Trường THPT Lê Qúy Đôn Tổ Hóa - Sinh - KTNN ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2015-2016 Môn: Hóa học 10 ban cơ bản Thời gian làm bài: 60 phút Ngày thi: 19/12/2015 Mã đề thi 209 Họ, tên thí sinh:.......................................................................... Số báo danh:............................................................................... Cho N (Z=7); K (Z=19); S (Z=16); Si (Z=14); P (Z=15); O (Z=8); Li (Z=3); Be (Z=4); Ca (Z=20); C (Z=6); Se (Z=34); Rb (Z=37); Ar (Z=18); Cl (Z=17); Na (Z=11); B (Z=5) Cho: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; K = 39; Ca = 40; Fe =56; Cu = 64; Si = 28; S=32; Mn=55; P=31; Cl=35,5 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5 điểm, thời gian 30 phút, 20 câu trắc nghiệm) Câu 1: Các electron của nguyên tử nguyên tố X được phân bố trên 3 lớp, lớp thứ 3 có 5 electron. Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử nguyên tố X là A. 7. B. 15. C. 9. D. 17. Câu 2: Cho phản ứng: a Cu + b HNO3 c Cu(NO3)2 + d NO + e H2O. Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên đơn giản nhất. Tổng (c + e) bằng A. 9. B. 11. C. 10. D. 7. Câu 3: Nguyên tử của nguyên tố A và B đều có phân lớp ngoài cùng là 2p. Tổng số e ở hai phân lớp ngoài cùng hai nguyên tử này là 3. Vậy số hiệu nguyên tử của A và B lần lượt là A. 7 và 9. B. 1 và 2. C. 5 và 6. D. 7 và 8. Câu 4: Cấu hình electron nào là không đúng với bất kỳ ion hoặc nguyên tử nào ở trạng thái cơ bản? A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2. B. 1s2 2s2 2p6. C. 1s2 2s1 2p6. D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s1. Câu 5: Tổng số hạt mang điện trong anion AB32- là 82. Số hạt mang điện của nguyên tử A nhiều hơn của nguyên tử B là 16. Anion đó là A. SeO32-. B. CO32-. C. SiO32-. D. SO32- . Câu 6: Bán kính nguyên tử và ion của dãy nào dưới đây được sắp xếp theo chiều tăng dần? A. Li, Na, Rb, K, Cs. B. B, C, N, O, F. C. Mg2+, Na+, Ne, F-, O2-. D. S2-, Cl-, Ar, K+, Ca2+. Câu 7: X và Y là hai nguyên tố thuộc hai nhóm A kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn, Y ở nhóm V, ở trạng thái đơn chất X và Y phản ứng được với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử của X và Y là 23. X và Y lần lượt là A. O và P. B. Li và Ca. C. S và N. D. K và Be. Câu 8: Cho 5,4 gam một kim loại M tác dụng hết với khí Cl2 thu được 26,7gam muối. M là kim loại nào trong các kim loại sau: A. Al. B. Zn. C. Mg. D. Fe. Câu 9: Cấu hình electron của Cu (cho Z = 29) là A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s1 . B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d9. C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d10. D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d9 4s2. Câu 10: Cộng hóa trị của nguyên tố N trong phân tử NH3 là A. 4. B. 5. C. 3. D. 3-. Câu 11: Dãy các chất mà trong phân tử chỉ có liên kết cộng hóa trị là A. K2S, Na2SO3, H2SO4, SO3. B. H2S, H2SO3, H2SO4, SO3, SO2. C. NaHS, H2SO3, H2SO4, SO3, K2S. D. BaSO4, Na2SO3, H2SO4, SO3. Câu 12: Trong tự nhiên oxi có 3 đồng vị là 168O; 178O; 188O; cac bon có 2 đồng vị là 126C; 136C. Số phân tử CO2 có thể được tạo thành từ các đồng vị trên là A. 12. B. 18. C. 6. D. 9. Câu 13: Trong phản ứng: FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O. Chất khử là A. H2SO4. B. FeSO4. C. Fe2(SO4)3. D. KMnO4. Câu 14: Số oxh của Mn trong phân tử KMnO4 là A. +7. B. +2. C. +4. D. +5. Câu 15: Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn nào sau đây sai? A. Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được xếp thành một cột. B. Các nguyên tố được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. C. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng. D. Các nguyên tố được xếp theo chiều tăng dần của số khối. Câu 16: Hai nguyên tử nào là đồng vị của cùng một nguyên tố? A. 3119X và 31 18X. B. 2010X và 2011X. C. 3115X và 3216X. D. 2312X và 2412X. Câu 17: X và Y là 2 nguyên tố trong cùng 1 chu kỳ thuộc 2 nhóm A kế tiếp nhau của bảng tuần hoàn. Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử của X và Y là 25. Kí hiệu hoá học và vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn là (giả sử ZX > ZY) A. X là Mg ở ô 12, chu kỳ 3, nhóm IIA, Y là Ca ở ô 20, chu kỳ 4, nhóm IIA. B. X là Mg ở ô 12, chu kỳ 3, nhóm IIA, Y là Al ở ô 13, chu kỳ 3, nhóm IIIA. C. X là Na ở ô 11, chu kỳ 3, nhóm IA, Y là Si ở ô 14, chu kỳ 3, nhóm IVA. D. X là Al ở ô 13, chu kỳ 3, nhóm IIIA, Y là Mg ở ô 12, chu kỳ 3, nhóm IIA. Câu 18: Hãy chọn mệnh đề mô tả liên kết cộng hóa trị đúng nhất A. Là liên kết được hình thành do sự cho nhận electron giữa các ion. B. Là liên kết được hình thành giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung. C. Là lực hút tĩnh điện giữa các cặp e chung. D. Là liên kết được hình thành do lực hấp dẫn giữa các ion. Câu 19: Chọn câu phát biểu đúng về cấu tạo nguyên tử: A. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt nơtron. B. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt nơtron mang điện (+) và các hạt proton mang điện (-) . C. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt nơtron không mang điện và các hạt proton mang điện (+). D. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt proton. Câu 20: Công thức cấu tạo đúng của H2O ( ; ) là A. H=O=H. B. H-O-H. C. H=O-H. D. H-O→H. II. PHẦN TỰ LUẬN: (5 điểm, thời gian 30 phút, 3 câu tự luận) Câu 1. (2 điểm) Lập các phương trình phản ứng oxi hóa – khử sau đây theo phương pháp thăng bằng electron: a. (1 điểm) P + O2 → P2O5 b. (1 điểm) KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O Câu 2. (1,5 điểm) Nguyên tố R hợp với H cho hợp chất RH4. Oxit cao nhất của nó chứa 53,3% oxi về khối lượng. Xác định tên nguyên tố R? Câu 3. (1,5 điểm) Trong tự nhiên clo có hai đồng vị bền:chiếm 24,23%, chiếm 75,77% a. Tính nguyên tử khối trung bình của clo? b. Tính số nơtron của và ? c. Tính thành phần phần trăm về khối lượng có trong HClO4 (với H = 1, O = 16)? ----------------------------------------------- ----------- HẾT ----------
Tài liệu đính kèm: