Đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT môn Sinh học - Năm học 2020-2021

pdf 79 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Ngày đăng 20/06/2022 Lượt xem 3808Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT môn Sinh học - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT môn Sinh học - Năm học 2020-2021
1/5 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
ĐỀ THI CHÍNH THỨC 
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA THPT 
NĂM HỌC 2020-2021 
Môn: SINH HỌC 
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) 
Ngày thi thứ nhất: 25/12/2020 
(Đề thi có 05 trang, gồm 12 câu) 
Câu 1 (1,5 điểm) 
 Hình 1.1 mô tả sự thay đổi hàm lượng tương đối của ADN nhân tế bào động 
vật lưỡng bội (2n) qua các pha của chu kì tế bào. Cohesin là prôtêin gắn kết các 
crômatit chị em dọc chiều dài của chúng và condensin là prôtêin giúp đóng xoắn 
(cô đặc) sợi nhiễm sắc. 
 a) Vẽ lại đồ thị Hình 1.1 vào bài làm và ghi vị trí các pha của chu kì tế bào 
bằng các chữ cái G1, G2, M và S, đánh dấu kí hiệu hoa thị (*) vào thời điểm sinh 
tổng hợp phần lớn histôn và kí hiệu tam giác ( ) vào thời điểm lắp ráp nuclêôxôm. 
 b) Hình nào (Hình 1.1 hay Hình 1.2) mô tả chu kì tế bào của tế bào phôi sớm? 
Giải thích. 
 c) Tỉ lệ hàm lượng cohesin/condensin có trên nhiễm sắc thể từ đầu pha G2 tới 
đầu kì sau của pha M tăng hay giảm? Giải thích. 
 d) Điều gì xảy ra với tế bào nếu nồng độ cohesin không đổi từ kì giữa tới cuối 
kì sau của pha M? Giải thích. 
Câu 2 (2,0 điểm) 
 Hình 2.1 biểu thị một phần cấu tạo 
màng sinh chất của tế bào hồng cầu (X, Y, 
Z là các prôtêin màng, W là prôtêin khung 
xương tế bào). Hình 2.2 biểu thị phân bố 
của các loại phôtpholipit (SM, PS và các 
phôtpholipit khác) theo tỉ lệ phần trăm về 
hai phía màng sinh chất của tế bào hồng 
cầu ở thú. Việc bổ sung một đoạn ngắn các 
phân tử đường (ôligôsaccarit) vào phân tử 
prôtêin hoặc phôtpholipit bởi enzim gọi là sự glicôsin hóa. Các SM được glicôsin hóa, trong khi các PS mang các 
nhóm chức chứa cacbôxyl và amin ở đầu ưa nước. 
 a) So sánh sự phân bố mỗi loại phôtpholipit và prôtêin ở bề mặt ngoài và bề mặt trong của màng sinh chất tế bào 
hồng cầu. 
 b) Phần lớn sự glicôsin hóa phôtpholipit và prôtêin diễn ra ở bào quan 
nào của tế bào gốc tủy (tế bào sinh hồng cầu)? Nêu vai trò của sự biến đổi 
hóa học này. 
 c) Trong mao mạch, tế bào hồng cầu dạng đĩa bầu dục chuyển động 
nhanh hơn dạng đĩa tròn. Ở trạng thái không kết hợp O2, hêmôglôbin (Hb) 
liên kết chặt với prôtêin X (ái lực của X với Hb cao hơn so với prôtêin Z). 
Khi mô cơ trơn đang hoạt động bình thường, tốc độ chuyển động của hồng 
cầu ở đầu mao mạch và cuối mao mạch của cơ trơn đó khác nhau như thế 
nào? Giải thích. 
2/5 
Câu 3 (3,0 điểm) 
 Phagơ lambda (λ) có thông tin di truyền là ADN sợi kép, mạch thẳng (dsADN). Khi xâm nhập vào Escherichia 
coli, dsADN của nó có thể tồn tại độc lập, làm tan tế bào chủ hoặc gắn với ADN hệ gen của tế bào chủ, không làm 
tan tế bào chủ. 
 Virut HIV gây hội chứng suy giảm miễn dich mắc phải (AIDS) thuộc nhóm retrovirus có vật liệu di truyền là 
ARN sợi đơn mạch dương viết tắt là ssARN(+) được tác bản bởi enzim phiên mã ngược (RTaza). 
 Virut SARS-Cov.2 thuộc nhóm coronavirus có vật liệu di truyền cũng là ssARN(+) song được tái bản bởi 
replicaza (RdRP) là một enzim ARN pôlimeraza dùng ARN làm 
mạch khuôn. 
 a) Hình 3.1 mô tả sơ đồ dòng thông tin di truyền ở cấp độ phân 
tử điển hình. Hãy vẽ sơ đồ dòng thông tin di truyền phù hợp với 
mỗi loại: phagơ λ, coronavirus và retrovirus. 
 b) So sánh hoạt động của dsADN ở phagơ λ với dsADNc của HIV khi gắn với ADN 
hệ gen tế bào chủ. 
 c) Bằng cách nào virut SARS-Cov.2 có thể tổng hợp được mARN của bản thân nó 
trong tế bào chủ? 
 d) Thuốc Hivid, tên gọi khác của điđêôxy-xitôzin (ddX; công thức hóa học được minh 
họa ở Hình 3.2), là thuốc phòng chống AIDS nhờ chức năng ức chế tổng hợp dsADNc. 
Thuốc này có nhiều khả năng ức chế enzim RdRP của coronavirus không? Giải thích. 
Câu 4 (1,0 điểm) 
 Trong giâm cành, cách cắm cành vào đất ảnh hưởng đến sự ra rễ. Mỗi cành giâm gồm 2 đầu: đầu già là đầu 
hướng gốc, đầu non là đầu hướng ngọn. Lấy 60 đoạn thân cây sắn (khoai mì) có nhiều mấu (mắt) với chiều dài bằng 
nhau, độ tuổi như nhau, chia thành hai nhóm bằng nhau và cắm vào đất theo hai cách. Cách 1: cắm đầu già xuống đất 
(nhóm thí nghiệm 1). Cách 2: cắm đầu non xuống đất (nhóm thí nghiệm 2). Các điều kiện ở 2 nhóm thí nghiệm là 
như nhau. Sau 10 ngày, quan sát thấy: ở nhóm thí nghiệm 1 cả 30 đoạn thân đều ra rễ; ở nhóm thí nghiệm 2 không có 
đoạn thân nào ra rễ. 
 a) Tại sao có sự khác biệt về số đoạn thân ra rễ giữa nhóm thí nghiệm 1 và nhóm thí nghiệm 2? 
 b) Khi quan sát dưới kính hiển vi, nhận thấy: ở vùng rễ non, tế bào thuộc miền phân chia có kích thước nhỏ; đến 
gần miền trưởng thành (miền có lông hút xuất hiện), tế bào có kích thước lớn hơn nhiều lần, thành tế bào dày hơn. 
Thành tế bào, màng sinh chất và nhân tham gia như thế nào trong quá trình tăng kích thước tế bào? Auxin có vai trò 
gì trong quá trình này? 
Câu 5 (1,5 điểm) 
 Ở một loài thực vật, rễ cây có hình thành nốt sần khi nhiễm Rhizobium. Một nghiên cứu được tiến hành ở loài 
thực vật này trên 2 nhóm thí nghiệm trong cùng 1 điều kiện: (1) nhóm cây bình thường (cây KD) và (2) nhóm cây 
đột biến (cây ĐB). Cây ĐB có đặc điểm giảm khả năng sử dụng nitơ so với cây KD. Bảng 5.1 cho thấy giá trị trung 
bình của khối lượng chồi/cây và số lượng nốt sần/cây ở hai nhóm thí nghiệm này. Bảng 5.2 cho thấy các giá trị này 
sau khi tiến hành ghép các cây ĐB và câu KD theo hai cách khác nhau. 
Bảng 5.1 Bảng 5.2 
 Khối lượng sần (g) Số lượng nốt sần Khối lượng chồi (g) Số lượng nốt sần 
Cây KD 80 59 Cây ghép: chồi KD - rễ ĐB 82 52 
Cây ĐB 52 105 Cây ghép: chồi đb - rễ KD 48 108 
 Dựa vào kết quả thí nghiệm trên, hãy trả lời các câu hỏi sau và giải thích: 
 a) Sinh trưởng của chồi và số lượng nốt sần ở rễ cây có mối tương quan thế nào? 
 b) Tín hiệu kích thích tăng số lượng nốt sần là từ chồi hay từ rễ cây? 
 c) Vi khuẩn Rhizobium sống tự do trong đất có khả năng cố định nitơ không? 
3/5 
Câu 6 (1,5 điểm) 
 Cồn (đồi) cát ven biển là một trong những nơi nắng nóng và khô 
hạn, không thuận lợi cho nhiều loài sinh vật sinh sống. Một thí nghiệm 
được tiến hành nhằm tìm hiểu đáp ứng của hai loài cỏ (D và E) trong 
điều kiện khô hạn nhân tạo, trong đó mỗi cây được trồng riêng rẽ trong 
các ống cao chứa cát với điều kiện thí nghiệm như sau. Khối lượng 
trung bình của rễ (Hình 6.1) và thế nước ở lá (Hình 6.2) của hai loài 
được theo dõi trong 20 ngày không được tưới nước. Kết quả cũng cho 
thấy lớp cát trong các ống thí nghiệm chỉ tìm thấy rễ của cây loài D. 
 a) Hãy phân tích sự biến đổi khối lượng rễ và thế nước ở lá của hai 
loài D và E khi không được tưới nước. Sự thay đổi thế nước ở lá cây 
có liên quan thế nào tới sự sinh trưởng của rễ ở hai loài này? 
 b) Loài nào thích nghi tốt hơn với điều kiện sống ở cồn cát ven 
biển? Đặc điểm sinh trưởng của rễ loài này thích nghi với môi trường 
sống khô hạn như thế nào? 
Câu 7 (1,5 điểm) 
 Quang hợp ở thực vật gồm pha sáng và pha tối. Trong 
đó, pha sáng là quá trình chuyển hóa năng lượng ánh sáng 
mặt trời và tích trữ trong các hợp chất ATP, NADPH sẽ 
được dùng cho pha tối. Hình 7 minh họa vị trí tác động ức 
chế chuỗi truyền điện tử pha sáng của diuron (một chất ôxi 
hóa). 
 a) Sự tổng hợp ATP và NADPH của pha sáng bị tác 
động bởi diuron như thế nào? Giải thích. 
 b) Hiệu quả tác động quang hợp của một chất X khi ức 
chế chuỗi truyền điện tử 1 nhanh hơn hay chậm hơn so với 
khi ức chế chuỗi truyền điện tử 2? Giải thích. 
Câu 8 (2,0 điểm) 
 Hình 8 biểu thị sự thay đổi thể 
tích và áp suất ở một số cơ quan hô 
hấp trong quá trình hít thở của một 
người khỏe mạnh bình thường lúc 
nghỉ ngơi. 
 a) Hãy cho biết các đường (1), (2), 
(3) tương ứng với chỉ số nào sau đây: 
áp suất khoang màng phổi; áp suất 
phổi; thể tích phổi? Giải thích. Biết 
rằng áp suất khí quyển là 760 mmHg. 
 b) Thể tích không khí phút là thể tích khí lưu thông qua phổi trong 1 phút. Từ số liệu ở Hình 8 hãy nêu cách tính 
và tính thể tích thông khí phút (L/phút) của người này lúc nghỉ ngơi. 
 c) Hãy nêu cách tính và tính cung lượng tim (lưu lượng tim) theo đơn vị L/phút, biết rằng: trong 16 phút, lượng 
O2 người này tiêu thụ là 4 L; lượng O2 trong máu động mạch cung cấp cho mô và lượng O2 trong máu tĩnh mạch rời 
mô lần lượt là 20 mL O2/dL máu và 20 mL O2/dL máu (1dL = 100 mL). 
4/5 
Câu 9 (2,0 điểm) 
 Hình 9.1 biểu thị sự thay đổi áp lực tỏng tâm nhĩ trái, tâm thất trái và động mạch chủ của chu kì hoạt động tim 
ở một người trưởng thành bình thường lúc nghỉ ngơi. Dấu “o” trên Hình 9.1 phân chia các pha (từ (1) đến (5)) của 
một chu kì hoạt động tim. Hình 9.2 và Hình 9.3 biểu thị sự thay đổi ở 2 người, mỗi người mắc một dị tật về van tim 
 a) Van động mạch chủ (van bán nguyệt bên trái) ở trạng thái đóng tại các pha nào trong số các pha từ (1) đến (5) 
biểu thị ở Hình 9.1? Giải thích. 
 b) Ở pha (5) (Hình 9.1) máu có từ tĩnh mạch chảy vào tâm nhĩ không? Giải thích. 
 c) Hãy cho biết mỗi Hình 9.2 và Hình 9.3 biểu thị tương ứng với 2 người nào trong 3 người sau: (1) người bị hở 
van hai lá (van nhĩ thất bên trái); (2) người bị hở van động mạch chủ; (3) người bị hẹp van động mạch chủ? Giải 
thích. 
Câu 10 (2,0 điểm) 
 a) Ở người, tốc độ lọc ở cầu thận và quá trình tái hấp thu nước ở ống thận ảnh hưởng đến lượng nước tiểu. Tốc độ 
lọc ở cầu thận là lượng dịch lọc được tạo thành ở cầu thận trong 1 phút (mL/phút). Tốc độ lọc phụ thuộc vào hệ số 
lọc và áp suất lọc (áp lực lọc). Hệ số lọc là lượng dịch qua màng trong 1 phút ở áp suất lọc là 1 mmHg. 
 (1) Hãy nêu cách tính và tính tốc độ lọc ở một cầu thận. Biết rằng, tại cầu thận đó có áp suất thủy tĩnh (huyết 
áp) trong mao mạch là 55 mmHg, áp suất keo huyết tương là 28 mmHg, áp suất thủy tĩnh trong lòng bao Bowman là 
17 mmHg, áp suất keo trong lòng bao Bowman là 0 mmHg, hệ số lọc là 12 mL/phút/mmHg. 
 (2) So với trạng thái bình thường trước khi bệnh, người bị bệnh hẹp động mạch thận (đường kính động mạch 
nhỏ) và người bị bệnh tuyến yên không tiết ADH có lượng nước tiểu tăng hay giảm? Giải thích. 
 b) Hình 10 biểu thị sự thay đổi về lượng thức ăn và tốc độ tiết H+ trong dạ dày sau bữa ăn của một người khỏe 
mạnh bình thường. Hãy trả lời các câu hỏi sau và giải thích: 
 (1) Hai đường đồ thị (m) và (n), đường nào biểu thị sự thay đổi về lượng thức ăn trong dạ dày, đường nào thể 
hiện sự thay đổi về tốc độ tiết H+ của tế bào viền (tế bào đỉnh) tuyến vị? 
 (2) Tốc độ tiết dịch mật ở người này sau bữa ăn 1,5 giờ 
tăng hay giảm so với trước bữa ăn 20 phút? 
 (3) Người có tế bào viền tăng tiết HCl quá mức có nồng 
độ hoocmôn secretin huyết tương sau bữa ăn cao hay thấp hơn 
so với người khỏe mạnh bình thường ăn cùng lượng thức ăn và 
thành phần chất dinh dưỡng? 
 (4) Người có thụ thể hoocmôn gastrin bị bất hoạt có tốc 
độ tiết H+ của tế bào viền sau bữa ăn cao hơn hay thấp hơn so 
với người bình thường ăn cùng lượng thức ăn và thành phần 
chất dinh dưỡng? 
5/5 
Câu 11 (1,0 điểm) 
 Hình 11 biểu thị sự biến đổi hoocmôn và phát triển nang trứng trong một chu kì sinh dục ở phụ nữ. Biết rằng 
P, Q là 2 trong 3 hoocmôn: LH, ơstrôgen, prôgestêron. 
 a) Nồng độ trung bình của hoocmôn Q ở người phụ nữ 
tại thời điểm sau mãn kinh cao hơn hay thấp hơn so với thời 
điểm người đó đang ở độ tuổi sinh sản? Giải thích. 
 b) Nồng độ trung bình của hoocmôn P ở người phụ nữ 
trong độ tuổi sinh sản bị ưu năng vỏ tuyến trên thận (dẫn 
đến có nồng độ testostêrôn cao) cao hơn hay thapas hơn so 
với người phụ nữa khỏe mạnh bình thường cùng độ tuổi? 
Giải thích. 
 c) Nồng độ trung bình của hoocmôn FSH của người phụ 
nữ đang uống một loại thuốc tránh thai hằng ngày cao hơn 
hay thấp hơn so với thời điểm không uống thuốc tránh thai? Giải thích. Biết rằng thuốc tránh thai đó chứa hoạt chất 
ethinylestradiol (tác dụng tương tự ơstrôgen) và desogestrel (tác dụng tương tự prôgestêron). 
Câu 12 (1,0 điểm) 
 Bảng 12 biểu thị nồng độ ion và một số chất bổ sung trong môi trường nuôi cấy ở ống nghiệm đối chứng (ĐC) 
và 4 ống nghiệm thí nghiệm (TN1, TN2, TN3, TN4). Lấy 5 nơron cùng loại của loài mực ống (dịch nội bào đều có 
nồng độ Na+ là 15 mM và K+ là 
150 mM), mỗi nơron đưa vào một 
ống nghiệm, tiếp đó ghi điện thế 
nghỉ và điện thể hoạt động của các 
nơron này trong cùng một điều 
kiện kích thích. 
 Hình 12.1 biểu thị giá trị 
điện thế màng của nơron trong 
ống nghiệm ĐC ở trạng thái nghỉ 
và sau khi bị kích thích. Hình 12.2 
thể hiện tính thấm tương đối của màng 
nơron này khi bị kích thích. 
 a) Cho biết đường đồ thị (1), (2) ở 
Hình 12.2 biểu thị tính thấm của ion nào 
trong số các ion Cl-, Ca2+, K+, Na+? Giải 
thích. 
 b) giá trị điện thế nghỉ ghi được ở 
nơron trong ống nghiệm TN1 cao hơn 
hay thấp hơn so với nơron trong ống nghiệm ĐC? Giải thích. 
 c) Nếu giá trị điện thế nghỉ ghi được là -60 mV thì nó phù hợp hơn cả với nơron trong ống thí nghiệm nào (TN1, 
TN2, TN3, TN4)? Giải thích. 
 d) Nếu kích thích tới ngưỡng nơron trong ống thí nghiệm TN2 thì biên độ (độ lớn) điện thế hoạt động ghi được 
thay đổi như thế nào (tăng, giảm) so với giá trị ghi được ở nơron trong ống nghiệm ĐC? Giải thích. 
------------------------------HẾT------------------------------ 
• Thí sinh không được sử dụng tài liệu. • Giám thị không giải thích gì thêm. 
1/5 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
ĐỀ THI CHÍNH THỨC 
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA THPT 
NĂM HỌC 2020-2021 
Môn: SINH HỌC 
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) 
Ngày thi thứ hai: 26/12/2020 
(Đề thi có 05 trang, gồm 12 câu) 
Câu 1 (1,5 điểm) 
 Lát cắt của nhiều loại quả để ngoài không khí sẽ chuyển sang màu mâu là do hoạt động của enzim catechol 
oxidaza (COX) xúc tác cho phản ứng: Catechol + O2 → Quinone + H2O. 
 Thí nghiệm 1: Sử dụng một lượng xác định COX xúc tác ở 30oC, pH 
tối ưu = 6,5 để xem xét ảnh hưởng của nông độ catechol tới hoạt tính 
COX (Hình 1.1). 
 Thí nghiệm 2: COXp là đột biến ở vùng khởi động, COXs là đột biến 
thay thể một số nuclêôtit vùng mã hóa trung tâm hoạt động của COX. 
Hàm lượng COX từ quả của cây không đột biến (E) và các cây đột biến 
(E1 và E2) được định lượng (Hình 1.2). Các COX được tách chiết từ quả 
cây đột biến COXp và COXs để kiểm tra hoạt tính ở 30oC với cùng lượng 
enzim sử dụng trong thí nghiệm 1. Hình 1.3 biểu thị hoạt tính của COX 
từ các cây đã đột biến pH tới hoạt tính của COX. 
 a) Hãy nhận xét về ảnh hưởng của nồng độ cơ chất đến tốc độ phản ứng xúc tác bởi COX ở Hình 1.1. 
 b) Khi lấy quả cà trắng từ bình muối cà, để trên đĩa ngoài không khí một lúc thì thấy hiện tượng quả cà bị thâm 
nâu. Hãy giải thích hiện tượng này. 
 c) E1 và E2 tương ứng với thể đột biến COXp hay COXs? Giải thích. 
 d) Catechol oxidaza từ cây mang đột biến COXp và COXs tương ứng với đường cong nào: (1) hay (2) trong Hình 
1.3; (p1) hay (p2) trong Hình 1.4? Giải thích. 
Câu 2 (1,5 điểm) 
 Histôn và ADN là hai thành phần cơ bản của chất nhiễm sắc ở 
sinh vật nhân thực. Hình 2 mô tả sự axêtyl hóa (gắn gốc axêtyl bới 
enzim axêtylaza) và đêaxêtyl hóa (loại bỏ gốc axêtyl bới enzim 
đêaxêtylaza) phân tử histôn. Khi không được axêtyl hóa thì histôn 
có ái lực cao với ADN và ngăn cản hoạt động của bộ máy phiên mã 
(ARN pô limeraza). Khi được axêtyl hóa thì lực liên kết (ái lực) của 
histôn với ADN giảm. Một gen có vùng điều hòa chứa đoạn trình tự 
tăng cường (sẵn có trên phân tử ADN) là vị trí liên kết đặc hiệu của 
yếu tố phiên mã. Yếu tố phiên mã này gắn kết với axêtylaza từ trước 
và đưa enzim đến vùng NST mang gen. Biết rằng, histôn và yếu tố phiên mã liên kết ở 2 bề mặt khác nhau của phân 
tử ADN sợi kép nên chúng không cạnh tranh với nhau khi liên kết ADN trong vùng NST mang gen này. 
 a) Trong mỗi điều kiện dưới đây, gen có được phiên mã hay không? Giải thích. Biết rằng có đầy đủ các điều kiện 
khác cho quá trình phiên mã. 
 Điều kiện (1): Histôn chưa được biến đổi hóa học, không có yếu tố phiên mã, có enzim axêtylaza. 
2/5 
 Điều kiện (2): Đêaxêtyl hóa histôn, có yếu tố phiên mã, không có enzim axêtylaza. 
 Điều kiện (3): Có yếu tố phiên mã, có enzim axêtylaza. 
 b) PPARγ là prôtêin yếu tố phiên mã hoạt hóa các gen tích lũy mỡ vào mô mỡ. PPARγ được hoạt hóa khi được 
axêtyl hóa. Ức chế hoạt động của enzim đêaxêtylaza có xu hướng làm thay đổi sự tích lũy mỡ như thê nào (tăng hay 
giảm)? Giải thích. 
 c) Di truyền ngoại gen (epigenetics) giải thích sự biệt hóa giữa các mô trong cơ thể đa bào do biến đổi háo học 
của NST (gồm cả sự biến đổi hóa học histôn nêu trên) mà không liên quan đến sự thay đổi trình tự nuclêôtit trên 
ADN. Hai nhóm tế bào của cùng một mô có kiểu hình khác nhau do sự biểu hiện khác nhau của một nhóm gen liên 
kết trên NST. Hãy dùng cơ chế di truyền ngoại gen để giải thích hiện tượng này. 
Câu 3 (1,5 điểm) 
 Trong chuyển gen ở động vật, một vấn đề là gen được chuyển (gen ngoại lai) có thể ngẫu nhiên gắn vào giữa 
vùng mã hóa hoặc giữa vùng khởi động (promoter) của một gen biểu hiện chức năng sẵn có trong tế bào chủ (tế bào 
nhận gen). Biết rằng, động vật chuyển gen vẫn có thể sống sót và phát triển. 
 a) Những vị trí gắn kết nhưu trên của gen ngoại lai có khuynh hướng gây hậu quả gì về kiểu hình (quan sát thấy) 
ở động vật chuyển gen? Giải thích. 
 b) Có thể phân biệt được hai kiểu gắn kết nêu trên khi chỉ dựa vào kiểu hình hoặc chỉ dựa vào phân tích sản phẩm 
của gen (ARN hoặc prôtêin) hay không? Tại sao? 
Câu 4 (1,0 điểm) 
 Giả sử có một prôtêin có tên là VUIVE giúp những người khỏe mạnh bình thường cười vui mỗi ngày. Nó bị bất 
hoạt ở người mắc bệnh buồn chán mãn tính (kéo dài thường xuyên). Trình tự ADN đầy đủ của gen và phân tử 
mARN trưởng thành từ các cá thể mắc bệnh của một gia đình được đem so sánh với những cá thể khỏe mạnh bình 
thường của gia đình đó. Kết quả cho thấy phân tử mARN ở người bệnh thiếu 168 nuclêôtit nằm trọn vẹn trong vùng 
mã hóa (khung đọc mở ORF) của gen, nhưng trình tự ADN gen của người bệnh chỉ thay đổi một nuclêôtit duy nhất 
(tính trên mạch mã hóa) so với gen của người khỏe mạnh bình thường. 
 a) Cơ chế đột biến đơn nuclêôtit nào trên phân tử ADN dẫn đến sản phẩm phiên mã mARN có đặc điểm ngắn lại 
nhiều nuclêôtit như vậy? Giải thích. 
 b) Prôtêin VUIVE ở người bệnh khác thế nào với prôtêin ở người khỏe mạnh bình thường về độ dài chuỗi 
pôlipeptit? Giải thích. 
Câu 5 (2,0 điểm) 
 Ung thư ruột thường gặp hơn ở người lớn tuổi và ít gặp hơn ở 
người trẻ tuổi. Các đột biến gen KRAS và gen APC được tìm 
thấy phổ biến ở tế bào ung thư này. Những đột biến KRAS luôn 
là đột biến thay thế axit amin, điển hình nhất ở các côđon 12 và 
61. Phần lớn đột biến APC là đột biến vô nghĩa hoặc đột biến 
dịch khung trong vùng mã hóa chuỗi pôlipeptit của gen. 
 Phả hệ của một gia đình ở Hình 5 cho thấy một số cá thể mắc 
chứng Polyp biểu mô ruột kết ác tính (một giai đoạn của ung thư 
ruột kết; các cá thể được tô đen, ●/ ) kèm theo kiểu gen của một 
trong 2 gen nêu trên ở từng cá thể. Có 4 alen cảu gen này được 
tìm thấy (kí hiệu a, b, c và d). Các cá thể thế hệ I, II và III đã đủ 
lớn tuổi để biểu hiện bệnh, trong khi các cá thể thế hệ IV còn trẻ 
nên có thể mang alen bệnh nhưng không biểu hiện bệnh. 
 Từ các thông tin trên, hãy trả lời các câu hỏi sau đây và giải thích: 
 a) Mỗi gen KRAS và APC nhiều khả năng là gen ung thư (oncogene) hay gen ức chế khối u (tumor suppressor 
gene)? Kiểu gen được mô tả ở phả hệ trên nhiều khả năng hơn là của gen nào (KRAS và APC)? 
 b) Những cá thể nào ở thế hệ thứ IV có nguy cơ mắc bệnh cao (mang alen bệnh) và thấp (không mang alen 
bệnh)? 
3/5 
Câu 6 (1,5 điểm) 
 Ở ruồi giấm Drosophila, các con cái kiểu dại (♀KD) dị hợp 
tử về 3 đột biến đơn gen trên NST thường được đem lai với các 
ruồi đực có kiểu hình lặn (♂ĐB) về 3 tính trạng này: màu mắt 
ghi, thân màu đen và dạng cánh xẻ. Số lượng con lai theo các 
nhóm kiểu hình được trình bày trên Bảng 6 (với các nhóm từ II 
đến VI, chỉ nêu kiểu hình đột biến, các tính trạng còn lại đều là 
kiểu dại). Cho biết trong phép lai này không phát sinh đột biến 
mới, sức sống của các cá thể như nhau. 
 a) Cơ chế di truyền nào chi phối 3 tính trạng nêu trên? Giải thích. 
 b) Lập bản đồ di truyền dựa trên các số liệu thu được, với quy ước kí hiệu các cặp alen kiểu dại/đột biến tương 
ứng quy định 3 tính trạng màu mắt, màu thân và dạng cánh là M/m, T/t và C/c. 
Câu 7 (1,5 điểm) 
 Hội chứng Sanfilippo là một bệnh di truyền đơn gen bẩm sinh gây rối loạn chuyển hóa. Trẻ phát triển bình 
thường những năm đầu đời, nhưng sau đó bệnh khởi phát và thường tử vong ở độ tuổi vị thành niên. Bệnh do đột 
biến gen lặn trên NST thường và tìm thấy ở nhiều quần thể tự nhiên (được coi là cân bằng di truyền và ngẫu phối) 
với tần suất cú 50.000 người có một người bị bệnh. 
 Hãy tính và nêu cách tính các chỉ số sau đây ở các quần thể trên: 
 a) Số người không mắc bệnh nhưng mang alen gây bệnh trung bình trong một triệu (106) người là bao nhiêu? 
Làm tròn kết quả tính đến số nguyên. 
 b) Nếu giao phối cận huyết xảy ra giữa các cá thể cách 2 thế hệ (hệ số F = 1/16) thì nguy cơ trẻ lớn lên mắc bệnh 
là bao nhiêu? 
 c) Nếu giao phối cận huyết xảy ra giữa các cá thể cách 3 thế hệ (hệ số F = 1/64) thì nguy cơ trẻ lớn lên mắc bệnh 
tăng bao nhiêu lần so với khi không có giao phối cận huyết? 
Câu 8 (2,0 điểm) 
 Mô hình ước đoán sự đa dạng loài trên đảo của MacAthur có thể dùng để dự đoán số lượng loài chim trên đảo di 
cư từ đất liền. Theo mô hình này, các đảo gần đất liền có số lượng loài nhập cư (tính bằng tỉ lệ tương quan với số 
lượng loài trên đất liền) cao hơn và có số loài tuyệt chủng thấp hơn so với các đảo ở xa. Các đảo lớn có số lượng loài 
nhập cư lớn hơn so với các đảo nhỏ. Hình 8.1 minh họa một nhóm 3 đảo (kí hiệu tương ứng A, B và C) đồng thời 
biểu thị tương quan về diện tích giữa các đảo và khoảng cách giữa chúng với đất liền. Hình 8.2 cho thấy sự đa dạng 
di truyền của 5 quần thể loài chim sẻ nhỏ (Dendroica), sống tại 2 vùng X và Y trên đất liền và trên 3 đảo, qua tần số 
10 loại alen (được đánh số từ 1 đến 10) của một locut gen đa 
hình STR (thường được dùng để xác định quan hệ di truyền) 
được tìm thấy ở mỗi quần thể. 
4/5 
 a) Dựa vào mô hình của MacAthur, hãy dự đoán tương quan về số loài chim ở đất liền và ở mỗi đảo theo thứ tự 
tăng dần. Giải thích. 
 b) Số liệu về sự đa dạng di truyền giữa 5 quần thể loài chim Dendroica ủng hộ hay không ưng hộ mô hình của 
MacAthur? Giải thích. 
 c) Nếu các quần thể chim Dendroica nêu trên có chung một quần thể tổ tiên, thì nhiều khả năng thứ tư phát sinh 
của các quần thể trên đã diễn ra như thế nào? Các nhân tố tiến hóa (đột biến, chọn lọc tự nhiên, các yếu tố ngẫu 
nhiên) có thể đã chi phối quá trình tiến hóa của các quần thể trên như thế nào? 
Câu 9 (2,0 điểm) 
 Các nghiên cứu tiến hóa so sánh gen ở sinh vật nhân thực cung cấp bằng chứng cho thấy các cơ thể lặp gen, đột 
biến điểm, lặp và xáo trộn e xôn và hoạt động của yếu tố di truyền vận động (gen nhảy) có thể tham gia vào quá trình 
hình thành các gen có chức năng mới. 
 a) Lặp gen (toàn bộ hoặc một phần gen) có ưu thế tiến hóa trong hình thành gen có chức năng mới như thế nào? 
 b) Nêu ít nhất 3 cách mà yếu tố di truyền vận động có thể dẫn đến hình thành các gen có chức năng mới. Giải 
thích. 
 c) Nếu xét về khả năng tạo thành các gen có chức năng mới, thì các cơ chế nêu trên hoạt động độc lập hay phụ 
thuộc lẫn nhau? Giải thích. 
Câu 10 (1,5 điểm) 
 Việc săn bắt động vật hoang dã có thể làm chúng có nguy cơ bị tuyệt chủng. Các khu bảo tồn được thiết lập tạo 
điều kiện cho các quần thể động vật như vậy phục hồi. Một quần thể thú ăn cỏ có sống ở khu bảo tồn đồng cỏ được 
nghiên cứu trong 50 năm (Bảng 10). Tốc độ tăng trưởng của quần thể (r) qua các thời điểm (với t = 0 là thời điểm bắt 
đầu theo dõi) được tính theo công thức: 
r = (Nt+10 – Nt) : Nt 
 Trong đó, Nt và Nt+10 là số lượng cá thể 
tương ứng ở các thời điểm t và t+10 năm. 
 a) Tính tốc độ tăng trưởng của quần thể (làm 
tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy) theo các khoảng thời gian nghiên cứu. Từ đó, nêu nhận xét về sự tăng trưởng của 
quần thể này. 
 b) Quần thể đã đạt số lượng cá thể tối đa cân bằng với sức chịu đựng của môi trường chưa? Giải thích. 
 c) Từ thông tin đã cho, hãy nêu tác động của ít nhất 3 nhân tố hữu sinh đến sự biến đổi kích thước quần thể nêu 
trên. 
Câu 11 (2,0 điểm) 
 Một nghiên cứu được thực hiện ở một dòng sông với lưới thức ăn được 
minh họa ở Hình 11. Hai lô thí nghiệm được thiết lập, trong đó một lô có 
nhốt cá lớn trong lồng (gồm cá R trưởng thành và cá S, với mật độ tương tự ở 
bên ngoài lồng) và một lô khác không nhốt cá lớn trong lồng. Các lồng có 
mắt lưới với kích thước sao cho cá lớn không bơi qua được, nhưng cá con 
của loài R, côn trùng P và ấu trùng H có thể qua lại tự do. Các điều kiện thí 
nghiệm khác ở hai lô thí nghiệm là như nhau. Kết quả nghiên cứu (số liệu 
trung bình về sinh khối tươi của sợi tảo đa bào C và N, mật độ ấu trùng H và 
số lượng cá con R trong lồng) được trình bày ở Bảng 11. 
 a) Tính tỉ lệ (làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy) 
sinh khối tươi của tảo C, tảo N, sinh khối tổng số tảo 
trong điều kiện thí nghiệm không nhốt cá lớn so với 
có nhốt cá lớn trong lồng. 
 b) Tại sao mật độ cá con R trong lồng có sự khác 
biệt giữa hai điều kiện thí nghiệm? 
 c) Giải thích tác động của việc nhốt và không nhốt cá lớn đến sinh trưởng của các loài tảo trong lồng. 
 d) Sản lượng sơ cấp ở hệ sinh thái này tăng hay giảm nếu quần thể cá S tăng sinh sản? Giải thích. 
5/5 
Câu 12 (1,0 điểm) 
 Hệ sinh thái rừng có vai trò quan trọng đối với các loài sinh vật và con người, nhưng rừng tự nhiên đang bị suy 
giảm ở nhiều nơi trên thế giới. Ở một khu vực thượng lưu vốn có rừng nhưng đã bị chặt hết cây, lượng nitơ (nitrat) 
mất đi do rửa trôi trung bình năm (khi hầu như không có thực vật sinh sống) ghi nhận được là 60 g/m2. Một phần của 
khu vực này được khoanh vùng bảo vệ để cây phát triển tự nhiên và sử dụng cho nghiên cứu về diễn thế sinh thái 
(khu vực thí nghiệm). Sinh khối thực vật và lượng nitơ mất đi trung bình hằng năm được theo dõi trong 5 năm (Bảng 
12). Ở một khu vực rừng nguyên vẹn (khu vực đối chứng), sinh khối thực vật và lượng nitơ mất đi hằng năm là ổn 
định; ở mức trung bình lần lượt là 720 g/m2 và 4,5 g/m2. 
 a) Vẽ đồ thị dạng đường và điểm biểu diễn sinh khối thực vật và lượng nitơ mất đi ở khu vực thí nghiệm theo thời 
gian từ thời điểm 0 đến 5 năm. 
 b) Khả năng cố định cacbon của hệ sinh thái này thay 
đổi như thế nào trong quá trình diễn thế sinh thái? Giải 
thích. 
 c) Lượng nitơ mất đi và sinh khối thực vật biến đổi như 
thế nào trong quá trình diễn thế sinh thái ở khu vực thí 
nghiệm? Giải thích tại sao lượng nitơ mất đi lại thấp hơn 
trong giai đoạn từ năm thứ 4 đến năm thứ 5 so với thời điểm bắt đầu. 
 d) Thông qua dữ liệu nghiên cứu, hãy cho biết thảm thực vật rừng có vai trò nào đối với chống xói mòn, rửa trôi ở 
hệ sinh thái này và tác động thế nào tới vùng hạ lưu. Nếu mở rộng các khu vực bảo vệ ở vùng thượng lưu thì khả 
năng ô nhiễm hồ chứa ở hạ lưu (do sự phát triển mạnh của thực vật phù du) sẽ tăng hay giảm? Giải thích. 
------------------------------HẾT------------------------------ 
• Thí sinh không được sử dụng tài liệu. • Giám thị không giải thích gì thêm. 
BQ GlÅo DVC vÅ DAO TAO
DÉ THI CHiNH THCc
THI CHON HOC SINH Glöl QUÖc GIA THPT
NAM 2019-2020
Mön: SINH HOC
• gian: 180 phüt (khöng kÉ thåi gian giao d)
Ngåy thi thir hai: 28/12/2019
C HIM-I 
thi cd 04 trang, gåm 12 cåu)
Cåu I (1,0 diém)
Két quå nghien cüu quå trinh tåi bät c4p (höi tinh) cåc 1 ADNE
doqn ADN ngu&i vå E. coli thu duec trong Hinh I. Trong
quå trinh nåy, ngubi ta täng nhiet dd dé ADN moch kép tåch
thånh cåc sei don vå he nhietdé cåc seituong dbng bit
c4p lei v6i nhau. Quå trinh tåi bit c4p ADN O E coli chi co
mot giai doqn, trong khi O nguOi lei co hai giai doan, görn
giai doon dåu dién ra nhanh (a) vå giai doan sau dih ra charn
hon (b), duec phån chia böi dåu trén Hinh I. Häy giåi
thich két quå thi nghiem trong Hinh 1.
cau 2 (1,5 diém)
ADN
(a)
Tböi gian trang dåi Cho tåi bit
Hinbl
Lizöxöm Iå båo quan co Chira enzim hidrölaza. Enzim nåy duec chuyén lizöxöm qua lubi néi
chåt vå bé måy Göngi. Manözo-6-ph6tphåt (M6P) Iå g6c du&ng dugc gin våo enzim hidrölaza Iåm dåu
hiéu déc thü, nhö vay cåc thu thé cüa lizöxöm nhén ra vå giüp chüng duqc chuy&n våo lizßxöm. Hai
enzim PT vå PG co chfrc nång xüc tåc chuyén h6a manözo thånh M6P qua chuöi phån üng:
Manözc —+ chit chuyén h6a trung gian —i M6P
Mét båt thtr&ng X do té båo co enzim hidrölaza hoat dong binh thuö•ng nhtmg loi bi tiét ra ngoåi té
båo cht khöng dtrqc chuyén våo lizöxöm. CO 3 döng té bio I, Il vå Ill duec phåt hién thåy co bit
thuOng X. Nhäm xåc dinh nguyén nhån båt thu&ng X O rnöi döng té båo (I, Il vå Ill), nguOi ta dä tién
hånh thi nghiém v6i döng té båo, bb
sung dich chiét rn6i döng té båo våo möi
tnr&ng nuöi co sin manözo (Bång 2).
Häycho biét döng té båo I, Il vå Ill 
dä co nhüng sai höng nhtr thé nåo (lién 
quan dén PT, PG hay thu thé cüa lizöxöm) 
khién Cho lizöxöm cüa chüng khöng thé thu 
nh4n duqc enzim hidrölaza. Giåi thfch.
cau 3 (1,5 diém)
Bing 2
Tébåol Tébåoll T båolll
D bch biol
Dichchiét bio Il
D chiét té bio Ill 4.
Ghichi: "+ Cd enzim hidrölaza chuyén våoIä6xåm;
Khöng cd enzim hidrölaza dtcvc chuyén våo lizåxöm.
Bing 3
Nghién cüu sv di&u höa biéu hiQn gen cüa opéron Lac O mot
chüng E. coli dét bién ngubi ta phåt hiQn thåy co båt thu&ng. Dé xåc
dinh nguyén nhån cüa sv bit thu&ng d6 xåy ra O vi tri nåo trong 
opéron Lac, ngubi ta dånh giå mtc dé biéu hieu cüa gen LacZ O 
chüng E. coli dét bién nåy trong cåc diéu ki+n möi trubng nuöi cåy
khåc nhau (Bång 3).
a) th6ng tin O Bång 3, häy cho biét nguyén nhån bit thtr&ng xåy
D ki@n m6i
tru&n nubi ca
Lactose Glucose
Cd Khö
co
co
MücdQ
biéu
100
100
ra vi tri nåo trén opéron Lac & chüng E. coli dét bién nåy? Giåi thich.
b) Tei sao tü mot phån tü mARN duqc phién ma tü operon Lac nhung cåc gen khåc nhau lei duec dich
mä v6i t6c dé råt khåc nhau?
4 (1,5 diém)
Dét bién gen p53 lå mot nguyén nhån gåy ung thu phåi & ngu&i. Khi nghién ciru gen p53 0 mot så
bénh nhån ung thu phåi, nguöi ta phåt hi+n thåy co dét b

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_quoc_gia_thpt_mon_sinh_hoc_12_nam.pdf