Đề thi đề xuất kì thi chọn HSG lớp 10 – năm 2011 môn thi: Sinh học 10 - Chuyên Thái Bình

doc 6 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1849Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi đề xuất kì thi chọn HSG lớp 10 – năm 2011 môn thi: Sinh học 10 - Chuyên Thái Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi đề xuất kì thi chọn HSG lớp 10 – năm 2011 môn thi: Sinh học 10 - Chuyên Thái Bình
SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO THÁI BÌNH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
KÌ THI CHỌN HSG C10 – NĂM 2011
-------------------
Môn thi: SINH HỌC 10
Thời gian làm bài: 180 phút
Câu 1: (2,0 đ)
Dựa trên đặc điểm cấu tạo và tính chất của phân tử nước, hãy giải thích các hiện tượng sau:
Khi bảo quản rau quả tươi, người ta chỉ để trong ngăn lạnh để chứ không để trong ngăn đá.
Khi cơ thể đang ra mồ hôi, nếu có gió thổi sẽ có cảm giác mát hơn.
c) Trên bề mặt phía ngoài của cốc đựng nước đá thường có các giọt nước hình thành.
d) Một số côn trùng (nhện nước, gọng vó ...) có khả năng chạy trên mặt nước mà không bị chìm 
Câu 2: (1,5 đ)
	Biết rằng các riboxom của tế bào chất ( riboxom tự do), của mạng lưới nội chất (riboxom bám màng) và của ti thể đều tham gia vào tổng hợp protein. Hãy cho biết mỗi protein dưới đây được tổng hợp ở loại riboxom nào trong tế bào của người? Giải thích tại sao lại lựa chọn như vậy.
Nơi tổng hợp
Các protein
1. Riboxom bám màng
2. Riboxom tự do
3. Riboxom ti thể
a. Amilaza
b. Insulin
c. Tubulin
d. ADN polimeraza
Câu 3: (1,5 đ)
a) Nêu đặc điểm của các pha trong kì trung gian ở tế bào nhân thực.
 	 b) Kì trung gian ở tế bào vi khuẩn, tế bào hồng cầu, tế bào hợp tử có gì khác nhau? Nêu nguyên nhân của sự khác nhau đó.
Câu 4: (2,0 đ)
a) Trong tế bào thực vật, bào quan nào có khả năng tổng hợp ATP nhờ năng lượng ánh sáng? Nêu cấu trúc bào quan đó. 
	b) Trong bào quan trên có chứa những loại axit nucleic nào? Nêu sự khác nhau về cấu tạo giữa ADN trong nhân tế bào với ADN trong bào quan đó.
Câu 5: (1,0 đ)
Nêu sự khác nhau giữa quá trình quang hợp và quá trình hô hấp ở sinh vật nhân thực ( vị trí xảy ra, nguyên liệu sử dụng, sản phẩm tạo thành, vai trò của quá trình)
Câu 6: (1,0 đ)
	Phân biệt chuỗi vận chuyển electron của hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí?
Câu 7: (2,0 đ)
So sánh quá trình tổng hợp chất hữu cơ ở vi khuẩn lam và ở vi khuẩn nitrat hóa.
Câu 8: (2,0 đ)
a. Phân biệt chu trình sinh tan và chu trình tiềm tan ở virut. 
b. Nguồn gốc lớp vỏ ngoài và lớp vỏ trong của virut HIV? 
Câu 9: (2,0 đ)
Các vi khuẩn cố định đạm có những đặc điểm cấu tạo nào đặc biệt giúp chúng thực hiện được việc cố định nitơ khí quyển? Ý nghĩa của nhóm vi khuẩn này trong tự nhiên.
Câu 10: (2,0 đ)
	a) Virut H5N1 gây bệnh cúm gia cầm vừa sống kí sinh trên gia cầm vừa có thể kí sinh trên người. Bệnh cúm gà thông thường cũng do virut gây nên nhưng không lây sang người. Bằng những hiểu biết về tế bào và virut hãy giải thích hiện tượng này?
	b) Cấu tạo và cách thức hoạt động của vật chất di truyền ở virut HIV có gì đặc biệt so với cấu tạo và cách thức hoạt động của vật chất di truyền ở các sinh vật có cấu tạo tế bào?
Câu 11: (1,0 đ)
Có ý kiến cho rằng: chu trình Canvin chỉ xảy ra ở nhóm thực vật C3, không xảy ra ở nhóm thực vật C4 và thực vật CAM. Điều đó đúng hay sai? Giải thích.
Câu 12: (2,0 đ)
Một nhóm tế bào sinh dục sơ khai có số lần nguyên phân như nhau, khi qua vùng sinh sản và vùng chín đã lấy từ môi trường nội bào nguyên liệu để hình thành 1920 NST đơn. 
Biết số NST đơn trong 1 giao tử bằng số tế bào sinh dục sơ khai ban đầu và bằng 1/4 tổng số tế bào tham gia vào đợt nguyên phân cuối cùng tại vùng sinh sản. Tổng số giao tử được tạo ra bằng 1/256 kiểu tổ hợp giao tử có thể có được của loài. Các quá trình phân bào xảy ra bình thường, không xảy ra trao đổi đoạn hay đột biến.
Hãy xác định:
a) bộ NST lưỡng bội của loài.
b) số NST đơn môi trường nội bào đã cung cấp cho mỗi giai đoạn phát triển của các tế bào sinh dục nói trên.
c) giới tính của cá thể có các tế bào trên.
--------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM KÌ THI CHỌN HSG C10 – NĂM 2011
Môn thi: SINH HỌC 10
Thời gian làm bài: 180 phút
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
1
(2,0)
 a/ Do nước đá có thể tích lớn hơn nước lỏng nên khi để rau quả tươi (là dạng vốn đang chứa nhiều nước) vào ngăn đá, nước trong đó sẽ thành nước đá à phá vỡ tế bào à làm hỏng, làm giảm chất lượng của rau quả.
 b/ Do nước trong mồ hôi khi bay hơi phải lấy nhiệt của cơ thể àgiúp làm giảm nhiệt của bề mặt cơ thể. Có gió sẽ giúp nước trong mồ hôi bay hơi nhanh hơn à làm giảm nhiệt nhanh hơn à tạo cảm giác mát hơn khi không có gió.
 c/ Do hơi nước trong không khí quanh cốc nước đá có nhiệt độ cao hơn thành cốc à bị mất nhiệt khi tiếp xúc với thành cốc àhình thành liên kết hidro giữa các phân tử nước trên bề mặt cốc à tạo thành các giọt nước.
 d/ Do sự liên kết giữa các phân tử nước (bằng liên kết hidro) tạo sức căng bề mặt cho khối nước. Lực này tuy yếu nhưng cũng có khả năng đỡ được một số côn trùng nhỏ à giúp chúng có thể di chuyển được trên mặt nước mà không bị chìm.
0,50
0,50
0,50
0,50
2
(1,5)
* Lựa chọn: 1: a,b. 2: c, d. 3: d.
* Giải thích: 
 - Riboxom bám màng tổng hợp các protein xuất bào. Amilaza là enzim phân giải tinh bột – xảy ra bên ngoài tế bào tiết enzim; Insulin là hoocmon điều hòa đường máu – xảy ra bên ngoài tế bào tiết hoocmon à hai protein trên được tổng hợp từ (1)
 - Riboxom tự do tổng hợp các protein dùng trong tế bào. Tubulin là thành phần cấu tạo nên thoi vô sắc khi phân bào, khung xương tế bào. ADN polimeraza là enzim dùng cho quá trình tái bản ADNà hai protein trên được tổng hợp từ (2).
 - Riboxom ti thể tổng hợp các protein dùng trong ti thể. Ti thể tự tổng hợp ADN riêng à cần có ADN polimeraza nên sẽ tự tổng hợp enzim này.
Lưu ý: - Nếu chỉ lựa chọn, không giải thích: chỉ cho tối đa 0,25 đ
 - Nếu không lựa chọn nhưng giải thích được đúng, đủ 3 ý trên: vẫn cho điểm tối đa.
0,25
0,50
0,50
0,25
3
(1,5)
 	a) Đặc điểm các pha trong kì trung gian (ở tế bào nhân thực):
	- Pha G1: phiên mã, sinh tổng hợp các thành phần tế bào chất, hình thành nên các bào quan, các protein, chuẩn bị các tiền chất cho sự tổng hợp ADN. Thời gian pha G1 rất khác nhau ở các loại tế bào. Cuối pha G1 có điểm kiểm soát R. Tế bào vượt qua điểm R thì chuyển sang pha S, tế bào không vượt qua điểm R thì đi vào quá trình biệt hóa.
	- Pha S: có sự tái bản ADN à sự nhân đôi NST, nhân đôi trung tử, tổng hợp nhiều hợp chât cao phân tử từ các hợp chất nhiều năng lượng. 
	- Pha G2: tiếp tục quá trình sinh tổng hợp, trong đó có tổng hợp protein hình thành thoi phân bào.	
	b) Sự khác nhau trong kì trung gian ở ba loại tế bào – nguyên nhân:
	- Tế bào vi khuẩn: kỳ trung gian thường rất ngắn, không chia thành các pha như ở tế bào nhân thực. Nguyên nhân: phân bào trực phân, không cần tơ phân bào; cấu tạo tế bào đơn giản, tốc độ tổng hợp các chất, tốc độ tái bản nhanh 
	- Tế bào hồng cầu: không có nhân, không có khả năng phân chia nên không có kỳ trung gian.
	- Tế bào hợp tử: kì trung gian thường ngắn do pha G1 thường rất ngắn (hợp tử phân chia rất nhanh, chủ yếu là phân chia nhân). 
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
4
(2,0)
 a/ Bào quan đó là lục lạp. Cấu trúc lục lạp:
 - Thường có dạng hình bầu dục , kích thước trung bình thường < 10µm.
 - Gồm hai lớp màng
 - Bên trong lục lạp chứa chất nền. Trong chất nền có ADN mạch kép dạng vòng, ribôxôm 70S và một hệ thống các túi dẹt (các thilacoit) xếp chồng lên nhau tạo thành cấu trúc hạt gọi là grana. Trên màng của thilacôit chứa sắc tố và enzim quang hợp. Trong chất nền cũng chứa nhiều enzim quang hợp.
 b/ Trong lục lạp có ADN và các loại ARN (thông tin, vận chuyển, riboxom).
 * Sự khác nhau về cấu tạo giữa ADN nhân và ADN lục lạp
ADN nhân
ADN lục lạp
- dạng mạch thẳng
- có chứa các trình tự không mã hóa a.a (intron)
- có chứa trình tự nu đặc biệt có khả năng liên kết với tơ vô sắc.
- dạng mạch vòng
- không có
- không có
0,25
0,25
0,75
0,25
0,25
0,25
5
(1,0)
6
(1,0)
Điểm 
phân biệt
Quang hợp
Hô hấp
Vị trí xảy ra
Lục lạp
 ở tế bào thực vật
Ti thể, ở mọi tế bào nhân thực
Nguyên liệu
Chất vô cơ (CO2, H2O)
Chất hữu cơ (glucoz )
Sản phẩm
Chất hữu cơ, oxi
CO2, H2O, một số chất hữu cơ trung gian, năng lượng (ATP, nhiệt)
Vai trò
- Tạo ra nguồn hữu cơ từ các chất vô cơ cho sinh giới.
- Chuyển hóa năng lượng mặt trời thành hóa năng.
- Góp phần điều hòa khí hậu
- Giải phóng năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào
- Trong quá trình hô hấp, có tạo ra một số sản phẩm trung gian làm nguyên liệu cho một số quá trình sống khác 
Điểm so sánh
Hô hấp hiếu khí
Hô hấp kị khí
Nơi xảy
ra 
Chuỗi vận chuyển eletron liên kết trên màng tế bào 
Chuỗi vận chuyển eletron liên kết trên màng tế bào
Sự vận chuyển electron qua màng
Khi vận chuyển có sự đi vào của dòng electron theo một chiều và dòng proton theo chiều ngược lại 
Khi vận chuyển có s
 đi vào của dòng electron theo một chiều và dòng proton theo chiều ngược lại
Chất nhận  điện tử cuối cùng 
Oxy phân tử
Oxy liên kết
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,50
0,25
7
(2,0)
* Giống nhau:
- Đều sử dụng nguồn cacbon là CO2 để tổng hợp chất hữu cơ
* Khác nhau:
Điểm 
phân biệt
Vi khuẩn lam
Vi khuẩn nitrat hóa
Điều kiện
Có sắc tố quang hợp
Không cần
Nguồn năng lượng
Năng lượng ánh sáng
Năng lượng hóa học từ quá trình oxi hóa các chất 
ô cơ
Cơ chế
Có quá trình chuyển quang năng thành hóa năng
Không có
0,50
0,50
0,50
0,50
8
(2,0)
a/ Phân biệt chu trình sinh tan và chu trình tiềm tan
Điểm 
phân biệt
Chu trình sinh tan
Chu trình tiềm tan
Tên gọi loại virut gây ra
Virut độc
Virut ôn hòa
Cơ chế
- VCDT của virut tồn tại và nhân lên độc lập với VCDT tế bào chủ
- Nhân lên nhiều thế hệ virut mới trong tế bào chủ
-VCDT của virut tích hợp và cùng nhân lên với VCDT tế bào chủ 
- Không nhân lên thế hệ virut mới trong tế bào chủ
Kết quả
Làm tan tế bào chủ
Không làm tan tế bào chủ
Mối quan hệ
Không thể chuyển thành chu trình tiềm tan
Có thể chuyển thành chu trình sinh tan
b/ * Nguồn gốc hai lớp vỏ của virut HIV
 - lớp vỏ trong : do hệ gen của HIV điều khiển tổng hợp từ các nguyên liệu của tế bào chủ.
 - lớp vỏ ngoài: có nguồn gốc từ màng sinh chất của tế bào chủ, đã được hệ gen của HIV cải biến chút ít. 
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
9
(2,0)
*Những điểm cấu tạo đặc biệt:
 - Có hệ enzim Nitrogenaza – enzim tham gia quá trình khử N2 thành NH3 
 - Có những cấu trúc nhằm tạo môi trường kị khí cho hệ enzim Nitrogenaza hoạt động:
 + hình thành tế bào dị hình màng dày ( ở vi khuẩn lam)
 + màng gấp nếp lại tạo một khoang kị khí ( ở một số vi khuẩn cố định đạm tự do)
 + hình thành Leg – cấu trúc có ái lực cao với oxi phân tử ( ở vi khuẩn nốt sần)
*Ý nghĩa của nhóm VSV cố định đạm:
 - Cung cấp nguồn đạm dễ tiêu trong đất cho thực vật
 - Tham gia, thúc đẩy nhanh chu trình tuần hoàn vật chất. 
0,5
1,0
0,5
10
(2,0)
a/
	- Virut là dạng sống kí sinh nội bào. Để có thể xâm nhập vào tế bào chủ, virut cần phải tiếp xúc và bám được trên bề mặt của tế bào (hấp phụ). Điều này chỉ xảy ra khi virut và tế bào chủ có thụ thể tương hợp với nhau.
	- Thụ thể thường có bản chất là protein hoặc glicoprotein, nằm phía ngoài tế bào hoặc tổ chức sống để tiếp nhận thông tin. Mỗi loại tế bào hay tổ chức sống đều có những thụ thể đặc trưng của mình.	- Virut cúm gà thông thường chỉ kí sinh trên gà, không lây sang người có thể vì tế bào người và virut này không có thụ thể phù hợp với nhau.
	 Virut H5N1 vốn chỉ kí sinh trên gia cầm nhưng có thể trong quá trình sống đã có những biến đổi trong cấu tạo làm xuất hiện những thụ thể mới có thể giúp chúng hấp phụ và xâm nhập vào tế bào người do đó kí sinh được cả trên người.	
b/ 
Sự khác nhau trong cấu tạo và hoạt động của vật chất di truyền ở virut HIV so với các sinh vật có cấu tạo tế bào:
Điểm khác nhau
HIV
Sinh vật có cấu tạo tế bào
Cấu tạo
- Phân tử ARN mạch thẳng
- Hệ gen đơn bội, chứa ít gen
- Phân tử ADN mạch thẳng hoặc vòng
- Hệ gen đơn bội hoặc lưỡng bội, chứa nhiều gen hoặc rất nhiều gen.
Hoạt động
- Có quá trình phiên mã ngược
- Quá trình tái bản, phiên mã, dịch mã xảy ra trong tế bào chủ, nhờ bộ máy và nguyên liệu di truyền của tế bào chủ à không thể hoạt động độc lập, tách rời tế bào chủ. 
- Không có
- Quá trình tái bản, phiên mã, dịch mã xảy ra trong tế bào của cơ thể.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
11
(1,0)
 	Sai. Vì ở cả ba nhóm thực vật trên, trong quá trình quang hợp tuy có những điểm khác nhau nhưng trong pha tối đều xảy ra chu trình Canvin.
	- TV C3: CO2 tham gia vào chu trình được lấy trực tiếp từ môi trường.
	- TVC4. CAM: CO2 tham gia vào chu trình được lấy từ hợp chất cố định CO2 đầu tiên có 4C (AOA hoặc AM)
0,25
0,25
0,50
12
(2,0)
* Xác định bộ NST 2n của loài: 
 Gọi k là số lần nguyên phân của các tế bào sinh dục sơ khai (k nguyên dương)
 Theo đề bài: số tế bào sinh dục sơ khai ban đầu = số NSTcó trong giao tử = bộ NST đơn bội = n
→ có pt: n = 1/4.n. (2k – 1) ↔ 4n = n. (2k – 1) ↔ 4 = (2k – 1) ↔ k = 3
 → có pt: [ n. 2n. (2k – 1)] + n. 2n. 2k = 1920
 → 2n = 16
* Số NST đơn cần cung cấp cho mỗi giai đoạn:
 - Giai đoạn nguyên phân ( tại vùng sinh sản): 
 n. 2n. (2k – 1) = 896 (NST)
 - Giai đoạn sinh trưởng ( tại vùng sinh trưởng) = 0
 - Giai đoạn giảm phân ( tại vùng chín):
 n.2n. 2k = 8.16. 23 = 1024 (NST) 
*Xác định giới tính của cá thể:
 Số kiểu tổ hợp giao tử ( số kiểu hợp tử) của loài : 
 2n . 2n = 22n = 216 = 65 536
 Tổng số giao tử được tạo ra 
 65 536 : 256 = 256 
 Số tế bào con tham gia giảm phân 
 n. 2k = 8 . 23 = 64
 Số giao tử được tạo ra từ mỗi tế bào tham gia giảm phân 
 256 : 64 = 4
 à đó là tế bào sinh giao tử đực
 à Giới tính của cá thể trên là đực
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
20,0

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh_10.doc