TRƯỜNG THCS TIÊN PHONG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH NĂNG KHIẾU NĂM HỌC 2015-2016 MÔN: HÓA HỌC 8 (Thời gian làm bài 120 phút không kể thời gian giao đề) Đề có 02 trang A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5,0 điểm) ( Gồm 15 câu trắc nghiệm khách quan có một hoặc nhiều lựa chọn. Chọn các phương án mà em cho là đúng ở mỗi câu hỏi sau và ghi đáp án đã lựa chọn vào bài thi) Câu 1. Hỗn hợp X gồm CO và CO2 có tỉ lệ số mol tương ứng 2:3. Tỉ khối của X so với H2 là: A. 37,6 B. 18,8 C. 19,2 D. 38,4 Câu 2. Cho phản ứng sau: C5H11COOH + O2 CO2 + H2O. Tổng hệ số tối giản của các chất tham gia phản ứng: A. 22 B. 21 C. 9 D. 8 Câu 3. Cho a gam hỗn hợp X gồm các kim loại Mg, Zn, Al tác dụng hết với dung dịch axit HCl. Sau khi phản ứng kết thúc, người ta chỉ thu được 67 gam muối và 8,96 lít H2 (đktc). Giá trị của a là? A. 38,6 gam B. 38,2 gam C. 36,8 D. 32,8 Câu 4. Dẫn khí H2 dư qua lần lượt các bình đựng các chất bột được nung nóng, các bình được thông với nhau như hình vẽ. Al2O3 (1) HgO (2) Fe2O3 (3) Na2O (4) P2O5 (5) Hãy cho biết ở những bình nào đã xảy ra phản ứng? A. Bình (1), (2), (3) B. Bình (1), (3), (4), (5) C. Bình (2), (3) D. Bình (2), (3), (4), (5) Câu 5: Tất cả các kim loại trong dãy nào sau đây tác dụng được với H2O ở nhiệt độ thường? A. K, Ba, Li, Na B. Cu, Pb, Rb, Ag C. K, Na, Ca, Ba D. Al, Hg, Cs, Sr Câu 6: Hãy chọn công thức hoá học đúng trong số các công thức hóa học sau đây: A. Ca(H2PO4)2 B. Ca2(PO4)2 C. Ca3(PO4)2 D. Ca3(PO4)3 Câu 7: Dãy oxit nào có tất cả các oxit đều tác dụng được với nước. A. SO3, CaO, SO2, BaO B. SO3, Na2O, CaO, P2O5 C. ZnO, CO2, SiO2, PbO D. SO2, CaO, CO2, K2O Câu 8: Ở 200C hoà tan 40g KNO3 vào trong 95g nước thì được dung dịch bão hoà. Độ tan của KNO3 ở nhiệt độ 200C là: A. 40,1g B. 44, 2g C. 42,1g D. 43,5g Câu 9. Dẫn khí H2 qua 40 gam bột CuO nung nóng, sau một thời gian thu được 33,6 gam hỗn hợp chất rắn. Hiệu suất phản ứng và thể tích khí H2 (đktc) tham gia phản ứng là: A. 75% và 8,96 lít B. 75% và 7,84 lít C. 80% và 8,96 lít D. 80% và 7,84 lít Câu 10: Có 6 lọ mất nhãn dung dịch các chất sau: HCl, H2SO4, BaCl2, NaCl, NaOH, Ba(OH)2 Hãy chọn thuốc thử để nhận biết các dung dịch trên A. Quì tím B. Dung dịch phenolphtalein C. Dung dịch AgNO3 D. Khí CO2 B. TỰ LUẬN (15 điểm) Bài 1(3,0 điểm): 1.Viết phương trình hóa học thực hiện dãy biến hóa sau: 2. Có 5 bình khí N2, O2, CO2, CH4 và H2 bị mất nhãn. Hãy trình bày phương pháp hóa học để nhận biết từng bình khí trên. Viết phương trình hóa học minh họa (nếu có). Bài 2 (4,0 điểm): 1. Hỗn hợp CO2 và O2 có tỉ khối so với hiđro là 19. Phải thêm bao nhiêu lít O2 vào 20 lít hỗn hợp trên để được hỗn hợp có tỉ khối so với hiđro là 18,4. Cho các khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. 2. Nười ta sản xuất phân đạm từ Nitơ lấy trong không khí. Trình bày cách tách Nitơ ra khỏi không khí (coi như chỉ chứa Nitơ và oxi). Biết nhiệt độ sôi của Nitơ là – 1960C và nhiệt độ sôi của oxi là – 1830C. Bài 3 (3,0 điểm): Khử hoàn toàn 24 gam Oxit của kim loại M cần dùng 10,08 lít khí CO. Toàn bộ lượng kim loại thu được cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít khí H2. Xác định công thức hoá học của oxit kim loại M. (thể tích các khí đo ở đktc). Bài 4 (5,0 điểm): 1. Tính khối lượng NaCl cần thiết để pha thêm vào 200,00gam dung dịch NaCl 25% thành dung dịch 30%. 2. Có một hỗn hợp chứa Fe, FeO, Fe2O3. Nếu hòa tan a gam hỗn hợp bằng HCl dư thì lượng H2 thoát ra bằng 1% khối lượng hỗn hợp đem thí nghiệm. Nếu khử a gam hỗn hợp bằng H2 nóng, dư thì thu được một lượng nước bằng 21,15% khối lượng hỗn hợp đem thí nghiệm. Xác định % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu. Biết: FeO + HCl → FeCl2 + H2O Fe2O3 + HCl → FeCl3 + H2O (Cho NTK: Fe = 56; O = 16; Cl = 35,5; H = 1; Na = 23; C = 12 )
Tài liệu đính kèm: