SỞ GD & ĐT BẮC NINH ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN HSG GIẢI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH CẦM TAY NĂM 2010 Môn: SINH HỌC Lớp 12 Cấp: THPT Thời gian thi: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 22/2/2010 Chú ý: Đề thi gồm 03 trang Câu 1: Ba tế bào A, B, C nguyên phân liên tiếp đã tạo ra 36 tế bào con. Số lần nguyên phân của tế bào B gấp đôi số lần nguyên phân của tế bào A. Tổng số lần nguyên phân của 3 tế bào là 10. Tìm số lần nguyên phân và số tế bào con tạo ra từ mỗi tế bào A, B, C Câu 2: Người ta tách 1 tế bào từ một mô đang nuôi cấy sang môi trường mới. Qua quá trình nguyên phân liên tiếp, sau 13h7’ các tế bào đã sử dụng của môi trường nội bào lượng ADN tương đương 720 NST đơn và lúc này quan sát thấy các NST đang ở trạng thái xoắn cực đại a. Tìm bộ NST lưỡng bội của loài. Biết thời gian của các kỳ của quá trình phân bào có tỉ lệ 3:2:2:3 tương ứng với 9/19 chu kỳ tế bào, trong đó kỳ giữa chiếm 18 phút b. Sau 16h40’ thì quá trình phân chia trên đang ở thế hệ thứ mấy? Tổng số NST trong các tế bào ở thời điểm này là bao nhiêu? Câu 3: Cấy 6,7.106 tế bào vi khuẩn vào môi trường nuôi cấy. Sau 4h30’, số lượng tế bào đạt 9,68.108 a. Xác định thời gian thế hệ (g) của chủng vi khuẩn này b. Tính hằng số tốc độ sinh trưởng () Biết loài vi khuẩn này phát triển có trải qua pha tiềm phát với thời gian là 30 phút Câu 4: Một bạn học sinh khi quan sát sơ đồ chu trình Calvin đã nhận xét rằng 54 ATP mà chu trình đã sử dụng làm cho hiệu quả năng lượng tích lại còn 88% mà không đạt 100%. Em hãy tính toán làm rõ nguồn gốc của 54 ATP và H=88% Câu 5: Các tế bào hồng cầu đảm trách chở Oxy tới các mô của cơ thể, chỉ sống khoảng 120 ngày. Các tế bào hồng cầu mới thay thế các tế bào hồng cầu chết được sản xuất ra trong tủy xương. Phải có bao nhiêu lần phân bào trong 1 giây ở tủy xương để thay thế đủ các tế bào hồng cầu của người trưởng thành? Biết có khoảng 5 triệu tế bào hồng cầu/1mm2 máu. Người trưởng thành cơ thể có khoảng 5 lít máu. Câu 6: Hãy tính lượng phân bón cho một thu hoạch 15 tấn chất khô/ha, biết rằng nhu cầu dinh dưỡng của cây này đối với Nitơ là 8g/kg chất khô và hệ số sử dụng phân bón là 60%, khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của đất bằng 0 Câu 7: NST D chứa 1 phân tử ADN bị đột biến đoạn thành NST d. Đoạn NST bị mất chứa một đoạn ADN mã hóa một polipeptit gồm 300 axit amin. Đoạn ADN còn lại có A=20% và đoạn mất đi có A=30% số nucleotit của đoạn. Khi các ADN trong các NST D và d tự nhân đôi một lần thì môi trường nội bào đã cung cấp 58.200 nucleotit a. Xác định chiều dài của ADN trong SNT D và d b. Nếu ADN trong D và d tự sao liên tiếp 5 đợt thì sẽ lấy từ môi trường nội bào bao nhiêu nulceotit mỗi loại? c. Nếu khi tự sao liên tiếp các ADN trong D và d lấy từ môi trường nội bào 1.804.200 nucleotit thì tế bào chứa D và d đã phân bào mấy đợt. Biết rằng thế hệ tế bào cuối cùng chứa ADN ở trạng thái chưa nhân đôi Câu 8: Trao đổi chéo – Hoán vị gen có thể xảy ra trong quá trình giảm phân hình thành cả giao tử đực và giao tử cái (hoán vị 2 bên) hoặc chỉ ở quá trình hình thành một trong hai loại giao tử (hoán vị 1 bên). Xét phép lai 2 cá thể dị hợp tử đều về 2 cặp gen (A và B) quy định 2 cặp tính trạng tương phản nằm trên 1 cặp NST. Biết tần số hoán vị gen là 8%. Hãy xác định tỉ lệ kiểu hình của thế hệ F1? Câu 9: Xét 3 gen liên kết ở ngô: +/b, +/lg, +/v. Một phép lai phân tích giữa thể dị hợp tử về 3 gen và thể đồng hợp tử lặn tạo ra thế hệ con như sau + v lg 165 + + lg 37 b + + 125 b v + 33 b + lg 64 + + + 11 + v + 56 b v lg 9 Tổng số: 500 cá thể Xác định cấu trúc di truyền của thể dị hợp tử; xác định trật tự gen và khoảng cách bàn đồ giữa các gen; tính tần số trao đổi chéo kép và hệ số trùng lặp Câu 10: Những hoạt động sống nói chung của con người trung bình mỗi giờ làm tuyệt chủng một loài. Ước lượng này có sai số lớn vì ta không biết rõ tất cả có bao nhiêu loài đang tồn tại, cũng không biết thực sự nơi cư trú của chúng bị phá hủy nhanh tới mức nào. Em có thể đưa ra ước lượng riêng của mình về tốc độ tuyệt chủng. Bắt đầu với số lượng loài được coi là đang tồn tại trên Trái Đất (khoảng 1,5 triệu loài). Để đơn giản hãy bỏ qua sự tuyệt chủng ở những vĩ độ ôn đới và tập chung vào 80% loài sinh vật sống ở rừng mưa nhiệt đới. Giả sử sự phá hủy rừng mưa nhiệt đới tiếp tục với tốc độ 1% mỗi năm, do đó rừng sẽ biến mất trong 100 năm nữa. Giả sử (một cách lạc quan) rằng 100 năm nữa sẽ còn 1/2 số loài sinh vật sống ở rừng mưa nhiệt đới sẽ còn sống sót trong các khu bảo tồn, các khoảnh rừng còn sót lại. a. Có bao nhiêu loài sinh vật sẽ biến mất trong 100 năm nữa? Có bao nhiêu loài sinh vật biến mất mỗi năm? Mỗi ngày? Mỗi giờ? b. Các nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học cho biết có thể có tới 30 triệu loài sinh vật đang tồn tại trên Trái Đất. Con số đó sẽ làm thay đổi ước lượng của em như thế nào? =========HẾT=========
Tài liệu đính kèm: