Đề thi HKI môn Sinh học 12

doc 7 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1231Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi HKI môn Sinh học 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi HKI môn Sinh học 12
Họ và Tên :
Đề thi HKI môn sinh học Năm học 2015 - 2016
Lớp 12A
Thời gian : 45 phút Đề 1
Giám thị :..................................................
Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng : ......../ 30 Điểm :.........................
Câu 1 . Nhân tố nào sau đây tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen, qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể?
	A. chọn lọc tự nhiên	B. giao phối không ngẫu nhiên	
	C. đột biến	D. giao phối ngẫu nhiên
Câu 2. Tiến hóa nhỏ thực chất là quá trình
làm thay đổi tần số alen của loài
làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể
hình thành loài mới
làm xuất hiện các đặc điểm thích nghi
Câu 3. Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng vì
chúng được bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm.
chúng đều có hình dạng giống nhau giữa các loài.
chúng đều có kích thước như nhau giữa các loài.
chúng được bắt nguồn từ một cơ quan ở loài tổ tiên nhưng nay vẫn còn thực hiện chức năng.
Câu 4. Đối với quần thể có kích thước nhỏ, nhân tố nào sau đây có thể làm thay đổi tần số alen của quần thể một cách nhanh chóng?
đột biến	B. các yếu tố ngẫu nhiên	
C. giao phối không ngẫu nhiên 	D. giao phối ngẫu nhiên
Câu 5 . Khi nào ta có thể kết luận chính xác hai cá thể sinh vật nào đó là thuộc hai loài khác nhau?
hai cá thể đó sống trong cùng một sinh cảnh
hai cá thể đó có nhiều đặc điểm hình thái giống nhau
hai cá thể đó có nhiều đặc điểm hình thái và sinh hóa giống nhau.
hai cá thể đó không giao phối với nhau.
Câu 6. Các ví dụ nào sau đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử?
Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác
Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển.
Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau.
Đáp án đúng là
	A. (1), (3)	B. (1), (4)	C. (2), (4)	D. (2), (3). 
Câu 7. Để xác định mối quan hệ họ hàng giữa người và các loài thuộc bộ Linh trưởng (bộ Khỉ), người ta nghiên cứu mức độ giống nhau về ADN của các loài này so với ADN của người. Kết quả thu được (tính theo tỉ lệ % giống nhau so với ADN của người) như sau: 
Căn cứ vào kết quả này, có thể xác định mối quan hệ họ hàng xa dần giữa người và các loài thuộc bộ Linh trưởng nói trên theo trật tự đúng là: 
	A. Người - tinh tinh - khỉ Vervet - vượn Gibbon- khỉ Capuchin - khỉ Rhesut. 
	B. Người - tinh tinh - vượn Gibbon - khỉ Rhesut - khỉ Vervet - khỉ Capuchin. 
	C. Người - tinh tinh - khỉ Rhesut - vượn Gibbon - khỉ Capuchin - khỉ Vervet. 
	D. Người - tinh tinh - vượn Gibbon - khỉ Vervet - khỉ Rhesut - khỉ Capuchin. 
Câu 8. Trong một quần thể ngẫu phối , giả sử ở giới đực có tỉ lệ giao tử mang gen đột biến là 20%, ở giới cái có tỉ lệ giao tử mang gen đột biến là 25%. Loại hợp tử mang gen đột biến chiếm tỉ lệ :
	A. 45%. 	B. 40%. 	C. 5%. 	D. 95%. 
Câu 9. Ở Người, gen A nằm trên NST thường qui định da đen trội hoàn toàn so với alen a qui định da trắng. Một quần thể người đang cân bằng về di truyền có tỉ lệ người da đen chiếm 64%. Một cặp vợ chồng đều có da đen dự định sinh hai người con , xác suất để cả hai người con đều có da trắng là bao nhiêu %?
	A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 10. Thế hệ xuất phát của một quần thể tự phối có 100% cá thể mang kiểu gen dị hợp (Aa). Theo lí thuyết , tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ F2 là:
A. 0,75AA: 0,25aa	B. 0,4375AA : 0,125Aa : 0,4375aa
C. 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa	D. 0,375AA : 0,25Aa : 0,375aa
Câu 11. Ở một loài sinh vật, xét một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen là A và a. Một quần thể của loài này đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số kiểu gen đồng hợp trội bằng hai lần tần số kiểu gen dị hợp. Theo lí thuyết, tần số alen A và a của quần thể này lần lượt là
	A. 0,2 và 0,8	B. 0,33 và 0,67	C. 0,67 và 0,33	D. 0,8 và 0,2 
Câu 12. Cho các thành tựu sau: 
(1) Tạo giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp β - carôten (tiền chất tạo vitamin A) trong hạt. 
(2) Tạo giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen. 
(3) Tạo giống cừu sản sinh prôtêin huyết thanh của người trong sữa. 
(4) Tạo giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt. 
(5) Tạo giống cây trồng song nhị bội hữu thụ. 
Có bao nhiêu thành tựu là ứng dụng công nghệ gen? 
	A. 3. 	B. 2. 	C. 4. 	D. 5. 
Câu 13. Cho các nhân tố sau: 
(1) Chọn lọc tự nhiên. 	(2) Giao phối ngẫu nhiên. (3) Giao phối không ngẫu nhiên. 
(4) Các yếu tố ngẫu nhiên. (5) Đột biến. (6) Di - nhập gen. 
Có bao nhiêu nhân tố có thể vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể? 
A. 2. 	B. 3. 	C. 4. 	D. 5. 
Câu 14. Công nghệ tế bào đã đạt được thành tựu nào sau đây? 
	A. tạo ra giống lúa có khả năng tổng hợp β-carôten ở trong hạt. 	
	B. tạo ra giống dâu tằm tam bội có năng suất lá cao. 
	C. tạo ra chủng vi khuẩn E. coli có khả năng sản xuất insulin của người. 	
	D. tạo ra cừu Đôly.
Câu 15. Khi nói về ưu thế lai, phát biểu nào sau đây đúng? 
	A. ưu thế lai tỉ lệ thuận với số lượng cặp gen đồng hợp tử trội có trong kiểu gen của con lai. 
	B. ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở đời F1 của phép lai khác dòng. 
	C. ưu thế lai có thể được duy trì và củng cố bằng phương pháp tự thụ phấn hoặc giao phối gần. 
	D. ưu thế lai chỉ xuất hiện ở phép lai giữa các dòng thuần chủng có kiểu gen giống nhau.
Câu 16. Quần thể nào sau đây không cân bằng:
A. 0,49AA: 0,42Aa:0,09	B. 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa
C. 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa	D. 0,375AA : 0,25Aa : 0,375aa
Câu 17. Phương pháp nào sau đây không được sử dụng để tạo ưu thế lai?
	A. lai khác dòng kép.	B. lai khác dòng đơn.	C. lai phân tích.	D. lai thuận nghịch.
Câu 18. Trong kĩ thuật chuyển gen, để chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, người ta có thể sử dụng hai loại thể truyền là
	A. plasmit và virut	B. plasmit và nấm men
	C. nhiễm sắc thể nhân tạo và virut	D. nhiễm sắc thể nhân tạo và plasmit
Câu 19. Một trong những ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô ở thực vật là
tạo ra các cây con có ưu thế lai cao hơn hẳn so với cây ban đầu.
nhân nhanh các giống cây trồng quý hiếm, tạo ra các cây đồng nhất về kiểu gen.
tạo ra các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau.
tạo ra giống cây trồng mới có kiểu gen hoàn toàn khác với cây ban đầu.
Câu 20. Để tạo giống cây trồng có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen, người ta sử dụng phương pháp nào sau đây?
A. lai tế bào xôma khác loài.	B. công nghệ gen.
C. lai khác dòng.	D. nuôi cấy hạt phấn sau đó lưỡng bội hóa.
Câu 21. Trong các phương pháp tạo giống sau đây, có bao nhiêu phương pháp có thể tạo ra giống mới mang nguồn gen của hai loài sinh vật khác nhau?
	(1) Tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp.	 (2) Nuôi cấy hạt phấn.
	(3) Lai tế bào sinh dưỡng tạo nên giống lai khác loài	(4) Tạo giống nhờ công nghệ gen.
	A. 3.	B. 4.	C. 1.	D. 2.
Câu 22. Các nhân tố nào sau đây vừa làm thay đổi tần số alen vừa có thể làm phong phú vốn gen của quần thể?
giao phối ngẫu nhiên và các cơ chế cách li.
đột biến và di - nhập gen.
chọn lọc tự nhiên và giao phối không ngẫu nhiên.
chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 23. Trong kĩ thuật chuyển gen, để chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, người ta không sử dụng những cấu trúc nào sau đây làm thể truyền? 
(1) Plasmit. 	(2) ARN. 	(3) Ribôxôm. 	(4) ADN thể thực khuẩn. 
A. (1), (2). 	B. (2), (3). 	C. (3), (4). D. (1), (4). 
Câu 24. Trường hợp nào dưới đây là cơ quan tương đồng?
A. Cánh dơi và tay người	B. Ngà voi và sừng tê giác
C. Vòi voi và vòi bạch tuột	D. Đuôi cá mập và đuôi cá voi
Câu 25. Một quần thể ở trạng thái cân bằng Hacđi-Vanbec có 2 alen D, d ; trong đó số cá thể dd chiếm tỉ lệ 64%. Tần số tương đối của alen D và d trong quần thể là bao nhiêu?
	A. D = 0, 6 ; d = 0, 4 B. D = 0,4 ; d = 0,6 	 C. D = 0,8 ; d = 0,2 	D. D = 0,2 ; d = 0,8 
Câu 26. Một quần thể có cấu trúc di truyền 0,5AA: 0,5Aa. Nếu biết alen A là trội không hoàn toàn so với alen a thì tỉ lệ cá thể mang kiểu hình lặn của quần thể nói trên khi đạt trạng thái cân bằng là:
	A. 56,25%	B. 6,25%	C. 37,5%	D. 0%
Câu 27. Quần thể nào sau đây đạt trạng thái cân bằng?
A. 0,7 AA: 0,1 Aa: 0,2aa.	B. 0,36 AA: 0,48 Aa: 0,16 aa.
 	C. 0,39 AA: 0,52 Aa: 0,09 aa.	D. 0,25 AA: 0,1 Aa: 0,65 aa.
Câu 28. Nếu một quần thể giao phối có thành phần kiểu gen là: 0,36 AA: 0,48 Aa: 0,16 aa. Thì tần số của alen A và a trong quần thể đó là:
	A. 0,6 và 0,4	B. 0,4 và 0,6	C. 0,65 và 0,35	D. 0,35 và 0,65
Câu 29. Tính trạng nhóm máu của người do 3 alen qui định. Ở một quần thể đang cân bằng về mặt di truyền, trong đó IA chiếm 0,4; IB chiếm 0,3; IO chiếm 0,3. Kết luận nào sau đây không chính xác?
A. có 6 loại kiểu gen về tính trạng nhóm máu.	B. người nhom máu O chiếm tỉ lệ 9%.
C. người nhóm máu A chiếm tỉ lệ 40%.	D. người nhóm máu B chiếm tỉ lệ 25%.
Câu 30. Cho biết D-: hoa đỏ, dd: hoa trắng Cho một quần thể ở thế hệ xuất phát như sau: P: 300DD: 400Dd : 300dd. Sau 3 thế hệ tự phối, tỉ lệ các kiểu hình của quần thể là:
	A. 52,5% hoa đỏ: 47,5% hoa trắng B. 47,5% hoa đỏ: 52,5% hoa trắng 
C. 55% hoa đỏ: 45% hoa trắng D. 45% hoa đỏ: 55% hoa trắng
Họ và Tên :
Đề thi HKI môn sinh học Năm học 2015 - 2016
Lớp 12A
Thời gian : 45 phút Đề 2
Giám thị :..................................................
Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng : ......../ 30 Điểm :.........................
Câu 1. Nếu một quần thể giao phối có thành phần kiểu gen là: 0,36 AA: 0,48 Aa: 0,16 aa. Thì tần số của alen A và a trong quần thể đó là:
	A. 0,6 và 0,4	B. 0,4 và 0,6	C. 0,65 và 0,35	D. 0,35 và 0,65
Câu 2. Phương pháp nào sau đây không được sử dụng để tạo ưu thế lai?
	A. lai khác dòng kép.	B. lai khác dòng đơn.	C. lai phân tích.	D. lai thuận nghịch.
Câu 3. Các nhân tố nào sau đây vừa làm thay đổi tần số alen vừa có thể làm phong phú vốn gen của quần thể?
A. giao phối ngẫu nhiên và các cơ chế cách li.	
B. đột biến và di - nhập gen.
	C. chọn lọc tự nhiên và giao phối không ngẫu nhiên.	
	D. chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 4. Ở một loài sinh vật, xét một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen là A và a. Một quần thể của loài này đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số kiểu gen đồng hợp trội bằng hai lần tần số kiểu gen dị hợp. Theo lí thuyết, tần số alen A và a của quần thể này lần lượt là
	A. 0,2 và 0,8	B. 0,33 và 0,67	C. 0,67 và 0,33	D. 0,8 và 0,2 
Câu 5 . Khi nào ta có thể kết luận chính xác hai cá thể sinh vật nào đó là thuộc hai loài khác nhau?
A. hai cá thể đó sống trong cùng một sinh cảnh
	B. hai cá thể đó có nhiều đặc điểm hình thái giống nhau
	C. hai cá thể đó có nhiều đặc điểm hình thái và sinh hóa giống nhau.
	D. hai cá thể đó không giao phối với nhau.
Câu 6. Cho các thành tựu sau: 
(1) Tạo giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp β - carôten (tiền chất tạo vitamin A) trong hạt. 
(2) Tạo giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen. 
(3) Tạo giống cừu sản sinh prôtêin huyết thanh của người trong sữa. 
(4) Tạo giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt. 
(5) Tạo giống cây trồng song nhị bội hữu thụ. 
Có bao nhiêu thành tựu là ứng dụng công nghệ gen? 
	A. 3. 	B. 2. 	C. 4. 	D. 5. 
Câu 7. Quần thể nào sau đây đạt trạng thái cân bằng?
A. 0,7 AA: 0,1 Aa: 0,2aa.	B. 0,36 AA: 0,48 Aa: 0,16 aa.
 	C. 0,39 AA: 0,52 Aa: 0,09 aa.	D. 0,25 AA: 0,1 Aa: 0,65 aa.
Câu 8. Để xác định mối quan hệ họ hàng giữa người và các loài thuộc bộ Linh trưởng (bộ Khỉ), người ta nghiên cứu mức độ giống nhau về ADN của các loài này so với ADN của người. Kết quả thu được (tính theo tỉ lệ % giống nhau so với ADN của người) như sau: 
Căn cứ vào kết quả này, có thể xác định mối quan hệ họ hàng xa dần giữa người và các loài thuộc bộ Linh trưởng nói trên theo trật tự đúng là: 
	A. Người - tinh tinh - khỉ Vervet - vượn Gibbon- khỉ Capuchin - khỉ Rhesut. 
	B. Người - tinh tinh - vượn Gibbon - khỉ Rhesut - khỉ Vervet - khỉ Capuchin. 
	C. Người - tinh tinh - khỉ Rhesut - vượn Gibbon - khỉ Capuchin - khỉ Vervet. 
	D. Người - tinh tinh - vượn Gibbon - khỉ Vervet - khỉ Rhesut - khỉ Capuchin
Câu 9. Cho các nhân tố sau: 
(1) Chọn lọc tự nhiên. 	(2) Giao phối ngẫu nhiên. (3) Giao phối không ngẫu nhiên. 
(4) Các yếu tố ngẫu nhiên. (5) Đột biến. (6) Di - nhập gen. 
Có bao nhiêu nhân tố có thể vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể? 
A. 2. 	B. 3. 	C. 4. 	D. 5. 
Câu 10. Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng vì
	A. chúng được bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm.
B. chúng đều có hình dạng giống nhau giữa các loài.
	C. chúng đều có kích thước như nhau giữa các loài.
	D. chúng được bắt nguồn từ một cơ quan ở loài tổ tiên nhưng nay vẫn còn thực hiện chức năng.
Câu 11. Tính trạng nhóm máu của người do 3 alen qui định. Ở một quần thể đang cân bằng về mặt di truyền, trong đó IA chiếm 0,4; IB chiếm 0,3; IO chiếm 0,3. Kết luận nào sau đây không chính xác?
A. có 6 loại kiểu gen về tính trạng nhóm máu.	B. người nhom máu O chiếm tỉ lệ 9%.
C. người nhóm máu A chiếm tỉ lệ 40%.	D. người nhóm máu B chiếm tỉ lệ 25%.
Câu 12. Nhân tố nào sau đây tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen, qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể?
	A. chọn lọc tự nhiên	B. giao phối không ngẫu nhiên	
	C. đột biến	D. giao phối ngẫu nhiên
Câu 13. Ở Người, gen A nằm trên NST thường qui định da đen trội hoàn toàn so với alen a qui định da trắng. Một quần thể người đang cân bằng về di truyền có tỉ lệ người da đen chiếm 64%. Một cặp vợ chồng đều có da đen dự định sinh hai người con , xác suất để cả hai người con đều có da trắng là bao nhiêu %?
	A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 14. Cho biết D-: hoa đỏ, dd: hoa trắng Cho một quần thể ở thế hệ xuất phát như sau: P: 300DD: 400Dd : 300dd. Sau 3 thế hệ tự phối, tỉ lệ các kiểu hình của quần thể là:
	A. 52,5% hoa đỏ: 47,5% hoa trắng B. 47,5% hoa đỏ: 52,5% hoa trắng 
C. 55% hoa đỏ: 45% hoa trắng D. 45% hoa đỏ: 55% hoa trắng
Câu 15. Tiến hóa nhỏ thực chất là quá trình
	A. làm thay đổi tần số alen của loài
	B.làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể
C. hình thành loài mới
D. làm xuất hiện các đặc điểm thích nghi
Câu 16. Thế hệ xuất phát của một quần thể tự phối có 100% cá thể mang kiểu gen dị hợp (Aa). Theo lí thuyết , tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ F2 là:
A. 0,75AA: 0,25aa	B. 0,4375AA : 0,125Aa : 0,4375aa
C. 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa	D. 0,375AA : 0,25Aa : 0,375aa
Câu 17. Một quần thể ở trạng thái cân bằng Hacđi-Vanbec có 2 alen D, d ; trong đó số cá thể dd chiếm tỉ lệ 64%. Tần số tương đối của alen D và d trong quần thể là bao nhiêu?
	A. D = 0, 6 ; d = 0, 4 B. D = 0,4 ; d = 0,6 	 C. D = 0,8 ; d = 0,2 	D. D = 0,2 ; d = 0,8 
Câu 18. Để tạo giống cây trồng có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen, người ta sử dụng phương pháp nào sau đây?
A. lai tế bào xôma khác loài.	B. công nghệ gen.
C. lai khác dòng.	D. nuôi cấy hạt phấn sau đó lưỡng bội hóa.
Câu 19. Đối với quần thể có kích thước nhỏ, nhân tố nào sau đây có thể làm thay đổi tần số alen của quần thể một cách nhanh chóng?
A. đột biến	B. các yếu tố ngẫu nhiên	
C. giao phối không ngẫu nhiên 	D. giao phối ngẫu nhiên
Câu 20. Trong một quần thể ngẫu phối , giả sử ở giới đực có tỉ lệ giao tử mang gen đột biến là 20%, ở giới cái có tỉ lệ giao tử mang gen đột biến là 25%. Loại hợp tử mang gen đột biến chiếm tỉ lệ :
	A. 45%. 	B. 40%. 	C. 5%. 	D. 95%. 
Câu 21. Các ví dụ nào sau đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử?
(1). Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
(2). Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác
(3). Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển.
(4). Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau.
Đáp án đúng là
A. (1), (3)	B. (1), (4)	C. (2), (4)	D. (2), (3).
Câu 22. Trong các phương pháp tạo giống sau đây, có bao nhiêu phương pháp có thể tạo ra giống mới mang nguồn gen của hai loài sinh vật khác nhau?
	(1) Tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp.	 (2) Nuôi cấy hạt phấn.
	(3) Lai tế bào sinh dưỡng tạo nên giống lai khác loài	(4) Tạo giống nhờ công nghệ gen.
	A. 3.	B. 4.	C. 1.	D. 2.
Câu 23. Trong kĩ thuật chuyển gen, để chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, người ta không sử dụng những cấu trúc nào sau đây làm thể truyền? 
(1) Plasmit. 	(2) ARN. 	(3) Ribôxôm. 	(4) ADN thể thực khuẩn. 
A. (1), (2). 	B. (2), (3). 	C. (3), (4). D. (1), (4). 
Câu 24. Công nghệ tế bào đã đạt được thành tựu nào sau đây? 
	A. tạo ra giống lúa có khả năng tổng hợp β-carôten ở trong hạt. 	
	B. tạo ra giống dâu tằm tam bội có năng suất lá cao. 
	C. tạo ra chủng vi khuẩn E. coli có khả năng sản xuất insulin của người. 	
D. tạo ra cừu Đôly
Câu 25. Một quần thể có cấu trúc di truyền 0,5AA: 0,5Aa. Nếu biết alen A là trội không hoàn toàn so với alen a thì tỉ lệ cá thể mang kiểu hình lặn của quần thể nói trên khi đạt trạng thái cân bằng là:
	A. 56,25%	B. 6,25%	C. 37,5%	D. 0%
Câu 26. Quần thể nào sau đây không cân bằng:
A. 0,49AA: 0,42Aa:0,09	B. 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa
C. 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa	D. 0,375AA : 0,25Aa : 0,375aa
Câu 27. Trong kĩ thuật chuyển gen, để chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, người ta có thể sử dụng hai loại thể truyền là
	A. plasmit và virut	B. plasmit và nấm men
	C. nhiễm sắc thể nhân tạo và virut	D. nhiễm sắc thể nhân tạo và plasmit
Câu 28. Trường hợp nào dưới đây là cơ quan tương đồng?
	A. Cánh dơi và tay người	B. Ngà voi và sừng tê giác
	C. Vòi voi và vòi bạch tuột	D. Đuôi cá mập và đuôi cá voi
Câu 29. Khi nói về ưu thế lai, phát biểu nào sau đây đúng? 
	A. ưu thế lai tỉ lệ thuận với số lượng cặp gen đồng hợp tử trội có trong kiểu gen của con lai. 
	B. ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở đời F1 của phép lai khác dòng. 
	C. ưu thế lai có thể được duy trì và củng cố bằng phương pháp tự thụ phấn hoặc giao phối gần. 
	D. ưu thế lai chỉ xuất hiện ở phép lai giữa các dòng thuần chủng có kiểu gen giống nhau.
Câu 30. Một trong những ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô ở thực vật là
 A. tạo ra các cây con có ưu thế lai cao hơn hẳn so với cây ban đầu.
nhân nhanh các giống cây trồng quý hiếm, tạo ra các cây đồng nhất về kiểu gen.
tạo ra các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau.
tạo ra giống cây trồng mới có kiểu gen hoàn toàn khác với cây ban đầu.

Tài liệu đính kèm:

  • docTHPT KIENLUONG.doc