ĐỀ THI NỘP PHÒNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THCS CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2015 – 2016 MÔN HÓA HỌC Thời gian làm bài: 135 phút (không kể thời gian phát đề) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (10 ĐIỂM) Hãy đọc kĩ đề ra rồi chọn phương án đúng ứng với mỗi câu hỏi, ghi vào giấy làm bài. Mỗi câu trả lời đúng được 0, 5 điểm. Câu 1: Kim loại M phản ứng được với: dung dịch HCl, dung dịch Cu(NO3)2, dung dịch HNO3 (đặc, nguội). Kim loại M là A. Zn. B. Ag. C. Al. D. Fe. Câu 2: Cho khí CO dư đi qua ống sứ chứa 15,2 g hỗn hợp hai oxit CuO và Fe3O4 nung nóng thu được khí (X) và 13,6 g chất rắn (Y). Dẫn từ từ khí (X) vào nước vôi trong dư thu được m gam kết tủa. Lọc lấy kết tủa rồi đem nung đến khối lượng không đổi thu được m1 gam chất rắn. Giá trị của m1 là A. 10. B. 4,4. C. 5,6. D. 4,0. Câu 3: Có thể dùng dung dịch HCl để phân biệt các dung dịch: A. MgSO4, Na2SO4, NaCl. B. Na2CO3, AgNO3, NaCl. C. NaOH, NaCl, Na2SO4. D. Na2CO3, K2CO3, AgNO3. Câu 4: Nhóm chất nào sau đây tác dụng với axit sunfuric loãng đều sinh ra chất khí? A. Zn ; Na2SO4. B. Fe ; Na2SO3. C. Cu ; Na2SO3. D. Na2O; K2SO3. Câu 5: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 34. Trong đó tỉ lệ giữa số hạt mang điện và số hạt không mang điện là 11:6. Số proton trong nguyên tử X là A. 11. B. 10. C. 12 D. 17 Câu 6: Nhỏ dung dịch A vào dung dịch B thì thấy có khí thoát ra. A và B là A. KCl và AgNO3. B. KOH và MgCl2. C. Na2CO3 và H2SO4. D. Na2SO4 và HCl. Câu 7: Giấy quỳ tím chuyển thành màu đỏ khi nhúng vào dung dịch được tạo thành từ: A. 1 mol H2SO4 và 1,5 mol NaOH. B. 0,5 mol H2SO4 và 1,5 mol NaOH. C. 1,5 mol Ca(OH)2 và 1,5 mol HCl. D. 1mol HCl và 1 mol KOH. Câu 8: Dãy các chất tác dụng được với dung dịch HCl là: A. CuO; Fe; NaOH; Cu. B. Mg; Na2CO3; NO; Ca(OH)2. C. Cu(OH)2; CaCO3; MgO; Al. D. AgNO3; Ag; CuO; Cu(OH)2. Câu 9: Để pha loãng H2SO4, người ta rót A. nhanh H2O vào H2SO4. B. H2SO4 đặc từ từ vào nước và khuấy đều. C. H2SO4 đặc từ từ vào H2SO4 loãng và khuấy đều D. nước từ từ vào H2SO4 đặc và khuấy đều. Câu 10: Nung 18 gam hỗn hợp (X) gồm hai muối NaNO3 và NaCl tới khối lượng không đổi thu được 14,8 gam chất rắn (Y). Khối lượng NaCl trong hỗn hợp (X) là A. 3,2 gam. B. 2,0 gam. C. 1,0 gam. D. 1,6 gam. Câu 11: Phản ứng xảy ra khi nung nóng nhôm trong không khí thuộc loại A. phản ứng phân hủy. B. phản ứng oxi hóa – khử. C. phản ứng thế. D. phản ứng hóa hợp. Câu 12: Nhúng một thanh Zn có khối lượng 15 gam vào 500 ml dung dịch CuSO4 0,5M. Sau một thời gian, lấy thanh Zn ra, rửa sạch cẩn thận, cân lại thấy chỉ còn 14,9 gam. Giả sử tất cả kim loại thoát ra đều bám vào thanh Zn và thể tích dung dịch không đổi. Nồng độ mol của CuSO4 trong dung dịch sau phản ứng là A. 0,4M. B. 0,2M. C. 2,5M. D. 0,3M. Câu 13: Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch ? A. NaOH và HCl. B. NaCl và KNO3. C. HBr và AgNO3. D. Na3PO4 và CaCl2. Câu 14: Cho phản ứng: Fe + H2SO4 ® Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O Tổng hệ số của các chất (là những số nguyên, tối giản) trong phương trình phản ứng là A. 18. B. 12. C. 11. D. 23. Câu 15: Hoà tan hoàn toàn 2,3 gam natri vào 47,8 gam nước thu được dung dịch có nồng độ A. 8,0%. B. 4,6%. C. 2,3% D. 4,0%. Câu 16: Kết quả thí nghiệm nào sau đây sai ? A. Photpho cháy trong khí oxi tạo khói màu trắng. B. Bari clorua tác dụng với muối natri sunfat thì có kết tủa màu trắng xuất hiện. C. Đồng (II) hiđroxit với axit clohiđric tạo thành dung dịch có màu xanh D. Canxi oxit tan trong nước tạo ra dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ. Câu 17: Cho các phản ứng sau: (1) KNO3 (2) NH4NO3 (3) KClO3 (4) K2CO3 (5) CaCO3 (6) KMnO4 Các phản ứng đều tạo khí O2 là: A. (1), (3), (6). B. (1), (2), (5). C. (1), (3), (4). D. (3), (4), (6). Câu 18: Trộn m1 gam dung dịch NaOH 10% với m2 gam dung dịch NaOH 40% thu được 60 gam dung dịch 20% . Giá trị của m1, m2 tương ứng là : A. 10 gam và 50 gam. B. 45 gam và 15 gam. C. 40 gam và 20 gam. D. 35 gam và 25 gam. Câu 19: Thực hiện dãy chuyển hóa nào sau đây sẽ thu được đồng kim loại ? A. Cu(OH)2 → CuCO3 → CuO → Cu. B. CuCO3 → CuSO4 → CuO → Cu. C. CuSO4 → CuCO3 → CuO → Cu. D. CuSO4 → CuCl2 → CuCO3 → Cu. Câu 20: Nhỏ dung dịch NaOH vào ống nghiệm có sẵn dung dịch BaCl2. Hiện tượng xuất hiện như thế nào? A. Có chất rắn màu trắng. B. Không hiện tượng gì. C. Có chất khí màu nâu. D. Có chất rắn màu xanh. II. PHẦN TỰ LUẬN (10 ĐIỂM) Câu 1 (2,5 điểm). Hãy viết các phương trình phản ứng (kèm điều kiện phản ứng nếu có) để thực hiện những chuyển đổi hóa học sau: Câu 2 (2,0 điểm). Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra của các thí nghiệm sau: a) Thí nghiệm 1: Cho dung dịch đồng (II) sunfat tác dụng với dung dịch natri hiđroxit. Sau đó nhỏ dung dịch axit clohiđric vào. b) Thí nghiệm 2: Cho 1 ít đường saccarozơ vào cốc rồi thêm từ từ 1- 2ml axit sunfuric đặc vào. c) Thí nghiệm 3: Dẫn từ từ khí cacbonic cho đến dư vào dung dịch nước vôi trong. d) Thí nghiệm 4: Đun nóng hỗn hợp gồm tinh thể natri sunfit với dung dịch axit sunfuric loãng. Dẫn khí thoát ra vào lọ đựng 1 bông hoa màu đỏ. Câu 3 (2,0 điểm). Có 5 chất bột màu trắng: NaCl, Na2CO3 , Na2SO4 , BaCO3 , BaSO4 . Chỉ dùng nước và khí cacbonic. Nêu phương pháp hoá học phân biệt các dung dịch trên. Viết phương trình phản ứng xảy ra. Câu 4 (3,5 điểm). Cho 14,8 gam hỗn hợp rắn (X) gồm kim loại M (hóa trị II), oxit của kim loại M và muối sunfat của kim loại M hòa tan trong dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được dung dịch (A) và 4,48 lít khí (đktc). Cho NaOH vào dung dịch (A), thu được kết tủa (B). Nung (B) ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thì còn lại 14,0 gam chất rắn. Mặt khác, cho 14,8 gam hỗn hợp (X) vào 0,2 lít dung dịch CuSO4 2M. Sau khi phản ứng kết thúc, tách bỏ chất rắn, đem phần dung dịch cô cạn đến hết nước thì còn lại 62 gam chất rắn. a) Xác định kim loại M. b)Tính phần trăm theo khối lượng các chất trong hỗn hợp (X). ----------- HẾT ---------- Cho biết nguyên tử khối (theo đvC) của các nguyên tố : H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137. KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2014 – 2015 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN HÓA HỌC 9 (đáp án có 03 trang) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu đúng được 0, 5 đ x 20 câu = 10đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐA A C B B A C A C B C Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 ĐA B,D D B A A D A C C B II. PHẦN TỰ LUẬN (10 điểm) Câu Gợi ý đáp án Thang điểm Câu 1 (2,5đ) 4Na + O2 2Na2O Na2O + H2O 2NaOH NaOH + HCl NaCl + H2O 2NaCl+2H2OCl2+H2+2NaOH 2NaOH + H2SO4 Na2SO4 + 2H2O 2Na + 2H2O 2NaOH + H2 3NaOH + H3PO4 Na3PO4 + 3H2O 2Na3PO4 + 3CaCl2 Ca3(PO4)2 + 6NaCl NaCl + AgNO3NaNO3 + AgCl Na2SO4 + Ba(NO3)2 BaSO4 + 2NaNO3 . Lưu ý: 1 phản ứng đúng: 0,25đ. Nếu ghi thiếu điều kiện của phản ứng (4) thì không cho điểm. Nếu không cân bằng thì trừ nửa số điểm. Các phản ứng (3), (5), (8), (9), (10) nếu ghi khác mà đúng thì cho vẫn cho điểm. 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ Câu 2 (2,0đ) Thí nghiệm 1 (0,5đ) Hiện tượng: Đầu tiên có kết tủa màu xanh lam tạo ra. Sau khi nhỏ thêm dung dịch HCl vào thì kết tủa xanh lam bị tan tạo ra dung dịch có màu xanh. PTHH: CuSO4 + 2NaOH Cu(OH)2 + Na2SO4 Cu(OH)2 + 2HCl CuCl2+ 2H2O Thí nghiệm 2 (0,5đ) Hiện tượng: Màu trắng của đường chuyển sang màu vàng, sau đó chuyển sang màu nâu và cuối cùng thành khối màu đen xốp bị bọt khí đẩy lên khỏi miệng cốc. Phản ứng tỏa rất nhiều nhiệt. PTHH: C12H22O1111H2O + 12C. C + 2H2SO4 (đặc) CO2+ 2SO2 + 2H2O Thí nghiệm 3 (0,5đ) Hiện tượng: Có kết tủa màu trắng xuất hiện dần dần đến mức cực đại, sau đó kết tủa tan dần thu được dung dịch trong suốt. PTHH: Ca(OH)2+CO2 CaCO3 + H2O CaCO3 + CO2+ H2O Ca(HCO3)2 Thí nghiệm 4 (0,5đ) Hiện tượng: Có khí mùi hắc thoát ra. Khí thoát ra làm bông hoa màu đỏ nhạt dần rồi mất màu. PTHH: H2SO4 + Na2SO3 Na2SO4 + SO2+ H2O Nêu đúng hiện tượng: 0,25đ Viết và cân bằng đúng 1 PTHH :0,25đ (không cân bằng: 0,125đ) Câu 3 (2,0đ) Ta có sơ đồ nhận biết: Chất thử NaCl Na2CO3 Na2SO4 BaCO3 BaSO4 H2O tan tan tan ¯ ¯ CO2 dư ¯tan dd Ba(HCO3)2 ¯ không tan dd Ba(HCO3)2 ¯ ¯ CO2 dư tan không tan - PTHH: CO2 + H2O + BaCO3 Ba(HCO3)2 Ba(HCO3)2 + Na2CO3 BaCO3¯ + 2NaHCO3 Ba(HCO3)2 + Na2SO4 BaSO4 ¯ + 2NaHCO3 CO2 + H2O + BaCO3 Ba(HCO3)2 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ Câu 4 (3,5đ) a) Xác định kim loại M. - Gọi x, y, z lần lược là số mol của M, MO và MSO4 - Ta có các PTHH của X với H2SO4 loãng : M + H2SO4 MSO4 + H2 (1) x x x MO + H2SO4 MSO4 + 2H2O (2) y y y 0,25đ -Theo bài ta có: x.M + y.(M+16) + z.(M + 96) = 14,8 (a) nH2 = = 0,2 mol -Từ (1) ta có: nM = nH2 = 0,2 mol ® x = 0,2 *Dung dịch A gồm: n MSO4 = (x + y + z) = (0,2 + y +z)mol 0,25đ - PTHH của A với NaOH: MSO4 + 2NaOH M(OH)2 ¯ + Na2SO4 (3) (0,2 + y +z) (0,2 + y +z) (B) - Nung (B): M(OH)2 MO + H2O (4) (0,2 + y +z) (0,2 + y +z) -Theo bài ta có: m MO =14 g Hay: (0,2 + y +z).(M +16) = 14 (b) 0,125đ 0,125đ 0,25đ - PTHH của 14,8 gam X với CuSO4: M + CuSO4 MSO4 + Cu (5) 0,2 0,2 0,2 -Theo bài: n CuSO4 = CM . V = 2. 0,2 = 0,4 mol > 0,2 mol - Từ (5) : n CuSO4 = n M = 0,2mol. Vậy n CuSO4dư . 0,25đ -. Phần dung dịch cô cạn gồm: nMSO4 = (z + 0,2)mol và nCuSO4 dư = 0,4 – 0,2 = 0,2 mol -Theo bài ta có: mdd sau ph/ư = 62g Hay mdd sau ph/ư = mMSO4 + mCuSO4dư 62 = (z + 0,2). (M + 96) + 0,2.160 (z + 0,2). (M + 96) = 30 (c) 0,25đ 0,25đ - Lấy (a)- (b) ta được: x.M + y.(M+16) + z.(M + 96) - (0,2 + y +z).(M +16) = 14,8 – 14 0,2.M + y.(M+16) + z.(M + 96) - (0,2 + y +z).(M +16) =0,8 z = 0,05 mol. - Thay z = 0,05 vào (c) ta được: (M+ 96).0,25 = 30. 0,25M + 24 = 30 0,25M = 6 M= 24 . Vậy M là kim loại Mg. 0,25đ 0,25đ b)Tính phần trăm theo khối lượng các chất trong hỗn hợp (X). - Thay M=24 và z= 0,05 vào (b) ta được: y= 0,1 0,25đ - Vậy mMg = 0,2.24 = 4,8gam; mMgO = 0,1.40 = 4 gam. mMgSO4 = (0,2 + 0,05 +0,1). 120 = 6 gam. % mMg = .100% = 32,43% % mMSO = .100% = 27,03% % mMgSO4 = .100% = 40,54% 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ Trong từng phần, từng câu, nếu thí sinh làm cách khác nhưng vẫn cho kết quả đúng, hợp logic thì vẫn cho điểm tối đa của phần, câu tương ứng. -----HẾT-----
Tài liệu đính kèm: