Trường THPT Nguyễn Huệ Tổ SINH HỌC ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2013 – 2014 Môn: SINH HỌC 12. Thời gian: 120 phút Câu 1: (4 điểm) Thời gian thế hệ là gì? Thời gian thế hệ của một loài vi sinh vật phụ thuộc vào những điều kiện nào? Với số lượng tế bào vi khuần E.Coli ban đầu là 5.105 tế bào, sau 1giờ 40 phút, số tế bào tăng thêm là bao nhiêu? Biết thời gian thế hệ của vi khuẩn E.coli trong điều kiện thuận lợi là 20 phút. Câu 2: (4 điểm) Trình bày chức năng của các loại protein màng của tế bào. Câu 3: (4 điểm) Phân biệt hình thức phân bào nguyên phân ở tế bào nhân thực và phân đôi ở tế bào nhân sơ. Câu 4: (4 điểm) a. Gen cấu trúc là gì? Gen cấu trúc có cấu trúc chung như thế nào? b. Nêu 2 điểm khác nhau giữa gen phân mảnh với gen không phân mảnh. c. Biết mạch mã gốc của vùng mã hoá của gen không phân mảnh có tỉ lệ các nuclêôtỉt A:T:G:X tương ứng 0,1: 0,2 : 0,3 : 0,4 và có chiều dài bằng 2550Ao. - Tính số nuclêôtit mỗi loại của vùng mã hoá. - Theo lí thuyết, số bộ ba mã hoá trên mạch mã gốc có thành phần gồm 3 loại nuclêôtỉt A, T và G là bao nhiêu? (Không xét đến bộ ba mở đầu và bộ ba kết thúc và các bộ ba được hình thành một cách ngẫu nhiên) Câu 5: (4 điểm) a. Nêu vai trò của nuclêôtỉt, ribônuclêôtit, ARN-pôlimeraza, ADN-pôlimeraza, ligaza và của đoạn mồi trong quá trình nhân đôi ADN. b. Một phân tử ADN dạng vòng chỉ chứa N15, trong môi trường chứa N14, phân tử ADN này trải qua một số đợt nhân đôi liên tiếp đã tạo ra được 126 mạch pôlinuclêôtit chứa N14. Tính số đợt nhân đôi của ADN. c. Giả sử quá trình nhân đôi của một phân tử ADN người ta nhận thấy có 42 đoạn Okazaki và 48 đoạn mồi được hình thành. - Quá trình nhân đôi của phân tử ADN này có bao nhiêu chạc chữ Y? - Loại ADN này có ở đâu? --------------------- Hết ------------------- Trường THPT Nguyễn Huệ Tổ Sinh học Đáp án: ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 12 CẤP TRƯỜNG Năm học: 2009 – 2010 Môn thi: SINH HỌC. Thời gian: 120 phút. Câu 1: (4 điểm) a. Thời gian thế hệ là thời gian từ khi TB sinh ra cho đến khi TB đó phân chia hoặc số lượng tế bào trong QT tăng gấp đôi. 1 đ b. Thời gian thế của một loài VSV phụ thuộc vào: Điều kiện môi trường: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng... 0,5 đ Nguồn sinh dưỡng có trong môi trường. 0,5 đ Sự cạnh tranh với các VSV khác. VD: Trong điều kiện thí nghiệm thời gian thế hệ của E.Coli là 20 phút nhưng trong thời gian thế hệ là 12giờ. 0,5 đ c. Số thế hệ : 1g40ph : 20ph = 5 (thế hệ). 0,5 đ Số TB VK sau 5 thế hệ: 5.105 x 25 = 160.105 TB. 0,5 đ Số TB tăng thêm: 160.105 TB - 5.105 = 155.105 TB. 0,5 đ Câu 2: (4 điểm) Trình bày chức năng của các Prôtêin màng. - Prôtêin màng tham gia tạo nên tính chất động của màng bằng cách thay đổi vị trí hình thù không gian làm cho màng linh hoạt mềm dẻo, nhờ đó thực hiện được các chức năng của chúng. (0,5đ) - Vận chuyển các chất qua màng nhờ : + Kênh. + Chất mang. (1đ) + Bơm ion. - Chức năng enzim : Xúc tác phản ứng xảy ra trong màng, tế bào chất. (0,5đ) - Chức năng thu nhận thông tin như Prôtêin thụ quan. (0,5đ) - Chức năng nhận biết tế bào cùng loại hay khác loại nhờ glicôprôtêin (0,5đ) - Chức năng kết nối : Nối kết các tế bào trong mô thành một khối ổn định. (0,5đ) - Chức năng neo màng : Prôtêin màng liên kết với Prôtêin sợi hoặc vi sợi tạo nên tính ổn định, bền vững của màng. (0,5đ) Câu 3: (4điểm) Phân biệt hình thức phân bào nguyên phân ở tế bào nhân chuẩn và phân đôi ở tế bào nhân sơ. Phân đôi ở tế bào nhân sơ Nguyên phân ở tế bào nhân chuẩn Chỉ phân chia khi gặp điều kiện thích hợp Phân chia theo lối trực tiếp không hình thành thoi phân bào. Chu kì tế bào đơn giản, tốc độ phân chia tế bào nhanh hơn. ADN nhân đôi và chia đôi bám vào màng sinh chất ở các mezoxôm. (0,5đ) Sự phân chia vật chất di truyền nhờ sự phát triển của màng sinh chất tạo thành vách ngăn. - Sự phân chia tế bào chất : tạo vách ngăn ở giữa chi tế bào mẹ thành hai tế bào con. (0,5đ) - Phân chia theo một chương trình đã lập trình sẵn trong hệ gen hoặc do nhu cầu thay thế tế bào tổn thương. (0,5đ) - Phân chia theo hình thức nguyên phân, có hình thành thôi phân bào. (0,5đ) - Chu kỳ tế bào phức tạp hơn, tốc độ phân chia tế bào chậm hơn. (0,5đ) - ADN nhân đôi, NST nhân đôi ở trong nhân tế bào, sau đó tập hợp trên mặt phẳng xích đạo và đính với thoi phân bào ở tâm động. (0,5đ) - Sự phân chia vật chất di truyền nhờ vào thoi phân bào. (0,5đ) - Sự phân chia tế bào chất : Ở tế bào thực vật : Hình thành vách ngăn ở giữa, ở tế bào động vật : hình thành eo thắt chia tế bào mẹ thành hai tế bào con. (0,5đ) Câu 4: (4 điểm) a. Gen cấu trúc là gì? Gen cấu trúc có cấu trúc chung như thế nào? - Gen cấu trúc là gen mang thông tin mã hoá cho các sản phẩm tạo nên thành phân cấu trúc hay chức năng của tế bào. (0,5đ) b. Nêu 2 điểm khác nhau giữa gen phân mảnh với gen không phân mảnh. - Gen phân mảnh có vùng mã hoá không liên tục, gen không phân mảnh có vùng mã hoá liên tục. (0,5đ) - Một gen phân mảnh có thể có nhiềm mARN trưởng thành, gen không phân mảnh chỉ có 1 mARN trưởng thành. (0.5đ) c. Biết mạch mã gốc của vùng mã hoá của gen không phân mảnh có tỉ lệ các nuclêôtỉt A:T:G:X tương ứng 0,1: 0,2 : 0,3 : 0,4 và có chiều dài bằng 2550Ao. Tính số nuclêôtỉt mỗi loại của vùng mã hoá. - Số Nu cleotit của gen: 2550 : 3.4 x 2 = 1500. (0.5đ) - Tỉ lệ các loại Nu trong vùng mã hoá của gen: A = T = 0.15; G = X = 0.35. (0.5đ) - Số Nu mỗi loại: A = T = 225; G = X = 525. (0.5đ) - Nếu không xét bộ ba mở đầu và bộ ba kết thúc, theo lí thuyết, số bộ ba trên mạch mã gốc có thành phần gồm 3 loại nuclêôtỉt A, T và G là bao nhiêu? - 0,1 x 0,2 x 0,3 x 3! x 750 = 27 (1đ) Câu 5: (4 điểm) a. Nêu vai trò của nuclêôtỉt, ribônuclêôtit, ARN-pôlimeraza, ADN-pôlimeraza, ligaza và của đoạn mồi trong quá trình nhân đôi ADN. - nuclêôtỉt, nguyên liệu tổng hợp mạch polinucleotit mới (0.5đ) - ribônuclêôtit, nguyên liệu tổng hợp đoạn mồi (0.5đ) - ARN-pôlimeraza, xúc tác tổng hợp đoạn mồi (0.5đ) - ADN-pôlimeraza, xúc tác tổng hợp mạch polinucleotit mới và các đoạn Okazaki. (0.5đ) - ligaza, nối các đoạn Okazaki. (0.5đ) - đoạn mồi, tạo đầu 3’OH cho ADN-pôlimeraza, xúc tác tổng hợp mạch polinucleotit mới và các đoạn Okazaki. (0.5đ) b. Một phân tử ADN dạng vòng chỉ chứa N15, trong môi trường chứa N14, phân tử ADN này trải qua một số đợt nhân đôi liên tiếp đã tạo ra được 126 mạch pôlinuclêôtit chứa N14. Tính số đợt nhân đôi của ADN. - 2(2k -1) = 126 → k = 6 (0.5đ) c. Giả sử quá trình nhân đôi của một phân tử ADN người ta nhận thấy có 42 đoạn Okazaki và 48 đoạn mồi được hình thành. - Quá trình nhân đôi của phân tử ADN này có số chạc chữ Y: (48 – 42) : 2 x 2 = 6 (0.25đ) - Loại ADN này có sinh vật nhân thực (0.25đ)
Tài liệu đính kèm: