Đề thi học sinh giỏi lớp 8 huyện Hạ Hòa năm học: 2015 - 2016 môn: Hóa học

doc 5 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 5353Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi lớp 8 huyện Hạ Hòa năm học: 2015 - 2016 môn: Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi lớp 8 huyện Hạ Hòa năm học: 2015 - 2016 môn: Hóa học
PHÒNG GD&ĐT HẠ HÒA
Đề chính thức
KÌ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 8
Năm học: 2015 - 2016
Môn: Hóa học
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
( Đề thi có 01 trang)
Câu 1: (3 điểm)
Một hỗn hợp khí có 19. 2. 1023 phân tử khí gồm 1,5 mol O2, 0,5 mol CO2 và x mol SO2.
Tính thể tích của hỗn hợp khí đó (ở đktc)
Tính khối lượng của hỗn hợp khí đó.
Cho các chất sau: CuO, CaO, Al2O3, Fe2O3, K, Na, Cu, MgO, BaO, HgO.
 a) Những chất nào tác dụng được với nước? Viết các phương trình hóa học xảy ra?
 b) Những chất nào tác dụng được với khí hiđrô? Viết các phương trình hóa học xảy ra?
Câu 2: (4 điểm)
 1. Cho 19,5 g Zn vào dd H2SO4 loãng chứa 39,2g H2SO4 
 a) Tính thể tích H2 thu được (đktc) biết rằng thể tích H2 bị hao hụt là 5%.
 b) Chất nào dư sau phản ứng? Khối lượng dư là bao nhiêu?
 2. Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các gói chất bột sau bị mất nhãn: canxi oxit, magie oxit, điphotpho penta oxit, natriclorua, natri oxit.
Câu 3: (5 điểm)
 1. Để khử hoàn toàn 53,2 gam hỗn hợp chất rắn A gồm CuO, Fe2O3, Fe3O4, MgO cần dùng V lít khí H2 ở (đktc), sau phản ứng thu được m gam chất rắn B và 14,4 gam nước.
 a) Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra?
 b) Tính giá trị của m và V?
 2. Hòa tan hoàn toàn 32 gam SO3 vào 200 gam dung dịch H2SO4 có nồng độ 10%. Tính C% của dung dịch thu được.
Câu 4: (5 điểm)
 1. Hỗn hợp khí B gồm CO, CO2 và H2. Nếu đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít khí B cần dùng 1,456 lít O2. Biết tỉ khối của B đối với oxi là 0,725. Tính phần trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu. (Các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn) 
 2. Hòa tan hoàn toàn 4 gam hỗn hợp gồm 1 kim loại hóa trị II và 1 kim loại hóa trị III cần dùng hết 170 ml dung dịch HCl 2M.
 a) Tính thể tích H2 thoát ra (ở đktc).
 b) Cô cạn dung dịch thu được bao nhiêu gam muối khan.
 c) Nếu biết kim loại hóa trị III là Al và số mol bằng 5 lần số mol kim loại hóa trị II thì kim loại hóa trị II là nguyên tố nào?
Câu 5: (3 điểm)
 Trên 2 đĩa cân để 2 cốc đựng dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 sao cho cân ở vị trí thăng bằng.
 Cho a(g) Fe vào cốc đựng dd HCl, cho b(g) Al vào cốc đựng dung dịch H2SO4, cân vẫn ở vị trí thăng bằng. Tính tỉ lệ a/b.
 Cho: Fe =56, Al=27, C=12, O=16, Zn=65, H=1, S=32, Cu=64, Mg=24, Cl= 35,5
HẾT
 Họ và tên thí sinh....................................................................Số báo danh...........
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Hướng dẫn chấm
Câu 1: ( 3 điểm)
a. Ta có nhỗn hơp khí= 19 .2. 10236. 1023 = 3,2 (mol)
→ Vhỗn hợp khí = 3,2 . 22,4 = 71,68 (lít)
Ta có n hỗn hơp= 1,5 + 0,5 + x = 3,2 → x = 1,2 (mol)
→mhỗn hợp = 1,5 . 3,2 + 0,5 .44 + 1,2 . 64 = 146,8 (g)
b. Những chất tác dụng được với nước là CaO, K, Na, BaO. 
PTHH CaO + H2O → Ca(OH)2
 BaO + H2O → Ba(OH)2
 2K + 2 H2O → 2KOH + H2 
 2Na + 2 H2O → 2NaOH + H2 
Những chất tác dụng được với khí hiđrô là CuO, Fe2O3, HgO.
 CuO + H2 Cu + H2O
 Fe2O3 + 3H2 2 Fe + 3H2O
 HgO + H2 Hg + H2O
0,25đ
0,25đ
0.25đ
0,25đ
0,25đ
0,75đ
0,25đ
0,75đ
Câu 2: (4 điểm)
(2 điểm)
Ta có nZn = 0,3 (mol)
 nH2SO4 = 0,4 (mol)
 Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2 
 0,3 0,3 0,3 (mol)
Theo PTHH nH2= 0,3 (mol)
→ VH2 = 6,72 (l)
VH2thu được = 6,72. 95% = 6,384 (l)
 b. Chất dư là H2SO4
nH2SO4pứ= 0,3 (mol)
→mdư = (0,4 – 0,3). 98 = 9,8 (g)
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5 đ
2. (2 điểm)
- Trích các hóa chất ra làm các mẫu thử	
- Cho nước vào các mẫu thử khuấy đều.
- Nhúng lần lượt giấy quỳ tím vào các ống nghiệm:
+ Mẫu chất rắn tan và quỳ tím không đổi màu là natriclorua NaCl.
 + Mẫu chất rắn tan và dung dịch làm quỳ tím đổi thành màu xanh thì mẫu thử ban đầu là natri oxit Na2O.
 Na2O + H2O → 2 NaOH.
+ Mẫu chất rắn tan và dung dịch thu được làm quỳ tím đổi thành màu đỏ thì mẫu thử ban đầu là điphotpho penta oxit
 P2O5 + 3 H2O → 2H3PO4
 + Mẫu chất rắn tan một phần tạo dung dịch đục và quỳ tím đổi thành màu xanh là canxi oxit CaO: CaO + H2O → Ca(OH)2
+ Mẫu chất rắn không tan là MgO
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu 3: ( 5 điểm)
Câu 1: 2,5 điểm
a) PTHH: CuO + H2 Cu + H2O
 Fe2O3 + 3H2 2Fe + 3H2O
 Fe3O4 + 4H2 3Fe + 4H2O
0,75đ
b) 
Theo PTHH (1), (2) và (3) ta có 
=> 
0.75đ 
Chất rắn B gồm Cu, Fe và MgO
Áp dụng ĐLBTKL: 
=> 
1đ
 Câu 2: 2,5 điểm
nSO3 = 0, 4 mol mH2SO4 = 20 gam 
Khi hòa tan SO3 vào dung dịch H2SO4 có phản ứng:
 SO3 + H2O → H2SO4
 0,4 mol 0,4 mol
 Khối lượng H2SO4 tạo ra trong phản ứng là: 
 mH2SO4 = 0,4 x 98 = 39,2 gam
Tổng khối lượng H2SO4 trong dung dịch thu được là 
 mH2SO4 = 39,2 + 20 = 59,2 gam
Tổng khối lượng dung dịch thu được là: 
 md2H2SO4 = 32 + 200 = 232 gam 
Nông độ % của dung dịch thu được là
 C% = 59,2 x 100 : 232 = 25,52%
0,5đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0, 5đ
0,5đ
Câu 4: (5 điểm)
(2,5 điểm)
Ta có nB = 0,2 (mol) ; nO2= 0,065 (mol)
dBO2= 0,725 → MB = 23,2 → mB = 4,64 (g)
CO + ½ O2 to CO2
H2 + ½ H2 to H2O
Gọi nCO = x (mol) ; nCO2= y (mol) ; nH2= z (mol)
→ nB = x + y + z = 0,2
 mB = 28x + 44y + 2z = 4,64
 nO2= x/2 + z/ 2 = 0,065
→ x = 0,05 → %VCO = 0,050,2.100% = 25%
→ y = 0,07 → %VCO2= 0,070,2.100% = 35%
→ z = 0,07 → %VH2 = 0,080,2. 100% = 40%
0,5đ
0,25đ
0,25đ
1đ
1đ
2.( 2,5 điểm)
a. Gọi A và B lần lượt là kim loại hóa trị II và hóa trị III ta có:	
	PTHH: A + 2HCl ACl2 + H2 (1) 	 	 2B + 6HCl 2BCl3 + 3H2 (2)	 	
Theo bài ra: nHCl = V.CM = 0,17 x 2 = 0,34 (mol) 	
 Từ (1) và (2) ta thấy tổng số mol axit HCl gấp 2 lần số mol H2 tạo ra 
 nH2 = 0,34 : 2 = 0,17 (mol) VH2 = 0,17. 22,4 = 3,808 (lit) 	
b. Áp dụng ĐLBTKL ta có: 	
 mmuối = mkim loại + mHCl – mH2 = 4 + 36,5 . 0,34 – 0,17 . 2 = 16,07g	
c. Gọi số mol của Al là a => Số mol kim loại (II) là a : 5 = 0,2a mol
 Từ pt (2) => nHCl = 3a mol. Từ pt (1) => nHCl = 0,4a 	
 3a + 0,4a = 0,34 
 a = 0,34 : 3,4 = 0,1 mol => n(Kim loại) = 0,2.0,1 = 0,02mol
 mAl = 0,1.27 = 2,7 g m(Kim loại) = 4 – 2,7 = 1,3 g 
 Mkim loại = 1.3 : 0,02 = 65 => kim loại hóa trị II là : Zn 	
0,25đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,75đ
Câu 5: (3 điểm)
 Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (1)
 2Al + 3 H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2 (2)
Gọi m1 = m2 (sau phản ứng); mHCl (bđ) = mH2SO4(bđ) = x (g)
Ta có m1 = a + x - mH2(1) 
 m2 = b + x - mH2(2)
 → a - mH2(1) = b - mH2(2)
 Ta có nH2(1) = nFe = a/56 (mol)
 nH2(2) = 3/2 nAl = 3/2. b/27 = b/18 (mol)
 → a – 2.a/56 = b – 2. b/18
 →27a27 = 8b9 → ab = 224243
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
1đ
HS làm cách khác nhưng lập luận đúng vẫn cho điểm tối đa, thiếu điều kiện hoặc không cân bằng trừ 1/2 số điểm dành cho nó. Học sinh viết sai công thức không cho điểm.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_vong_huyen_2016.doc