Đề thi học sinh giỏi lớp 9 thị xã Sầm Sơn năm học 2015 – 2016 môn thi: Hóa học

doc 4 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1778Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi lớp 9 thị xã Sầm Sơn năm học 2015 – 2016 môn thi: Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi lớp 9 thị xã Sầm Sơn năm học 2015 – 2016 môn thi: Hóa học
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
THỊ XÃ SẦM SƠN
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2015 – 2016
Môn thi: Hóa học
Ngày thi: 20/1/2016
Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1: (2 điểm)
	Có 5 gói bột trắng: NaCl, Na2CO3, Na2SO4, BaCO3, BaSO4. Chỉ dùng nước và khí CO2, hãy trình bày phương pháp hóa học để phân biệt các chất trên.
Câu 2: (2 điểm)
	Nêu hiện tượng và viết PTHH giải thích cho các hiện tượng trong các thí nghiệm sau:
Nhỏ từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3 cho tới dư.
Nhỏ từ từ, khuấy đều 20ml dung dịch AlCl3 0,5M vào ống nghiệm đựng 20ml dung dịch NaOH 2M
Cho Na vào dung dịch AgNO3.
Cho hỗn hợp chất rắn trộn đều gồm Ba(OH)2 và NH4HCO3 vào ống nghiệm đựng nước.
Câu 3: (2 điểm)
	Viết PTHH thực hiện chuyển hóa sau:
Đpnc
(1)
 X1 X2 X3
NaCl NaCl NaCl NaCl 
 Y1 Y2 Y3
Câu 4: (2 điểm)
	Từ quặng pirit, NaCl, H2O, chất xúc tác và các điều kiện cần thiết coi như có đủ. Hãy viết pTHH điều chế: FeCl3, FeSO4, Fe2(SO4)3, Fe(OH)3.
Câu 5: (2 điểm)
Chất rắn A là hợp chất của Na có màu trắng, tan trong nước tạo ra dung dịch làm hồng phenolphtalein. Cho A tác dụng với dung dịch HCl hoặc HNO3 đều tạo ra khí B không màu, không mùi, không cháy được. Nếu cho A tác dụng với nước vôi trong dư thu được thu được kết tủa D màu trắng và dung dịch chất E làm xanh quỳ tím. A không tạo kết tủa với dung dịch CaCl2. Xác định A, B, D, E và viết các PTHH.
Hòa tan m gam tinh thể CuSO4.5H2O vào V ml dung dịch CuSO4 C% (khối lượng riêng bằng D g/ml) thu được dung dịch X. Lập công thức tính nồng đồ % của dung dịch X theo m, V, C% và D.
Câu 6: (2 điểm)
Hòa tan một oxit của một kim loại có hóa trị không đổi bằng dung dịch H2SO4 có nồng độ 39,2% vừa đủ thu được dung dịch muối có nồng độ 40,14%. Tìm công thức của oxit nói trên.
Câu 7: (2 điểm)
	Trộn 2 dung dịch AgNO3 0,44M và dung dịch Pb(NO3)2 0,36M với thể tích bằng nhau thu được dung dịch A. Thêm 0,828 gam kim loại Al vào 100ml dung dịch A thu được chất rắn B và dung dịch C.
Tính khối lượng chất rắn B
Cho chất rắn B vào dung dịch Cu(NO3)2. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 6,046 gam chất rắn D. Tính thành phần phần trăm về khối lượng các chất có trong D.
Câu 8: (2 điểm)
	Hòa tan hoàn toàn 46,6 gam một oxit kim loại bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng (vừa đủ) thu được 2,24 lít khí SO2 (đktc) và 120 gam muối.
Xác định công thức hóa học của oxit kim loại.
Cho oxit kim loại trên tác dụng với dung dịch HCl, CO dư ở nhiệt độ cao. Viết PTHH.
Câu 9: (2 điểm)
	Hòa tan hoàn toàn 56,2 gam hỗn hợp MGCO3 và BaCO3 (trong đó có a% MgCO3 về khối lượng) bằng dung dịch HCl và cho tất cả khí thoát ra hấp thụ vào 4 lít dung dịch Ca(OH)2 0,1M. Xác định giá trị của a để thu được khối lượng kết tủa bé nhất.
Câu 10: (2 điểm)
	Dung dịch A là dung dịch HCl, dung dịch B là dung dịch NaOH. Lấy 10ml dung dịch A pha loãng bằng nước thành 1000 ml thì thu được dung dịch HCl có nồng độ 0,01M. Tính CM của dung dịch A ban đầu,
Để trung hòa 100g dung dịch B cần 150ml dung dịch A. Tính C% của dung dịch B.
Hòa tan hết 9,96 gam hỗn hợp Al và Fe bằng 1,175 lít dung dịch A thu được dung dịch A1. Thêm 800 gam dung dịch B vào dung dịch A1, lọc lấy kết tủa, rửa sạch và nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thì thu được 13,56 gam chất rắn. Tính khối lượng Al và Fe trong hỗn hợp ban đầu.
Cho biết: C = 12; N = 14; Al = 27: Fe = 56; Cu = 64; H = 1; O = 16; S = 32; Ca = 40;
Na = 23; K = 39; Ba = 137; Cl = 35,5; Mg = 24; Ag = 108; Pb = 207
CÂU
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
1
Có 5 gói bột trắng: NaCl, Na2CO3, Na2SO4, BaCO3, BaSO4. Chỉ dùng nước và khí CO2, hãy trình bày phương pháp hóa học để phân biệt các chất trên.
Lấy mẫu thử
Hòa tan các mẫu thử vào nước:
+ Mẫu tan trong nước: NaCl, Na2CO3, Na2SO4 (Nhóm I)
+ Mẫu không tan trong nước: BaCO3, BaSO4 (Nhóm II)
Sục khí CO2 đến dư vào 2 mẫu nhóm II trong nước:
+ Mẫu nào tan là BaCO3: 
 BaCO3 + CO2 + H2O → Ba(HCO3)2
+ Mẫu không tan là BaSO4
Cho dung dịch Ba(HCO3)2 thu được ở trên vào 3 dung dịch nhóm I:
+ Mẫu xuất hiện kết tủa trắng là Na2CO3 và Na2SO4 (Nhóm III)
 Na2CO3 + Ba(HCO3)2 → BaCO3↓ + 2NaHCO3
 Na2SO4 + Ba(HCO3)2 → BaSO4 ↓ + 2NaHCO3
+ Mẫu không xuất hiện kết tủa là NaCl
Sục khí CO2 đến dư vào 2 dung dịch có kết tủa nhóm III:
+ Mẫu có kết tủa tan ra là: Na2CO3.
+ Mẫu có kết tủa không tan là Na2SO4
2
Nhỏ từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3 cho tới dư:
Hiện tượng: Lúc đầu không có bọt khí thoát ra, sau đó mới có bọt khí thoát ra:
- PTHH: HCl + Na2CO3 → NaCl + NaHCO3
 HCl + NaHCO3 → NaCl + H2O + CO2↑
Nhỏ từ từ, khuấy đều 20ml dung dịch AlCl3 0,5M vào ống nghiệm đựng 20ml dung dịch NaOH 2M
Hiện tượng: Tạo ra dung dịch trong suốt
PTHH: AlCl3 + 4NaOH → NaCl + NaAlO2 + 2H2O 
 0,01 0,04 
Cho Na vào dung dịch AgNO3.
Hiện tượng: Có khí không màu thoát ra và xuất hiện kết tủa đen.
PTHH: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑
 2NaOH + 2AgNO3 → 2NaNO3 + H2O + Ag2O↓
Cho hỗn hợp chất rắn trộn đều gồm Ba(OH)2 và NH4HCO3 vào ống nghiệm đựng nước.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_HSG_Hoa_9.doc