PHÒNG GIÁO DỤC ĐÔNG SƠN TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÔNG VĂN Đông Văn, ngày 5 tháng 10 năm 2018 ĐỀ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2018-2019 Họ và tên giáo viên:. I – TRẮC NGHIỆM Câu 1: Anh chị hiểu thế nào về Chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình Tiểu học? A. Chuẩn kiến thức, kỹ năng là những kiến thức, kỹ năng được biên soạn trong tài liệu “Chuẩn kiến thức, kỹ năng” các môn học cho từng khối lớp mà giáo viên chỉ được phép dạy đúng và đủ theo đó. B. Chuẩn kiến thức, kỹ năng là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kỹ năng của môn học, hoạt động giáo dục mà học sinh cần phải và có thể đạt được. C. Chuẩn kiến thức, kỹ năng là những môn học, bài học đã được giảm nhẹ yêu cầu về kiến thức, kỹ năng để học sinh dễ dàng đạt được. D. Tất cả các ý trên. Câu 2: Theo Thông tư 21/2010 TT-BGD-ĐT ngày 20-7-2010 về việc Ban hành Điều lệ hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông và GDTX, quy định giáo viên được công nhận danh hiệu giáo viên dạy giỏi phải đạt các yêu cầu nào? A) Sáng kiến kinh nghiệm hoặc báo cáo nghiên cứu khoa học đạt điểm 8, bài kiểm tra năng lực đạt điểm 9 trở lên và các bài thi giảng đạt loại giỏi. B) Sáng kiến kinh nghiệm hoặc báo cáo nghiên cứu khoa học đạt điểm 6, bài kiểm tra năng lực đạt điểm 9 trở lên và các bài thi giảng đạt loại giỏi. C) Sáng kiến kinh nghiệm hoặc báo cáo nghiên cứu khoa học đạt điểm 8, bài kiểm tra năng lực đạt điểm 9 trở lên và các bài thi giảng đạt loại khá trở lên trong đó có ít nhất 1 tiết đạt loại giỏi. D) Sáng kiến kinh nghiệm hoặc báo cáo nghiên cứu khoa học đạt điểm 6, bài kiểm tra năng lực đạt điểm 8 trở lên và các bài thi giảng đạt loại khá trở lên trong đó có ít nhất 1 bài đạt loại giỏi. Câu 3: Dạy học hòa nhập lấy học sinh làm trung tâm là: A) Tổ chức các hoạt động dạy học chủ yếu theo hình thức thảo luận nhóm. B) Kiểu dạy học theo hướng phân hóa các đối tượng học sinh, GV nắm vững nhu cầu của từng học sinh và tổ chức các hoạt động học tập nhằm thỏa mãn các nhu cầu đó. C) Tạo điều kiện cho trẻ em khuyết tật, trẻ có hoàn cảnh khó khăn thực sự được tham gia học tập, phát triển bình thường trong lớp học hòa nhập ở trường phổ thông. D) Dạy học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh, làm cho các em chủ động tham gia các hoạt động học tập nhằm chiếm lĩnh tri thức. Câu 4: Theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh Tiểu học, ban hành kèm Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT quy định Trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm là: A. Chịu trách nhiệm chính trong việc đánh giá học sinh, kết quả giáo dục học sinh trong lớp; hoàn thành hồ sơ đánh giá học sinh theo quy định; nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục học sinh. B. Thông báo riêng cho cha mẹ học sinh về kết quả đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của mỗi học sinh. C. Hướng dẫn học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn. Tuyên truyền cho cha mẹ học sinh về nội dung và cách thức đánh giá theo quy định tại Thông tư này; phối hợp và hướng dẫn cha mẹ học sinh tham gia vào quá trình đánh giá. D. Tất cả các ý trên Câu 5: Quy định nào đúng với Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010. A. Mỗi tổ CM có ít nhất 3 thành viên, tổ CM sinh hoạt định kì 2 tuần/lần. B. Mỗi tổ CM có ít nhất 5 thành viên, tổ CM sinh hoạt định kì 2 tuần/lần. C. Mỗi tổ CM có ít nhất 7 thành viên, tổ CM có tổ trưởng và tổ phó. D. Mỗi tổ CM có ít nhất 3 thành viên, tổ trưởng do các thành viên trong tổ bầu ra. Câu 6- Quy định nào là đúng với Chuẩn nghề nghiệp GVTH trong việc xếp loại kết quả chung cả năm? A. Căn cứ vào tổng số điểm đạt của cả 3 lĩnh vực để xếp loại chung cả năm. B. Mức xếp loại cao nhất của 1 trong 3 lĩnh vực chính là xếp loại chung cả năm. C. Mức xếp loại thấp nhất của 1 trong 3 lĩnh vực chính là xếp loại chung cả năm. D. Mức xếp loại cao nhất của 2 trong 3 lĩnh vực chính là xếp loại chung cả năm. Câu 7- Quy trình nào sau đây đúng với quy trình dạy học tích cực? A. Lập KH bài học – Lên lớp – Rút kinh nghiệm – Đánh giá B. Xác định mục tiêu – Chuẩn bị ĐDDH – Xây dựng các hoạt động dạy học C. Lập KH bài học – Chuẩn bị ĐDDH – Lên lớp – Rút kinh nghiệm D. Lập KH bài học – Lên lớp – Điều chỉnh – Đánh giá – Rút kinh nghiệm Câu 8- Mục đích chính của hoạt động dự giờ thăm lớp giáo viên là gì? A. Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn, chuyên đề dạy học của GV B. Chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng tay nghề C. Xếp loại tiết dạy để đánh giá trình độ tay nghề của giáo viên D. Làm căn cứ để đánh giá xếp loại thi đua giáo viên Câu 9- Theo thông tư 22, bài kiểm tra định kì của học sinh được chấm như thế nào? A. Bài kiểm tra định kì được giáo viên sửa lỗi, cho điểm theo thang điểm 10 (mười). B. Bài kiểm tra được giáo viên sửa lỗi, nhận xét, cho điểm theo thang 10 điểm, không cho điểm 0, không cho điểm thập phân và được trả lại cho học sinh. C. Bài kiểm tra định kì được giáo viên nhận xét những ưu điểm và cho điểm theo thang điểm 10 (mười), không cho điểm thập phân. D. Bài kiểm tra định kì được giáo viên cho điểm theo thang điểm 10 (mười), không cho điểm 0 (không) và điểm thập phân. Câu 10 – Theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh Tiểu học, ban hành kèm Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT việc đánh giá các môn học và các hoạt động giáo dục theo mấy mức: A. 3 Mức B. 4 Mức C. 5 Mức D. 6 mức II- PHẦN TỰ LUẬN Câu 1. Nêu những đặc trưng cơ bản của dạy học lấy HS làm TT ( đối với GV, HS) Câu 2. Để tổ chức hoạt động nhóm có hiệu quả, GV và HS cần lưu ý những gì?( đối với GV, HS) TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÔNG XUÂN HỘI ĐỒNG CHẤM THI GVDG ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG (BÀI KIỂM TRA NĂNG LỰC) Năm học 2014 - 2015 Thời gian 60 phút A. ĐÁP ÁN 1. TRẮC NGHIỆM Câu Đáp án Điểm Câu 1 d 0.5 Câu 2 d 0.5 Câu 3 c 0.5 Câu 4 d 0.5 Câu 5 a 0.5 Câu 6 c 0.5 Câu 7 d 0.5 Câu 8 b 0.5 Câu 9 b 0.5 Câu 10 a 0.5 Cộng 5 Cách chấm: trả lời đúng mỗi câu được 0.5 điểm , trả lời sai ( khoanh 2 đáp án trở lên không) không có điểm. 2. TỰ LUẬN (điểm) Câu 11: đặc trưng cơ bản của dạy học lấy HS làm TT - Tạo cơ hội tới mức tối đa để HS tham gia tích cực vào quá trình dạy học thông qua các hoạt động. - Đặt người học vào trung tâm của quá trình dạy học. - Tăng cường mối liên hệ giữa học cá nhân và học hợp tác. - Kết hợp đánh giá của giáo viên với đánh giá của học sinh. Đối với giáo viên - Tổ chức hoạt động giúp đỡ và hỗ trợ HS học tập - Quan tâm nhiều đến tất cả HS. - Khuyến khích, gợi mở, giao việc cho HS thực hiện các hoạt động theo đúng trình độ và nhu cầu - Chia HS theo nhóm để việc học có hiệu quả. Đối với học sinh - Sử dụng hợp lí và hiệu quả ĐDDH - Tuyên dương, khen thưởng khi HS có tiến bộ - HS hoạt động là chủ yếu - Học sinh trao đổi giúp đỡ lẫn nhau - Học sinh phát huy tính chủ động tích cực - Học sinh trực tiếp sử dụng đồ dùng dạy - học - Học sinh tự trình bày sản phẩm - HS có cơ hội giao tiếp và trao đổi với bạn bè và GV - Học sinh đánh giá sản phẩm của nhau. - Học sinh có cơ hội học từ những gì các em làm. Câu 12. Để tổ chức hoạt động nhóm có hiệu quả, GV và HS cần lưu ý a. Đối với GV - Lựa chọn ND phù hợp với PP học tập theo nhóm - Phiếu giao việc vừa sức. - Quy định thời gian thảo luận cụ thể trước khi các nhóm HĐ và thời lượng đủ để HS thảo luận. - Lệnh của GV phải rõ; GV phải theo dõi nhóm HĐ và hỗ trợ nhóm khi cần thiết. - Trong giờ học GV cần tạo cơ hội cho HS tham gia vào các nhóm khác nhau với những bạn khác để HS có cơ hội tương tác và giao tiếp, học hỏi lẫn nhau. - Linh hoạt trong khi gọi các nhóm báo cáo. Nên có câu hỏi tổng hợp để chốt KT. - Không làm phân tán sự chú ý của HS . - Không nên chia nhóm quá đông để tránh tình trạng một số HS ỷ lại không tham gia HĐ. b. Đối với HS - Phải nắm vững nhiệm vụ của nhóm và của bản thân. - Phải hướng mặt vào nhau khi trao đổi, thảo luận. - Mỗi người phải tích cực tham gia ý kiến và phải lắng nghe. - Tuân theo sự điều khiển của nhóm trưởng. - Các thành viên trong nhóm luân phiên thay đổi vai trò. B. CÁCH CHẤM ĐIỂM 1. Trắc nghiệm: 5 điểm 2. Tự luận: 5 điểm Câu 12: 2.5 điểm, Trình bày được: Phần chung 4 ý = 0.5 điểm (0,125 đ = 1 ý) Đối với giáo viên 4 ý = 0.5 điểm (0,125 đ = 1 ý) Câu 13: 2.5 điểm, Trình bày được: Đối với giáo viên 8 ý = 1.5 điểm Đối với học sinh 5 ý = 1 điểm C. TÍNH ĐIỂM TOÀN BÀI Điểm từng phần không làm tròn, (VD điểm TN = 7,25; điểm TL = 7) Điểm toàn bài làm tròn 0,25 điểm thành 0,5 điểm. (VD 7,125 ->7,25 ) Điểm toàn bài lấy đến 0,5 điểm. VD: 7,25 -> 7,5.
Tài liệu đính kèm: