PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN CỜ ĐỎ ĐỀ CHÍNH THỨC Đề thi có 01 trang KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRUNG HỌC CƠ SỞ CẤP HUYỆN - NĂM HỌC 2015-2016 Khóa ngày 21 tháng 01 năm 2016 MÔN HÓA HỌC Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề) Bài 1: (5,5 điểm) 1.1. (3,5 điểm) Hỗn hợp X gồm BaCO3, Fe(OH)2, Al(OH)3, CuO, MgCO3. Nung X trong không khí đến khối lượng không đổi được hỗn hợp rắn A. Cho A vào nước dư, khuấy đều được dung dịch B (chứa hai chất tan) và phần chất rắn không tan C. Cho khí H2 dư qua bình chứa phần chất rắn không tan C, nung nóng được hỗn hợp rắn E (các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Hãy xác định thành phần A, B, C, E và viết các phương trình phản ứng xảy ra. 1.2. (2,0 điểm) Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CaCl2, Ca(NO3)2, NaOH, Na2CO3, KHSO4, Na2SO4, Ca(OH)2, H2SO4, HCl. Hãy viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra (nếu có). Bài 2: (6,0 điểm) 2.1. (2,5 điểm) Muối ăn có lẫn các tạp chất Na2SO4, NaBr, MgCl2, CaCl2, CaSO4. Hãy trình bày cách tinh chế muối ăn. 2.2. (3,5 điểm) Lấy 42,8 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe2O3 đem nung nóng (trong điều kiện không có oxi), sau một thời gian thu được chất rắn Y (giả sử chỉ xảy ra phản ứng khử oxit kim loại thành kim loại). Chia Y làm 2 phần bằng nhau: Phần 1: Hòa tan một phần trong dung dịch NaOH dư, thoát ra 1,68 lít khí (đktc). Phần 2: Hòa tan hết trong dung dịch HCl dư, thoát ra 5,04 lít khí (đktc). Tính phần trăm khối lượng Fe2O3 trong hỗn hợp Y. Bài 3: (5,0 điểm) 3.1. (1,5 điểm) Cho dung dịch AgNO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch X gồm 2 muối NaCl và NaBr, sau khi kết thúc phản ứng, thu được kết tủa có khối lượng bằng khối lượng của AgNO3 tham gia phản ứng. Tính phần trăm khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp X. 3.2. (3,5 điểm) Hòa tan m gam hỗn hợp Na2CO3 và NaHCO3 vào nước thu được dung dịch X. Nhỏ từ từ 300 ml dung dịch HCl 0,5M vào X thấy thoát ra 1,12 lít khí (đktc) và dung dịch Y. Thêm dung dịch Ca(OH)2 dư vào Y thu được 20 gam kết tủa. Tính giá trị của m. Bài 4: (3,5 điểm) Cho 39,2 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,24 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc), dung dịch Y và còn dư 3,2 gam kim loại. a. Tính phần trăm khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp X. b. Tính khối lượng mỗi muối trong dung dịch Y. ------HẾT------ Ghi chú: - Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. - Học sinh được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Họ và tên học sinh: ..................................................................... Số báo danh: ................................. Chữ ký GT1: .....................................................; Chữ ký GT2: .........................................................
Tài liệu đính kèm: