Đề kiểm tra kiến thức lần II môn: Địa lí - Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ

pdf 4 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1064Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra kiến thức lần II môn: Địa lí - Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra kiến thức lần II môn: Địa lí - Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ
 1 
TRƯỜNG THPT CHUYÊN 
NGUYỄN HUỆ 
ĐỀ KIỂM TRA KIẾN THỨC LẦN II 
Môn: Địa lí 
Thời gian làm bài 180 phút 
Gồm 04 câu 
Câu I (2,0 điểm) 
 1. Vì sao thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc - Nam? Tóm tắt đặc điểm nổi 
bật thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc nước ta. 
 2. Phân tích tác động của dân số đông đến phát triển kinh tế - xã hội và môi trường. Vì 
sao trong những năm qua người lao động nước ta khó tìm được việc làm? 
Câu II (2,0 điểm) 
 Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: 
 1. Kể tên các trung tâm công nghiêp̣ của vùng Đông Nam Bô ̣ . Vì sao T .P Hồ Chí 
Minh trở thành trung tâm công nghiêp̣ lớn nhất nước ta hiêṇ nay? 
 2. Chứng minh rằng trong những năm qua, nền kinh tế nước ta có những chuyển biến 
rõ rệt về cơ cấu ngành. 
Câu III (3,0 điểm) 
Cho bảng số liệu: 
SẢN LƯỢNG THỦY SẢN PHÂN THEO CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÁNH BẮT 
VÀ NUÔI TRỒNG CỦA NƯỚC TA NĂM 2005 VÀ 2010 
 (Đơn vị: nghìn tấn) 
Năm 2005 2010 
Tổng số 3466 5142 
Trong đó 
Đánh bắt 1988 2414 
Nuôi trồng 1478 2728 
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2012, NXB Thống kê, 2013) 
1. Vẽ biểu đồ tròn thể hiện quy mô và cơ cấu sản lượng thủy sản phân theo hoạt động 
đánh bắt và nuôi trồng của nước ta năm 2000 và 2010. 
2. Nhận xét sự thay đổi quy mô và cơ cấu sản lượng thủy sản phân theo hoạt động 
đánh bắt và nuôi trồng của nước ta năm 2000 và 2010 từ biểu đồ đã vẽ và giải thích nguyên 
nhân dẫn đến sự thay đổi cơ cấu sản lượng thủy sản của nước ta giai đoạn trên. 
Câu IV (3,0 điểm) 
1. Chứng minh rằng: Nước ta có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển công 
nghiệp điện. Tại sao trong cơ cấu sản lượng điện của nước ta hiện nay, nhiệt điện chiếm tỉ 
trọng lớn? 
 2. Phân tích việc khai thác thế mạnh thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ. Tại 
sao cần phải chú ý đến vấn đề môi trường trong các công trình thủy điện lớn ở vùng này? 
--------------------HẾT-------------------- 
(Thí sinh được sử dụng Atlat địa lí Việt Nam) 
 2 
HƯỚNG DẪN CHẤM 
CÂU Ý NỘI DUNG ĐIỂM 
I 1 Vì sao thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều BắcNam? Tóm tắt đặc điểm nổi 
bật thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc nước ta. 
* Nguyên nhân 
- Chủ yếu là do sự phân hóa của khí hậu theo chiều Bắc – Nam (về nhiệt độ trung 
bình năm, biên độ nhiệt): 
+ Lãnh thổ kéo dài hơn 15 vĩ tuyến, càng vào nam góc nhập xạ càng tăng 
+ Gió mùa ĐB kết hợp với tác dụng bức chắn địa hình của các dãy núi theo chiều 
Đ – T như Hoành Sơn, Bạch Mã... 
- Sự phân hóa B – N của khí hậu là nguyên nhân chính tạo ra sự thay đổi của các 
thành phần tự nhiên khác (D/C: Về sinh vật và cảnh quan). 
* Đặc điểm thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc 
- Phạm vi: Từ dãy Bạch Mã trở ra Bắc. 
- Khí hậu: Khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh. Nhiệt 
độ trung bình năm trên 200C, biên độ nhiệt năm lớn, có 2-3 tháng lạnh nhiệt độ < 
18
0
C. 
- Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng nhiệt đới gió mùa . Các loài nhiệt đới 
chiếm ưu thế, ngoài ra còn có cận nhiệt đới, ôn đới . 
1,0 đ 
0,5 
0,5 
2 Phân tích tác động của dân số đông đến phát triển kinh tế - xã hội và môi 
trường.Vì sao trong những năm qua người lao động nước ta khó tìm được việc 
làm? 
*Tác động của dân số đông đến sự phát triển kinh tế xã hội và môi trường: 
- Nước ta có dân số đông (2006 đạt trên 84 triệu người), đứng thứ 3 khu vực ĐNA 
và thứ 13 trên thế giới. Mật độ dân số cao: 254 người/km2. 
- Tác động: 
+ Thuận lợi: Có nguồn lao động dồi dào, giá rẻ và thị trường rộng lớn => thuận lợi 
cho phát triển các ngành kinh tế và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.... 
+ Khó khăn: Dân số đông trong điều kiện nước ta hiện nay đã tạo ra sức ép lớn đối 
với sự phát triển kinh tế xã hội và môi trường (vấn đề tăng trưởng kinh tế, tích lũy, 
tiêu dùng, việc làm, nhà ở, tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài 
nguyên....) 
* Vì sao trong những năm qua người lao động nước ta khó tìm được việc làm: 
- Nền kinh tế tạo việc làm ít hơn số lao động gia tăng hàng năm. 
- Nhiều bất cập trong đào tạo nghề của nhà nước và chọn nghề của học sinh. 
- Những tiêu cực trong xin việc,  
1,0 đ 
0,5 
0,5 
II 1 Kể tên các trung tâm công nghiệp ở Đông Nam Bộ. Vì sao TP Hồ Chí Minh trở 
thành trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta hiện nay? 
*Các trung công nghiệp ở Đông Nam Bộ: 
TP.Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hòa, Thủ Dầu Môṭ. 
(Thí sinh nêu thêm trung tâm không thuộc vùng Đông Nam Bô ̣thì không cho điểm 
phần này) 
* TP.Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiêp̣ lớn nhất nước ta hiêṇ nay vì: 
- Nằm trong vùng kinh tế troṇg điểm , là trung tâm kinh tế -chính tri -̣văn hóa lớn 
nhất nước ta. 
- Lao đôṇg có chuyên môn ki ̃thuâṭ cao , thị trường rộng lớn, cơ sở ha ̣tầng thuôc̣ 
loại tốt nhất cả nước. 
1,0 đ 
0,25 
0,75 
 3 
- Gần các vùng nguyên liêụ: thủy hải sản, lương thưc̣, cây công nghiêp̣ 
- Tâp̣ trung nhiều ngành công nghiêp̣ , trong đó có nhiều ngành troṇg điểm ; có sức 
hút đối với các nguồn lực bên ngoài. 
- Các yếu tố khác.... 
2 Chứng minh rằng trong những năm qua, nền kinh tế nước ta có những 
chuyển biến rõ rệt về cơ cấu ngành 
* Sự thay đổi tỷ trọng của các ngành trong cơ cấu GDP 
- Cơ cấu ngành của nền kinh tế nước ta thay đổi tích cực theo hướng CNH HĐH 
và phù hợp với xu thế chung của thế giới. 
- Những chuyển biến cụ thể trong cơ cấu ngành: 
+ Giảm tỉ trọng của ngành nông, lâm, ngư (dc) 
+ Tăng nhanh tỉ trọng của ngành công nghiệp – xây dựng (dc) 
+ Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng chưa ổn định (dc) 
* Sự thay đổi cơ cấu trong nội bộ từng ngành 
- Trong nông nghiệp: giảm tỉ trọng ngành tồng trọt, tăng chăn nuôi... (dẫn chứng) 
- Trong công nghiệp: giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác, tăng công nghiệp chế 
biến. (dẫn chứng) 
- Trong dịch vụ, một số ngành tăng trưởng vượt bậc, chiếm tỷ trọng cao trong cơ 
cấu ngành dịch vụ. 
1,0 đ 
0,5 
0,5 
III 1 *Vẽ biểu đồ tròn: 
- Xử lí số liệu: 
Cơ cấu sản lượng thủy sản phân theo hoạt động đánh bắt và nuôi trồng của 
nước ta năm 2000 và 2010 (đơn vị: %) 
Các hoạt động 2005 2010 
Tổng số 100,0 100,0 
Trong 
đó 
Đánh bắt 57,4 46,9 
Nuôi trồng 42,6 53,1 
- Tính bán kính: 
R2000 = 1 đvbk 
R2010 = 1,2 đvbk 
-Vẽ biểu đồ. Yêu cầu: Chính xác về số liệu. Có tên biểu đồ và chú giải. 
2,0đ 
0,5 
0,5 
1,0 
2 a. Nhận xét: 
- Về sản lượng: 
+ Tổng sản lượng thủy sản tăng nhanh (dc) 
+ Trong đó, cả đánh bắt và nuôi trồng đều tăng (dc). Nhưng sản lượng nuôi 
trồng có tốc độ tăng nhanh hơn (dc: nuôi trồng tăng 1,84 lần, đánh bắt tăng 
1,21 lần). 
- Cơ cấu sản lượng thủy sản phân theo hoạt động đánh bắt và nuôi trồng của 
nước ta năm 2000 và 2010 có sự thay đổi rõ rệt: 
+ Giảm nhanh tỉ trọng đánh bắt (dẫn chứng). 
+ Tăng nhanh tỉ trọng nuôi trồng (dẫn chứng). Đến 2010, ngành nuôi trồng đã 
chiếm 53,1% sản lượng ngành thủy sản. 
b. Giải thích sự thay đổi trong cơ cấu sản lượng: 
- Tỉ trọng nuôi trồng trong cơ cấu sản lượng thủy sản nước ta tăng nhanh chủ 
yếu do nhu cầu của thị trường thế giới. 
- Tỉ trọng đánh bắt trong cơ cấu sản lượng thủy sản nước ta giảm nhanh do hoạt 
động đánh bắt cũng gặp nhiều khó khăn về điều kiện đánh bắt, ngư cụ, tàu 
thuyền... 
1,0 đ 
0,25 
0,25 
0,5 
IV 1 Chứng minh rằng nước ta có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển 
công nghiệp điện. Tại sao hiện nay trong cơ cấu sản lượng điện của nước ta, 
1,5 đ 
 4 
nhiệt điện chiếm tỉ trọng lớn? 
* Nước ta có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển CN điện: 
- Than: than antraxit tập trung ở Quảng Ninh với trữ lượng lớn, cho nhiệt lượng 
cao. Ngoài ra, có than nâu ở ĐBSH, than bùn ở ĐBSCL....thuận lợi cho việc cung 
cấp nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện. 
- Dầu khí tập trung ở các bể trầm tích thềm lục địa, đặc biệt là thềm lục địa phía 
Nam (bể Cửu Long, Nam Côn Sơn...) là cơ sở phát triển các nhà máy điện tuabin 
khí. 
- Nguồn thủy năng dồi dào: nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc chảy trong 
điều kiện ¾ địa hình đồi núi nên có nhiều thác ghềnh với trữ năng thủy điện lớn, 
đặc biệt là trên các hệ thống sông Hồng (37%) và hệ thống sông Đồng Nai 
(19%)...=> điều kiện để phát triển các nhà máy thủy điện. 
- Các nguồn năng lượng khác: mặt Trời, sức gió, địa nhiệt...... 
* Tại sao hiện nay trong cơ cấu sản lượng điện của nước ta nhiệt điện chiếm tỉ 
trọng lớn: 
- Do đưa các nhà máy điện chạy bằng khí có công suất lớn vào hoạt động như Phú 
Mỹ (4164 MW), Cà Mau (1500MW).... 
- Xây dựng thêm một số nhà máy nhiệt điện chạy bằng than. 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
2 Phân tích việc khai thác thế mạnh thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ. 
Tại sao cần phải chú ý đến vấn đề môi trường trong các công trình thủy điện 
lớn ở vùng này? 
* Phân tích việc khai thác thế mạnh thủy điện của TDMNBB: 
- Tiềm năng: 
+ Sông suối có trữ năng thủy điện lớn hàng đầu cả nước. 
+ Hệ thống sông Hồng (11 triệu kww) chiếm 1/3 cả nước. Trong đó, riêng sông 
Đà (6 triệu kw)... 
- Các nhà máy thủy điện trong vùng: 
+ Các nhà máy thủy điện lớn được xây dựng: 
Tên nhà máy Công suất Phân bố trên sông 
1. Thác Bà 
2. Hòa Bình 
3. Tuyên Quang 
4. Nậm Mu 
5. Sơn La 
110 mw 
1920 
342 
<1000 
2400 lớn nhất 
Sông Chảy 
Sông Đà 
Sông Gâm 
Sông Chảy 
Sông Đà 
+ Các nhà máy thủy điện nhỏ đang được xây dựng trên phụ lưu các sông. 
- Ý nghĩa của việc phát triển thủy điện: 
+ Góp phần quan trọng vào việc nâng cao cơ sở năng lượng của vùng => 
nâng cao vị trí của vùng trong sự phân công lao đông theo lãnh thổ. 
+ Tạo ra động lực mới cho sự phát triển của vùng nhất là khai thác và chế 
biến khoáng sản. 
* Tại sao cần phải chú ý đến vấn đề môi trường trong các công trình thủy 
điện lớn ở vùng này? 
Vì: 
- Việc phát triển các công trình thủy điện làm thay đổi môi trường trong vùng: cạn 
kiệt tài nguyên rừng, đất, đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường...) 
- Tác động mạnh mẽ đến môi trường vùng hạ lưu sông ở đồng bằng Bắc Bộ. 
1,5 đ 
0,5 
0,25 
0,25 
0,5 
TỔNG CÂU I + II + III +IV 10,0 Đ 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfMÔN ĐỊA LẦN 2.pdf