều lần bị hãm hại, tôi phải hoá thân thành: chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi rồi thành cây thị(dẫn chứng cụ thể). (2,0đ)
 - Tôi về ở với bà lão hàng nước, đảm đang, khéo léo. (1,0đ)
 - Vua ghé vào quán nước thấy miếng trầu giống trầu tôi têm ngày xưa bèn hỏi thăm, nhận ra tôi và đón tôi về cung,và cuối cùng trừng trị mẹ con Cám. (1,0đ)
 - Ý nghĩa câu chuyện: Quan niệm của nhân dân ta: “ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo”, cái thiện luôn luôn thắng cái ác. (0,5đ)
* Kết bài: (0,5đ)
 Trải qua nhiều khó khăn thử thách, tôi nhận ra một triết lí trong dân gian “ở hiền gặp lành”. Muốn có hạnh phúc con người phải vun trồng và bảo vệ, phải đấu tranh để gìn giữ lấy.
 - Về phương pháp : 	
 + Dựa vào cốt truyện trong văn bản.
 + Hoá thân vào nhân vật Tấm, kể chuyện theo ngôi thứ nhất.
 + Đảm bảo đầy đủ các sự kiện xảy ra với nhân vật Tấm, không lược bỏ hoặc thêm vào tuỳ tiện.
 + Bài viết trình bày đủ 3 phần : Mở bài, thân bài, kết bài.
 III. BIỂU ĐIỂM:
 - Điểm 5 - 6 : Nội dung cơ bản đúng và đầy đủ, cách kể phù hợp và có nhiều ý sáng tạo, độc đáo, có cảm xúc. Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. Bố cục chặt chẽ. Bài làm sạch đẹp.
 - Điểm 4 : Nội dung cơ bản đúng và đầy đủ, cách kể phù hợp, có cảm xúc. Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. Bố cục chặt chẽ. Bài làm sạch đẹp, sai vài lỗi chính tả, dùng từ.
 - Điểm 3 : Nội dung tương đối đầy đủ, cách kể chưa rõ ràng, mạch lạc, sắp xếp các sự kiện không đúng trật tự, ít cảm xúc, sai một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu
 - Điểm 2 : Nội dung sơ sài, cách kể chưa phù hợp; diễn đạt vụng về, lan man, sai nhiều lỗi diễn đạt. 
 - Điểm 1: Bài viết lan man, diễn đạt lủng củng, không đúng trọng tâm yêu cầu của đề, mắc quá nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.
 - Điểm 0: Lạc đề hoàn toàn hoặc không làm bài.
*Lưu ý: Học sinh có thể diễn đạt nhiều cách khác nhau, giáo viên cần căn cứ vào yêu cầu của đề để cho biểu điểm. Giáo viên cần phát hiện và cho điểm sáng tạo những học sinh có sáng tạo ý phù hợp.
Duyệt của Tổ trưởng Người ra đề
Đặng Thị Dung Hàng Văn Luôn
Đặng Thị Dung Hồ Thị Thu Hằng

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_hk1.docx