Đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn thi: Ngữ văn - Trường THCS Hồng Dương

doc 3 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 2431Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn thi: Ngữ văn - Trường THCS Hồng Dương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn thi: Ngữ văn - Trường THCS Hồng Dương
Đề lưu Tháng 10 / 2014
Ngày lưu : 13/ 10 / 2014
Người lưu - GV : Trần Thị Thanh Huyền
 Trường THCS Hồng Dương.
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
TRƯỜNG THCS XUÂN DƯƠNG
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Năm học: 2013-2014
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 150 phút
(Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2 điểm)
 Miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân, Nguyễn Du viết: “Hoa cười ngọc thốt đoan trang” (Truyện Kiều). Trong câu thơ trên, từ hoa được dùng theo biện pháp tu từ nào? Phân tích cái hay của phép tu từ đó? 
Câu 2: (6 điểm)
 Sau khi học xong đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” (Ngữ văn 9- tập 1) có một học sinh đã phát biểu: “Hình ảnh nhân vật Lục Vân Tiên quả là một người anh hùng, là tấm gương nghĩa hiệp tuyệt vời nhưng chỉ là trong quá khứ, còn hiện nay không có những con người như vậy nữa” 
 Từ nhận thức về xã hội hiện nay, em hãy trao đổi với bạn học sinh trên bằng một bài văn ngắn.
Câu 3: (12 điểm)
 3.1 Tại sao trong suốt bài thơ “ Ánh trăng”, Nguyễn Duy đều dùng từ “ vầng trăng”, đến cuối bài lại là “ánh trăng”?
 3.2 Hình ảnh “ ánh trăng im phăng phắc- đủ cho ta giật mình” giúp ta hiểu thêm gì về nhân vật trữ tình trong bài thơ”?
 3.3 Trong cuộc đời khi nào con người nên có những lúc “giật mình” như thế?
 Em hãy lí giải những vấn đề nêu trên bằng một bài văn
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
TRƯỜNG THCS XUÂN DƯƠNG
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Năm học: 2013-2014
Môn thi: Ngữ văn
Câu 1: (2 điểm)
+ Chỉ đúng từ “ hoa” trong câu thơ được sử dụng theo biện pháp tu từ ẩn dụ. (0,5 điểm)
 	+ Cái hay của biện pháp tu từ ẩn dụ với từ “ hoa” trong câu thơ trên là gợi được vẻ xinh tươi, tinh khôi rạng rỡ như hoa mới nở của chị em Thúy Kiều (ngầm so sánh chị em Thúy Kiều với hoa đẹp thắm tươi). Ẩn sâu bên trong là thái độ ngưỡng mộ ngợi ca, trân trọng với vẻ đẹp mà tạo hóa ban tặng cho người phụ nữ.(1,5 điểm) 
 Câu 2: (6 điểm)
 1. Yêu cầu về hình thức: (1 điểm)
 - Bố cục rõ ràng, mạch lạc, giọng văn lưu loát giàu hình ảnh, thuyết phục.
 2. Yêu cầu nội dung. (5 điểm)
 Bài viết cần vận dụng kiến thức nghị luận xã hội để giải quyết vấn đề.
 - Nêu được vấn đề nghị luận: Tinh thần vị nghĩa trong xã hội (1điểm)
 - Từ vẻ đẹp của hình ảnh nhân vật Lục Vân Tiên, nhận thức về tinh thần vị nghĩa trong xã hội hiện nay. (4 điểm)
 + Hiện nay rõ ràng không ít người bàng quan với những sự bất bình trong xã hội (dẫn chứng): (1 điểm)
 + Nhưng bên cạnh đó còn rất nhiều người sẵn sàng giúp đỡ người khác (dẫn chứng): (1 điểm)
 + Tinh thần vị nghĩa trong xã hội hiện nay cần phải hiểu một cách rộng hơn. Đó là sự giúp đó người khác (người nghèo, nạn nhân chất độc màu da cam, đồng bào vùng bão lũ, trẻ em bị bệnh hiểm nghèo) (dẫn chứng): (1 điểm)
 + Suy nghĩ về vấn đề làm việc nghĩa của lứa tuổi học sinh. (Nên làm những việc gì? Cách làm như thế nào?...): (0,5 điểm)
 + Khẳng định tinh thần nhân nghĩa là một truyền thống cao đẹp của con người Việt Nam cần giữ gìn và phát huy trong thời đại mới: (0,5 điểm) 
Câu 3. (12 điểm)
 1. Yêu cầu về kĩ năng:
 - Học sinh viết bài văn có kết cấu ba phần : Mở- Thân- Kết; cần gắn ba câu hỏi của đề bài trong cùng một kết cấu bài văn, không trả lời từng câu hỏi một; bài thể hiện kĩ năng nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, hướng tới lí giải vấn đề xã hội.: (1 điểm) 
 - Văn phong phù hợp; bố cục hợp lí, diễn đạt trôi chảy, khuyến khích những bài viết sáng tạo và độc dáo trong cách cảm nhận: (1 điểm) 
2. Yêu cầu về kiến thức:
 - Học sinh nắm chắc ý nghĩa của bài thơ, đặc biệt là khổ cuối để lí giải các vấn đề trong ba câu hỏi.
 - Sau đây là một số gợi ý:
 + Tại sao trong suốt bài thơ “ Ánh trăng” , Nguyễn Duy đều dùng từ “vầng trăng”, đến cuối bài lại là “ánh trăng”?( 3 điểm)
 + Vầng trăng là hình ảnh được nhân hóa, trở thành bạn đồng hành của nhân vật trữ tình trong nhiều hoàn cảnh cuộc sống
 + Ánh trăng là hình ảnh được ẩn dụ, mang ý nghĩa biểu trưng sâu xa cho nhiều vấn đề mang triết lí, trong đó quan trọng là sự soi chiếu, ám ảnh
 + Hình ảnh “ánh trăng im phăng phắc - đủ cho ta giật mình” giúp ta hiểu thêm gì về nhân vật trữ tình trong bài thơ”? (4 điểm).
 + Nhân vật trữ tình là con người có chiều sâu nội tâm với những cảm nhận tinh tế sâu xa.
 + Nhân vật trữ tình luôn có sự nhìn nhận soi chiếu lại mình.
 + Nhân vật trữ tình sống ân tình, ân nghĩa, trải qua nhiều biến động cuộc đòi, dẫu có lúc lãng quên song không hề thay đổi bản chất.
 + Trong cuộc đời khi nào con người nên có những lúc “giật mình” như thế? (3 điểm).
 + Con người nên có những lúc “giật mình” trước khi, trong khi, và cả sau khi làm một việc gì đó, nhất là với những vấn đề có phạm vi ảnh hưởng sâu rộng .
 + Con người phải luôn có những lúc “giật mình” như thế trước mọi biến động của xã hội và của chính bản thân để điều chỉnh và hoàn thiện chính mình hơn.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_luu_theo_thang.doc