Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 12 thpt năm học 2013 - 2014 môn thi: Địa lí thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

doc 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 947Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 12 thpt năm học 2013 - 2014 môn thi: Địa lí thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 12 thpt năm học 2013 - 2014 môn thi: Địa lí thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BẮC NINH
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 THPT
NĂM HỌC 2013 - 2014
MÔN THI: ĐỊA LÍ 
Ngày thi: 28/03/2014
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu I (4,0 điểm)
1/ Phân tích tác động của hướng núi đến sự phân hóa khí hậu nước ta theo không gian.
2/ Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy trình bày, giải thích đặc điểm chế độ nhiệt trong tháng VII ở nước ta.
Câu II (3,0 điểm) 
1/ Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh dân số nước ta đông, còn tăng nhanh. Phân tích hậu quả của sự gia tăng dân số nhanh ở nước ta hiện nay.
2/ Tại sao nước ta cần phải đẩy mạnh xuất khẩu lao động?
Câu III (5,0 điểm) 
	1/ Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, kiến thức đã học và kết hợp bảng số liệu sau:
Diện tích, năng suất, sản lượng và bình quân sản lượng lúa theo đầu người
 giai đoạn 2000 – 2007
	Năm
2000
2005
2007
Diện tích (triệu ha)
7,7
7,3
7,2
Năng suất (tạ/ha)
42,2
48,9
49,9
Sản lượng (triệu tấn)
32,5
35,8
35,9
Bình quân theo đầu người (kg)
419
431
422
Hãy nhận xét, giải thích tình hình sản xuất và phân bố cây lúa ở nước ta.
2/ Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy chứng minh hoạt động ngoại thương nước ta có những chuyển biến tích cực trong những năm gần đây. Giải thích nguyên nhân.
Câu IV (4,0 điểm) Cho bảng số liệu:
Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế của nước ta phân theo vùng năm 2005 và 2010 
(Đơn vị : tỉ đồng)
Các vùng
2005
2010
 Cả nước
- Đồng bằng sông Hồng
- Đông Nam Bộ
- Đồng bằng sông Cửu Long
- Các vùng khác
988520,0
193143,4
550139,3
87555,3
157682,0
2963499,7
629631,7
1483036,3
297829,0
553002,7
1/ Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô, cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng của nước ta năm 2005 và năm 2010.
2/ Nhận xét quy mô, cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng của nước ta trong 2 năm trên. Tại sao Đông Nam Bộ là vùng có giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước?
Câu V (4,0 điểm) 
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:
1/ Phân tích thế mạnh và hạn chế về tự nhiên đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long.
 	2/ Trình bày đặc điểm ngành công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ. Tại sao việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải sẽ tạo ra bước ngoặt quan trọng trong quá trình hình thành cơ cấu kinh tế của vùng này?
--------------Hết--------------
Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam.
Họ và tên thí sinh:. Số báo danh:..
Họ và tên, chữ ký: Giám thị 1:........................................................................................
 Giám thị 2:........................................................................................
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BẮC NINH
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 
NĂM HỌC 2013 - 2014
MÔN: ĐỊA LÍ 
(Hướng dẫn chấm gồm 05 câu, 04 trang)
Câu
Ý
Hướng dẫn chấm
Điểm
I
1
Phân tích tác động của hướng núi đến sự phân hóa của khí hậu nước ta theo không gian
2,00
- Hướng núi nước ta có tác động lớn đến sự phân hóa của khí hậu theo chiều Bắc – Nam và theo chiều Đông – Tây.
* Hướng Tây Bắc – Đông Nam:
- Hướng núi Tây Bắc – Đông Nam gần như vuông góc với hướng gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ, vì vậy các dãy núi trở thành bức chắn địa hình tạo ra sự phân hóa nhiệt, mưa theo chiều Đông – Tây 
+ Hướng TB – ĐN của dãy Hoàng Liên Sơn có tác dụng ngăn ảnh hưởng của gió mùa ĐB đến khu Tây Bắc làm cho khu này có mùa đông ngắn hơn và ấm hơn so với khu Đông Bắc.
+ Hướng TB - ĐN của dãy Trường Sơn gần như vuông góc với gió Tây Nam làm cho sườn đông chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng vào mùa hạ. Vào mùa đông, sườn đông lại ở vị trí đón gió nên mưa nhiều.
+ Hướng Tây – Đông của dãy Hoành Sơn, Bạch Mã tạo ra các bức chắn địa hình ngăn ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc xuống phía nam, làm sâu sắc thêm sự phân hóa khí hậu theo chiều Bắc – Nam đặc biệt là trong mùa đông, nền nhiệt ở phía Nam cao hơn phía Bắc.
* Hướng vòng cung:
+ Hướng vòng cung của các cánh cung Đông Bắc tạo điều kiện cho gió mùa mùa đông có thể xâm nhập sâu vào Việt Nam, làm cho miền Bắc nước ta có 1 mùa đông lạnh kéo dài 2 đến 3 tháng, nhiệt độ dưới 180c.
+ Hướng vòng cung của các cánh cung Trường Sơn Nam song song với hướng gió, làm cho nhiều địa phương ở ven biển cực Nam Trung Bộ có lượng mưa rất thấp (Ninh Thuận, Bình Thuận có lượng mưa trung bình năm dưới 800mm- thấp nhất trong cả nước)
- Hướng sườn của các dãy núi: Các địa điểm nằm ở sườn đón gió của các dãy núi có lượng mưa lớn hơn sườn khuất gió. (dẫn chứng)
0,25
0,25
0,25
0,25
0.25
0,25
0,25
0,25
2
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học trình bày, giải thích đặc điểm chế độ nhiệt trong tháng VII ở nước ta 
2,00
- Nhiệt độ trung bình năm cao nhất trong năm (trên 240c). Do Mặt Trời lên thiên đỉnh ở bán cầu Bắc và đây là thời gian nước ta chịu tác động sâu sắc của gió mùa Tây Nam với tính chất nóng ẩm.
- Chế độ nhiệt trong tháng VII có sự phân hóa theo không gian, chủ yếu do tác động của địa hình
+ Khu vực Trung Bộ có nền nhiệt cao nhất do chịu ảnh hưởng của hiện tượng phơn với tính chất khô nóng 
+ Khu vực Bắc Bộ có nền nhiệt khá cao do khoảng cách hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh gần nhau
+ Khu vực Nam Bộ có nền nhiệt thấp hơn do khoảng cách hai lần Mặt trời lên thiên đỉnh cách xa , đồng thời đây là khu vực đón gió màu Tây Nam trực tiếp có lượng mưa lớn.
+ Chế độ nhiệt còn có sự phân hóa theo đai cao (dẫn chứng) do ảnh hưởng của độ cao địa hình. 
Kết luận: Nhiệt độ TB tháng VII thể hiện rõ tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta.
0,50
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
II
1
Chứng minh dân số nước ta đông, còn tăng nhanh. Phân tích hậu quả của sự gia tăng dân số nhanh ở nước ta hiện nay.
2,00
* Dân số nước ta đông, còn tăng nhanh:
- Dân số đông (diễn giải)
- Còn tăng nhanh (diễn giải)
* Hậu quả của sự gia tăng dân số nhanh:
- Sức ép đối với sự phát triển kinh tế:
+ Tốc độ tăng dân số chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế, vấn đề việc làm luôn là thách thức đối với nền kinh tế.
+ Sự phát triển kinh tế chưa đáp ứng với tiêu dùng và tích lũy, tạo nên mâu thuẫn giữa cung và cầu. 
+ Làm chậm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ.
- Sức ép đối với việc phát triển xã hội:
+ Chất lượng cuộc sống chậm được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người thấp,
+ Khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề xã hội như: vấn đề phát triển y tế, văn hóa, giáo dục, an ninh xã hội,...
- Đối với tài nguyên, môi trường: Sự suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường, không gian cư trú trật hẹp.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
2
Tại sao nước ta cần phải đẩy mạnh xuất khẩu lao động
1,00
+ Góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm, sử dụng hợp lí, hiệu quả nguồn lao động nước ta hiện nay. 
+ Góp phần nâng cao chất lượng nguồn lao động
+ Góp phần xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội ở vùng nông thôn, miền núi
0,50
0,25
0,25
III
1
Nhận xét và giải thích tình hình sản xuất và phân bố cây lúa ở nước ta.
1,00
a) Tình hình sản xuất cây lúa
- Diện tích gieo trồng lúa: giảm chậm (Dẫn chứng). Do chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển đổi cơ cấu cây trồng
- Năng suất lúa: tăng nhanh (Dẫn chứng). Do thâm canh, áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật trong nông nghiệp.
- Sản lượng lúa: tăng nhanh (Dẫn chứng). Sản lượng lúa vẫn tăng trong khi diện tích lúa giảm là do năng suất lúa tăng nhanh hơn (1,17 lần so với 1,10 lần)
- Bình quân lúa trên đầu người tăng chậm (Dẫn chứng). Do tốc độ tăng dân số và tốc độ tăng sản lượng lúa đạt mức xấp xỉ nhau. 
0,25
0,25
0,25
0,25
b) Nhận xét tình hình phân bố cây lúa 
1,50
- Lúa có phạm vi phân bố rộng khắp trên toàn lãnh thổ nước ta (cả ở đồng bằng, trung du và miền núi). Do đây là cây trồng lâu đời của nước ta; hầu hết các địa phương trong cả nước đều có điều kiện để trồng lúa bởi có điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió màu rất phù hợp với sinh thái của cây lúa.
- Cây lúa được trồng tập trung nhất tại các đồng bằng châu thổ (D/c). Do các đồng bằng có nhiều điều kiện rất thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng và phát triển: khí hậu nóng ẩm, đất phù sa màu mỡ, người dân cần cù, chịu khó, có kinh nghiệm....
- Cây lúa được phân bố ít ở miền núi. Do đất đai ở miền núi chủ yếu là đất ferralit, không thích hợp cho trồng lúa, thủy lợi gặp nhiều khó khăn do địa hình cao, lao động ít có kinh nghiệm trong sản xuất lúa.
- Cây lúa phân bố không đồng đều giữa các vùng lãnh thổ, được thể hiện thông qua tỉ lệ diện tích trồng lúa so với diện tích cây công nghiệp của từng vùng (Diễn giải)
- Trên phạm vi cả nước nổi lên 2 vùng trọng điểm có diện tích và sản lượng lúa cao nhất cả nước: Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng 
0,25
0,25
0,25
0,50
0,25
2
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy chứng minh hoạt động ngoại thương nước ta có những chuyển biến tích cực trong những năm gần đây. Giải thích nguyên nhân
2,50
a) Chứng minh: 
- Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng liên tục qua các năm. (Dẫn chứng)
- Cả kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng, tuy nhiên tốc độ tăng có sự khác nhau. (Xuất khẩu tăng 3,3 lần, nhập khẩu tăng 4 lần)
- Cán cân xuất nhập khẩu tuy vẫn nhập siêu nhưng bản chất khác so với trước đây.
- Cơ cấu hàng xuất khẩu khá đa dạng, gồm hàng công nghiệp nặng, khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp, hàng nông lâm thủy sản.
- Cơ cấu hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu, tư liệu sản xuất và một phần nhỏ là hàng tiêu dùng.
- Thị trường xuất nhập khẩu ngày càng được mở rộng theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa. Nước ta đã trở thành viên của WTO. Quan hệ buôn bán với phần lớn các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới
+ Thị trường xuất khẩu hiện nay lớn nhất: Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc. 
+ Thị trường nhập khẩu chủ yếu là khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và Châu Âu.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
b) Giải thích:
- Do đổi mới về cơ chế quản lí
- Là kết quả của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
0,25
0,25
IV
1
Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng của nước ta năm 2005 và năm 2010 
2,00
* Xử lí số liệu:
Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế của nước ta phân theo vùng. (Đơn vị:%)
Các vùng
2005
2010
 Cả nước
- Đồng bằng sông Hồng
- Đông Nam Bộ
- Đồng bằng sông Cửu Long
- Các vùng còn lại
100
19,5
55,7
8,9
15,9
100
21,3
50,0
10,1
18,6
* Tính tỉ lệ bán kính: 
R2010 = 1,7.R2005 (R2005 = 1 đơn vị bán kính, R2010 = 1,7 đvbk)
* Vẽ biểu đồ
 - Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ tròn
- Yêu cầu: 
+ Chính xác về tỉ lệ bán kính.
+ Có tên và chú giải cho biểu đồ.
+ Đẹp, chính xác về tỉ lệ trên biểu đồ.
( Chú ý: Nếu học sinh sai dạng biểu đồ không cho điểm; sai hoặc thiếu một trong các nội dung trên thì bị trừ 0,25 điểm)
0,50
1,50
2
Nhận xét quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng của nước ta trong 2 năm trên. Tại sao Đông Nam Bộ là vùng có giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước?
2,00
* Nhận xét:
- Giá trị sản xuất công nghiệp nước ta trong giai đoạn 2005 – 2010 tăng nhanh (2,9 lần)
- Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta có sự phân hóa giữa các vùng ( DC)
- ĐNB là vùng luôn chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta. (DC)
- Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng nước ta có sự thay đổi (DC)
* Giải thích tại sao Đông Nam Bộ là vùng có giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất:
- Vị trí địa lí thuận lợi: giáp biển, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tiếp giáp nhiều vùng nguyên liệu lớn,
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đa dạng: địa hình bằng phẳng, dầu khí có trữ lượng lớn,
- ĐK KT – XH thuận lợi: lao động đông, có trình độ, tay nghề cao, năng động; thu hút đầu tư nhiều nhất, CSHT – CSVCKT hiện đại và hoàn thiện nhất,
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,50
V
1
Phân tích thế mạnh và hạn chế về tự nhiên đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở ĐBSCL
2,00
\
Thế mạnh:
- Đất : là tài nguyên quan trọng hàng đầu của ĐBSCL với 3 nhóm đất chính (kể tên), là cơ sở quan trọng để phát triển sản xuất LTTP
- Khí hậu: thể hiện rõ tính chất cận Xích đạo (nhiều nắng, chế độ nhiệt cao ổn định, lượng mưa lớn)
- Nguồn nước phong phú: do mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt.
- Sinh vật: cũng là tài nguyên có giá trị của ĐBSCL, thảm thực vật chủ yếu là rừng ngập mặn, rừng tràm, động vật có giá trị hơn cả là cá và chim.
- Tài nguyên biển: rất phong phú, đa dạng (dẫn chứng) là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thủy sản của vùng.
- Khoáng sản chủ yếu là đá vôi, than bùn, ngoài ra có dầu khí ở thềm lục địa là cơ sở để vùng phát triển các ngành công nghiệp.
Hạn chế:
- Mùa khô kéo dài làm tăng cường xâm nhập mặn vào đất liền, làm tăng độ chua và chua mặn trong đất. Ngoài ra đôi khi còn có các thiên tai khác (ngập lụt)
- Phần lớn diện tích của vùng là đất phèn, mặn cùng với sự thiếu nước trong mùa khô gây khó khăn cho việc sử dụng đất của vùng.
- TNKS không nhiều gây trở ngại cho phát triển công nghiệp của vùng
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
2
Trình bày đặc điểm ngành công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ. Tại sao phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải sẽ tạo ra bước ngoặt quan trọng trong quá trình hình thành cơ cấu kinh tế của vùng?
2,00
a) Đặc điểm ngành công nghiệp của vùng BTB:
- CN của vùng hiện đang phát triển dựa trên một số TNKS có trữ lượng lớn, nguồn nguyên liệu của N-L-TS và nguồn LĐ dồi dào.
- Quy mô giá trị sản xuất công nghiệp của vùng còn thấp so với các vùng khác trong cả nước (dưới 3%)
- Mức độ tập trung công nghiệp: thưa thớt, chủ yếu ở ven biển – phía Đông của vùng với 4 trung tâm công nghiệp quy mô nhỏ trong cả nước. (kể tên) 
- Cơ cấu ngành nhìn chung kém đa dạng. Chủ yếu là công nghiệp cơ khí, chế biến thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng
(Nếu thí sinh nêu thiếu một trong các ý trên nhưng nêu được hạn chế trong phát triển công nghiệp của vùng thì thưởng 0,25 điểm)
1,00
0,25
0,25
0,25
0,25
b) Việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải sẽ tạo ra bước ngoặt quan trọng trong quá trình hình thành cơ cấu kinh tế của vùng BTB vì:
- Do cơ sở hạ tầng GTVT còn hạn chế, chưa đồng bộ nên kinh tế của vùng còn chậm phát triển.
- Phát triển CSHT, GTVT góp phần nâng cao vị trí cầu nối của vùng, giữa khu vực phía Bắc và phía Nam theo hệ thống QL 1 và đường sắt Thống Nhất.
- Phát triển các tuyến đường ngang (7,8,9,), và đường Hồ Chí Minh giúp khai thác tiềm năng và thúc đẩy sự phát triển kinh tế khu vực phía Tây, tạo ra sự phân công lao động hoàn chỉnh hơn.
- Phát triển hệ thống cảng biển, sân bay tạo điều kiện thu hút đầu tư, hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất
1,00
0,25
0,25
0,25
0,25
Lưu ý ; nếu học sinh trình bày theo cách khác so với đáp án nhưng vẫn đảm bảo những nội dung theo yêu cầu vẫn có thể cho điểm tối đa.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe+DA_THPT (2).doc