Đề thi đại học khối A từ 2007 – 2014 môn Hóa

doc 41 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1463Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi đại học khối A từ 2007 – 2014 môn Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi đại học khối A từ 2007 – 2014 môn Hóa
ĐỀ THI ĐẠI HỌC KHỐI A
2007 – 2014 
ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2007 – KHỐI A
Môn: HOÁ HỌC; Mã đề thi 930
Câu 1: Cho từ từ dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa b mol Na2CO3 đồng thời khuấy đều, thu được V lít khí (ở đktc) và dung dịch X. Khi cho dư nước vôi trong vào dung dịch X thấy có xuất hiện kết tủa. Biểu thức liên hệ giữa V với a, b là:
A. V = 11,2(a - b). 	B. V = 22,4(a - b). 	
C. V = 22,4(a + b). 	D. V = 11,2(a + b).
Câu 2: Dãy các ion xếp theo chiều giảm dần tính oxi hoá là (biết trong dãy điện hóa, cặp Fe3+/Fe2+ đứng trước cặp Ag+/Ag):
A. Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+. 	B. Ag+, Cu2+, Fe3+, Fe2+.	
C. Fe3+, Ag+, Cu2+, Fe2+.	D. Fe3+, Cu2+, Ag+, Fe2+.
Câu 3: Thuỷ phân hoàn toàn 444 gam một lipit thu được 46 gam glixerol và hai loại axit béo. Hai loại axit béo đó là 
A. C15H31COOH và C17H35COOH. 	B. C17H31COOH và C17H33COOH.
C. C17H33COOH và C15H31COOH. 	D. C17H33COOH và C17H35COOH.
Câu 4: Để nhận biết ba axit đặc, nguội: HCl, H2SO4, HNO3 đựng riêng biệt trong ba lọ bị mất nhãn, ta dùng thuốc thử là
A. Al. 	B. CuO. 	C. Cu. 	D. Fe.
Câu 5: Dãy gồm các ion X+, Y– và nguyên tử Z đều có cấu hình electron 1s22s22p6 là:
A. Li+, F–, Ne. 	B. Na+, F–, Ne. 	C. K+, Cl–, Ar. 	D. Na+, Cl–, Ar.
Câu 6: Cho sơ đồ: Hai chất hữu cơ Y, Z lần lượt là:
A. C6H5OH, C6H5Cl. 	B. C6H6(OH)6, C6H6Cl6.	
C. C6H4(OH)2, C6H4Cl2.	D. C6H5ONa, C6H5OH.
Câu 7: Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 8,4 lít khí CO2, 1,4 lít khí N2 (các thể tích khí đo ở đktc) và 10,125 gam H2O. Công thức phân tử của X là 
A. C4H9N. 	B. C3H7N. 	C. C2H7N. 	D. C3H9N.
Câu 8: Dung dịch HCl và dung dịch CH3COOH có cùng nồng độ mol/l, pH của hai dung dịch tương ứng là x và y. Quan hệ giữa x và y là (giả thiết, cứ 100 phân tử CH3COOH thì có 1 phân tử điện li)
A. y = x + 2. 	B. y = x - 2. 	C. y = 2x. 	D. y = 100x.
Câu 9: Một hiđrocacbon X cộng hợp với axit HCl theo tỉ lệ mol 1:1 tạo sản phẩm có thành phần khối lượng clo là 45,223%. Công thức phân tử của X là 
A. C4H8. 	B. C3H6.	C. C3H4. 	D. C2H4.
Câu 10: Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe, Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO3, thu được V lít (ở đktc) hỗn hợp khí X (gồm NO và NO2) và dung dịch Y (chỉ chứa hai muối và axit dư). Tỉ khối của X đối với H2 bằng 19. Giá trị của V là 
A. 3,36. 	B. 2,24. 	C. 4,48. 	D. 5,60.
Câu 11: Khi nung hỗn hợp các chất Fe(NO3)2, Fe(OH)3 và FeCO3 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được một chất rắn là
A. FeO. 	B. Fe3O4. 	C. Fe2O3. 	D. Fe.
Câu 12: Hiđrat hóa 2 anken chỉ tạo thành 2 ancol (rượu). Hai anken đó là
A. eten và but-2-en (hoặc buten-2). 	B. 2-metylpropen và but-1-en (hoặc buten-1).
C. propen và but-2-en (hoặc buten-2). 	D. eten và but-1-en (hoặc buten-1).
Câu 13: Cho hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C2H7NO2 tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH và đun nóng, thu được dung dịch Y và 4,48 lít hỗn hợp Z (ở đktc) gồm hai khí (đều làm xanh giấy quỳ ẩm). Tỉ khối hơi của Z đối với H2 bằng 13,75. Cô cạn dung dịch Y thu được khối lượng muối khan là 
A. 16,5 gam. 	B. 14,3 gam. 	C. 8,9 gam. 	D. 15,7 gam.
Câu 14: Tổng hệ số (các số nguyên, tối giản) của tất cả các chất trong phương trình phản ứng giữa Cu với dung dịch HNO3 đặc, nóng là
A. 11. 	B. 9. 	C. 10. 	D. 8.
Câu 15: Ba hiđrocacbon X, Y, Z kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, trong đó khối lượng phân tử Z gấp đôi khối lượng phân tử X. Đốt cháy 0,1 mol chất Y, sản phẩm khí hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 (dư), thu được số gam kết tủa là 
A. 30. 	B. 10. 	C. 40. 	D. 20.
Câu 16: Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng hỗn hợp rắn còn lại là:
A. Cu, Fe, Zn, Mg. 	B. Cu, Fe, ZnO, MgO.	
C. Cu, FeO, ZnO, MgO.	D. Cu, Fe, Zn, MgO.
Câu 17: Cho 0,1 mol anđehit X tác dụng với lượng dư AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3, đun nóng thu được 43,2 gam Ag. Hiđro hoá X thu được Y, biết 0,1 mol Y phản ứng vừa đủ với 4,6 gam Na. Công thức cấu tạo thu gọn của X là 
A. CH3CHO. 	B. OHC-CHO. 	C. CH3CH(OH)CHO.	D. HCHO.
Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn a mol axit hữu cơ Y được 2a mol CO2. Mặt khác, để trung hòa a mol Y cần vừa đủ 2a mol NaOH. Công thức cấu tạo thu gọn của Y là
A. HOOC-COOH. 	B. HOOC-CH2-CH2-COOH.	C. CH3-COOH. 	D. C2H5-COOH.
Câu 19: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,12 mol FeS2 và a mol Cu2S vào axit HNO3 (vừa đủ), thu được dung dịch X (chỉ chứa hai muối sunfat) và khí duy nhất NO. Giá trị của a là
A. 0,12. 	B. 0,04. 	C. 0,075. 	D. 0,06.
Câu 20: Cho m gam tinh bột lên men thành ancol (rượu) etylic với hiệu suất 81%. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 550 gam kết tủa và dung dịch X. Đun kỹ dung dịch X thu thêm được 100 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 750. 	B. 650. 	C. 810. 	D. 550.
Câu 21: Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít khí CO2 (ở đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2 nồng độ a mol/l, thu được 15,76 gam kết tủa. Giá trị của a là 
A. 0,032. 	B. 0,06. 	C. 0,04. 	D. 0,048.
Câu 22: Hỗn hợp X gồm axit HCOOH và axit CH3COOH (tỉ lệ mol 1:1). Lấy 5,3 gam hỗn hợp X tác dụng với 5,75 gam C2H5OH (có xúc tác H2SO4 đặc) thu được m gam hỗn hợp este (hiệu suất của các phản ứng este hoá đều bằng 80%). Giá trị của m là 
A. 8,10. 	B. 10,12. 	C. 16,20. 	D. 6,48.
Câu 23: Cho 15,6 gam hỗn hợp hai ancol (rượu) đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với 9,2 gam Na, thu được 24,5 gam chất rắn. Hai ancol đó là 
A. C3H5OH và C4H7OH. 	B. C3H7OH và C4H9OH.	
C. CH3OH và C2H5OH. 	D. C2H5OH và C3H7OH.
Câu 24: Cho 4,48 lít hỗn hợp X (ở đktc) gồm 2 hiđrocacbon mạch hở lội từ từ qua bình chứa 1,4 lít dung dịch Br2 0,5M. Sau khi phản ứng hoàn toàn, số mol Br2 giảm đi một nửa và khối lượng bình tăng thêm 6,7 gam. Công thức phân tử của 2 hiđrocacbon là 
A. C3H4 và C4H8. 	B. C2H2 và C3H8. 	C. C2H2 và C4H8. 	D. C2H2 và C4H6.
Câu 25: Hoà tan 5,6 gam Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được dung dịch X. Dung dịch X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch KMnO4 0,5M. Giá trị của V là 
A. 20. 	B. 80. 	C. 40. 	D. 60.
Câu 26: Mệnh đề không đúng là:
A. CH3CH2COOCH=CH2 cùng dãy đồng đẳng với CH2=CHCOOCH3.
B. CH3CH2COOCH=CH2 có thể trùng hợp tạo polime.
C. CH3CH2COOCH=CH2 tác dụng được với dung dịch Br2.
D. CH3CH2COOCH=CH2 tác dụng với dung dịch NaOH thu được anđehit và muối.
Câu 27: Xà phòng hóa 8,8 gam etyl axetat bằng 200 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là
A. 8,56 gam. 	B. 8,2 gam. 	C. 3,28 gam. 	D. 10,4 gam.
Câu 28: Cho dãy các chất: Ca(HCO3)2, NH4Cl, (NH4)2CO3, ZnSO4, Al(OH)3, Zn(OH)2. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là
A. 4. 	B. 5. 	C. 2. 	D. 3.
Câu 29: Cho 6,6 gam một anđehit X đơn chức, mạch hở phản ứng với lượng dư AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3, đun nóng. Lượng Ag sinh ra cho phản ứng hết với axit HNO3 loãng, thoát ra 2,24 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc). Công thức cấu tạo thu gọn của X là 
A. CH3CHO. 	B. HCHO. 	C. CH3CH2CHO. 	D. CH2=CHCHO.
Câu 30: Điện phân dung dịch CuCl2 với điện cực trơ, sau một thời gian thu được 0,32 gam Cu ở catôt và một lượng khí X ở anôt. Hấp thụ hoàn toàn lượng khí X trên vào 200 ml dung dịch NaOH (ở nhiệt độ thường). Sau phản ứng, nồng độ NaOH còn lại là 0,05M (giả thiết thể tích dung dịch không thay đổi). Nồng độ ban đầu của dung dịch NaOH là 
A. 0,15M. 	B. 0,1M. 	C. 0,05M. 	D. 0,2M.
Câu 31: Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế clo bằng cách
A. cho dung dịch HCl đặc tác dụng với MnO2, đun nóng.	B. cho F2 đẩy Cl2 ra khỏi dung dịch NaCl.
C. điện phân nóng chảy NaCl.	D. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.
Câu 32: Trong phòng thí nghiệm, để điều chế một lượng nhỏ khí X tinh khiết, người ta đun nóng dung dịch amoni nitrit bão hoà. Khí X là
A. N2. 	B. NO. 	C. NO2. 	D. N2O.
Câu 33: α-aminoaxit X chứa một nhóm -NH2. Cho 10,3 gam X tác dụng với axit HCl (dư), thu được 13,95 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là 
A. H2NCH2COOH. 	B. CH3CH2CH(NH2)COOH.	C. H2NCH2CH2COOH.	D. CH3CH(NH2)COOH.
Câu 34: Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là
A. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên. 	B. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan.
C. chỉ có kết tủa keo trắng. 	D. không có kết tủa, có khí bay lên.
Câu 35: Anion X- và cation Y2+ đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là:
A. X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 3, nhóm IIA.
B. X có số thứ tự 17, chu kỳ 4, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA.
C. X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA.
D. X có số thứ tự 17, chu kỳ 3, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA.
Câu 36: Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với
A. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng.	B. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
C. kim loại Na.	D. AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng.
Câu 37: Cho m gam hỗn hợp Mg, Al vào 250 ml dung dịch X chứa hỗn hợp axit HCl 1M và axit H2SO4 0,5M, thu được 5,32 lít H2 (ở đktc) và dung dịch Y (coi thể tích dung dịch không đổi). Dung dịch Y có pH là
A. 7. 	B. 1. 	C. 2. 	D. 6.
Câu 38: Khi tách nước từ một chất X có công thức phân tử C4H10O tạo thành ba anken là đồng phân của nhau (tính cả đồng phân hình học). Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. CH3CH(CH3)CH2OH. 	B. CH3CH(OH)CH2CH3.	C. CH3OCH2CH2CH3.	 	D. (CH3)3COH.
Câu 39: Phát biểu không đúng là:
A. Dd natri phenolat phản ứng với khí CO2, lấy kết tủa vừa tạo ra cho tác dụng với dd NaOH lại thu được natri phenolat.
B. Phenol phản ứng với dung dịch NaOH, lấy muối vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch HCl lại thu được phenol.
C. Anilin phản ứng với dung dịch HCl, lấy muối vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được anilin.
D. Axit axetic phản ứng với dd NaOH, lấy dd muối vừa tạo ra cho tác dụng với khí CO2 lại thu được axit axetic.
Câu 40: Trộn dung dịch chứa a mol AlCl3 với dung dịch chứa b mol NaOH. Để thu được kết tủa thì cần có tỉ lệ
A. a : b = 1 : 4. 	B. a : b 1 : 4.
Câu 41: Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là
A. 7. 	B. 6. 	C. 8. 	D. 5.
Câu 42: Cho các phản ứng sau:
a) FeO + HNO3 (đặc, nóng) → 	b) FeS + H2SO4 (đặc, nóng) →
c) Al2O3 + HNO3 (đặc, nóng) → 	d) Cu + dung dịch FeCl3 →
e) CH3CHO + H2 	f) glucozơ + AgNO3 trong dd NH3 →
g) C2H4 + Br2 → 	h) glixerol (glixerin) + Cu(OH)2 →
Dãy gồm các phản ứng đều thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử là:
A. a, b, c, d, e, h. 	B. a, b, c, d, e, g. 	C. a, b, d, e, f, g. 	D. a, b, d, e, f, h.
Câu 43: Clo hoá PVC thu được một polime chứa 63,96% clo về khối lượng, trung bình 1 phân tử clo phản ứng với k mắt xích trong mạch PVC. Giá trị của k là 
A. 3. 	B. 6.	 	C. 5. 	D. 4.
Câu 44: Nilon–6,6 là một loại
A. tơ visco. 	B. polieste. 	C. tơ poliamit. 	D. tơ axetat.
Câu 45: Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất hữu cơ X thu được 3,36 lít khí CO2, 0,56 lít khí N2 (các khí đo ở đktc) và 3,15 gam H2O. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm có muối H2N-CH2-COONa. Công thức cấu tạo thu gọn của X là 
A. H2N-CH2-CH2-COOH. 	B. H2N-CH2-COO-CH3.	
C. H2N-CH2-COO-C3H7.	D. H2N-CH2-COO-C2H5.
Câu 46: Hỗn hợp gồm hiđrocacbon X và oxi có tỉ lệ số mol tương ứng là 1:10. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp trên thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y qua dung dịch H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp khí Z có tỉ khối đối với hiđro bằng 19. Công thức phân tử của X là 
A. C3H8. 	B. C3H6. 	C. C4H8. 	D. C3H4.
Câu 47: Hoà tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml axit H2SO4 0,1M (vừa đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là 
A. 4,81 gam. 	B. 5,81 gam. 	 	C. 3,81 gam. 	D. 6,81 gam.
Câu 48: Dãy gồm các kim loại được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân hợp chất nóng chảy của chúng, là:
A. Na, Cu, Al. 	B. Fe, Ca, Al. 	C. Na, Ca, Zn. 	D. Na, Ca, Al.
Câu 49: Dãy gồm các chất đều tác dụng với AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3, là:
A. anđehit fomic, axetilen, etilen. 	B. axit fomic, vinylaxetilen, propin.
C. anđehit axetic, butin-1, etilen. 	D. anđehit axetic, axetilen, butin-2.
Câu 50: Mệnh đề không đúng là:
A. Fe khử được Cu2+ trong dung dịch.	B. Fe3+ có tính oxi hóa mạnh hơn Cu2+.
C. Fe2+ oxi hoá được Cu.	D. Tính oxi hóa của các ion tăng theo thứ tự: Fe2+, H+, Cu2+, Ag+.
--------- HẾT ---------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2008 – KHỐI A
Môn: HOÁ HỌC; Mã đề thi 931
Câu 1: Từ hai muối X và Y thực hiện các phản ứng sau: 
 X X1 + CO2 ; X1 + H2 O X2 ; X2 + Y X + Y1 + H2O ; X2 + 2Y X + Y2 + 2H2O
Hai muối X, Y tương ứng là
A. BaCO3, Na2CO3. 	B. CaCO3, NaHCO3. 	
C. MgCO3, NaHCO3. 	D. CaCO3, NaHSO4.
Câu 2: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO2 (ở đktc) vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M, sinh ra m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 9,85. 	B. 17,73. 	C. 19,70. 	D. 11,82.
Câu 3: Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, mantozơ đều có khả năng tham gia phản ứng
A. hoà tan Cu(OH)2. 	B. tráng gương. 	C. trùng ngưng. 	D. thủy phân.
Câu 4: Phát biểu không đúng là:
A. Trong dung dịch, H2N-CH2-COOH còn tồn tại ở dạng ion lưỡng cực H3N+-CH2-COO–. 
B. Aminoaxit là những chất rắn, kết tinh, tan tốt trong nước và có vị ngọt.
C. Aminoaxit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl.
D. Hợp chất H2N-CH2-COOH3N-CH3 là este của glyxin (hay glixin).
Câu 5: Cho các chất: Al, Al2O3, Al2(SO4)3, Zn(OH)2, NaHS, K2SO3, (NH4)2CO3. Số chất đều phản ứng được với dung dịch HCl, dung dịch NaOH là
A. 7. 	B. 6. 	C. 5. 	D. 4.
Câu 6: Đun nóng V lít hơi anđehit X với 3V lít khí H2 (xúc tác Ni) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn chỉ thu được một hỗn hợp khí Y có thể tích 2V lít (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Ngưng tụ Y thu được chất Z; cho Z tác dụng với Na sinh ra H2 có số mol bằng số mol Z đã phản ứng. Chất X là anđehit
A. không no (chứa một nối đôi C=C), hai chức.	B. no, đơn chức.
C. no, hai chức.	D. không no (chứa một nối đôi C=C), đơn chức.
Câu 7: Trung hoà 5,48 gam hỗn hợp gồm axit axetic, phenol và axit benzoic, cần dùng 600 ml dung dịch NaOH 0,1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp chất rắn khan có khối lượng là
A. 8,64 gam. 	B. 4,90 gam. 	C. 6,80 gam. 	D. 6,84 gam.
Câu 8: Số đồng phân hiđrocacbon thơm ứng với công thức phân tử C8H10 là
A. 2. 	B. 3. 	C. 4. 	D. 5.
Câu 9: Gluxit (cacbohiđrat) chỉ chứa hai gốc glucozơ trong phân tử là
A. tinh bột. 	B. xenlulozơ. 	C. saccarozơ. 	D. mantozơ.
Câu 10: Cho sơ đồ chuyển hoá sau: C3H4O2 + NaOH → X + Y ; X + H2SO4 loãng → Z + T. Biết Y và Z đều có phản ứng tráng gương. Hai chất Y, Z tương ứng là:
A. HCOONa, CH3CHO. 	B. HCHO, CH3CHO.	
C. HCHO, HCOOH.	D. CH3CHO, HCOOH.
Câu 11: Cho cân bằng hoá học: 2SO2 (k) + O2 (k) ⇄ 2SO3 (k); phản ứng thuận là phản ứng toả nhiệt. Phát biểu đúng là:
A. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi giảm áp suất hệ phản ứng.
B. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ O2.
C. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.
D. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ SO3.
Câu 12: Cho glixerin trioleat (hay triolein) lần lượt vào mỗi ống nghiệm chứa riêng biệt: Na, Cu(OH)2, CH3OH, dung dịch Br2, dung dịch NaOH. Trong điều kiện thích hợp, số phản ứng xảy ra là
A. 4. 	B. 2. 	C. 3. 	D. 5.
Câu 13: Có các dung dịch riêng biệt sau: C6H5-NH3Cl (phenylamoni clorua), H2N-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH, ClH3N-CH2-COOH, HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH, H2N-CH2-COONa. Số lượng các dung dịch có pH < 7 là
A. 3. 	B. 5. 	C. 4. 	D. 2.
Câu 14: Để hoà tan hoàn toàn 2,32 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe3O4 và Fe2O3 (trong đó số mol FeO bằng số mol Fe2O3), cần dùng vừa đủ V lít dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là
A. 0,08. 	B. 0,18. 	C. 0,23. 	D. 0,16.
Câu 15: Cho m gam hỗn hợp X gồm hai rượu (ancol) no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với CuO (dư) nung nóng, thu được một hỗn hợp rắn Z và một hỗn hợp hơi Y (có tỉ khối hơi so với H2 là 13,75). Cho toàn bộ Y phản ứng với một lượng dư Ag2O (hoặc AgNO3) trong dung dịch NH3 đun nóng, sinh ra 64,8 gam Ag. Giá trị của m là
A. 7,8. 	B. 7,4. 	C. 9,2. 	D. 8,8.
Câu 16: Cho 3,2 gam bột Cu tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,8M và H2SO4 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là
A. 0,672. 	B. 0,448. 	C. 1,792. 	D. 0,746.
Câu 17: Cho hỗn hợp bột gồm 2,7 gam Al và 5,6 gam Fe vào 550 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là (biết thứ tự trong dãy thế điện hoá: Fe3+/Fe2+ đứng trước Ag+/Ag)
A. 54,0. 	B. 64,8. 	C. 32,4. 	D. 59,4.
Câu 18: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là
A. 2. 	B. 4. 	C. 6. 	D. 5.
Câu 19: Khi điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), tại catôt xảy ra
A. sự oxi hoá ion Na+. 	B. sự oxi hoá ion Cl–. 	C. sự khử ion Cl–. 	 D. sự khử ion Na+.
Câu 20: Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 49,09. 	B. 34,36. 	C. 35,50. 	D. 38,72.
Câu 21: Cho sơ đồ chuyển hóa: CH4 → C2H2 → C2H3Cl → PVC. Để tổng hợp 250 kg PVC theo sơ đồ trên thì cần V m3 khí thiên nhiên (ở đktc). Giá trị của V là (biết CH4 chiếm 80% thể tích khí thiên nhiên và hiệu suất của cả quá trình là 50%)
A. 224,0. 	B. 286,7. 	C. 358,4. 	D. 448,0.
Câu 22: Dãy gồm các chất được xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần từ trái sang phải là:
A. C2H6, CH3CHO, C2H5OH, CH3COOH. 	B. CH3COOH, C2H6, CH3CHO, C2H5OH.
C. CH3CHO, C2H5OH, C2H6, CH3COOH. 	D. C2H6, C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH.
Câu 23: Khối lượng của một đoạn mạch tơ nilon-6,6 là 27346 đvC và của một đoạn mạch tơ capron là 17176 đvC. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch nilon-6,6 và capron nêu trên lần lượt là
A. 113 và 152. 	B. 121 và 114. 	C. 113 và 114. 	D. 121 và 152.
Câu 24: Cho Cu và dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với chất X (một loại phân bón hóa học), thấy thoát ra khí không màu hóa nâu trong không khí. Mặt khác, khi X tác dụng với dung dịch NaOH thì có khí mùi khai thoát ra. Chất X là
A. amoni nitrat. 	B. ure. 	C. natri nitrat. 	D. amophot.
Câu 25: Phát biểu đúng là:
A. Khi thủy phân chất béo luôn thu được C2H4(OH)2.
B. Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
C. Tất cả các este phản ứng với dung dịch kiềm luôn thu được sản phẩm cuối cùng là muối và rượu (ancol).
D. Phản ứng giữa axit và rượu khi có H2SO4 đặc là phản ứng một chiều.
Câu 26: Cho hỗn hợp gồm Na và Al có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 2 vào nước (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí H2 (ở đktc) và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là
A. 43,2. 	B. 7,8. 	C. 5,4. 	D. 10,8.
Câu 27: Cho 2,13 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,33 gam. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng hết với Y là
A. 75 ml. 	B. 50 ml. 	C. 57 ml. 	D. 90 ml.
Câu 28: Este X có các đặc điểm sau:
- Đốt cháy hoàn toàn X tạo thành CO2 và H2O có số mol bằng nhau;
- Thuỷ phân X trong môi trường axit được chất Y (tham gia phản ứng tráng gương) và chất Z (có số nguyên tử cacbon bằng một nửa số nguyên tử cacbon trong X).
Phát biểu không đúng là:
A. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol X sinh ra sản phẩm gồm 2 mol CO2 và 2 mol H2O.
B. Chất X thuộc loại este no, đơn chức.	C. Chất Y tan vô hạn trong nước.
D. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc ở 170oC thu được anken.
Câu 29: Phát biểu đúng là:
A. Tính axit của phenol yếu hơn của ancol.	B. Các chất etilen, toluen và stiren đều tham gia phản ứng trùng hợp.
C. Tính bazơ của anilin mạnh hơn của amoniac.	D. Cao su thiên nhiên là sản phẩm trùng hợp của isopren.
Câu 30: Trộn lẫn V ml dung dịch NaOH 0,01M với V ml dung dịch HCl 0,03 M được 2V ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH là
A. 1. 	B. 2. 	C. 4. 	D. 3.
Câu 31: Khi phân tích thành phần một rượu (ancol) đơn chức X thì thu được kết quả: tổng khối lượng của cacbon và hiđro gấp 3,625 lần khối lượng oxi. Số đồng phân rượu (ancol) ứng với công thức phân tử của X là
A. 2. 	B. 4. 	C. 1. 	D. 3.
Câu 32: Cho các phản ứng sau:
(1) Cu(NO3)2 	(2) NH4NO2	(3) NH3 + O2 
(4) NH3 + Cl2	(5) NH4Cl	(6) NH3 + CuO 
Các phản ứng đều tạo khí N2 là: 
A. (1), (3), (4). 	B. (1), (2), (5). 	C. (2), (4), (6). 	D. (3), (5), (6).
Câu 33: Cho 3,6 gam anđehit đơn chức X phản ứng hoàn toàn với một lượng dư Ag2O (hoặc AgNO3) trong dung dịch NH3 đun nóng, thu được m gam Ag. Hoà tan hoàn toàn m gam Ag bằng dung dịch HNO3 đặc, sinh ra 2,24 lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Công thức của X là
A. C2H5CHO. 	B. C4H9CHO. 	C. C3H7CHO. 	D. HCHO.
Câu 34: Hỗn hợp X có tỉ khối so với H2 là 21,2 gồm propan, propen và propin. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, tổng khối lượng của CO2 và H2O thu được là
A. 16,80 gam. 	B. 20,40 gam. 	C. 18,96 gam. 	D. 18,60 gam.
Câu 35: Hợp chất trong phân tử có liên kết ion là
 A. HCl. 	B. NH4Cl. 	C. H2O. 	D. NH3.
Câu 36: Cho V lít hỗn hợp khí (ở đktc) gồm CO và H2 phản ứng với một lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO và Fe3O4 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,32 gam. Giá trị của V là
A. 0,224. 	B. 0,448. 	C. 0,112. 	D. 0,560.
Câu 37: Hoà tan hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp gồm Al và Al4C3 vào dung dịch KOH (dư), thu được a mol hỗn hợp khí và dung dịch X. Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch X, lượng kết tủa thu được là 46,8 gam. Giá trị của a là
A. 0,45. 	B. 0,40. 	C. 0,55. 	D. 0,60.
Câu 38: Khi tách nước từ rượu (ancol) 3-metylbutanol-2 (hay 3-metylbutan-2-ol), sản phẩm chính thu được là
A. 3-metylbuten-2 (hay 3-metylbut-2-en). 	B. 3-metylbuten-1 (hay 3-metylbut-1-en).
C. 2-metylbuten-2 (hay 2-metylbut-2-en). 	D. 2-metylbuten-3 (hay 2-metylbut-3-en).
Câu 39: Đun nóng hỗn hợp khí gồm 0,06 mol C2H2 và 0,04 mol H2 với xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ hỗn hợp Y lội từ từ qua bình đựng dung dịch brom (dư) thì còn lại 0,448 lít hỗn hợp khí Z (ở đktc) có tỉ khối so với O2 là 0,5. Khối lượng bình dung dịch brom tăng là
A. 1,04 gam. 	B. 1,64 gam. 	C. 1,20 gam. 	D. 1,32 gam.
Câu 40: Cho V lít dung dịch NaOH 2M vào dung dịch chứa 0,1 mol Al2(SO4)3 và 0,1 mol H2SO4 đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 7,8 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V để thu được lượng kết tủa trên là
A. 0,45. 	B. 0,25. 	C. 0,05. 	D. 0,35.
Câu 41: X là kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng, Y là kim loại tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)3. Hai kim loại X, Y lần lượt là (biết thứ tự trong dãy thế điện hoá: Fe3+/Fe2+ đứng trước Ag+/Ag)
A. Mg, Ag. 	B. Fe, Cu. 	C. Ag, Mg. 	D. Cu, Fe.
Câu 42: Cho các phản ứng sau:
4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O.	2HCl + Fe → FeCl2 + H2.
14HCl + K2Cr2O7 → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O.	6HCl + 2Al → 2AlCl3 + 3H2.
16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O.
Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính oxi hóa là
A. 2. 	B. 3. 	C. 1. 	D. 4.
Câu 43: Bán kính nguyên tử của các nguyên tố: 3Li, 8O, 9F, 11Na được xếp theo thứ tự tăng dần từ trái sang phải là
A. Li, Na, O, F. 	B. F, Na, O, Li. 	C. F, Li, O, Na. 	D. F, O, Li, Na.
Câu 44: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxi bằng cách
A. nhiệt phân Cu(NO3)2. 	B. nhiệt phân KClO3 có xúc tác MnO2.
C. điện phân nước. 	D. chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
Câu 45: Nung nóng m gam hỗn hợp Al và Fe2O3 (trong môi trường không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau:
- Phần 1 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), sinh ra 3,08 lít khí H2 (ở đktc);
- Phần 2 tác dụng với dung dịch NaOH (dư), sinh ra 0,84 lít khí H2 (ở đktc).
Giá trị của m là 
A. 29,43. 	B. 29,40. 	C. 22,75. 	D. 21,40.
Câu 46: Cho các chất sau: CH2=CH-CH2-CH2-CH=CH2, CH2=CH-CH=CH-CH2-CH3, CH3-C(CH3)=CH-CH3, CH2=CH-CH2-CH=CH2. Số chất có đồng phân hình học là
A. 4. 	B. 1. 	C. 2. 	D. 3.
Câu 47: Trong các loại quặng sắt, quặng có hàm lượng sắt cao nhất là
A. manhetit. 	B. hematit đỏ. 	C. xiđerit. 	D. hematit nâu.
Câu 48: Cho iso-pentan tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ số mol 1 : 1, số sản phẩm monoclo tối đa thu được là
A. 5. 	B. 4. 	C. 3. 	D. 2.
Câu 49: Khi crackinh hoàn toàn một thể tích ankan X thu được ba thể tích hỗn hợp Y (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất); tỉ khối của Y so với H2 bằng 12. Công thức phân tử của X là
A. C5H12. 	B. C3H8. 	C. C6H14. 	D. C4H10.
Câu 50: Biết rằng ion Pb2+ trong dung dịch oxi hóa được Sn. Khi nhúng hai thanh kim loại Pb và Sn được nối với nhau bằng dây dẫn điện vào một dung dịch chất điện li thì
A. cả Pb và Sn đều không bị ăn mòn điện hoá. 	B. chỉ có Pb bị ăn mòn điện hoá.
C. chỉ có Sn bị ăn mòn điện hoá. 	D. cả Pb và Sn đều bị ăn mòn điện hoá.
ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2009 – KHỐI A
Môn: HOÁ HỌC; Mã đề thi 175
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40) 
Câu 1: Dãy các kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng là: 
 A. Fe, Cu, Ag. 	B. Mg, Zn, Cu. 	C. Al, Fe, Cr. 	D. Ba, Ag, Au. 
Câu 2: Hoà tan hết m gam ZnSO4 vào nước được dung dịch X. Cho 110 ml dung dịch KOH 2M vào X, thu được a gam kết tủa. Mặt khác, nếu cho 140 ml dung dịch KOH 2M vào X thì cũng thu được a gam kết tủa. Giá trị của m là 
 A. 20,125. 	B. 22,540. 	C. 12,375. 	D. 17,710. 
Câu 3: Cho hỗn hợp khí X gồm HCHO và H2 đi qua ống sứ đựng bột Ni nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y gồm hai chất hữu cơ. Đốt cháy hết Y thì thu được 11,7 gam H2O và 7,84 lít khí CO2 (ở đktc). Phần trăm theo thể tích của H2 trong X là 
 A. 46,15%. 	B. 35,00%. 	C. 53,85%. 	D. 65,00%. 
Câu 4: Cho 0,448 lít khí CO2 (ở đktc) hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,06M và Ba(OH)2 0,12M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là 
 A. 1,182. 	B. 3,940. 	C. 1,970. 	D. 2,364. 
Câu 5: Cho bốn hỗn hợp, mỗi hỗn hợp gồm hai chất rắn có số mol bằng nhau: Na2O và Al2O3; Cu và FeCl3; BaCl2 và CuSO4; Ba và NaHCO3. Số hỗn hợp có thể tan hoàn toàn trong nước (dư) chỉ tạo ra dung dịch là 
 A. 3. 	B. 2. 	C. 1. 	D. 4. 
Câu 6: Hiđrocacbon X không làm mất màu dung dịch brom ở nhiệt độ thường. Tên gọi của X là 
 A. xiclohexan. 	B. xiclopropan. 	C. stiren. 	D. etilen.
Câu 7: Nếu cho 1 mol mỗi chất: CaOCl2, KMnO4, K2Cr2O7, MnO2 lần lượt phản ứng với lượng dư dung dịch HCl đặc, chất tạo ra lượng khí Cl2 nhiều nhất là 
 A. KMnO4. 	B. MnO2. 	C. CaOCl2. 	D. K2Cr2O7. 
Câu 8: Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch HCl loãng là: 
 A. KNO3, CaCO3, Fe(OH)3. 	B. FeS, BaSO4, KOH. 
 C. AgNO3, (NH4)2CO3, CuS. 	D. Mg(HCO3)2, HCOONa, CuO. 
Câu 9: Cho 3,024 gam một kim loại M tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, thu được 940,8 ml khí NxOy (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) có tỉ khối đối với H2 bằng 22. Khí NxOy và kim loại M là 
 A. NO và Mg. 	B. NO2 và Al. 	C. N2O và Al. 	D. N2O và Fe. 
Câu 10: Cho hỗn hợp X gồm hai ancol đa chức, mạch hở, thuộc cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X, thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 4. Hai ancol đó là 
 A. C3H5(OH)3 và C4H7(OH)3. 	B. C2H5OH và C4H9OH. 
 C. C2H4(OH)2 và C4H8(OH)2. 	D. C2H4(OH)2 và C3H6(OH)2. 
Câu 11: Xà phòng hoá hoàn toàn 1,99 gam hỗn hợp hai este bằng dung dịch NaOH thu được 2,05 gam muối của một axit cacboxylic và 0,94 gam hỗn hợp hai ancol là đồng đẳng kế tiếp nhau. Công thức của hai este đó là 
 A. CH3COOCH3 và CH3COOC2H5. 	B. C2H5COOCH3 và C2H5COOC2H5. 
 C. CH3COOC2H5 và CH3COOC3H7. 	D. HCOOCH3 và HCOOC2H5.
Câu 12: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np4. Trong hợp chất khí của nguyên tố X với hiđro, X chiếm 94,12% khối lượng. Phần trăm khối lượng của nguyên tố X trong oxit cao nhất là 
 A. 50,00%. 	B. 27,27%. 	C. 60,00%. 	D. 40,00%. 
Câu 13: Một hợp chất X chứa ba nguyên tố C, H, O có tỉ lệ khối lượng mC : mH : mO = 21 : 2 : 4. Hợp chất X có công thức đơn giản nhất trùng với công thức phân tử. Số đồng phân cấu tạo thuộc loại hợp chất thơm ứng với công thức phân tử của X là 
 A. 3. 	B. 6. 	C. 4. 	D. 5. 
Câu 14: Cho 1 mol amino axit X phản ứng với dung dịch HCl (dư), thu được m1 gam muối Y. Cũng 1 mol amino axit X phản ứng với dung dịch NaOH (dư), thu được m2 gam muối Z. Biết m2 - m1 = 7,5. Công thức phân tử của X là 
 A. C5H9O4N. 	B. C4H10O2N2. 	C. C5H11O2N. 	D. C4H8O4N2. 
Câu 15: Cho phương trình hoá học: Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NxOy + H2O. Sau khi cân bằng phương trình hoá học trên với hệ số của các chất là những số nguyên, tối giản thì hệ số của HNO3 là 
 A. 13x - 9y. 	B. 46x - 18y. 	C. 45x - 18y. 	D. 23x - 9y. 
Câu 16: Cho luồng khí CO (dư) đi qua 9,1 gam hỗn hợp gồm CuO và Al2O3 nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 8,3 gam chất rắn. Khối lượng CuO có trong hỗn hợp ban đầu là 
 A. 0,8 gam. 	B. 8,3 gam. 	C. 2,0 gam. 	D. 4,0 gam. 
Câu 17: Nung 6,58 gam Cu(NO3)2 trong bình kín không chứa không khí, sau một thời gian thu được 4,96 gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn X vào nước để được 300 ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH bằng 
 A. 4. 	B. 2. 	C. 1. 	D. 3. 
Câu 18: Cho 10 gam amin đơn chức X phản ứng hoàn toàn với HCl (dư), thu được 15 gam muối. Số đồng phân cấu tạo của X là 
 A. 4. 	B. 8. 	C. 5. 	D. 7. 
Câu 19: Khi đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp hai ancol no, đơn chức, mạch hở thu được V lít khí CO2 (ở đktc) và a gam H2O. Biểu thức liên hệ giữa m, a và V là: 
 A. m = 2a - . 	B. m = 2a - . 	C. m = a + . 	D. m = a - . 
Câu 20: Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là 
 A. dung dịch NaOH. 	B. dung dịch NaCl. 	C. Cu(OH)2/NaOH. 	D. dung dịch HCl. 
Câu 21: Cho 3,68 gam hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10%, thu được 2,24 lít khí H2 (ở đktc). Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là 
 A. 101,68 gam. 	B. 88,20 gam. 	C. 101,48 gam. 	D. 

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_MON_HOA_TU_20072014.doc