Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 12 theo từng bài học cả năm (Có đáp án)

docx 343 trang Người đăng hoaian2 Ngày đăng 07/01/2023 Lượt xem 289Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 12 theo từng bài học cả năm (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 12 theo từng bài học cả năm (Có đáp án)
TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 12 THEO TỪNG BÀI HỌC CẢ NĂM
 CÓ ĐÁP ÁN
BÀI 1. VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP
Câu 1. Nước ta đi lên từ một nước chủ yếu là
A. công nghiệp nhẹ.
B. nông nghiệp.
C. lâm nghiệp.
D. ngư nghiệp.
Câu 2. Lĩnh vực đầu tiên của công cuộc Đổi mới ở nước ta là
A. công nghiệp.
B. nông nghiệp.
C. dịch vụ.
D. tiểu thủ công nghiệp.
Câu 3. Xu thế nào sau đây không thuộc đường lối Đổi mới của nước ta được khẳng định từ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (nảm 1986)?
A. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
B. Dân chủ hóa đời sống kinh tế - xã hội.
C. Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới.
D. Đẩy mạnh nền kinh tế theo hướng kế hoạch hóa, tập trung.
Câu 4. Đường lối Đổi mới của nước ta được khẳng định từ năm
A. 1976.
B. 1986.
C. 1996.
D. 2016.
Câu 5. Thành tựu to lớn về xã hội do công cuộc Đổi mới đưa lại cho nước ta là
A. nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài.
B. tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.
C. cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
D. xóa đói giảm nghèo; nâng cao đời sống nhân dân.
Câu 6. Thách thức đối với nước ta trong toàn cầu hóa là
A. tranh thủ được các nguồn lực bên ngoài về vốn.
B. cạnh tranh quyết liệt bởi các nền kinh tế phát triển hơn.
C. tiếp cận nguồn lực thế giới và công nghệ.
D. tận dụng được thị trường thế giới và khu vực.
Câu 7. Việt Nam và Hoa Kì bình thường hóa quan hê từ đầu năm
A. 1985.
B. 1995.
C. 2005.
D. 2015.
Câu 8. Việt Nam là thành viên của ASEAN từ năm
A. 1985.
B. 1995.
C. 2005.
D. 2015.
Câu 9. Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) từ năm
A. 1987.
B. 1997.
C. 2007.
D. 2017.
Câu 10. Nguồn vốn nào sau đây không phải hoàn toàn là nguồn vốn đầu tư nước ngoài?
A. Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
B. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI).
C. Đầu tư gián tiếp của nước ngoài (FPI).
D. Xây dựng- vận hành- chuyển giao (BOT).
Câu 11. Thành tựu to lớn của công cuộc hội nhập quốc tế và khu vực của nước ta về kinh tế - xã hội là đẩy mạnh hợp tác về
A. an ninh quốc phòng.
B. khai thác tài nguyên.
C. bảo vệ môi trường.
D. kinh tế - khoa học kĩ thuật.
Câu 12. Thành tựu nào sau đây của nước ta không phải là thành tựu trực tiếp của công cuộc hội nhập quốc tế và khu vực?
A. Thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
B. Giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc.
C. Ngoại thương phát triển mạnh.
D. Đẩy mạnh hợp tác toàn diện.
Câu 13. Định hướng chính về tài nguyên môi trường để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới và hội nhập nước ta là
A. thực hiện chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo.
B. đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế để tăng tiềm lực quốc gia.
C. có giải pháp hữu hiệu bảo vệ tài nguyên môi trường và phát triển bền vững.
D. đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri trức.
Câu 14. Thành tựu to lớn của công cuộc Đổi mới về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa được biểu hiện:
A. Hình thành các vùng kinh tế trọng điểm.
B. Các vùng chuyên canh quy mô lớn, các trung tâm phát triển mạnh.
C. Tỉ trọng của khu vực nông nghiệp giảm của công nghiệp và xây dựng tăng nhanh.
D. Vùng sâu, vùng xa, vùng núi và biên giới, hải đảo được ưu tiên phát triển.
Câu 15. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta nhiều năm qua đã không làm được việc:
A. Giảm tỉ lệ nghèo chung.
B. Giảm tỉ lệ nghèo lương thực.
C. Tăng tỉ lệ người giàu.
D. Thu hẹp khoảng cách giàu nghèo.
Câu 16. Biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành là
A. các vùng kinh tế trọng điểm được hình thành.
B. tỉ trọng của khu vực nông- lâm- ngư nghiệp giảm.
C. các trung tâm công nghiệp và dịch vụ lớn được phát triển.
D. vùng sâu, vùng xa, vùng núi được ưu tiên phát triển.
Câu 17. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ được thể hiện rõ rệt, đó là
A. các vùng chuyên canh nông nghiệp được phát triển.
B. tỉ trọng của nông – lâm- ngư nghiệp giảm.
C. hội nhập kinh tế được đẩy mạnh.
D. một số mặt hàng được xuất khẩu lớn.
Câu 18. Trong cơ cấu kinh tế thời kì Đổi mới, tỉ trọng tăng nhanh nhất thuộc về khu vực 
A. Công nghiệp và dịch vụ.
B. Nông nghiệp.
C. Công nghiệp và xây dựng.
D. Dịch vụ.
Câu 19. Thành tựu nào sau đây không thuộc lĩnh vực cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ?
A. Các vùng kinh tế trọng điểm được hình thành.
B. Công cuộc xóa đói, giảm nghèo có hiệu quả cao.
C. Các trung tâm công nghiệp và dịch vụ lớn được hình thành.
D. Vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo được ưu tiên phát triển.
Câu 20. Thành tựu nào sau đây của nước ta không phải có được là chỉ nhờ vào Đổi mới?
A. Tỉ lệ gia tăng dân số giảm.
B. Thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
C. Đẩy mạnh hợp tác kinh tế - khoa học kĩ thuật.
D. Trở thành nước xuất khẩu khá lớn một số mặt hàng.
Câu 21. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về nền kinh tế nước ta trước thời kì Đổi mới?
A. Nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu.
B. Tình trạng khủng hoảng kinh tế kéo dài.
C. Chịu hậu quả nặng nề do chiến tranh.
D. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
Câu 22. Sự kiện được xem là quan trọng của nước ta vào năm 2007 là
A. bình thường hóa quan hệ với Hoa kì.
B. trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
C. gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).
D. tham gia Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương.
Câu 23. Công cuộc Đổi mới được manh nha từ năm 
A. 1982.
B. 1981.
C. 1980.
D. 1979.
BÀI 2: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ
Câu 1. Nước Việt Nam nằm ở
A. bán đảo Trung Ấn, khu vực nhiệt đới.
B. phía đông Thái Bình dương, khu vực kinh tế sôi động.
C. rìa đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á.
D. rìa phía đông châu Á, khu vực ôn đới.
Câu 2. Điểm nào sau đây không đúng với nước ta?
A. Diện tích vùng đất là 331212 km2.
B. Đường biên giới trên đất liền dài 5400km.
C. Đường bờ biển dài 3260km.
D. Có hơn 4000 đảo lớn nhỏ.
Câu 3. Điểm cực Bắc của khung hệ tọa độ địa lí nước ta ở vĩ độ
A. 23026’B. 
B. 23025’B. 
C. 23024’B.
D. 23023’B.
Câu 4. Điểm cực Nam của khung hệ tọa độ địa lí nước ta ở vĩ độ
A. 8035’B. 
B. 8034’B. 
C.8033’B. 
D. 8032’B. 
Câu 5. Điểm cực Bắc của nước ta nằm ở xã 
A. Đất mũi.
B. Vạn Thạch.
C. Lũng Cú.
D. Sín Thầu. 
Câu 6. Điểm cực Đông của nước ta thuộc vào phạm vi lãnh thổ tỉnh 
A. Khánh Hòa.
B. Quảng Nam.
C. Cà Mau.
D. Phú Yên.
Câu 7. Điểm cực Tây của nước ta thuộc vào phạm vi lãnh thổ tỉnh 
A. Lai Châu.
B. Điện Biên.
C. Quảng Ninh.
D. Hà Giang.
Câu 8. Điểm cực Nam của nước ta thuộc vào phạm vi lãnh thổ tỉnh 
A. Kiên Giang.
B. An Giang.
C. Bạc Liêu.
D. Cà Mau.
Câu 9. Theo chiều Bắc – Nam, phần đất liền nươc sta nằm trong khoảng vĩ tuyến
A. 8037’B – 20023’B.
B. 8037’B – 21023’B.
C. 8037’B – 22023’B.
D. 8034’B – 23023’B.
Câu 10. Theo chiều Tây – Đông, phần đất liền nước ta nằm trong giới hạn kinh tuyến
A. 102010’Đ - 106024’Đ.
B. 102010’Đ - 107024’Đ.
C. 102010’Đ - 108024’Đ.
D. 102009’Đ - 109024’Đ.
Câu 11. Trên vùng biển , hệ tọa độ địa lí của nước ta còn kéo dài tới khoảng vĩ độ 6050’B và khoảng từ 1010Đ đến 
A. 117020’Đ.
B. 117019’Đ.
C. 117018’Đ. 
D. 117017’Đ. 
Câu 12 Việt Nam nằm trong múi giờ số
A. 6.
B. 7.
C. 8.
D. 9.
Câu 13. Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất toàn vẹn, bao gồm:
A. vùng đất, vùng biển, vùng trời.
B. vùng đất, vùng biển, vùng sông.
C. vùng núi, vùng đồng bằng, vùng biển.
D. vùng đất, vùng biển, vùng núi.
Câu 14. Vùng đất là
A. phần đất giới hạn bởi đường biên giới và đường bờ biển.
B. phần đất liền giáp biển.
C. toàn bộ phần đất liền và các hả đảo.
D. các hải đảo và vùng đồng bằng ven biển.
Câu 15. Tổng diện tích phần đất của nước ta là
A. 331211 km2.
B. 331212 km2.
C. 331213 km2.
D. 331214 km2.
Câu 16. Việt Nam không có đường biên giới trên biển với
A. Trung Quốc.
B. Thái Lan.
C. Campuchia.
D. Lào.
Câu 17. Việt Nam không có đường biển giới trên đất liền với
A. Trung Quốc.
B. Lào.
C. Thái Lan. 
D. Campuchia.
Câu 18. Việt Nam không có vùng biển chung với
A. Philippin.
B. Đông Timo.
C. Brunay.
D. Malixia.
Câu 19. Phần lớn biên giới trên đất liền nước ta nằm ở khu vực
A. đồng bằng.
B. miền núi.
C. gò đồi.
D. cao nguyên.
Câu 20. Việc thông thương qua lại giữa nước ta với các nước làng giềng chỉ có thể tiến hành thuận lợi ở một số cửa khẩu, vì
A. thuận tiện cho việc đảm bảo an ninh quốc gia.
B. phần lớn biên giới nước ta nằm ở miền núi.
C. phần lớn biên giới chạy theo các đỉnh núi, các hẻm núi.
D. là nơi có địa hình thuận lợi cho qua lại.
Câu 21. Cửa khẩu nào sau đây nằm trên đường biên giới Việt – Trung?
A. Cầu Treo.
B. Vĩnh Xương.
C. Lào Cai.
D. Mộc Bài.
Câu 22. Cửa khẩu nào sau đây nằm trên đường biên giới Việt – Lào?
A. Móng Cái.
B. Lao Bảo.
C. Hữu Nghị.
D. Đồng Đăng.
Câu 23. Đường bờ biển nước ta dài
A. 3290km.
B. 3280km.
C. 3270km.
D. 3260km.
Câu 24. Đường bờ biển nước ta chạy từ Móng Cái đến
A. Cà Mau.
B. Bạc Liêu.
C. Sóc Trăng.
D. Kiên Giang.
Câu 25. Số tỉnh (thành phố) nước ta giáp biển là:
A. 26
B. 27
C. 28
D. 29
Câu 26. Số hòn đảo lớn nhỏ của nước ta là:
A. 2000
B. 3000
C. 4000
D. 5000
Câu 27. Phần lớn đảo của nước ta là:
A. Gần bờ
B. Xa bờ
C. Ven bờ
D. Sát bờ.
Câu 28. Quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh (thành phố):
A.Quảng Nam
B. Đà nẵng
C. Quảng Ngãi
D. Khánh Hòa
Câu 29.Quần đảo Trường Sa thuộc tinht (thành phố)
A. Đà Nẵng
B. Khánh Hòa
C. Phú Yên
D. Quảng Nam
Câu 30. Đảo lý Sơn thuộc tỉnh (thành phố):
A. Quản Nam
B. Đà Nẵng
C. Quảng Ngãi
D. Khánh Hòa.
Câu 31. Đảo Cồn Cỏ thuộc tỉnh (thành phố):
A. Hà Tĩnh
B. Quảng Bình
C. Bình Định
D. Phú Yên
Câu 32. Hai quần đảo xa bờ của nước ta là:
A. Cồn cỏ và Hoàng Sa
B. Lý Sơn và Trường Sa
C. Hoàng Sa và Trường Sa
D. Trường Sa và Côn Đảo.
Câu 33. Quốc gia nào sau đây không giáp Biển Đông?
A. Trung Quốc
B. Philipin
C. Lào
D. Campuchia
Câu 34. Thứ tự các vùng biển của nước ta từ bờ ra như sau (không kể thềm lục địa):
A. Nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế.
B. Nội thuỷ, vùng tiếp giáp lãnh hải, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế. 
C. Nội thuỷ, vùng đặc quyền kinh tế, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải.
D. Nội thuỷ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng tiếp giáp lãnh hải.
Câu 35. Nội thủy là vùng biển
A. Có chiều rộng 12 hải lí.
B. Tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành vùng biển rộng 200 hải lí. 
C. Tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở.
D. ở phía ngoài đường cơ sở với chiều rộng 12 hải lí.
Câu 36. Vùng biển được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền là
A. Lãnh hải.	
B. Nội thuỷ.
C. Tiếp giáp lãnh hải.	
D. Đặc quyền kinh tế.
Câu 37. Vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở là
A. Vùng đặc quyền kinh tế.	
B. Vùng lãnh hải.
C. Vùng nội thuỷ.	
D. Vùng tiếp giáp lãnh hải.
Câu 38. Ranh giới ngoài của lãnh hải chính là
A. Đường biên giới quốc gia.
B. Đường biên giới quốc gia trên biển, 
C. Đường tiếp giáp với vùng biển quốc tể.
D. Đường tiếp giáp với bờ biển của nước khác.
Câu 39: Lãnh hải là:
A. Vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển.
B. Vùng biển rộng 200 hải lí.
C. Vùng tiếp giáp với vùng biển quốc tế.
D. Vùng có độ sâu khoảng 200m.
Câu 40. Vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia ứên biển, rộng 12 hải lí được gọi là:
A. Nội thuỷ.	
B. Lãnh hải
C. Tiếp giáp lãnh hải.	
D.Đặc quyền kinh tể.
Câu 41. Vùng biển, tại đó Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng các nước khác được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do về hàng hải và hàng không theo Công ước của Liên hợp quôc về Luật Biển năm 1982 là
A. Lãnh hải.	
B. Nội thủy.
C. Vùng đặc quyền về kinh tế.	
D. Vùng tiếp giáp lãnh hải.
Câu 42. Phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m và hơn nữa, Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn vê mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí các tài nguyên thiên nhiên, được gọi là:
A. Lãnh hải.	
B. Vùng tiếp giáp lãnh hải.
C. Thềm lục địa.	
D. Vùng đặc quyền kinh tế.
Câu 43. Vùng tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở, được gọi là:
A. Vùng đặc quyền kinh tế.	
B. Nội thuỷ.
C. Vùng tiếp giáp lãnh hải.	
D. Thềm lục địa.
Câu 44. Vùng biển Việt Nam trên Biển Đông có diện tích:
A.1 triệu km2. 
B. 2 triệu km2. 
 C. 3 triệu km2.
D. 4 triệu km2.
Câu 45. Điểm nào sau đây không đúng với vùng trời Việt Nam?
A. Là khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ nước ta.
B. Trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới.
C. Trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo.
D. Được xác định bằng khung toạ độ trên đất liền của nước ta.
Câu 46. Nước ta có vị trí nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ờ bán cầu Bắc, nên:
A. Có nhiều tài nguyên khoáng sản.
B. Có nền nhiệt độ cao.
C. Có nhiều tài nguyên sinh vật quý giá.
D. Thảm thực vật bốn mùa xanh tốt.
Câu 47. Nước ta nằm trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió Tín phong và gió mùa châu Á, nên
A. Khí hậu có hai mùa rõ rệt.	
B. Chan hoà ánh nắng,
C. Nền nhiệt độ cao.	
D.Thảm thực vật đa dạng.
Câu 48. Nước ta không có khí hậu nhiệt đới khô hạn như một số nước có cùng vĩ độ là nhờ:
A. Nằm ở phía đông nam lục địa Á - Âu.
B. Nằm kề Biển Đông rộng lớn.
C. Chịu tác động của các khối khí qua Biển Đông.
D. ở trong khu vực gió mùa châu Á.
Câu 49. Nước ta có nhiều tài nguyên khoáng sản là do vị trí địa lí
A. Liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương.
B. Tiếp giáp với Biển Đông.
C. Trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật.
D. ở khu vực gió mùa điển hình nhất thế giới.
Câu 50. Do chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển nên thảm thực vật ở nước ta
A. Xanh tốt quanh năm.	
B. Đa dạng về loài.
C. Đa dạng về gen.	
D. Có nhiều tầng cây.
Câu 51. Tài nguyên sinh vật nước ta vô cùng phong phú là do nước ta nằm
A. ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương.
B. Liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương, 
C. Liền kề với vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải.
D. Trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật.
Câu 52. Do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc, nên:
A. Khí hậu có hai mùa rõ rệt.
B. Cán cân bức xạ quanh năm dương, 
C. Có nhiều tài nguyên sinh vật quý giá.
D. Có sự phân hoá tự nhiên theo lãnh thổ rõ rệt.
Câu 53. Do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở nửa cầu Bắc, nên:
A. Khí hậu có bốn mùa.
B. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, 
C. Có nền nhiệt độ cao.
D. Có nhiều tài nguyên sinh vật quý giá.
Câu 54. Do lãnh thổ kéo dài trên nhiều vĩ độ, nên tự nhiên nước ta có sự phân hoá rõ rệt
A. Giữa miền Bắc với miền Nam.	
B. Giữa miền núi với đồng bằng.
C. Giữa đất liền và biển.	
D. Giữa đồi núi với ven biển.
Câu 55. Điểm nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của nước ta?
A. Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc.
B. Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai.
C. Nước ta nằm trong vành đai động đất.
D. Nước ta nằm trong khu vực gió mùa châu Á.
Câu 56. Ý nghĩa to lớn của vị trí địa lí nước ta về mặt kinh tế là
A. Nằm ở khu vực nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới.
B. Có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hoá - xã hội với các nước trong khu vực.
C. Nằm trên ngả tư đường hàng hải và hàng không quốc tế.
D. Có mối giao lưu lâu đời với nhiều nước trong khu vực.
Câu 57. Nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không, nên nước ta có điều kiện thuận lợi để
A. Giao lưu với các nước.	
B. Chung sống hoà bình với các nước,
C. Trở thành trung tâm của khu vực. 
D. Phát triển nhanh hơn các nước khác.
Câu 58. Nhờ tiếp giáp biển, nên nước ta có
A. Nền nhiệt độ cao, nhiều ánh nắng.
B. Nhiều tài nguyên khoáng sản và sinh vật. 
C. Thiên nhiên xanh tốt, giàu sức sống.
D. Khí hậu có hai mùa rõ rệt.
 Bài 6
ĐẤT NƯỚC NHIÈU ĐÒI NỦI
Câu 1. Trong diện tích lãnh thổ nước ta, đồi núi chiếm:
A. 1/4.	
B. 3/4.	
C. 4/5. 
D. 5/6.
Câu 2. Trong diện tích cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp chiếm:
A. 65%.	
B. 75%.	
C. 85%.	
D. 95%.
Câu 3. Trong diện tích cả nước, địa hình núi cao (trên 2.000m), chiếm:
A. 1%.	
B. 2%.	
C. 3%.	
D. 4%.
Câu 4. Đặc điểm nào sau đây không đúng với cấu trúc địa hình Việt Nam?
A. Cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại.
B. Có sự phân bậc theo độ cao.
C. Thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.
D. Địa hình núi cao chiếm diện tích lớn.
Câu 5. Địa hình nước ta có hai hướng chính là:
A. Đông bắc - tây nam và vòng cung.
B. Đông nam - tây bắc và vòng cung, 
C. Tây bắc - đông nam và vòng cung.
D. Tây nam - đông bắc và vòng cung.
Câu 6. Tây Bắc – Đông Nam là hướng chính của
A. dãy núi Nam Trung Bộ. B. các dãy núi Đông Bắc.
C. Các dãy núi Tây Bắc. C. Các câu A và C đúng.
Câu 7. Vòng cung là hướng chính của
A. Dãy Hoàng Liên Sơn. 	B. các dãy núi Đông Bắc.
C. Khối núi cực Nam Trung Bộ. D. Dãy trường Sơn Bắc.
Câu 8. Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ địa hình núi Việt Nam đa dạng.
A. có các cao nguyên badan xếp tầng và cao nguyên đá vôi.
B. có núi cao, núi trung bình, núi thấp, cao nguyên, sơn nguyên
C. Bên cạnh các dãy núi cao, đồ sộ, có nhiều núi thấp.
D. Bên cạnh núi, còn có đồi.
Câu 9. Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ địa hình nước ta phân hóa đa dạng.
A. Có núi, đồi, cao nguyên, sơn nguyên, thung lũng.
B. Có vịnh, vụng biển, đầm phá, mũi đất.
C. Có nhiều vùng núi, đồi và các đồng bằng.
D. có đồng bằng châu thổ và đồng bằng duyên hải.
Câu 10. Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình Việt nam?
A. Địa hình đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích.
B. Cấu trúc địa hình đa dạng.
C. Địa hình vùng nhiệt đới khô hạn.
D. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người.
Câu 11. Nước ta có 4 vùng núi là:
A. Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam.
B. Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, vùng bán bình nguyên.
C. Đông Bắc, Tây Bắc,Trường Sơn Nam, vùng đồi trung du.
D. Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, vùng đồi trung du.
Câu 12. Nét nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là:
A. đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích.
B. có địa hình cao nhất nước ta.
C. có 3 mạch núi lớn hướng tây bắc – đông nam.
D. gồm các dãy núi liền kề với các cao nguyên.
Câu 13. Điểm nào sau đây không đúng với địa hình vùng núi Đông Bắc?
A. Nằm ở phía tây của đồng bằng sông Hồng.
B. Có 4 cánh cung: sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.
C. Thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.
D. Ở trung tâm là vùng đồi núi thấp.
Câu 14. Nét nổi bật của địa hình vùng núi Tây Bắc là:
A. gồm các khối núi và cao nguyên.
B. có 4 cánh cung lớn.
C. có nhiều dãy núi cao và đồ sọ nhất nước ta.
D. địa hình thấp và hẹp ngay.
Câu 15. Điểm nào sau đây không đúng với địa hình vùng núi Tây Bắc
A. Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
B. Núi cao nhất nước ta.
C. Có 3 dải địa hình hướng tây bắc – đông nam.
D. có các cao nguyên badan
Câu 16. Ba dải địa hình chạy cùng hướng Tây Bắc – Đông Nam ở Tây Bắc là:
A. Hoàng Liên Sơn, núi dọc biên giới Việt – Lào, các sơn nguyên và cao nguyên.
B. Hoàng Liên Sơn, Phan – xi – păng, núi dọc biên giới Việt – Lào.
C. Núi dọc biên giới Việt – Lào, Phan – xi – păng, các sơn nguyên và cao nguyên.
D. Các sơn nguyên và cao nguyên, Hoàng Liên Sơn, Phan – xi – păng.
Câu 17. Địa hình núi cao nhất ở Tây Bắc nằm ở:
A. Hoàng Liên Sơn.
B. biên giới Việt – Lào.
C. Biên giới Việt – Trung.
D. Các sơn nguyên đá vôi.
Câu 18. Điểm nào sau đây không đúng với vùng núi Trường Sơn Bắc
A. Nằm từ phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã.
B. Ở giữa nhô cao, hai đầu hạ thấp.
C. Hướng tây bắc – đông nam.
D. Thấp và hẹp ngang.
Câu 19. Trường Sơn Nam gồm:
A. Các khối núi và cao nguyên.
B. Các khối núi và sơn nguyên.
C. các khối núi và bán bình nguyên.
D. Các khối núi và bán bình nguyên xen đồi
Câu 20. Điểm nào sau đây không đúng vói vùng núi Trường Sơn Nam
A. Sương đông dốc, sườn tây thoải.
B. Khối núi ở hai đầu nâng cao đồ sộ.
C. Có các cao nguyên badan tương đối bằng phẳng
D. Địa hình không có sự phân bậc.
Câu 21. Đặc điểm khác biệt của Trường Sơn Bắc với Trường Sơn Nam là:
A. địa hình cao hơn.
B. hai sườn núi ít bất đối xứng hơn
C. sườn núi dốc hơn
D. có nhiều đỉnh núi hơn.
Câu 22. Điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi là đều
A. được hình thành do tác động của dòng chảy chia cắt các thềm phù sa cổ.
B. có cả đất phù sa cổ lẫn đất badan.
C. Không được nâng lên trong các vận động tân kiến tạo.
D. nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng.
Câu 23. Địa hình thấp và hẹp ngang, nâng cao ở hai đầu là đặc điểm của vùng núi:
A. Tây Bắc.
B. Đông Bắc.
C. Trường Sơn Nam.
D. Trường Sơn Bắc.
Câu 24. Danh giới của vùng núi Trường Sơn Bắc với vùng núi Trường Sơn Nam là:
A. Dãy Hoành Sơn.
B. Dãy Bạch Mã.
C. Khối núi Kon Tum.
D. Đỉnh núi Ngọc Lĩnh.
Câu 25. Kiểu địa hình nào sau đây không phổ biến ở vùng núi Trường Sơn Nam?
A. Cao nguyên badan.
B. Bán bình nguyên xen đồi.
C. Núi cao.
D. Sơn nguyên đá vôi.
Câu 26. Kiểu địa hình nào sau đây không phổ biến ở vùng núi Tây Bắc?
A. Cao nguyên badan.
B. Sơn nguyên đá vôi.
C. Núi cao.
D. Đồng bằng giữa núi.
Câu 27. Vùng núi gồm các khối núi và cao nguyên bậc thang là:
A. Tây Bắc.
B. Đông Bắc.
C. Trường Sơn Nam.
D. Trường Sơn Bắc.
Câu 28. Vùng núi cao nhất nước ta là:
A. Đông Bắc.
B. Tây Bắc.
C. Trường Sơn Bắc.
D. Trường Sơn Nam.
Câu 29. Vùng núi gồm các dãy núi song song và so le nhau theo hướng đông bắc – tây nam là:
A. Trường Sơn Nam.Đông Bắc.
B. Trường Sơn Bắc.
C. Tây Bắc.
D. Đông Bắc.
Câu 30. Vùng núi nổi bật với 4 cánh cung núi lớn (Sông Gâm, Ngân sơn, Bắc Sơn, Đông Triều) là:
A. Tây Bắc.
B. Đông Bắc.
C. Trường Sơn Bắc.
D. Trường Sơn Nam.
Câu 31. Địa hình nào sau đây không thuộc vào vùng núi Trường Sơn Nam?
A. Khối núi Kon Tum.
B. Khối núi cực Nam Trung Bộ.
C. Dãy núi Bạch Mã.
D. các cao nguyên xếp tầng.
Câu 32. Hướng núi tây bắc và vòng cung của nước ta được quy định bởi
A. hướng của các mảng nền cổ.
B. cường độ của vận động nâng lên,
C. vị trí địa lí của nước ta.
D. hình dạng lãnh thổ đất nước.
Câu 33. Vùng núi có các thung lũng sông lớn cùng hướng tây bắc – đông nam điển hình là:
A. Đông Bắc.
B. Trường Sơn Nam.
C. Tây Bắc.
D. Trường Sơn Bắc.
Câu 34. Đặc điểm chung của vùng núi bắc Trường Sơn là:
A. gồm các dãy núi song song, se le theo hướng tây bắc – đông nam.
B. có các cánh cung lớn mở ra về phía bắc và đông.
C. Địa hình cao nhất nước ta với các dãy núi lớn hướng tây bắc – đông nam.
D. gồm các khối núi và cao nguyên xế tầng đất đỏ badan.
Câu 35. Dải đồi trung du rộng nhất nước ta nằm ở phía bắc và phía tây của:
A. đồng bằng duyên hải miền Trung.
B. đồng băng sông Hồng.
C. đồng bằng sông Cửu Long.
D. các đồng bằng giữa núi.
Câu 36. Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng là:
A. Sơn nguyên.
B. Bán bình nguyên.
C. cao nguyên.
D. Núi thấp.
Câu 37. Bán bình nguyên thể hiện rõ nhất ở
A. Đông Bắc.
B. Ven rìa đồng bằng sông Hồng.
C. Phía tây đồng bằng duyên hải Miền Trung.
D. Đông Nam Bộ.
Câu 38. Điểm nào sau đây không đúng với bán bình nguyên Đông Nam Bộ?
A. Có các bậc thềm phù sa cổ.
B. Có các bề mặt phủ badan.
C. Độ cao khoảng 100 – 200 m.
D. Có nhiều núi cao.
Câu 39. Biểu hiện chứng tỏ địa hình Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm là:
A. Hiện tượng đất trượt, đá lở phổ biến ở nhiều nơi do cường độ phong hóa diễn ra mạnh mẽ. 
B. Hướng núi tây bắc – đông nam thẳng góc với gió tây nam vào mùa hạ, gây mưa ở sườn đón gió.
C. Một số dãy núi ở cực Nam Trung Bộ hướng đông bắc – tây nam, song song với hướng gió làm mưa ít.
D. Các đồng bằng giữa núi và mặt bằng trên núi có nhiều ở Tây Bắc, Đông Bắc, Trường Sơn Nam.
Câu 40. Điểm giống nhau chủ yếu của địa hình vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là:
A. có nhiều khối núi vao đồ sộ.
B. đồi núi thấp chiếm ưu thế.
C. nghiêng theo hướng tây bắc – đông nam.
D. có nhiều sơn nguyên cao nguyên.
BÀI 7: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI (tiếp theo)
Câu 1. So với diện tích lãnh thổ, đồng bằng nước ta chiếm
A. ½
B. 1/3
C. ¼
D. 1/5
Câu 2. Đồng bằng nước ta được chia thành 2 loại:
A. Đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển.
B. Đồng bằng châu thổ và đồng bằng giữa núi.
C. Đồng bằng ven biển và đồng bằng giữa núi.
D. Đồng bằng thấp và đồng băng cao.
Câu 3. Đồng bằng châu thổ sông nước ta gồm:
A. Đồng bằng duyên hải Bắc Trung Bộ và đồng bằng sông Hồng.
B. Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Đồng bằng sông Hông và đầng bằng sông Cửu Long
D. Đồng bằng duyên hải Bắc Trung Bộ và đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 4. Điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng sông Hồng?
A. Được phù sa sông Hồng và sông Thái bình bồi đắp nên.
B. Rộng 40.000 Km2 
C. Đã được con người khai phá lâu đời và làm biến đổi mạnh.
D. Có hệ thống đê ven sông ngăn lũ chia cắt đồng bằng thành từng ô.
Câu 5. Địa hình đồng bằng sông Hồng
A. thấp trũng ở phía tây, cao ở phía đông.
B. cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển.
C. cao ở phía tây, nhiều ô trũng ở phía đông.
D. cao ở phía tây bắc và tây nam, thấp trũng ở phía đông.
Câu 6. Bề mặt đồng bằng sông Hồng
A. bị chia cắt thành nhiều ô.
B. không còn được bồi tụ phù sa.
C. không có ô trũng ngập nước.
D. có nhiều diện tích đất mặn và phèn.
Câu 7. Điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng sông Cửu Long?
A. Được hệ thống sông Cửu Long bồi đắp phù sa.
B. Rộng 15.000 Km2.
C. Có mạng lưới sông ngòi,kênh rạch chằng chịt.
D. Địa hình thấp và phẳng.
Câu 8. Đồng bằng sông Cửu Long.
A. bị ngập nước trên diện rộng về mùa lũ.
B. có hệ thống đê điều chằng chịt.
C. rất ít đất phèn và đất mặn.
D. địa hình cao.
Câu 9. Đồng bằng sông Cửu Long
A. ít sông ngòi, kênh rạch.
B. bị nước triều lấn mạnh về mùa cạn.
C. có 1/3 diện tích đất mặn, đất phèn.
D. các vùng trũng đã được bồi lấp xong.
Câu 10. Điểm giống nhau giữa đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là:
A. Đều là đồng bằng phù sa châu thổ sông.
B. Đều có 2/3 diện tích đất phèn và đất mặn.
C. Đều có hệ thống đê ven sông ngăn lũ.
D. Đều có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
Câu 11. Điểm nào sau đây không nổi bật ở đồng bằng sông Hồng?
A. Hệ thống đê bao ngăn lũ.
B. Bề mặt bị chia cắt thành từng ô.
C. Vùng trong đê không được bồi tụ phù sa.
D. Thủy triều lấn sâu vào mùa cạn.
Câu 12. Điểm nào sau đây không nổi bật ở đồng bằng sông Cửu Long?
A. Hệ thống đê ven sông.
B. Sông ngòi, kênh rạc chằng chịt.
C. Về mùa lũ, nước ngập trên diện rộng.
D. Nhiều khu ruộng cao bạc màu.
Câu 13. Tổng diện tích của dải đồng bằng ven biển miền Trung là:
A. 5.000km2.
B. 10.000km2.
C. 15.000km2.
D. 20.000km2.
Câu 14. Do biển đóng vai trò chủ yếu trong sự hình thành dải đồng bằng duyên hải miền Trung nên:
A. đồng bằng phần nhiều hẹp ngang.
B. đồng bằng bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.
C. đất nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông.
D. có một số đông bằng mở rộng ở các của sông lớn.
Câu 15. Điểm nào sau đây không đúng với dải đồng bằng duyên hải miền Trung?
A. Bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.
B. Đất thường nghèo, nhiều cát ít phù sa sông.
C. Từ tây sang đông thường có 3 dải địa hình.
D. Đồng bằng có diện tích lớn, mở rộng về phía biển.
Câu 16. Các dải địa hình ở nhiều đồng bằng duyên hải miền Trung lần lượt từ đông sang tây thường là:
A. Cồn cát, đầm phá; vùng thấp trũng; đồng bằng đã được bồi tụ.
B. Cồn cát, đầm phá; đồng bằng đã được bồi tụ; vùng đất trũng.
C. Đầm phá, cồn cát; vùng thấp trũng; đồng bằng chân núi.
D. Đồng bằng đã được bồi tụ; vùng trũng thấp; cồn cát, đầm phá.
Câu 17. Đồng bằng có diện tích lớn nhất là:
A. đồng bằng sồng Hồng.
B. đồng bằng duyên hải Bắc Trung Bộ.
C. đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ.
D. đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 18. Do có nhiều bề mặt cao nguyên rộng, nên miền núi thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây
A. công nghiệp.
B. lương thực.
C. thực phẩm.
D. hoa màu.
Câu 19. Khả năng phát triển du lịch ở miền núi bắt nguồn từ
A. địa hình đồi núi thấp.
B. phong cảnh đẹp.
C.nguồn khoáng sản dồi dào.
D. tiềm năng thủy điện lớn.
Câu 20. Khoáng sản nào sau đây không có ở khu vực đồi núi nước ta?
A. Đồng.
B. Chì.
C. Than đá.
D. Dầu mỏ.
Câu 21. Thế mạnh nào sau đây không nổi bật ở khu vực đồi núi nước ta?
A. Nguồn thủy năng dồi dào.
B. Tiềm năng du lịch phong phú.
C. Cơ sở phát triển lâm – nông nghiệp.
D. Đất rộng cho trồng cây lương thực.
Câu 22. Khu vực đồi núi nước ta có nhiều thế mạnh để phát triển ngành
A. thủy điện, khai khoáng.
B. du lịch, cây thực phẩm.
C. khai khoáng, nuôi lợn.
D. công nghiệp, lương thực.
Câu 23. Hạn chế của khu vực đồi núi nước ta không phải là
A. địa hình bị chia cắt mạnh.
B. lũ lụt, hạn hán thường xuyên.
C. lũ quét, xói mòn, trượt lở đất.
D. có nguy cơ phát sinh động đất.
Câu 24. Do địa hình bị chia cắt, nên khu vực đồi núi nước ta
A. trở ngại về giao thông
B. có nhiều lũ quét, xói mòn đất.
C. thường xảy ra trượt lở đất.
D. có nguy cơ phát sinh động đất.
Câu 25. Cơ sở cho phát triển nền lâm, nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa cây trồng ở miền núi nước ta không phải là:
A. nguồn nước dồi dào và cung cấp đủ quanh năm.
B. rừng giàu có về thành phần loài động, thực vật nhiệt đới.
C. đất feralit diện tích rộng, có nhiều loại khác nhau.
D. mưa nhiều, lắm sông suối, hiểm vực.
Câu 26. Các cao nguyên và các thung lũng ở khu vực đồi núi không phải là nơi thuận lợi cho việc
A. hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp.
B. xây dựng các vùng chuyên canh cây ăn quả.
C. phát triển chăn nuôi đại gia súc.
D. trồng cây lương thực quy mô lớn.
Câu 27. Đất đai vùng bán bình nguyên và đồi trung du không thích hợp cho việc trồng
A. cây công nghiệp.
B. cây ăn quả.
C. cây hoa màu.
D. cây lúa nước.
Câu 28. Do mưa nhiều, độ dốc lớn, nên miền núi là nơi dễ xảy ra
A. lốc.
B. mưa đá.
C. sương muối.
D. lũ quét.
Câu 29. Việc khai thác, sử dụng đất và rừng không hợp lí ở miền đồi núi đã gây ra hậu quả xấu cho môi trường sinh thái nước ta biểu hiện ở
A. ô nhiễm không khí.
B. ô nhiễm nước.
C. thiên tai dễ xảy ra.
D. cạn kiệt tài nguyên khoáng sản.
Câu 30. Thế mạnh chủ yếu của đồng bằng nước

Tài liệu đính kèm:

  • docxcau_hoi_trac_nghiem_dia_li_12_theo_tung_bai_hoc_ca_nam_co_da.docx