Đề thi học sinh giỏi vật lý 7 cấp tỉnh - Đề số 1

doc 2 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 2805Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi vật lý 7 cấp tỉnh - Đề số 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi vật lý 7 cấp tỉnh - Đề số 1
ề thi HSG Vật Lý 7 cấp Tỉnh - Đề số 1
 I. TRẮC NGIỆM KHÁCH QUAN: Chọn đáp án đúng cho mỗi câu hỏi sau:
Câu 1: Có bốn vật a, b, c, d đều bị nhiễm điện. Nếu vật a hút b, b hút c, c đẩy d thì câu phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Vật a và c có điện tích trái dấu. B. Vật b và d có điện tích cùng dấu.
C. Vật a và c có điện tích cùng dấu. D. Vật a và d có điện tích trái dấu.
Câu 2: Cho điểm sáng S cách gương phẳng 30cm, di chuyển điểm sáng S theo phương vuông góc với gương và lại gần gương một đoạn 10cm. Ảnh S’ của S khi đó sẽ cách vị trí điểm sáng S ban đầu một khoảng:
A. 30cm. B. 60cm. C. 20cm. D. 50cm.
Câu 3: Làm lạnh một cốc chứa nước, bỏ qua sự thay đổi thể tích của cốc, đại lượng nào sau đây thay đổi?
A. Chiều cao của nước trong cốc. B. Trọng lượng của nước trong cốc. 
C. Khối lượng của nước trong cốc. D. Tất cả đáp án A, B và C đều đúng.
Câu 4: Người ta sử dụng sự phản xạ âm để xác định độ sâu của đáy biển. Giả sử tàu phát ra siêu âm truyền trong nước với vận tốc 1500m/s và thu được âm phản xạ của nó từ đáy biển sau 4 giây. Độ sâu của đáy biển là:
A. 6000 m. B. 3000 m. C. 1500 m. D. 750 m.
 II. TỰ LUẬN: Trình bày lời giải cho các câu hỏi sau:
Câu 5: Trong một trường học có một cái bể chứa nước có các kích thước ngoài như sau dài: 3m, rộng: 2,2m, cao: 1m, thành bể dày 15cm, đáy bể dày 8cm, khối lượng riêng của vật liệu xây bể là 2g/cm3.
a. Tính trọng lượng của bể khi chưa có nước.
b. Tính khối lượng của bể khi bể đầy nước và khi bể chứa nước tới một nửa độ sâu của nó. Biết nước có khối lượng riêng là 1000kg/m3
Câu 6:
Cho hai điểm sáng S1 và S2 trước một gương phẳng (như hình vẽ)
a. Hãy vẽ và trình bày cách vẽ tia sáng xuất phát từ S1 tới gương rồi phản xạ đi qua S2.
b. Xác định các miền mà nếu ta đặt mắt ở đó thì có thể quan sát được: Ảnh của S1; Ảnh của S2; Ảnh của cả S1 và S2 và vùng không quan sát được bất cứ ảnh nào.
Câu 7: Hãy trình bày cách xác định khối lượng riêng của một chất lỏng với các dụng cụ: chất lỏng cần xác định khối lượng riêng, cốc, nước đã biết khối lượng riêng Dn, cân và bộ quả cân.
Câu 8: Một tia sáng SI truyền theo phương hợp với mặt phẳng nằm ngang một góc 600. Hỏi phải đặt một gương phẳng hợp với mặt nằm ngang một góc bao nhiêu để tia phản xạ có phương nằm ngang. Đề thi học sinh giỏi Vật Lý 7 cấp Tỉnh - Đề số 1
Bài 1:Giải thích tại sao ta nhìn thấy bóng của cái cây trên mặt hồ nứoc phẳng lại lộn ngược so với cây
Bài 2: Khi có hiện tượng nhật thực và hiện tượng nguyệt thực vị trí tương đối của tráI đất, mặt trời và mặt trăng như thế nào?
Bài 3: Vào mùa đông nhất là những ngày hanh khô khi cởi áo len ta thường thấy những tiến nổ lép bép nhỏ vào ban đêm khi cởi áo ta còn thấy sự phóng các tia lửa đuôI . Hãy giải thích ?
Bài 4: Tại sao khi trang điểm người ta không dùng gương cầu lồi hoặc gương cầu lõm mà thường dùng gương phẳng.
Bài 5: Có ba bóng đèn Đ1, Đ2 ,Đ3¬ mắc nối tiếp và mắc với nguồn thành một mạch kín. Các vôn kế V1 đo hiệu điện thế hai đầu đèn Đ1, V2 đo hiệu điện thế hai đầu đèn Đ2, V3 đo hiệu điện thế hai đầu đèn Đ3.Hãy vẽ mạch điện thoả mãn yêu cầu trên.
Bài 6:Có một mạch điện gồm Pin, bóng đèn Pin, dây nối và công tắc .Khi đóng công tắc nhưng đền không sáng .Nêu hai trong số những chỗ có thể hở mạch và cho biết cách khắc phục?
Bài 7: Hãy giải thích nguyên tắc hoạt động của cái còi mà trọng tài bóng đá thường dùng? (Loại còi bên trong có một viên bi nhỏ).

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hsg_ly_7.doc