Đề thi chọn HSG lớp 9 thcs Phúc Yên năm học 2013-2014 môn: Hóa học

doc 1 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1735Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn HSG lớp 9 thcs Phúc Yên năm học 2013-2014 môn: Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn HSG lớp 9 thcs Phúc Yên năm học 2013-2014 môn: Hóa học
PHÒNG GD&ĐT PHÚC YÊN
ĐỀ CHÍNH THỨC.
KÌ THI CHỌN HSG LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2013-2014
ĐỀ THI MÔN: HÓA HỌC 
Thời gian làm bài: 150 phút không kể thời gian giao đề.
Câu 1: ( 1,5 điểm)
	Có các chất sau Al, Fe, Cu, Al2O3, Fe2O3 và CuO hãy dùng phương pháp hóa học để tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp mà không thay đổi khối lượng
Câu 2: ( 2,0 điểm)
Hỗn hợp A gồm BaO, FeO, Al2O3. Hòa tan A trong lượng dư nước được dung dịch D và một phần không tan B. sục CO2 có dư vào dung dịch D, phản ứng tạo kết tủa. Cho CO dư qua B nung nóng được chất rắn E. Cho E tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy tan một phần, còn lại chất rắn G. Hòa tan hết G trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng rồi cho dung dịch thu được tác dụng F. Cho F tác dụng với dung dịch KMnO4 thì thầy mất màu dung dịch mà cho F tác dụng với NaOH thì thấy xuất hiện màu nâu đỏ. Viết các PTHH xảy ra. 
Câu 3: ( 1,0 điểm)
Nung m gam hỗn hợp A gồm KMnO4 và KClO3 thu được chất rắn B và khí oxi, lúc đó KClO3 bị phân hủy hoàn toàn còn KMnO4 bị phân hủy không hoàn toàn. Trong B có 0,894 gam KCl chiếm 8,132 % khối lượng. Trộn lượng oxi ở trên với không khí theo tỷ lệ thể tích 1: 3 trong một bình kín thu được hỗn hợp khí X. Cho vào bình 0,528 gam cacbon rồi đốt cháy hết cacbon thu được hỗn hợp khí Y gồm 3 khí trong đó CO2 chiếm 22,92% thể tích. Tính m. (Coi không khí gồm 20% thể tích là oxi còn lại là nitơ).
Câu 4 : ( 2,5 điểm)
Hỗn hợp X gồm ba kim loại Al, Fe, Cu.
Cho m gam hỗn hợp X vào dung dịch CuSO4 (dư) sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 35,2 gam kim loại. Nếu cũng hòa tan m gam hỗn hợp X vào 500 ml dung dịch HCl 2M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 8,96 lít khí H2 (đktc), dung dịch Y và a gam chất rắn.
a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra và tìm giá trị của a.
b. Cho từ từ dung dịch NaOH 2M vào dung dịch Y và khuấy đều đến khi thấy bắt đầu xuất hiện kết tủa thì dùng hết V1 lít dung dịch NaOH 2M, tiếp tục cho tiếp dung dịch NaOH vào đến khi lượng kết tủa không có sự thay đổi nữa thì lượng dung dịch NaOH 2M đã dùng hết 600 ml. Tìm các giá trị m và V1. 
Câu 5: ( 1,5 điểm)
	Hòa tan 8,7 gam một hỗn hợp gồm K và một kim loại M thuộc phân nhóm chính nhóm II trong dung dịch HCl dư thì thấy có 5,6 dm3 H2 ( ĐKTC). Hòa tan riêng 9 gam kim loại M trong dung dịch HCl dư thì thể tích khí H2 sinh ra chưa đến 11 lít ( ĐKTC). Hãy xác định kim loại M.
Câu 6: ( 1,5 điểm)
	Hỗn hợp A gồm KClO3, Ca(ClO2)2, Ca(ClO3)2, CaCl2 và KCl nặng 83,68 gam. Nhiệt phân hoàn toàn A ta thu được chất rắn B gồm CaCl2, KCl và 17,472 lít khí (ở đktc). Cho chất rắn B tác dụng với 360 ml dung dịch K2CO3 0,5M (vừa đủ) thu được kết tủa C và dung dịch D. Lượng KCl trong dung dịch D nhiều gấp 22/3 lần lượng KCl có trong A. Tính % khối lượng KClO3 có trong A?
---------- HẾT----------
Cho biết: H=1; C=12; N= 14; O= 16; Na= 23; Mg= 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K= 39; Ca= 40; 
Fe= 56; Cu= 64; Zn= 65; Br = 80; Ag = 108.
Họ tên thí sinh:..SBD:
Chú ý: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!
Thí sinh không được mang bất cứ tài liệu nào vào phòng thi kể cả BTH các nguyên tố hóa học.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE THI MOI 2013.doc