UBND TỈNH HÀ NAM SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 02 trang) KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TỈNH NĂM HỌC 2022 – 2023 Môn: Hóa học Thời gian làm bài: 150 phút Câu 1. (3,0 điểm) 1. Cho chuỗi biến hoá sau: A1 + A2 A3 + A4 A3 + A5 A6 + A7 A11 + A4 A1 + A8 A6 + A8 + A9 A10 A10 A11 + A8 A3 là muối sắt clorua, nếu lấy 3,81 gam A3 cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 11,85 gam kết tủa. Tìm các chất từ A1 đến A11 và viết phương trình hóa học thực hiện chuỗi biến hóa trên. 2. Nêu hiện tượng xảy ra trong các trường hợp sau và giải thích bằng phương trình hóa học: a) Nhỏ từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3 cho tới dư. b) Sục elilen vào dung dịch KMnO4. Câu 2. (2,5 điểm) 1. Ba chất hữu cơ mạch hở A, B, C có công thức phân tử tương ứng là: C3H6O, C3H6O2, C6H10O2. Chúng có những tính chất sau: - Chỉ A và B tác dụng với Na giải phóng khí H2. - Chỉ B và C tác dụng được với dung dịch NaOH. - A tác dụng với B (trong điều kiện xúc tác, nhiệt độ thích hợp) thu được sản phẩm là chất C. Hãy cho biết công thức cấu tạo của A, B, C. Viết các phương trình hóa học xảy ra. 2. Hàm lượng cho phép của tạp chất lưu huỳnh trong nhiên liệu là 0,3%. Người ta đốt cháy hoàn toàn 100 gam một loại nhiên liệu X và dẫn sản phẩm cháy (giả thiết chỉ có CO2, SO2 và hơi nước) qua dung dịch KMnO4 6.10-3M trong H2SO4 thì thấy thể tích dung dịch KMnO4 đã phản ứng là 500 ml. Nhiên liệu X có được phép sử dụng hay không? Vì sao? Câu 3. (2,5 điểm) 1. Bằng kiến thức hóa học, em hãy giải thích và viết phương trình hóa học xảy ra trong các trường hợp sau: a) Không được bón chung các loại phân đạm: NH4NO3; (NH4)2SO4 và CO(NH2)2 với vôi. b) Khi rớt H2SO4 đậm đặc vào quần áo bằng vải sợi bông thì chỗ vải đó bị đen và thủng ngay, còn khi bị rớt HCl thì vải mủn dần rồi mới bục ra. 2. Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO. Hòa tan hoàn toàn 5,9 gam X vào 494,13 gam nước, thu được 0,336 lít khí H2 (ở đktc) và dung dịch Y, trong Y có 5,13 gam Ba(OH)2. Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (ở đktc) vào Y, thu được m gam kết tủa và dung dịch Z. Tìm giá trị của m và nồng độ phần trăm các chất có trong dung dịch Z. Câu 4. (3,0 điểm) 1. Viết phương trình hóa học minh họa: + Tính bazơ của NH3 yếu hơn NaOH. + Tính axit của H2SO4 mạnh hơn H2CO3. + Tính kim loại của Fe mạnh hơn Cu. + Tính phi kim của clo mạnh hơn brom. 2. Một hỗn hợp X gồm Al, Fe, Al2O3 và Fe2O3. Bằng phương pháp hoá học hãy tách rời hoàn toàn từng chất ra khỏi hỗn hợp X sao cho khối lượng không đổi so với ban đầu. Viết các phương trình hóa học xảy ra. Câu 5. (2,0 điểm) Cho một lượng bột CaCO3 vào m gam dung dịch HCl 17,52%. Sau phản ứng thu được dung dịch X, trong X nồng độ HCl còn lại là 11,18%. Thêm vào X một lượng bột MgCO3, khuấy đều đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y, trong Y nồng độ dung dịch HCl còn lại là 6,83%. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch CaCl2 và MgCl2 trong Y. Câu 6. (3,0 điểm) 1. Quan sát thí nghiệm mô phỏng như hình bên: a) Nếu sử dụng bộ thiết bị như hình vẽ thì có thể thu được những khí nào trong các khí sau: H2, O2, Cl2, CO2, CH4, C2H4, C2H2. Giải thích. b) Lựa chọn chất rắn và chất lỏng phù hợp với mô hình thí nghiệm bên để điều chế mỗi khí được chọn ở ý (a). Viết phương trình hóa học minh họa. 2. Cho 13,44 lít hỗn hợp khí X (ở đktc) gồm hai hiđrocacbon mạch hở (n ≤ 4) thuộc hai dãy đồng đẳng khác nhau trong số các dãy đồng đẳng sau: ankan, anken, ankin. Chia X thành hai phần bằng nhau: - Phần 1: Cho qua dung dịch Br2 dư, thấy khối lượng dung dịch tăng x gam, biết rằng lượng Br2 đã phản ứng là 80 gam. - Phần 2: Đem đốt cháy hoàn toàn rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy lần lượt qua bình 1 đựng P2O5 dư, bình 2 đựng dung dịch KOH dư thì thấy bình 1 tăng y gam, bình 2 tăng 35,2 gam. a) Tìm công thức phân tử của hai hiđrocacbon. b) Tính x và y. Câu 7. (2,0 điểm) Cho 128,4 gam hỗn hợp A gồm một rượu đơn chức và một axit cacboxylic đơn chức. Chia A thành 3 phần bằng nhau: - Phần 1: Cho tác dụng hết với Na, thu được 8,96 lít khí H2 (ở đktc). - Phần 2: Đem đốt cháy hoàn toàn thì thu được 79,2 gam CO2. - Phần 3: Thực hiện phản ứng este hóa với hiệu suất 75%, sau phản ứng thấy có 4,05 gam H2O sinh ra. Xác định công thức cấu tạo, tính phần trăm khối lượng của các chất trong A. Câu 8. (2,0 điểm) Cho 7,215 gam kim loại R vào 100 ml dung dịch X chứa AlCl3 0,4M và FeCl2 0,15M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 100 ml dung dịch Y và 1,74 gam chất rắn Z. Hòa tan hoàn toàn lượng chất rắn Z bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư, thu được 168 ml SO2 (ở đktc, sản phẩm khử duy nhất). a) Xác định kim loại R. b) Tính nồng độ mol/l của các chất tan trong dung dịch Y. Cho biết nguyên tử khối của H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe=56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137. Thí sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học. -------------------HẾT ----------------- Họ và tên thí sinh:.........................................................Số báo danh:......................................... Chữ ký giám thị 1:........................................... Chữ ký giám thị 2:..............................................
Tài liệu đính kèm: