Phòng GDĐT Vũng Liêm ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN HÓA KHỐI 9 Trường THCS Hiếu Phụng Năm học 2015 – 2016 (Thời gian 60 phút, không kể thời gian phát đề) I) Trắc nghiệm: (3điểm) Câu 1: Phương pháp hoá học nào sau đây dùng để loại bỏ khí etylen lẫn trong khí metan: A: Đốt cháy hỗn hợp trong không khí. B: Dẫn hỗn hợp đi qua dung dịch muối ăn. C: Dẫn hỗn hợp đi qua dung dịch Brom dư. D: Dẫn hỗn hợp đi qua dung dịch nước vôi trong. Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn một Hiđro cacbon thu được số mol nước gấp đôi số mol CO2. Công thức phân tử của hiđro cacbon đó là: A: C6H6 B: C2H4 C: C2H2 D: CH4 Câu 3: Cho các dãy chất sau, dãy chất nào chỉ tham gia phản ứng thế? A: C2H4, C2H6 B: CH4, C2H6 C: C2H4, C2H2 D: CH4, C2H4 Câu 4: Hãy cho biết từ công thức phân tử C5H12 ta có thể viết nhiều nhất mấy công thức cấu tạo? A: 3 B: 4 C: 5 D: 6 (Xem lại đáp án) Câu 5: Biết 0,01 mol hiđrocacbon X có thể tác dụng tối đa với 100 ml dung dịch brom 0,1 M. VậyX là hiđrocacbon nào: A: C6H6 B: C2H4 C: C2H2 D: CH4 Câu 6: Cho natri (dư) vào cốc đựng rượu etilic 60o sản phẩm thu được là: A: CH3COONa, H2O, NaOH B: CH3COONa, H2 , NaOH C: CH3CH2ONa, NaOH, H2O D: CH3CH2ONa, NaOH, H2 Câu 7: Khi cho Axit axetic vào cốc đựng mẫu đá vôi nhỏ, có hiện tượng gì xảy ra? A: Có chất kết tủa màu trắng. B: Có khói màu nâu đỏ bay lên. C: Có chất khí bay lên. D: Có chất kết tủa màu vàng. Câu 8: Hãy cho biết cách sắp xếp nào sau đây theo chiều tính chất kim loại giảm dần: A: Na, Mg, Al, K B: Al, K,Na, Mg C: Mg, Al, K,Na D: K, Na, Mg, Al Câu 9: Thể tích khí CO2 sinh ra ở đktc khi đốt cháy hoàn toàn 9,2 gam rượu etilic là: A: 2,24 lít B: 4,48 lít C: 8,96 lít D: 13,44 lít Câu 10: Nguyên liệu để điều chế axetilen trong phòng thí nghiệm là: A: CaO B: CaC2 C: C4H10 D: CaCO3 Câu 11: Nguyên liệu chính để sản xuất thủy tinh là: A: Đất sét, thạch anh, fenbat. B: Đất sét, đá vôi, cát thạch anh. C: Sô đa, đá vôi, fenbat D: Cát trắng, đá vôi, sô đa. Câu 12: Khi vắt chanh vào sữa bò hoặc sữa đậu nành, có hiện tượng gì xảy ra: A: Tạo kết tủa B: Tạo dung dịch màu xanh lam. C: Tạo kết tủa màu đỏ gạch. D: Có khí bay lên. (Tuần 34) II) Tự luận: (7điểm): Câu 1: (2 điểm) Hoàn thành chuỗi phản ứng sau (ghi rõ điều kiện nếu có) - (C6H10O5)n- C6H12O6 C2H5OH CH3COOHCH3COOC2H5 (Tuần 33) Câu 2: (2 điểm) Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất sau: Rượu etilic, Axit axetic, Glucozơ, Etyl axetat. (Tuần 32) Cẩu 3: Đốt cháy hoàn toàn 8 gam CH4 , cho toàn bộ khí CO2 thu được vào dung dịch nước vôi trong dư, thu được chất kết tủa, nung chất kết tủa đến khối lượng không đổi thu được chất rắn. Viết phương trình hóa học xảy ra. Tính thể tích khí oxi (đktc) cần dùng cho phản ứng cháy trên. Tính khối lượng chất rắn thu được sau khi nung. Biết: C = 12 ; H = 1 ; O = 16 ; Ca= 40 ĐÁP ÁN I) Trắc nghiệm: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Chọn C D B A B D C D C B D A II) Tự luận: Câu 1: (1) - (C6H10O5)n- + nH2O n C6H12O6 (2) C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2 (3) C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O (4) CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O Câu 2: Dùng quỳ tím nhận biết axit axetic: Quỳ tím hóa đỏ Dùng Ag2O/ dd NH3 nhận biết glucozơ: Có kết tủa màu trắng bạc. C6H12O6 + Ag2O C6H12O7 + 2Ag Dùng kim loại Na nhận biết rượu etilic: Có khí bay lên. 2C2H5OH + 2Na 2C2H5ONa + H2 Còn lại là Etyl axetat. Câu 3: a) Số mol CH4 = = 0,5 mol CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O 0,5 mol 1 mol 0,5 mol CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O 0,5 mol 0,5 mol CaCO3 CaO + CO2 0,5 mol 0,5 mol b) Thể tích O2 = 1.22,4 = 22,4 lít c) Khối lượng CaO = 0,5. 56 = 28 gam.
Tài liệu đính kèm: