Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 vòng huyện năm học: 2014-2015 đề thi môn: Hóa học 9

doc 5 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 2142Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 vòng huyện năm học: 2014-2015 đề thi môn: Hóa học 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 vòng huyện năm học: 2014-2015 đề thi môn: Hóa học 9
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 VÒNG HUYỆN
NĂM HỌC: 2014-2015
Đề thi môn: Hóa học 9
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
________________________
Câu 1: (4điểm) Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Fe và Mg vừa đủ trong 200ml dung dịch HCl thu được dung dịch A và 2,24 lít khí (ĐKTC). Cho dung dịch A tác dụng hết với 200 ml dung dịch NaOH 2M thu được dung dịch B và kết tủa D. Để kết tủa D ngoài không khí một thời gian sau đó đem nung đến khối lượng không đổi thu được 6g chất rắn.
a. Tính m?
b. Tính nồng độ mol dung dịch HCl cần dùng?
c. Tính khối lượng muối thu được?
d. Tính nồng độ mol các chất có trong dung dịch B? 
(Xem thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể).
Câu 2: (4điểm) Có một hỗn hợp gồm Na2SO4 và K2SO4 được trộn lẫn theo tỉ lệ 1: 2 về số mol. Hòa tan hỗn hợp vào 102g nước thì thu được dung dịch A. Cho 1664g dung dịch BaCl2 10% vào dung dịch A. Lọc kết tủa, thêm H2SO4 dư vào nước vừa lọc thì thấy tạo ra 46,6g kết tủa. Xác định nồng độ phần trăm của Na2SO4 và K2SO4 trong dung dịch đầu.
Câu 3: (4điểm) Cho 6,8g AgNO3 vào dung dịch A chứa 1,915g hỗn hợp NaCl và KCl thu được 4,305g kết tủa B và dung dịch C. Lọc để loại bỏ kết tủa. Nhúng một thanh đồng vào dung dịch C để cho tới khi phản ứng đến cùng, lấy que đồng ra, rửa sạch, cân lại thấy khối lượng que đồng tăng lên.
a. Tính khối lượng mỗi muối có trong dung dịch A.
b. Tính khối lượng của que đồng tăng sau thí nghiệm.
Câu 4: (4điểm) Hòa tan hoàn toàn 8 gam hỗn hợp gồm một kim loại hóa trị (II) và một kim loại hóa trị (III) phải dùng 340 ml dung dịch HCl 2M.
a. Cô cạn dung dịch sau phản ứng sẽ thu được bao nhiêu gam hỗn hợp muối khan.
b. Nếu biết kim loại hóa trị (III) là nhôm và nó có số mol gấp 5 lần số mol kim loại hóa trị (II). Hãy xác định tên kim loại hóa trị (II).
Câu 5: (4điểm) Cho a gam bột sắt vào 200 ml dung dịch X gồm hỗn hợp 2 muối AgNO3 và Cu(NO3)2. Khi phản ứng xong thu được 3,44g chất rắn B và dung dịch C. Tách B rồi cho dung dịch C tác dụng với dung dịch NaOH dư được 3,68g kết tủa 2 hiđroxit kim loại. Nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi được 3,2g chất rắn.
a. Tìm a.
b. Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch X.
HẾT
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 VÒNG HUYỆN
NĂM HỌC: 2014-2015
Hướng dẫn chấm môn: Hóa học 9
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
___________________ 
Câu 1: (4điểm) 
Gọi a,b lần lượt là số mol của Fe, Mg trong m gam hỗn hợp
Fe + 	2 HCl à 	FeCl2 + H2
1mol 2mol 1mol 1mol
a 2a 	a a 	
Mg + 2 HCl à MgCl2 + H2 
1mol 2mol 1mol 1mol
b 2b b b 	(0,25điểm)
Số mol H2 = 2,24 : 22,4 = 0,1 mol = a + b (1)	(0,25điểm) 
Dung dịch A gồm: FeCl2 ( amol) , MgCl2 ( b mol)
FeCl2 + 2 NaOH à Fe(OH)2 + 2 NaCl
a mol 2a mol a mol 2a mol 	(0,25điểm) 
MgCl2 + 2 NaOH à Mg(OH)2 + 2 NaCl
b mol 2b mol b mol 2b mol	 	(0,25điểm)
Dung dịch B gồm: NaCl (2a +2b) mol, NaOH dư (nếu có).
Kết tủa D : Fe(OH)2 (a mol), Mg(OH)2 (b mol)
Để kết tủa D ngoài không khí thì Fe(OH)2 à Fe(OH)3 
4 Fe(OH)2 + O2 + 2H2O à 4 Fe(OH)3	 	(0,25điểm) 
a mol a mol
Nung D: 2 Fe(OH)3 t0	Fe2O3 + 3 H2O 
 2 mol 1 mol
 a 0,5 a 	(0,25điểm) 
 Mg(OH)2 t0 MgO + H2O
 b mol b mol	 	 	(0,25điểm) 
 	Vậy 6g chất rắn gồm 0,5a mol Fe2O3 , b mol MgO	
	Ta có: 0,5a . 160 + 40b = 6g (2) 	(0,25điểm) 
 Từ (1) & (2) ta có hệ PT: a + b = 0,1 và 80a + 40b = 6 
Giải ra ta được: a = 0,05; b = 0,05 	(0,25điểm)
a. khối lượng hỗn hợp: mhh = mFe + mMg = 0,05 . 56 + 0,05 . 24 = 4g	(0,25điểm)
b. nHCl = 2a + 2b = 0,2 mol
CM ( HCl) = 0,2 : 0,2 = 1 M 	(0,25điểm)
c. Khối lượng muối thu được:
nNaCl = 2a + 2b = 0,2 mol
mNaCl = 0,2 . 58,5 = 11,7g	 	(0,25điểm) 
d. Dung dịch B 
n NaOH dư = 2 . 0,2 – (2a + 2b) = 0,4 – 0,2 = 0,2 mol 	(0,25điểm)
Thể tích dung dịch: Vd d = 200 + 200 = 400 ml = 0,4 lít	 	(0,25điểm)
CM (NaCl) = 0,2 : 0,4 = 0,5M 	(0,25điểm) 
CM ( NaOH dư) = 0,2 : 0,4 = 0,5M 	(0,25điểm)
Câu 2: (4điểm) 
n BaCl2 = = = 0.8 mol 	 	(0,25điểm)
vì n Na2SO4 : n K2SO4 = 1:2 	(0,25điểm)
gọi x là số mol của Na2SO4 n K2SO4 = 2x mol 	(0,25điểm)
các phản ứng xảy ra:
BaCl2 + Na2SO4 BaSO4+ 2NaCl (1) 	(0,25điểm)
mol x x x
BaCl2 + K2SO4 BaSO4+ 2KCl (2) 	(0,25điểm)
mol 2x 2x 2x
Vì khi thêm dung dịch H2SO4 vào nước lọc lại tạo kết tủa nên trong nước lọc còn dư BaCl2 .	(0,25điểm)
BaCl2 + H2SO4 BaSO4+ 2HCl 	(3) 	(0,25điểm)
mol 0.2 0.2
n BaSO4(3) = = 0.2 mol 	(0,25điểm)
Theo đề: n BaCl2 = 0.8 mol
 n BaCl2 (1) + n BaCl2 (2) + n BaCl2 (3) = 0.8 	(0,25điểm)
x + 2x + 0.2 = 0.8 x = 0.2 	(0,25điểm)
Khối lượng dung dịch A là:
mdd = m Na2SO4 + mK2SO4 + mH2O 	(0,25điểm)
 mdd =0.2x142 +0.4x174 +102 = 200g 	(0,25điểm)
C% Na2SO4 = x100 = 14.2 % 	(0,5điểm)
C% K2SO4 = x100 = 34.8 %	(0,5điểm)
Câu 3: (4điểm) 
a) Gọi x, y là số mol của NaCl và KCl có trong hỗn hợp A. 
nAg NO3 = 6,8/170 = 0,04 (mol) và nAgCl = 4,305/143,5 = 0,03 (mol) 	(0,25điểm)
NaCl + AgNO3 → AgCl↓ + NaNO3 (1) 	
x x x (mol)
KCl + AgNO3 → AgCl ↓ + KNO3 (2) 	
y y y (mol)
Từ (1) và (2) cho thấy:
Cứ 1 mol AgNO3 → 1 mol AgCl
0,04 mol AgNO3 → 0,03 mol AgCl → AgNO3 dư. 	(0,25điểm)
Mà: mhhm = 58,5x + 74,5y = 1,915 (I) 	(0,25điểm)
Từ (1) và (2) → nAgCl = x + y = 0,03 (II) 	(0,25điểm)
Giải (I) và (II), ta được: x = 0,02 (mol) và y = 0,01 (mol) 	(0,25điểm)
Vậy: mNaCl = 0,02 . 58,5 = 1,17 (g) 	(0,25điểm)
mKCl = 0,01 . 74,5 = 0,745 (g) 	(0,25điểm)
b. Dung dịch C gồm có các muối: NaNO3, KNO3, AgNO3 dư (0,25điểm)
Từ (1) và (2) → nAgNO3 phản ứng = x + y = 0,03 (mol) 	(0,25điểm)
→ n AgNO3 dư = 0.04 – 0,03 = 0,01 (mol) 	(0,25điểm)
Khi nhúng thanh que đồng vào phản ứng đến cùng:
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag ↓ (3) 	
0,005(mol) ← 0,01(mol) → 0,01(mol)
Từ (3) → nCu phản ứng = 1/2nAgNO3 = 0,005 (mol) 	(0,25điểm)
→ mCu = 0,005 . 64 = 0,32 (g) 	(0,25điểm)
Và nAg tạo thành = nAgNO3 = 0,01 (mol) (0,25điểm)
→ mAg = 0,01 . 108 = 1,08 (g) 	(0,25điểm)
Vậy khối lượng thanh đồng tăng là: 1,08 – 0,32 = 0,76 (g). 	(0,5điểm)
Câu 4: (4điểm) 
Số mol HCl = 0,34 . 2 = 0,68 mol 	(0,25điểm)
Gọi A, B là tên kim loại hóa trị (II) và hóa trị (III). x,y là số mol của A và B 	 	(0,25điểm)
A + 2 HCl " ACl2 + H2 
1mol 2mol 1mol 1mol
x 2x x x 	(0,25điểm)
2B + 6HCl " 2 BCl3 + 3H2
2mol 6mol 2mol 3mol
 y 3y	 y 1,5y 	(0,25điểm)
a. nHCl = nCl = 0,68 mol
mCl = 0,68 . 35,5 = 24,14 gam 	(0,5điểm)
Khối lượng muối khan: 8 + 24,14 = 32,14 gam 	 	(0,5điểm)
b. Theo đề ta có: y = 5x 	(0,5điểm)
Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình
	2x + 3y = 0,68 (*)
	x.MA + 27y = 8 	(0,5điểm)
Thay y = 5x vào (*) ta có :
2x + 3 . 5x = 0,68
x = 0,04 , y = 0,2 	(0,5điểm)
Suy ra : 0,04. MA + 27 . 0,2 = 8
MA = 65 à Kẽm.	(0,5điểm)
Câu 5: (4điểm) 
Do chỉ có 2 hiđroxit kim loại được tạo ra nên AgNO3 sẽ phản ứng hết với sắt và sắt phản ứng hết trước Cu(NO3)2 .	(0,25điểm) 	
Gọi x, y lần lượt là số mol của AgNO3 và Cu(NO3)2.	
z là số mol của Cu(NO3)2 tham gia phản ứng với sắt.
PTHH:
Fe + 2AgNO3 à Fe(NO3)2 + 2Ag (1)	(0,25điểm)
Fe + Cu(NO3)2 à Fe(NO3)2 + Cu (2)	(0,25điểm)
Dung dịch C chứa : = 	
	 dư = 	(0,25điểm)
Khi cho dung dịch C tác dụng với dung dịch NaOH dư :
Fe(NO3)2 + 2NaOH à Fe(OH)2 + 2NaNO3	(3)	
Cu(NO3)2 + 2NaOH à Cu(OH)2 + 2NaNO3	(4)	
Nung kết tủa trong không khí:
4Fe(OH)2	+ O2 + 2H2O 4Fe(OH)3	(5)	
2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O	(6)	
Cu(OH)2 CuO + H2O	(7)	(0,25điểm)
a. Theo đề bài ta có: mB = 108x + 64z = 3,44 (g)	(I)	(0,25điểm)
Theo (3) và (4): mHai Hiđroxit = 90 + 98 = 3,68 	(0,25điểm)
à 45x + 98y – 8z = 3,68	(II)	(0,25điểm)
 Theo (6) và (7): mChất rắn = 160 + 80 = 3,2	(0,25điểm)
à 40x + 80y = 3,2 (III)	(0,25điểm)
Từ (I), (II), (III) ta có hệ phương trình: 	(0,25điểm)
Giải hệ phương trình ta được: 	(0,25điểm)
Theo (1) và (2): mFe = a = 56 = 56 = 1,68 (g)	 (0,25điểm)
b.
Vdd X = 200 (ml) = 0,2 (l); ; 	(0,25điểm)
Nồng độ mol các chất trong dung dịch X:
CM dd = 	(0,25điểm)
CM dd = 	(0,25điểm)
HẾT

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_HSG_vong_huyen.doc