Đề thi chọn HSG lớp 12 THPT năm học 2011-2012 môn: Sinh học (Dành cho học sinh trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc)

doc 3 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1204Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn HSG lớp 12 THPT năm học 2011-2012 môn: Sinh học (Dành cho học sinh trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn HSG lớp 12 THPT năm học 2011-2012 môn: Sinh học (Dành cho học sinh trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc)
SỞ GD& ĐT VĨNH PHÚC
¾¾¾¾¾¾
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2011-2012
ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC
Dành cho học sinh trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề
¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾
Câu 1. 
a. Cho một tế bào thực vật có áp suất thẩm thấu là 1,1 atm vào một dung dịch có áp suất thẩm thấu là 0,8 atm. Khi nào nước sẽ di chuyển ra và khi nào nước di chuyển vào tế bào? 
b. Tế bào của các sinh vật nhân thực hiếu khí thường xuyên phải sử dụng ôxi trong không khí. Hãy cho biết phân tử ôxi từ môi trường gian bào đến nơi sử dụng chúng trong tế bào phải đi qua những lớp màng nào? 
Câu 2. 
a. Căn cứ vào đâu người ta chia vi khuẩn thành 2 nhóm: vi khuẩn Gram âm và vi khuẩn Gram dương ? Cách phân chia này có ý nghĩa gì trong y học? 
b. Giải thích mục đích của mỗi bước làm rượu trắng sau:
- Sau khi bánh men bóp vụn rắc vào tinh bột chín xong, chúng thường được ủ ở trong thúng.
- Sau khi ủ vài ngày trong thúng phải chuyển sang ủ trong chum có nắp bịt kín.
Câu 3. Điểm khác nhau giữa thực vật C3, C4 và CAM về cường độ quang hợp, điểm bù CO2, điểm bão hòa ánh sáng và năng suất sinh học?
Câu 4. 
a. Sự trao đổi khí ở phế nang của người thực hiện theo cơ chế khuếch tán không cần năng lượng, nhưng vì sao hoạt động hô hấp vẫn tiêu tốn một lượng năng lượng khá lớn của cơ thể ?
b. Tập tính ở động vật là gì? Cơ sở thần kinh của tập tính ở động vật?
Câu 5. 
a. Khi quan sát tiêu bản hai tế bào ở một loài đang thực hiện phân bào giống nhau, người ta đếm được tổng số 48 nhiễm sắc thể đơn đang phân li về hai cực tế bào. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n của loài này là bao nhiêu? 
b. Ở một loài trong tế bào bình thường có 4 cặp nhiễm sắc thể, mỗi cặp gồm 2 chiếc khác nhau về cấu trúc. Nếu không có đột biến và trong quá trình giảm phân hình thành giao tử xảy ra trao đổi chéo tại 1 điểm ở một cặp nhiễm sắc thể. Hãy xác định số loại giao tử khác nhau về tổ hợp nhiễm sắc thể tối đa tạo ra từ một nhóm gồm 5 tế bào sinh dục đực tiến hành giảm phân.
Câu 6. Khi giao phối giữa ruồi giấm cái có cánh chẻ với ruồi giấm đực có cánh bình thường thì thu được: 75 con cái có cánh chẻ: 78 con cái có cánh bình thường: 76 con đực có cánh bình thường. Cho biết hình dạng cánh do một gen chi phối. Biện luận và viết sơ đồ lai.
Câu 7. 
a. Ở một loài xét locut 1 gồm 3 alen (a1, a2, a3), locut 2 gồm 4 alen (b1, b2, b3, b4). Biết 2 locut nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể thường. Hãy xác định số kiểu giao phối khác nhau có thể có trong loài.
b. Trong một quần thể động vật có vú, tính trạng màu lông do một gen quy định, đang ở trạng thái cân bằng di truyền. Tính trạng lông màu nâu do alen lặn quy định được tìm thấy ở 30% con đực và 9% con cái. Hãy xác định tỉ lệ con cái có kiểu gen dị hợp tử mang alen lặn so với tổng số cá thể của quần thể.
Câu 8. Nêu các phương pháp tạo giống mới mà ngày nay đang được áp dụng trong thực tế sản xuất?
Câu 9. 
a. Những nhân tố tiến hóa nào làm thay đổi tần số alen của quần thể ? Tại sao giao phối ngẫu nhiên không được xem là nhân tố tiến hóa?
b. Nêu vai trò của đột biến và chọn lọc tự nhiên đối với tiến hóa theo thuyết tiến hóa tổng hợp?
Câu 10. Hãy cho biết qui trình chung khi tiến hành bài thực hành sinh học?
¾ Hết ¾
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!
Họ và tên...............................................................................SBD............................
SỞ GD& ĐT VĨNH PHÚC
--------------
KÌ THI CHỌN HSG LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2011-2012
HDC MÔN SINH HỌC - CHUYÊN
Câu
Nội dung
Điểm
1
a. Nước di chuyển như sau:
Sức hút nước của tế bào Stb = P- T. Theo bài ra ta có: Stb = 1,1 – T. 
 Mà Pdd = 0,8
- Nếu Stb > Pdd tức T < 0,3: khi đó nước đi vào tế bào..................................................
- Nếu Stb 0,3 : khi đó nước đi ra tế bào. ....................................................
b. Qua các lớp màng sau: 
- Màng sinh chất ...........
- 2 lớp màng ti thể (Màng ngoài ti thể -> Màng trong ti thể) ..........................................
0,25
0,25
0,25
0,25
2
a. 
- Dựa vào: Cấu trúc và thành phần hóa học của thành tế bào vi khuẩn, phương pháp nhuộm Gram......................................................................................................................
- Ý nghĩa: ta có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh đặc hiệu để tiêu diệt từng loại vi khuẩn gây bệnh. ................................................................................................................
b. Mục đích của mỗi bước:
- Sau khi rắc bánh men vào tinh bột chín thường ủ trong thúng vì: giai đoạn này là quá trình phân giải tinh bột thành đường – là quá trình hiếu khí..............................................
- Sau khi ủ vài ngày trong thúng phải chuyển sang ủ trong chum có nắp bịt kín vì đây là giai đoạn lên men rượu, chuyển đường thành rượu của nấm men – diễn ra trong điều kiện kị khí..................................................................................................................................
0,25
0,25
0,25
0,25
3
Đặc điểm so sánh
TV C3
TV C4
TV CAM
Cường độ quang hợp
- Thấp 
(10-30 mgCO2/dm2/giờ)
- Cao gấp 3 lần C3
(30-60 mgCO2/dm2/giờ)
- Thấp hơn C3
(10-15 mgCO2/dm2/giờ)..
 Điểm bù CO2 
- Cao (30-70ppm)
- Thấp (0-10ppm)
- Thấp 
(0-10ppm)
Điểm bão hòa ánh sáng
- Thấp (1/3 ánh sáng mặt trời toàn phần)
- Cao, khó xác định
- Cao, khó xác định..
Năng suất sinh học
- Trung bình
- Cao gấp đôi thực vật C3
- Thấp..
0,25
0,25
0,25
0,25
4
a. Hoạt động hô hấp tiêu tốn năng lượng vì:
- Hoạt động hô hấp cần năng lượng để thực hiện quá trình thông khí..............................
- Sự bốc hơi nước qua bề mặt hô hấp cũng làm mất nhiệt nên cơ thể phải tiêu dùng năng lượng để duy trì thân nhiệt................................................................................................
b.
* Khái niệm tập tính ở động vật: là 1 chuỗi phản ứng trả lời kích thích của môi trường, nhờ đó mà động vật tồn tại và phát triển..........................................................................
 * Cơ sở thần kinh của tập tính: Là các phản xạ (Tập tính bẩm sinh là chuỗi phản xạ không điều kiện, tập tính học được là chuỗi phản xạ có điều kiện)..................................
0,25
0,25
0,25
0,25
5
a. Bộ NST của loài:
- Khả năng I: Nếu tế bào đang ở kì sau của nguyên phân: 
 2n = ( 48 NST : 2 tế bào) : 2 = 12 (NST) ........................
- Khả năng II: Nếu tế bào đang ở kì sau II của giảm phân
 2n = ( 48 NST : 2 tế bào) = 24 (NST) ............................
b. 
- Mỗi tế bào giảm phân tạo tối đa 4 loại giao tử................................................................
- 5 tế bào tiến hành giảm phân sẽ tạo ra: 5 x 4 = 20...........................................................
0,25
0,25
0,25
0,25 
6
- Bình thường tỷ lệ đực cái là 1 : 1 nhưng kết quả phép lai cho thấy tỷ lệ đực cái là 1: 2. Vậy một nửa số con đực bị chết, cùng với sự biểu hiện tính trạng cho thấy gen quy định tính trạng hình dạng cánh nằm trên NST X và có alen gây chết......................................
- Theo bài ra hình dạng cánh do 1 gen chi phối và F1 có số tổ hợp là 4 (kể cả tổ hợp đực bị chết), đây là kết quả tổ hợp của hai loại giao tử đực với hai loại giao tử cái do đó con cái ở P phải dị hợp, cánh chẻ ở con cái là tính trạng trội...................................................
- Quy ước: alen A quy định cánh chẻ, alen a quy định cánh bình thường.........................
- Sơ đồ lai: P: ♀ Cánh chẻ	x	♂ Cánh bình thường
	 XA Xa 	 Xa Y
 G: XA ; Xa 	 Xa ; Y
 F1 : Kgen:	XAXa 	: XaXa 	: XAY 	: XaY
 K.hình : 1 Cái cánh chẻ: 1 cái cánh bình thường
 : 1 đực cánh chẻ (chết): 1 đực cánh bình thường...................
0,25
0,25
0,25
0,25 
7
a.
- Số kiểu gen trong loài : 3x4 + C23x4 = 78........................................................................
- Số kiểu giao phối khác nhau : 78 + C278 = 3081............................................................. 
(HS làm cách khác đúng vẫn cho điểm)
b. 	
- Do tính trạng này phân bố không đều ở hai giới tính và tần số kiểu hình ở con đực nhiều hơn ở con cái ® gen quy định tính trạng màu lông nằm trên NST giới tính X (vì đây là loài động vật có vú)..............................................................................................
- Vì q = 0,3 ® p = 0,7. Do quần thể ở trạng thái cân bằng nên tỉ lệ con cái dị hợp tử mang alen lặn ở giới cái là 2pq = 2 x 0,3 x 0,7 = 0,42. So với tổng số cá thể của quần thể, thì tỉ lệ con cái chỉ chiếm 50% ® Tỉ lệ con cái dị hợp tử mang alen đó so với tổng số cá thể trong quần thể là 0,42 x 50% = 0,21...........................................................................
0,25
0,25
0,25
0,25
8
Các phương pháp tạo giống mới:
- Lai tạo ( có thể kết hợp gây đột biến nhân tạo)...............................................................
- Gây đột biến nhân tạo ( Có thể kết hợp lai tạo)...............................................................
- Công nghệ tế bào.............................................................................................................
- Công nghệ gen.................................................................................................................
0,25
0,25
0,25
0,25
9
a. 
- Các nhân tố tiến hóa làm thay đổi tần số alen của quần thể: : Đột biến, Di – nhập gen, chọn lọc tự nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên.........................................................................
- Giao phối ngẫu nhiên không được xem là nhân tố tiến hóa vì: không làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể....................................................................
b. Vai trò:
- Đột biến: Thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể, có thể tạo alen mới, cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa ..............................................................
- Chọn lọc tự nhiên: Thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể, quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể -> Quy định chiều hướng và nhịp điệu tiến hóa.....................................................................
0,25
0,25
0,25
0,25
10
Qui trình 1 bài thực hành:
- Xác định mục tiêu bài thực hành.....................................................................................
- Kiểm tra kiến thức cơ sở (Cơ sở khoa học) và kiểm tra sự chuẩn bị thực hành..............
- Xác định nội dung và tiến hành thực hành......................................................................
- Trình bày kết quả, giải thích, rút kết luận và báo cáo thực hành.....................................
0,25
0,25
0,25
0,25
¾ Hết ¾

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_HSG_sinh_10_chuyen_nam_2016_tinh_Vinh_Phuc.doc