Đề cương ôn tập môn ngữ văn 10 - Học kì II

doc 31 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 5074Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập môn ngữ văn 10 - Học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập môn ngữ văn 10 - Học kì II
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 10 - HKII 
I. BÀI: PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG (Trương Hán Siêu)
I/ Giới thiệu:
 1. Tác giả: Trương Hán Siêu ( ? – 1354)
 - Tự là Thăng Phủ, quê ở xã Phúc Thành huyện Yên Ninh ( nay thuộc tỉnh Ninh Bình).
 - Là nhà văn, nhà chính trị nổi tiếng được mọi người kính trọng.
 2. Tác phẩm:
 a. Thể loại: Phú cổ thể.
 b. Hoàn cảnh ra đời:
 - Ra đời khoảng 50 năm sau chiến thắng quân Mông Nguyên lần 3 (1288) 
 c. Bố cục: 4 phần
 - P1: Từ đầu còn lưu: cảm xúc lịch sử của nhân vật khách trước cảnh sắc sông BĐ.
 - P2: Bên sông. Ca ngợi: lời kể của các bô lão về những chiến công trên sông BĐ.
 - P3: Tuy nhiên  lệ chan: suy ngẫm và bình luận của các bô lão về những chiến công.
 -P4: Còn lại: lời ca khẳng định vai trò và đức độ của con người.
II. Đọc hiểu.
 1. Cảm xúc lịch sử của nhân vật khách.
 - Khách – Tác giả: Giương buồm..chơi vơi mải miết
 -> tư thế ung dung phóng khóang.
 - Địa danh TQ: Nguyên Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt, đầm Vân Mộng.
-> Khách là người đi nhiều, biết rộng mang tráng chí làm bạn với gió trăng, qua nhiều miền sông bể bằng trí tưởng tượng, bằng sự hiểu biết.
- Địa danh đất Việt: Cửa Đại Than, bến Đông Triều, sông Bạch Đằng. -> Cảnh thực, cụ thể với:
+ Bát ngát sóng kình muôn dặm
+ Thướt tha đuôi trĩ một màu
+ Nước trời: một sắc, phong cảnh: ba thu
+ Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu.
-> Cảnh hiện lên vừa hùng vĩ vừa thơ mộng song cũng ảm đạm và hắt hiu.
- Tâm trạng khách:
 + Lúc vui thú trước cảnh nước trời kì vĩ.
 + Lúc buồn tiếc vì cảnh xưa thật đáng tự hào giờ đìu hiu hoang quạnh.
 + Lúc tiếc thương những người anh hùng đã khuất.
-> Tâm hồn nhạy cảm, giàu cảm xúc.
* Đọan văn là cảm xúc nhiều chiều của tác giả nhưng ẩn sâu bên trong là niềm tự hào trước lịch sử oai hùng của dân tộc.
2. Lời kể của các bô lão về những chiến công xưa.
 - Thái độ các bô lão đối với khách: nhiệt tình, hiếu khách, trân trọng khách.
- Kể cảnh chiến trận:
• Lực lượng: + Thuyền tàu muôn đội
 + Giáo gươm sáng chói
-> Quy mô lực lượng hùng hậu, khí thế dũng mãnh quyết liệt.
• Thái độ của giặc: + Những tưởng..một lần
 + Quét sạch . Bốn cõi
-> Kiêu ngạo, khóac lác.
• Kết quả: + Khác nào khi xưa:
 + Trận Xích Bíchtro bay
 + Trận Hợp Phì .chết trụi.
-> Mượn tích xưa để nói lên sự thất bại nhục nhã ê chề của kẻ thù và những chiến công oanh liệt của ta.
* Đoạn văn với nhịp điệu, âm hưởng và giọng văn thay đổi linh họat đã góp phần diễn đạt tâm trạng, thái độ của người kể: khi trang nghiêm trầm lắng, lúc sảng khóai tự hào, lúc buồn thương nuối tiếc.
3. Lời bàn của các bô lão.
- Nguyên nhân ta thắng, địch thua: Cũng nhờ
 + Trời đất cho nơi hiểm trở
 + Nhân tài giữ cuộc điện an
-> 2 nhân tố dẫn đến chiến thắng nhưng vai trò và vị trí con người là nhân tố quyết định.
* Đọan văn khẳng định sức mạnh và trí tuệ con người. Đó là cảm hứng mang giá trị nhân văn và có tầm triết lí sâu sắc.
4. Lời ca khẳng định vai trò và đức độ con người.
- Lời ca của các bô lão: + bất nghĩa: tiêu vong.
 + anh hùng: lưu danh.
-> Tuyên ngôn, chân lí vĩnh hằng bất biến, là quy luật từ ngàn xưa đến nay.
- Lời hòa ca của khách: + Anh minh hai vị thánh quân
 + Bởi đâu , cốt mình đức cao.
-> Khẳng định nguyên nhân chiến thắng là lẽ sống, đạo đức, là khát vọng hòa bình và đường lối giữ nước tài tình của nhà Trần.
* Lời ca kết thúc bài phú vừa mang niềm tự hào dân tộc vừa thể hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp.
III. Tổng kết.
Nghệ thuật: Bố cục chặt chẽ, lời văn linh hoạt, ngôn từ vừa trang trọng vừa gợi cảm.
Nội dung: Bài phú thể hiện niềm tự hào dân tộc, tự hào về truyền thống anh hùng bất khuất và truyền thống đạo lí nhân nghĩa sáng ngời của dân tộc VN.
II. BÀI: ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ. (Nguyễn Trãi)
Nội dung:
I/ Cuộc đời (1380 – 1442):
Hiệu Ức Trai, quê làng Chi Ngại sau dời về Nhị Khê. Cha Nguyễn Ứng Long (sau đổi Nguyễn Phi Khanh) một nho sinh nghèo, học giỏi, đỗ Thái học sinh thời Trần. Mẹ Trần Thị Thái con Trần Nguyên Đán.
Cuộc đời của Nguyễn Trãi có thể chia làm 3 chặng đường :
Thời kỳ trước khi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn (1380-1420).
5 tuổi mẹ mất, ông ngoại qua đời khi ông tròn 10 tuổi.
1400, ông đỗ Tiến Sĩ và ra làm quan cùng thời với cha dưới thời nhà Hồ (Hồ Quí Ly).
1407, giặc Minh xâm lược nước ta, Nguyễn Trãi sống trong cảnh nước mất nhà tan, nghe lời cha, Nguyễn Trãi khắc sâu lời dặn “ Đền nợ nước, trả thù nhà” à ông sớm tham gia khởi nghĩa Lam Sơn.
Thời kỳ giúp Lê Lợi & triều đình nhà Lê (1421 - 1437)
- Trong kháng chiến, ông dốc hết tài năng của mình giúp Lê Lợi lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi à ông trở thành quân sư tài ba, lỗi lạc của Lê Lợi & của cuộc kháng chiến.
Sau kháng chiến, ông tiếp tục giúp Lê Lợi khôi phục chính quyền, xây dựng nhà Lê và xây dựng đất nước vững mạnh à ông đem hết tâm và lực giúp nước.
Thời kỳ ở ẩn tại Côn Sơn (1438-1442)
Vì tính tình cương trực, thẳng thắng nên ông bị bọn gian thần ghen ghét dèm pha à 1438 ông bị bắt giam, bị cách chức & cáo quan về quê.
1440, Lê Thái Tông mời ra giúp nước à ông vẫn hăng hái tham gia dù đã 61 tuổi.
1442, ông bị ghép vào tội mưu hại vua à bị án “ tru di tam tộc “.
1464, Lê Thánh Tông minh oan cho ông
è Cuộc đời Nguyễn Trãi là cuộc đời của một con người chịu nhiều oan khiên thảm khốc đến mức hiếm có trong lịch sử dân tộc à cũng là cuộc đời của một con người suốt đời hết lòng vì nước vì dân và vẫn giữ được nét thanh cao của một tấm lòng sắc son cương trực. Nguyễn Trãi là một bậc anh hùng dân tộc, một nhà văn hóa lớn. Năm 1980, UNESCO công nhận Nguyễn Trãi là danh nhân văn hóa thế giới.
II/ Sự nghiệp thơ văn :
-Nguyễn Trãi sáng tác ở rất nhiều thể loại, viết bằng chữ Nôm và chữ Hán, thành công ở cả văn chính luận và thơ trữ tình. Ông để lại một khối lượng tác phẩm lớn, có giá trị đối với nền Văn học dân tộc.
-Nguyễn Trãi là một nhà văn chính luận xuất sắc.
+Với “Quân trung từ mệnh tập” (có sức mạnh bằng mười vạn quân), “Bình Ngô đại cáo” và nhiều văn bản chiếu, biểu, Nguyễn Trãi được coi là bậc thầy của văn chính luận Trung đại.
+Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt những văn bản chính luận của Nguyễn Trãi là nhân nghĩa, yêu nước thương dân.
+Về nghệ thuật, văn chính luận Nguyễn Trãi đạt trình độ mẫu mực trong việc xác định đối tượng, mục đích để sử dụng biện pháp thích hợp; kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén.
-Nguyễn Trãi còn là một nhà thơ trữ tình sâu sắc.
+Hai tập thơ “Ức Trai thi tập” (chữ Hán) và “Quốc âm thi tập” (chữ Nôm) đã khắc họa được hình tượng người anh hùng vĩ đại với lí tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương dân lúc nào cũng thiết tha, mãnh liệt; phẩm chất và ý chí ngời sáng.
“Bui một tấc lòng trung lẫn hiếu
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông”
+Bên cạnh hình ảnh người anh hùng, con người trần thế hiện lên rõ nét: Nguyễn Trãi đau với nỗi đau của con người (đau trước thói đời đen bạc: “Bui một lòng người cực hiểm thay”) và yêu tình yêu của con người (yêu thiên nhiên, đất nước, con người, cuộc sống):
“Phượng những tiếc cao diều hãy liệng
Hoa thường hay héo cỏ thường tươi”
+Thơ trữ tình Nguyễn Trãi có đóng góp lớn cho văn học dân tộc từ sự phát triển của ngôn ngữ (chữ Nôm), Việt hóa thể thơ Đường cà sáng tạo ra thể thất ngôn xen lục ngôn. Thơ Nguyễn Trãi giàu hình ảnh ước lệ, nhưng cũng mang hơi thở cuộc sống, vừa có khuynh hướng trang nhã vừa có xu hướng bình dị.
→Nguyễn Trãi là một thiên tài Văn học của dân tộc, thơ văn Nguyễn Trãi vừa kết tinh truyền thống Văn học Lí – Trần, vừa mở đường cho cả một giai đoạn phát triển mới. Về nội dung, thơ Nguyễn Trãi chứa đựng hai nguồn cảm hứng lớn của dân tộc: yêu nước, nhân đạo. Về nghệ thuật, thơ văn Nguyễn Trãi đóng góp to lớn cho Văn học dân tộc cả về thể loại và ngôn ngữ.
II/ Đọc và hiểu văn bản :
1/ Nêu cao tư tưởng (lập trường) chính nghĩa của cuộc kháng chiến.
a/ Cảm hứng, lý tưởng nhân nghĩa.
Nhân nghĩa :
* “Yêu dân”: lo cho dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
* “Trừ bạo” : tiêu diệt kẻ tàn bạo (cướp nước & bán nước)
à lập luận rất chặt chẽ & sức thuyết phục cao à câu thơ khẳng định lập trường chính nghĩa của kháng chiến chống quân minh – là cuộc chiến đấu vì nghĩa, vì dân à tư tưởng tiến bộ.
 b/ Cảm hứng tự hào về nước, về dân tộc.
Dân tộc :
 - gắn với tên gọi : Đại Việt
 - có nền văn hiến lâu đời.
 - có cương vực lãnh thổ, có chủ quyền.
 - có phong tục tập quán khác nhau.có lịch sử các triều đại lần lượt xuất hiện & thay thế nhau xây dựng và bảo vệ đất nước.
 - có giống nòi : tự hào anh hùng thời nào cũng có.
à Từ ngữ chính xác, kết hợp giữa lý lẽ và dẫn chứng từ thực thế. Định nghĩa trên rất đầy đủ và hoàn chỉnh về một dân tộc - một quốc gia độc lập có tư thế ngang hàng với các nước khác.
è Khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc & qua đó thể hiện ý thức & niềm tự hào dân tộc.
2/ Tố cáo tội ác của giặc ( Bản cáo trạng về tội ác của giặc Minh.
Nguyên nhân :
 - Nhà Hồ chính sự phiền hà và nhân dân oan hận, gây mất lòng tin ở nhân dân.
 - Quân Minh thừa cơ gây tai họa và sang xâm lược nước ta.
bọn gian tà bán nước để cầu vinh.
Tộc ác của giặc Minh
Khủng bố tàn sát dã man “ Nướng dân đen”
Dối trời lừa dân.
Bóc lột thuế khóa nặng nề “ Nặng thuế khóa”
Vơ vét tài nguyên sản vật “ Người bị épcạm đặt ”
Phá hoại môi trường sống “ Tàn hại cả “
 - Đày đọa phu dịch“ Nay xây nhà mai  phu phen “
 - Phá hoại nghề truyền thống ( đời sống) nhân dân “ Tan tác cả nghề canh củi ”
àBằng những hình ảnh có thật tiêu biểu vừa khái quát vừa cụ thể, độc lập tương phản. Với giọng văn thống thiết, vừa đau đớn, xót xa, vừa danh thép => Tác giả đã phơi bày được tội ác của kẻ thù một cách tập trung sinh động và man rợ nhất của giặc Minh đến nổi “ Trời không dung đất hông tha, thần và người đều căm giận”.
=> Đoạn văn đã làm sống lại một thời kỳ đau thương đen tối của dân tộc => qua đó thể hiện nỗi căm giận ngút trời và nổi đau xé lòng của tác giả.
3/ Quá trình của của cuộc kháng chiến.
Buổi đầu của cuộc kháng chiến
* Hình tượng vị lãnh tụ nghĩa quân Lam Sơn
Ngẫm thù lớn căm giặc nước
Đau lòng, nhức óc.
Nếm mật, nằm gai
Quên ăn
Đắn đo, trằn trọc, băn khoăn
=> Lòng căm thù giặc sâu sắc, lòng yêu nước thương dân nồng nàn với quyết tâm chiến đấu chống giặc. Đây tâm trạng của Lê Lợi cũng là tâm trạng chung của toàn dân.
* Những khó khăn :
- Binh lực yếu hơn kẻ thù “ Vừa khi  thù đương mạnh”.
- Người tài quý, hiếm “ Tuấn kiệt .. lá mùa Thu”.
- Quân thiếu, lương thực cạn “ Khi linh sơn  một đội”.
à quyết tâm vượt qua hoàn cảnh để tiến hành cuộc kháng chiến “ Trời thử lòng  ta gắn chí khắc phục gian nan”
* Những thuận lợi : ( sức mạnh giúp dân ta chiến thắng)
 - Lòng yêu nước nồng nàn, niềm tin vào sự nghiệp chính nghĩa, tinh thần đoàn kết của quân và dân ta. “ Nhân dân bốn cỏi  tưởng những một lòng phụ tử”
- Đường lối chiến lươc, chiến thuật “Thế trận xuất kì lấy yếu chống mạnh. Dùng quân mai phục lấy ít địch nhiều” à chú trọng mưu cơ hơn binh lực.
è đường lối lãnh đạo tài tình, sáng suốt, cứng cỏi.
Lược thuật cuộc chiến đấu
Quân ta :
Tư tưởng chỉ đạo của cuộc kháng chiến “đem đại nghĩa lấy chí nhân à thắng hung tàn, cường bạo”.
Bức tranh toàn cảnh, hoành tráng về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn :  “Sấm vang chớp giật,  trúc chẻ tro bay, sĩ khí đã hăng, hăng lại càng hăng,  đá núi cũng mòn,  nước sông phải cạn, sạch không bình ngạc, tan tác chim muôn”
èKhí thế tiến công mãnh liệt, dồn dập, ào ạt, tỏ rõ thế tất thắng.
Quân địch :
“ nghe hơi mà mất via, nín thở cầu thoát thân,  đành bỏ mạng,  trí cùng lực kiệt, thất thế  cụt đầu,  tử vong,  tự vẫn,  lê gối dâng tờ tạ tội  tự xin hàng,  xin cưu mạng ”
à sự thất bại nhục nhã, thảm hại của kẻ thù
è Với nghệ thuật tường thuật, gợi tả, liệt kê sinh động, hình ảnh thực, tiêu biểu, lối so sánh, cường điệu, nhịp điệp nhanh, dồn dập à Khắc sâu chiến thắng oanh liệt của dân tộc & phơi bày sự thất bại nhục nhã của kẻ thù à Qua đó thể hiện lòng tự hào dân tộc .
4. Lời tuyên bố hòa bình độc lập
“ Xã tắc từ đây vững bền ()
Ngàn thu vết nhục nhã sạch làu “
à Gợi khung cảnh tuyên bố chiến thắng đất nước được độc lập, thanh bình, khép lại 1 giai đoạn lịch sử hào hùng đã qua & mở ra một kỷ nguyên mới với tương lai tươi sáng
à Từ đó nêu cao lòng quyết tâm xây dựng đất nước tươi đẹp vững bền .
III/ Chủ đề : Bài cáo nêu cao tinh thần độc lập tự cường, niềm tự hào dân tộc trước thắng lợi vẻ vang của nhân dân ta & tài lãnh đạo vững mạnh của nghĩa quân trong cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc .
IV. Bài : HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ QUỐC GIA (- Thân Nhân Trung -)
I/ Giới thiệu chung:
 1.Tác giả:( 1418-1499)
 -Người làng Yên Ninh, huyện Yên Dũng( Bắc Giang)
-Đỗ tiến sĩ 1469, được Lê Thánh Tông tin dùng
-Là người giỏi văn chương
2. Bài kí:
-Xuất xứ:1 trong 82 bài văn bia ở Văn Miếu(Hà Nội), do Thân Nhân Trung soạn 1484
-Nội dung: Bài kí khẳng định tầm quan trọng của hiền tài đối với quốc gia, ý nghĩa của việc khắc bia ghi tên tiến sĩvà bài học lịch sử được rút ra
II/Đọc- hiểu văn bản:
1.Tầm quan trọng của hiền tài đối với quốc gia:
 -“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”: người tài cao học rộng là khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của đất nước#hiền tài có quan hệ lớn đối với sự thịnh suy của đất nước
 -Nhà nước đã từng trọng đãi hiền tài: đề cao danh tiếng, phong chức tước, cấp bậc, ghi tên bảng vàng, ban yến tiệc#chưa xứng với vai trò, vị trí của hiền tài#cần phải khắc bia tiến sĩ để lưu danh sử sách
 2. Ý nghĩa, tác dụng của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ:
 -Khuyến khích nhân tài
 -Noi gương hiền tài, ngăn ngừa điều ác
 -Làm cho đất nước hưng thịnh, bền vững dài lâu
 3. Bài học lịch sử được rút ra từ việc khằc bia ghi tên tiến sĩ:
 -Thời nào “hiền tài cũng là nguyên khí quốc gia”#phải biết quí trọng nhân tài
 -Hiền tài có mối quan hệ sống còn, thịnh suy của đất nước(triều đại Lê Thánh Tông rất quí trọng hiền tài, biết dùng nhân tài nên đây cũng là triều đại hoàng kim nhất trong lịch sử chế độ phong kiến VN)
 -Thấm nhuần quan điểm của nhà nước ta: giáo dục là quốc sách, trọng dụng nhân tài
 -Thấm nhuần quan điểm Hồ Chủ Tịch: một dân tộc dốt là một dân tộc yếu
Câu hỏi 
1. Bài "Kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba" ra đời trong hoàn cảnh nào ?
- Để phát triển giáo dục, khuyến khích nhân tài, từ năm 1439 trở đi, nhà nước phong kiến triều Lê đặt ra lệ xứng danh, yết bảng, ban mũ áo, cấp ngựa, đãi yến và vinh quy bái tổ cho những người đổ đạt cao.
- Bài "Kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Bảo Đại thứ ba (1442) - do Thân Nhân Trung biên soạn (1484) thời Hồng Đức.
2. Hiền tài có vai trò như thế nào đối với đất nước ?
- Hiền tài có vai trò vô cùng quan trọng, là yếu tố quyết định sự sống còn và phát triển của đất nước " Hiền tài là nguyên khí quốc gia"
3. Các bậc thánh đế minh vương đã làm gì để chiêu mộ khuyến khích hiền tài ?
- Các bậc thánh đế minh vương lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên :
+ Cho khoa danh, đề cao bằng tước trật, ban ân rất lớn vẫn cho là chưa đủ.
+ Nêu tên ở tháp nhạn, danh hiệu Long Hổ, bày tiệc văn hỉ.
+ Dựng đá đề danh đặt ở cửa Hiền Quan
4. Ý nghĩa của việc khắc bia đá đề danh ?
- Khuyến khích hiền tài, kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua.
- Ngăn ngừa điều ác, kẻ ác : ý xấu bị ngăn chặn lòng thiện tràn đầy, kẻ ác thấy đó làm răn, người thiện xem đó mà cố gắng.
- Dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai, góp phần làm cho hiền tài nảy nở, đất nước hưng thịnh phát triển, rèn luyện danh tiếng cho sĩ phu, củng cố mệnh mạch cho nước nhà.
5. Tình hình phát triển hiền tài nước ta trước cách mạng tháng tám đến nay ? những hạn chế và yêu cầu đặt ra đối với vấn đề nhân tài ?
- Không ngừng phát triển nhân tài, đề cao trí thức, quan điểm giáo dục của Đảng và Hồ Chủ Tịch : giáo dục là quốc sách hang đầu..
- Vinh danh thủ khoa đỗ đầu đại học ở văn miếu Hà Nội hàng năm.
* Những hạn chế :
- Chảy máu chất xám, lớp chọn trường chuyên, luyện gà trong các cuộc thi học sinh giỏi...
* Yêu cầu đặt ra :
- Trân trọng và phát triển hiền tài trong mọi giai đoạn lịch sử phát triển của đất nước.
- Cần có những chính sách đặt biệt để khuyến khích và phát triển nhân tài.
VII. Bài : CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN
( Tản Viên từ phán sự lục- trích Truyền kì mạn lục) -Nguyễn Dữ-
1.Tác giả:
-Sống vào khỏang thế kỉ XVI
-Xuất thân trong gia đình khoa bảng(Thanh Miện-Hải Dương)
-Là học trò giỏi của Nguyễn Bỉnh Khiêm, từng đỗ Hương tiến và ra làm quan nhưng chưa đầy 1 năm đã lui về ở ẩn
2.Thể loại:-Truyền kì là thể văn xuôi tự sự trung đại phản ánh hiện thực qua những yếu tố hoang đường, kì ảo( cõi âm, thánh thần, ma quỷ)
3. Tác phẩm: 
-20 truyện, viết bằng chữ Hán, ra đời đầu thế kỉ XVI
-Bối cảnh truyện: thời Lí, Trần, Hồ, Lê sơ# ẩn sau các chi tiết kì ảo là hiện thực xhpk mà tác giả muốn vạch trần®đề cao tinh thần dân tộc, giá trị đạo đức con người, quan điểm “lánh đục về trong”của tầng lớp trí thức ở ẩn
II/ Đọc-hiểu văn bản:
1.Đọc:
-4 phần: - NTV.. không cần gì cả
 - Đốt đền xongkhó thoát nạn
 - Tử Văn vâng lờikhông bệnh mà mất
 - Năm Giáp Ngọphán sự
-Giải thích từ khó
2.Phân tích văn bản:
 a.Nhân vật Tử Văn:
-Là người “Khẳng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà thì không thể chịu được,vùng Bắc người ta vẫn khen là người cương trực”
-Hành động:
 +châm lửa đốt đền tên tướng giặc họ Thôi
 + “ngất ngưỡng”, điềm nhiên không khiếp sợ trước lời đe doạ của tên hung thần
 +Sự gan dạ trước bọn quỷ Dạ Xoa nanh ác và khung cảnh đáng sợ nơi cõi âm
 +Cứng cỏi, bất khuất trước Diêm Vương đầy quyền lực
-Thắng lợi của Ngô Tử Văn trong cuộc đấu tranh:
 + giải trừ được tai hoạ, đem lại an lành cho nhân dân
 + diệt trừ tận gốc thế lực xâm lược tàn ác, làm sáng tỏ nỗi oan khuất và phục hồi danh vị cho thổ thần nước Việt
 + trở thành người đảm nhiệm chức phán sự đền Tản Viên#sự thưởng công xứng đáng, khích lệ mọi người dũng cảm chống lại cái xấu,bất tử hoá khát vọng chính nghĩa của con người
=>Sự chiến thắng của Ngô Tử Văn sau nhiều gian nguy, thử thách khẳng định niềm tin chính nhất định thắng tà; thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽsự đấu tranh quyết liệt với cái xấu để bảo vệ dân, bảo vệ chính nghĩa
c/Nghệ thuật kể chuyện:
-Yếu tố kì ảo: nhân vật thần linh(hồn ma,Thổ công,Diêm vương, quỷ Dạ Xoa), sự gặp gỡ giữa người và thần® Ngụ ý phê phán:
 ® Hồn ma tướng giặc xảo quyệt,sống là giặc xâm lược, chết không từ bỏ dã tâm
 ® Những bất công của xã hội đương thời, tham quan ô lại tiếp tay cho kẻ xấu, gây nỗi khổ cho người lương thiện
 - Chuyện kể có kịch tính, hấp dẫn:
 ® Chi tiết mở đầu gây chú ý, hồi hộp( Tử Văn đốt đền)
 ® Có thắt nút, xung đột dẫn đến căng thẳng, mở nút
- Lời bình cuối truyện thể hiện quan điểm của tác giả: Kẻ sĩ cần cứng cỏi, cương trực, có dũng khí
Tóm tắt
Ngô Tử Văn, một kẻ sĩ nổi tiếng khẳng khái, chính trực vốn không chịu được sự tác yêu quái của hồn một tên tướng bại trận nên đã đốt đền của hắn, trừ hại cho dân. Tên hung thần đe dọa Tử Văn và kiện chàng ở âm phủ. Tử Văn được thổ thần mách bảo về tung tích và tội ác của tên tướng giặc, đồng thời bày cho chàng cách đối phó với hắn. Tử Văn bị bắt giải xuống âm phủ. Đứng trước Diêm Vương, chàng đã không hề run sợ mà dũng cảm vạch trần mọi tội ác của tên hung thần. Có bằng chứng của thổ thần, mọi lời nói của Tử Văn được minh xác là sự thật. Cuối cùng công lý được thực thi: tên tướng giặc và bọn phán sự vô trách nhiệm bị trừng trị, thổ thần được phục chức, Tử Văn được sống lại. Tiếp sau đó nhờ thổ thần tiến cử Tử Văn được nhận chức phán sự đền Tản Viên chuyên trông coi việc xử án.
VIII. Bài : HỒI TRỐNG CỒ THÀNH ( Trích hồi 28- Tam quốc diễn nghĩa) – La Quán Trung-
1.Tác giả La Quán Trung:
- La Quán Trung( 1330- 1400) tên La Bản, hiệu Hồ Hải tản nhân
- Lớn lên cuối thời Nguyên đầu thời Minh
- Là người đầu tiên đóng góp xuất sắc cho trường phái tiểu thuyết lịch sử thời Minh- Thanh ở Trung Quốc
- Tác phẩm: Tam quốc diển nghĩa,Tùy Đường lưỡng triều chí truyện
2. Tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa:
- Ra đời đầu thời Minh, gồm 120 hồi, kể chuyện một nước chia ba gọi là “cát cứ phân tranh” trong gần 100 năm của nước Trung Quốc thời cổ. Đó là cuộc phân tranh giữa ba tập đoàn: Ngụy – Tào Tháo cầm đầu, Thục- Lưu Bị cầm đầu, Ngô- Tôn Quyền cầm đầu
- Nhân dân đói khổ, điêu linh, mong muốn hòa bình, thống nhất đất nước. Nguyện vọng đó gửi gắm vào một triều đình có ông vua biết thương dân, có văn võ bá quan biết thực hiện đường lối “nhân chính”. Ông vua đó là Lưu Bị, triều đình đó là nhà Thục
3. Đọc – khám phá văn bản: 
a. Nhân vật Trương Phi:
- Trương Phi nổi giận vì nghi ngờ Quan Công phản bội lời thề, bỏ anh theo Tào Tháo.
- Khi nghe Quan Công đến , Trương Phi “ mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm”, chẳng nói chẳng rằng lên ngựa đi tắt xông tới đâm Quan Công, thay đổi cách xưng hô với Quan Công “ Mày đã bội nghĩa , còn mặt nào đến gặp tao nữa”.Gạt lời thanh minh của hai chị dâu và Tôn Càn, Với Trương Phi khi Sái Dương đến càng chứng tỏ Quan Công lừa dối 
® tính cách cương trực của Trương Phi với quan điềm trung thần không thờ hai chủ.
- Chi tiết lắng nghe 2 chị dâu kể chuyện, “ rỏ nước mắt khóc, thụp lạy Vân Trường” ® Trương Phi thận trọng, tinh tế, phục thiện.
Trương phi là con người không chấp nhận sự quanh co lắt léo, với kẻ thù chỉ nói chuyện bằng gươm giáo, tính cách cương trực, trung nghĩa, phục thiện.
b. Nhân vật Quan Công:
- Hoảng hốt trước cách cư xử của Trương Phi” Quan công giật mình, vội tránh mũi mâu”
- Nhún mình thanh minh, cầu cứu hai chị dâu” may có hai chị ở đây em đến mà hỏi”
- Chấp nhận điều kiện để minh oan “ Quan công chẳng nói một lời.dưới đất”
® Quan Công tỏ ra rất độ lượng và từ tốn.
-Quan Công là nhân vật ảnh chiếu để làm nổi bật Trương Phi.
- Người đời khen Quan công “tuyệt nghĩa” nhưng chữ “nghĩa” có hai mặt: trung nghĩa và tín nghĩa.
c.Âm vang hồi trống:
- Hồi trống ca ngợi tình nghĩa vườn đào giữa ba anh em kết nghĩa.
- Hồi trống ca ngợi cuộc đoàn tụ giữa các anh hung.
X. Văn bản tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
1.tác giả và dịch giả:
Tác giả: Đặng Trần Côn người làng Nhân Mục, huyện Thanh Trì – Hà Nội. Sống vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVIII. Cảm xúc trước hiện thực về những cuộc chiến tranh phong kiến, nổi đau của con người nhất là người vợ lính – ông đã viết tác phẩm : Chinh phụ ngâm
Dịch giả: Đoàn Thị Điểm quê kinh bắc, sinh 1705 mất 1748 là một phụ nữ nhan sắc và học vấn cao. Ngoài bản dịch “Chinh phụ ngâm”, còn sáng tác tập truyện chữ Hán: Truyền kỳ tân phả và nhiều thơ phú khác.
2. Tác phẩm :
a. Nội dung : Miêu tả diễn biến tâm trạng đau khổ, buồn bã, nhớ nhung, cô đơn, lo lắng của người chinh phụ.
b. Nghệ thuật : Nguyên tác theo thể đoản trường các diễn tả chân thực, thành công tâm trạng.
Bản dịch chuyển thể thành thơ song thất lục bát, ngôn ngữ tả cảnh, tả hình sinh động, diễn tả tâm trạng sâu sắc
II. Đọc - hiểu văn bản.
 1.Bố cục đoạn trích:2 đoạn nhỏ 
- 16 dòng đầu : Nổi cô đơn lẻ loi của người chinh phụ
- 8 dòng sau : nổi nhớ thương chồng
2. Nội dung: 
a. Nổi cô đơn lẻ loi của người chinh phụ
* Hành động ngoài phòng
- dạo hiên vắng Lặp di lặp lại à tâm trạng
- buông, vén rèm mong ngóng, chờ đợi tin lành nhưng hông có => lúng túng bế tắc.
* Hành động trong phòng.
- gượng đốt hương => hồn mê mãi
- gượng gưong soi => lệ chan.
- gượng gãy đàn => sợ dây uyên đứt, sợ dây loan chùng.
=> người thiếu phụ gắng gượng tìm cách thoát khỏi sụ cô đơn nhưng bất lực, cảm giác càng cô đơn nặng nề hơn.
* Ngoại cảnh:
- Ngọn đèn, hoa đèn à chỉ có hoa đèn với bóng người à không gian trống trải mênh mông, con người cô đơn lẻ loi.
- Tiếng gà eo óc gáy à gợi sự vắng vẻ tĩnh mịch
- Bóng cây hòe à gợi cảm giác hoang vắng.
=> không gian mênh mông, hoang vắng, thời gian dài đẳng đẳng, người trinh phụ đối diện với hoàn cảnh ấy càng lẻ loi cô đơn.
Tóm lại : Tác giả diễn tả nội dung qua hành động, ngoại cảnh. người chinh phụ tìm mọi cách để thoát sự cô đơn lẻ loi - nhưng bất lực - nỗi cô đơn càng nặng nề hơn à niềm khao khát hạnh phúc.
b.Nỗi nhớ thương.
 - Từ ngữ : lòng này, nghìn vàng à tấm lòng cao quí dành cho người lấy chồng.
 - Ước lệ : gió đông, non yên à nơi chiến trận xa xăm.
 nhớ thẳm thẳm : à sâu, xa 
- Từ láy : 
 trời thăm thẳm à nhấn mạnh sự xa xăm .
So sánh : đường lên bằng trời à con đường xa xăm cách trở
Thiên nhiên : Cảnh buồn, cành cây sương đượm, tiếng trùng mưa phun. Thiên nhiên buồn bả, khắc nghiệt càng làm cho lòng người buồn nhớ hơn.
=> Trong nổi cô đơn lẻ loi - người chinh phụ gửi trọn tấm lòng son sắc thủy chung - nhớ nhung của mình tới người chồng nơi chiến trận xa xăm.
Nguyễn du
1-Cuộc đời:
-Tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên
-Sinh ngày (23/11/1765-16/9/1820)
-Quê :Làng Tiên Điền-Nghi Xuân-Hà Tĩnh
-Xuất thân : trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và nhiều người sáng tác văn chương.
+ Cha và anh : đều giữ chức tước cao trong triều và có sức học uyên bác.
+ Mẹ : Trần Thị Tần –người Kinh Bắc ( đây cũng chính là ngọn nguồn của vốn VHDG ăn sâu vào hồn thơ văn và tài thơ văn của ông )
-Biến động của xh đưa N.Du từ chỗ con em đại gđ qtộc pk đến chỗ chấp nhận c/s của anh đồ nghèo.
- Ông chính là chứng nhân của lịch sử xã hội cụ thể:
+Thời thơ ấu và thanh niên: sống sung túc và hào hoa ở Thăng Long trong nhà anh trai Nguyễn Khản. Từng đỗ Tam trường.
+Mười năm gió bụi lang thang ở quê vợ, rồi quê hương trong nghèo túng.
+Từng mưu đồ chống Tây Sơn thất bại, bị bắt rồi được tha, về ẩn dật ở quê nội.
+Làm quan bất đắc dĩ với triều Nguyễn Gia Long ( Tham tri bộ Lễ, Cai bạ Quảng Bình, Chánh sứ tuế cống nhà Thanh), ốm, mất ở Huế ngày 10/8/1820 (năm Canh Thìn).
2-Con người:
(ảnh hưởng của quê hương, gia đình - những vùng văn hoá)
-Quê cha Hà Tĩnh, núi Hồng, sông Lam anh kiệt, khổ nghèo.
-Quê mẹ Kinh bắc hào hoa, cái nôi của dân ca Quan hạ.
-Nơi sinh ra và lớn lên: kinh thành Thăng Long nghìn năm văn hiến lộng lẫy hào hoa.
-Quê vợ đồng lúa Thái Bình.
-Gia đình quan lại có danh vọng lớn, học vấn cao nổi tiếng: 
“ Bao giờ Ngàn Hồng hết cây
Sông Rum (Lam) hết nước, họ này hết quan”.
-C/đời N.Du có nhiều mối u uẩn không nói ra được.
-Ông luôn cảm thấy bức bối, mất tự do vì sống trong xh quá gò bó.
-Nguyễn Du có cái nhìn hiện thực sâu sắc
-Một tấm lòng lo đời, thương người của Nguyễn Du, luôn đi bảo vệ công lí ,bảo vệ cái đẹp
3. Thời đại và xã hội
-Cuối TK XVIII đầu TK XIX
-XHVN khủng hoảng trầm trọng, loạn lạc bốn phương: khởi nghĩa nông dân, kiêu binh làm loạn, Tây Sơn thay đổi sơn hà, diệt Nguyễn, Trịnh, diệt Xiêm, đuổi Thanh huy hoàng một thuở.
-Nhà Nguyễn lập lại chính quyền chuyên chế và thống nhất đất nước.
II-Sự nghiệp sáng tác:
1. Các sáng tác chính
Phong phú và đồ sộ gồm : văn thơ chữ Hán và chữ Nôm
a) Sáng tác bằng chữ Hán: 249 bài, ba tập
-Thanh Hiên thi tập (78 bài)-> trc thời làm quan
-Nam trung tạp ngâm(40bài)->làm quan ở Huế, Quảng Bình.
-Bắc hành tap lục (131 bài)->tgian đi sứ TQ.
*ND: 
-Phê phán chế độ PK Trung Hoa chà đạp lên quyền sống của con người.
-Ca ngợi, đồng cảm với những h/ả nghệ sĩ tài hoa, cao thượng Trung Hoa (Đỗ Phủ, Nhạc Phi).
-Cảm động với nhg thân phận nghèo khổ, người p/nữ tài hoa bmệnh (Độc Tiểu Thanh kí, Sở kiến hành).
-Nhiều điểm tương đồng với cảm hứng stác Tr.Kiều.
b)Sáng tác bằng chữ Nôm:
*Truyện Kiều
- Nguồn gốc: 
-Dựa vào Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân –TQ (Đoạn trường tân thanh, 3254 câu thơ lục bát) -từ tiểu thuyết chương hồi bằng văn xuôi c.Hán
-Nguyễn Du stác bsung nhg điều mà day dứt trăn trở mà ông đã được chứng kiến của lsxh và con người .
-Nội dung
+Vận mệnh con người trong xhpk bất công, tàn bạo
+Khát vọng tình yêu đôi lứa.
+Bản cáo trạng đanh thép của xh đã chà đạp lên quyền sống, tự do hphúc của con người đbiệt là người phụ nữ trong c.độ xhpk .
+ Nguyễn Du đã tái hiện hthực sâu sắc của c/s vào tp’ tạo nên ý/n rất sắc cho lời thơ và gtrị nhân đạo vì con người, vì c/s của nhân dân .(ngòi bút tài hoa ).
+ Quan niệm nhân sinh : “chữ tài “gắn liền với chữ “mệnh “, chữ “tâm “gắn với chữ “tài “.
->Tác phẩm tự sự trữ tình độc nhất vô nhị trong văn học trung đại VN.
*Văn chiêu hồn (Văn tế thập loại chúng sinh)
-Viết bằng thể thơ lục bát
-Thể hiện tấm lòng nhân ái mênh mông của nhà nghệ sĩ hướng tới những linh hồn bơ vơ, không nơi tựa nương, nhất là phụ nữ và trẻ em trong ngày lễ vu lan rằm tháng bảy hằng năm ở VN
2.Một vài đặc điểm về nội dung và nghệ thuật thơ văn Nguyễn Du.
a)Nội dung:
-Chữ tình.
-Không phải chủ yếu nói chí hướng quân tử mà:
+Thể hiện t/cảm chân thành.
+Cảm thông sâu sắc của tgiả đối với c/s’ và con người (những c/n` nhỏ bé, những số phận bất hạnh, những phụ nữ tài hoa bạc mệnh).
-Triết lí về số phận đàn bà hai lần vang lên sâu thẳm và bi thiết trong Tr.Kiều và Văn chiêu hồn. 
-Khái quát bản chất tàn bạo của cđộ pk, bọn vua chúa tàn bạo, bất công chà đạp quyền sống con người, dù là ở VN hay TQ.
-Là người đầu tiên đặt vđề về những người p/nữ hồng nhan đa truân, tài hoa bạc mệnh với tấm lòng và cái nhìn nhân đạo sâu sắc.
-Đề cao quyền sống con người, đồng cảm và ngợi ca t/y lứa đôi tự do, k/vọng tự do và hphúc của con người (mối tình Kiều – Kim, về nvật Từ Hải).
b)Nghệ thuật:
-Học vấn uyên bác, thành công trong nhiều thể loại thơ ca: ngữ ngôn, thất ngôn, ca, hành.
-Thơ lục bát, song thất lục bát chữ Nôm lên đến tuyệt đỉnh thi ca cổ trung đại.
-Tinh hoa ngôn ngữ bình dân và bác học Việt đã kết tụ nơi thiên tài NDu – nhà ptích tâm lí bậc nhất, bậc đại thành của thơ lục bát và song thất lục bát.
XI. Văn bản: TRAO DUYEÂN ( Trích “Truyeän Kieàu”) - Nguyeãn Du
II-Phân tích:
1-Đoạn 1: Kiều tìm cách thuyết phục, trao duyên cho Thuý Vân.
Mở đầu bằng 2 câu thơ: 
 “Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”
-''Cậy'': Kiều khẩn khoản, thiết tha tự hành hạ mình
-''Chịu lời'': Cầu khẩn em hãy lắng nghe mình
-''Lạy'': trang nghiêm, hệ trọng 
- “Thưa “: kính cẩn, trang trọng 
óLời cầu xin hạ mình, coi Thuý Vân như ân nhân số 1 của mình, đưa Thuý Vân vào tình thế không thể từ chối, ràng buộc Thuý Vân bằng cách đưa ra những mối quan hệ tình cảm “ vì cây dây leo”
-6 câu tiếp theo: Kiều đã giãi bày thật nhanh, ngọn ngành để thuyết phục Vân hết lời, tâm tình chị em vì mình không thể thoái thác .
+Ngôn ngữ Nguyễn 

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_ngu_van_10_hk2.doc