Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT cấp thành phố Hồ Chí Minh khóa thi ngày 09.3.2016 môn thi: Hoá học

docx 2 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 8985Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT cấp thành phố Hồ Chí Minh khóa thi ngày 09.3.2016 môn thi: Hoá học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT cấp thành phố Hồ Chí Minh khóa thi ngày 09.3.2016 môn thi: Hoá học
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲTHIHỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT CẤPTHÀNH PHỐ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHÓA THI NGÀY : 09.3.2016
Mônthi : HOÁ HỌC
Đề thi chính thức Thời gian làm bài : 150 phút
Đề thi có 2trang(không kể thời gian phát đề)
Câu 1:(4 điểm)
1.1. Nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình phản ứng khi cho:
a. Dung dịch Na2CO3 vào dung dịch FeCl3. b. Dòng khí H2S qua dung dịch FeCl3.
c. Dung dịch KI vào dung dịch FeCl3, khi phản ứng xong cho thêm vài giọt hồ tinh bột.
d. Từ từ dung dịch NaHSO4 vào dung dịch Na2CO3 theo tỉ lệ số mol 1:1 và đun nóng.
1.2. Hoà tan hỗn hợp A gồm K2O, Fe3O4 và Al2O3 vào H2O dư được dung dịch D và phần không tan B. Sục CO2 dư vào D, phản ứng tạo kết tủa. Cho khí CO dư qua B nung nóng được chất rắn E. Cho E tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy tan một phần, còn lại chất rắn G. Hoà tan hết G trong lượng dư dung dịch H2SO4 loãng rồi cho dung dịch thu được tác dụng với dung dịch KMnO4. Viết các phương trình phản ứng?
1.3. Chỉ dùng 1 thuốc thử nhận biết 5 dung dịch muối sau: dd FeCl2; dd FeCl3; dd CuCl2;
dd ZnCl2; dd AlCl3.
Câu 2: (4 điểm)
2.1. Nhận biết các dung dịch sau bằng phương pháp hoá học: CH2=CH-CHO, HCHO, CH3CH2OH, CH2=CH-CH2-OH, CH2=CH-COOH?
2.2. Cho 4 hợp chất hữu cơ A, B, C, D bền, mạch cacbon liên tục. Khối lượng phân tử của chúng lập thành một cấp số cộng. Khi đốt cháy một lượng bất kì mỗi chất đều chỉ thu được CO2 và H2O: khối lượng CO2 lớn gấp 1,8333 lần khối lượng H2O.Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của A, B, C và D.
2.3	A, B, C, D, E, F là các đồng phân có công thức phân tử C4H8. A, B, C, D, E đều làm mất màu dung dịch brom còn F thì không. D và E là cặp đồng phân hình học. Hỗn hợp chứa A, D, E phản ứng với H2/Ni, t0 chỉ thu được một sản phẩm. B không làm mất màu dung dịch KMnO4. Nhiệt độ sôi của E cao hơn D. Tìm các chất A, B, C, D, E, F. Viết các phương trình phản ứng?
Câu 3: (6 điểm)
3.1. Phèn chua là một loại muối sunfat kép có công thức KAl(SO4)2.12H2O. Cho 47,4 gam
phèn chua vào nước được 1 lít dung dịch A. Thêm V (mL) dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào
100 mL dung dịch A thu được 2,1375 gam kết tủa. Tính V.
3.2 X là hỗn hợp đồng nhất gồm hai kim loại Fe và Cu, trong đó Fe chiếm 52,24% phần trăm khối lượng. Chia 32,16 gam X thành hai phần bằng nhau.
a.	Hòa tan phần một trong 113,4 gam dung dịch HNO3 40%. Khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y và sản phẩm khử duy nhất là khí NO. Điện phân dung dịch Y với các điện cực trơ, cường độ dòng điện 5A, trong thời gian 2 giờ 9 phút thì kết thúc điện phân. Tính độ tăng khối lượng của catot, giả thiết toàn bộ kim loại sinh ra bám lên catot.
b.	Hòa tan phần hai bằng 300 mL dung dịch HCl 1M (không có không khí). Khi phản ứng hoàn toàn, lọc tách phần chất rắn không tan.Thêm dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch nước lọc, thu được kết tủa Z. Tính khối lượng Z.
3.3	Cho hỗn hợp (A) gồm các chất CaCO3. MgCO3, Na2CO3, K2CO3 trong đó Na2CO3 và K2CO3 lần lượt chiếm a% và b% theo khối lượng của (A), biết trong điều kiện của thí nghiệm khi nung (A) chì có phản ứng phân hủy của CaCO3, MgCO3. Nung (A) một thời gian thu được chất rắn (B) có khối lượng bằng 80% khối lượng của (A) trước khi nung, để hòa tan vừa hết 10 gam (B) cần 150ml dung dịch HCl 2M. Nung (A) đến khối lượng không đổi thu được chất rắn (C). Viết toàn bộ các phản ứng xảy ra và lập biểu thức tính phần trăm khối lượng của (C) so với (A) theo a và b.
Câu 4: (6 điểm)
4.1 Hỗn hợp T gồm hai ancol đơn chức là X và Y (MX < MY), đồng đẳng kế tiếp của nhau.
Đun nóng 27,2 gam T với H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp các chất hữu cơ Z gồm : 0,08 mol
3 ete (có khối lượng 6,76 gam) và một lượng ancol dư. Đốt cháy hoàn toàn Z cần vừa đủ
43,68 lít O2 (đkc).Tính hiệu suất phản ứng tạo ete của X và Y.
4.2. Hợp chất hữu cơ A chứa C,H,O thuộc loại hợp chất no, mạch hở và chứa hai loại nhóm chức. Khi thủy phân A trong môi trường axit vô cơ loãng, thu được ba chất hữu cơ B, D, E. Biết B, D thuộc loại hợp chất đơn chức, có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử và đều
tác dụng với Na giải phóng H2. Khi đốt cháy hoàn toàn B, thu được khí CO2 và hơi nước có thể tích bằng nhau. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn một ít D thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol bằng 2:3. Khi cho 1,56 gam E tác dụng hết với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thì thu được 3,24 gam Ag và chất hữu cơ F. Biết phân tử khối của F lớn hơn phân tử khối của E là
50u. Xác định công thức A,B,D,E,F.
4.3. Peptit A (mạch hở) có phân tử khối bằng 307 và chứa 13,7% N. Khi thủy phân một phần thu được 2 peptit B, C. Biết 0,48 g B phản ứng vừa đủ với 11,2 ml dung dịch HCl 0,536M và 0,708 g chất C phản ứng vừa đủ với 15,7 ml dung dịch KOH 2,1 % (d 1,02 g ml). Biết các phản ứng xảy hoàn toàn và có đun nóng. Lập công thức cấu tạo của A, gọi tên các amino axit tạo thành A.
 HẾT 	
Cho khối lượng nguyên tử của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O =16; Al = 27; Na= 23; S=32 ; Cl=35,5; K = 39; Fe= 56;Cu = 64; Ag = 108; Ba=137;
Học sinh không được phép sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và bảng tính tan.
Họ và tên: Số báo danh: ..

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_va_dap_an_de_thi_HSG_khoi_12_TPHCM_2016.docx