Đề thi khảo sát kiến thức chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT lần 1 năm 2022 môn Địa lí 12 - Mã đề thi: 418

doc 4 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Ngày đăng 20/06/2022 Lượt xem 336Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát kiến thức chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT lần 1 năm 2022 môn Địa lí 12 - Mã đề thi: 418", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi khảo sát kiến thức chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT lần 1 năm 2022 môn Địa lí 12 - Mã đề thi: 418
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
 ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ KHẢO SÁT KIẾN THỨC CHUẨN BỊ CHO KỲ THI 
TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2022 – LẦN 1
MÔN: ĐỊA LÍ
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề
(Đề thi có 04 trang)
Mã đề thi: 418
Câu 41: Đô thị ở nước ta hiện nay
	A. đều có cùng một cấp phân loại.	B. có lực lượng lao động dồi dào.
	C. tập trung chủ yếu ở miền núi.	D. chất lượng cuộc sống thấp.
Câu 42: Ngập lụt ở nước ta
	A. tập trung tại vùng đồi núi.	B. xảy ra trong mùa mưa.
	C. chỉ ảnh hưởng đến sản xuất.	D. hoàn toàn do triều cường.
Câu 43: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nào sau đây có quy mô rất lớn?
	A. Cần Thơ.	B. Hạ Long.	C. Nha Trang.	D. Hà Nội.
Câu 44: Nguồn lao động của nước ta hiện nay
	A. chỉ có kinh nghiệm làm ruộng.	B. có chất lượng đang tăng lên.
	C. phần lớn ở khu vực thành thị.	D. toàn bộ đã được qua đào tạo.
Câu 45: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết trung tâm du lịch nào sau đây có du lịch biển?
	A. Đà Lạt.	B. Hà Nội.	C. Vũng Tàu.	D. Cần Thơ
Câu 46: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết địa điểm nào sau đây có mỏ sắt?
	A. Quỳnh Nhai.	B. Sơn Dương.	C. Yên Châu.	D. Trấn Yên.
Câu 47: Dân cư ở đồng bằng nước ta hiện nay
	A. chỉ sản xuất công nghiệp.	B. có mật độ dân số cao.
	C. hoàn toàn ở các thành phố.	D. có số lượng giảm nhanh.
Câu 48: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây có ngành luyện kim đen?
	A. Vinh.	B. Cà Mau.	C. Hải Phòng.	D. Đà Nẵng.
Câu 49: Cho biểu đồ: 
	 SẢN LƯỢNG DẦU THÔ VÀ ĐIỆN CỦA MA-LAI- XI-A GIAI ĐOẠN 2010 – 2015
(Nguồn: 
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về sản lượng dầu thô và điện của Ma-lai-xi-a giai đoạn 2010 - 2015?
	A. Sản lượng dầu thô, điện đều giảm.	B. Sản lượng điện tăng liên tục.
	C. Sản lượng dầu thô giảm liên tục.	D. Sản lượng dầu thô tăng, điện giảm.
Câu 50: Hiện nay, rừng ngập mặn ở nước ta bị thu hẹp chủ yếu do
	A. chuyển thành vùng nuôi tôm.	B. mực nước biển dâng rất cao.
	C. quá trình xâm nhập mặn tăng.	D. cải tạo để làm đất trồng lúa.
Câu 51: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết tỉnh nào sau đây có GDP bình quân đầu người từ trên 15 đến 18 triệu đồng năm 2007?
	A. Phú Yên.	B. Bình Thuận.	C. Ninh Thuận.	D. Khánh Hòa.
Câu 52: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết tỉnh nào sau đây có diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực dưới 60%?
	A. Thái Nguyên.	B. Tuyên Quang.	C. Lạng Sơn.	D. Hà Giang.
Câu 53: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết khu kinh tế cửa khẩu nào sau đây thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
	A. Đồng Tháp.	B. Hoa Lư.	C. Xa Mát.	D. Mộc Bài.
Câu 54: Cho bảng số liệu sau:
SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC VÀ SỐ DÂN THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 1990 – 2018.
Năm
1990
2000
2005
2018
Sản lương lương thực (triệu tấn)
1950
2060
2080
2601
Số dân (triệu người)
5306
6078
6477
7594
	 	 	 (Nguồn: 
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây không đúng về sản lượng lương thực và số dân thế giới giai đoạn 1990 - 2018?
	A. Số dân thế giới tăng không liên tục qua các năm.
	B. Bình quân lương thực theo đầu người của thế giới giảm.
	C. Sản lượng lương thực thế giới tăng liên tục qua các năm.
	D. Sản lượng lương thực tăng chậm hơn số dân thế giới.
Câu 55: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết đèo Ngang thuộc dãy núi nào sau đây?
	A. Tam Điệp.	B. Bạch Mã.	C. Hoành Sơn.	D. Hoàng Liên Sơn.
Câu 56: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết điểm khai thác thiếc Quỳ Hợp thuộc tỉnh nào sau đây?
	A. Hà Tĩnh.	B. Quảng Bình.	C. Nghệ An.	D. Quảng Trị.
Câu 57: Hình dạng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang của nước ta đã
	A. làm cho thiên nhiên từ Bắc vào Nam khá đồng nhất.
	B. tạo điều kiện cho biển ảnh hưởng sâu vào đất liền.
	C. tạo sự phân hóa thiên nhiên rõ rệt từ đông sang tây.
	D. làm cho thiên nhiên phân hóa theo độ cao địa hình.
Câu 58: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết địa điểm nào sau đây có lượng mưa trung bình năm lớn nhất?
	A. Hà Tiên.	B. Móng Cái.	C. Huế.	D. TP. Hồ Chí Minh.
Câu 59: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây ở nước ta giáp với cả Lào và Campuchia?
	A. Kon Tum.	B. Quảng Ninh.	C. Kiên Giang.	D. Điện Biên.
Câu 60: Biện pháp bảo vệ tài nguyên đất ở vùng đồi núi nước ta là
	A. chống nhiễm phèn, đào hố vảy cá.	B. trồng cây theo băng, chống nhiễm mặn.
	C. chống nhiễm mặn, chống nhiễm phèn.	D. đào hố vảy cá, trồng cây theo băng.
Câu 61: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có trung tâm công nghiệp nào sau đây?
	A. Thái Nguyên.	B. Nam Định.	C. Phúc Yên.	D. Hải Phòng.
Câu 62: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết cảng nào sau đây là cảng sông?
	A. Nam Định.	B. Cam Ranh.	C. Dung Quất.	D. Hải Phòng.
Câu 63: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết tỉnh nào sau đây thuộc vùng Tây Nguyên?
	A. Quảng Ngãi.	B. Kon Tum.	C. Quảng Nam.	D. Bình Định.
Câu 64: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết tỉnh nào sau đây có mật độ dân số thấp nhất?
	A. Bình Phước.	B. TP. Hồ Chí Minh.	C. Tây Ninh.	D. Đắk Nông.
Câu 65: Sự khác nhau cơ bản về tự nhiên của đồng bằng sông Hồng so với đồng bằng sông Cửu Long là
	A. có nhiều đất mặn.	B. có nhiều đất phù sa sông.
	C. có nhiều đất phèn.	D. khí hậu có mùa đông lạnh.
Câu 66: Ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, càng đi về phía nam nhiệt độ càng tăng chủ yếu do
	A. ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc tăng, gió Tây hoạt động mạnh.
	B. Tín phong hoạt động mạnh quanh năm, chịu tác động lớn của bão.
	C. ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc giảm sút, góc nhập xạ tăng dần.
	D. góc nhập xạ tăng dần, ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc mạnh lên.
Câu 67: Biên độ nhiệt độ trung bình năm của phần lãnh thổ phía Bắc nước ta cao hơn phần lãnh thổ phía Nam chủ yếu do
	A. ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nằm xa đường xích đạo.
	B. có nhiều dãy núi cao, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
	C. ảnh hưởng của gió Tây khô nóng, hướng địa hình đa dạng.
	D. nằm gần chí tuyến Bắc, ảnh hưởng Tín phong bán cầu Bắc.
Câu 68: Đất feralit ở đai cận nhiệt đới gió mùa nước ta có tầng mùn là do
	A. nền nhiệt ẩm cao, quá trình phong hóa diễn ra mạnh.
	B. mưa nhiều, địa hình đồi núi không có thực vật bao phủ.
	C. địa hình đồi núi, mưa nhiều rửa trôi chất ba dơ dễ tan.
	D. nhiệt độ giảm, quá trình phân giải vật chất hữu cơ chậm.
Câu 69: Thời tiết rất nóng và khô ở ven biển Trung Bộ và phần nam khu vực Tây Bắc nước ta do loại gió nào sau đây gây ra?
	A. Gió mùa Đông Bắc.	B. Tín phong bán cầu Nam.
	C. Gió phơn Tây Nam.	D. Tín phong bán cầu Bắc.
Câu 70: Trên đất liền nước ta nơi có khoảng cách giữa hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh cách xa nhau nhất là
	A. điểm cực Tây.	B. điểm cực Đông.	C. điểm cực Nam.	D. điểm cực Bắc.
Câu 71: Cho bảng số liệu: 
GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ CỦA IN-ĐÔ-NÊ-XI-A GIAI ĐOẠN 2010 - 2018 
(Đơn vị: Tỉ USD)
Năm
2010
2012
2014
2018
Xuất khẩu
70,5
78,1
84,2
85,7
Nhập khẩu
79,1
86,2
99,3
106,5
 	 (Nguồn: 
Theo bảng số liệu, để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của In-đô-nê-xi-a giai đoạn 2010 - 2018, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
	A. Miền.	B. Cột.	C. Kết hợp.	D. Đường.
Câu 72: Cho biểu đồ về GDP của Phi-lip-pin, Thái Lan và Việt Nam giai đoạn 2010 - 2016: 
(Nguồn: 
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
	A. Cơ cấu giá trị GDP.	B. Chuyển dịch cơ cấu GDP.
	C. Quy mô giá trị GDP.	D. Tốc độ tăng trưởng GDP.
Câu 73: So với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, khí hậu miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có
	A. tính chất nhiệt đới tăng dần.	B. mùa đông đến sớm, ấm hơn.
	C. mùa đông đến sớm, lạnh hơn.	D. mưa lớn vào đầu mùa hạ.
Câu 74: Hướng địa hình của nước ta được quy định bởi
	A. các đứt gãy lớn.	B. hướng của các nền cổ.
	C. quá trình ngoại lực.	D. các vận động uốn nếp.
Câu 75: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho sông ngòi nước ta có tổng lượng nước lớn?
	A. Mưa nhiều quanh năm, địa hình nhiều đồi núi.
	B. Mưa nhiều, diện tích rừng ngày càng tăng lên.
	C. Mưa nhiều, nguồn nước từ bên ngoài lãnh thổ.
	D. Nhiều đồi núi, quá trình xâm thực diễn ra mạnh.
Câu 76: Dạng địa hình có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo toàn tính chất nhiệt đới ẩm của khí hậu nước ta là
	A. đồi núi thấp, đồng bằng.	B. núi cao, núi trung bình.
	C. đồng bằng, núi cao.	D. đồng bằng, núi trung bình.
Câu 77: Gió mùa Đông Bắc không xóa đi được tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta chủ yếu do
	A. nước ta nằm trong khu vực nội chí tuyến.	B. địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp.
	C. nước ta có Tín Phong hoạt động quanh năm.	D. gió này chỉ hoạt động theo đợt ở miền Bắc.
Câu 78: Kiểu thời tiết đặc biệt thường xuất hiện trong mùa đông ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ nước ta là
	A. mưa lớn kéo dài, bão.	B. mưa đá, bão.
	C. mưa phùn, sương mù.	D. mưa ngâu, tuyết rơi.
Câu 79: Bắc Bộ mưa nhiều nhất vào tháng VIII chủ yếu do
	A. hoạt động của Tín phong bán cầu Bắc, gió tây nam, bão.
	B. hoạt động của gió mùa Đông Nam, dải hội tụ nhiệt đới, bão.
	C. Mặt Trời lên thiên đỉnh, hoạt động của gió tây nam, bão.
	D. hoạt động của gió mùa Đông Bắc, dải hội tụ nhiệt đới, bão.
Câu 80: Sự khác nhau về lượng mưa đầu mùa hạ giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên chủ yếu do tác động của
	A. gió mùa Tây Nam và hoạt động của áp thấp nhiệt đới.
	B. gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương và dãy Trường Sơn.
	C. gió mùa Đông Nam và khối núi cực Nam Trung Bộ.
	D. gió mùa Tây Nam và độ cao của dãy Trường Sơn.
----------- HẾT ----------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do NXB Giáo dục phát hành;

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_khao_sat_kien_thuc_chuan_bi_cho_ky_thi_tot_nghiep_thp.doc