Đề thi chọn học sinh giỏi năm học 2013 – 2014 môn thi: Lịch sử ; lớp 9 thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 964Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi năm học 2013 – 2014 môn thi: Lịch sử ; lớp 9 thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi năm học 2013 – 2014 môn thi: Lịch sử ; lớp 9 thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
UBND HUYỆN CHÂU THÀNH
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập –Tự do –Hạnh phúc
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2013 – 2014
Môn thi: LỊCH SỬ ; LỚP 9
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
Đề thi chính thức
Câu 1: (4điểm)
Bằng kiến thức đã học, em hãy phân tích làm rõ nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của Công xã Pa-ri 1871? 
Câu 2: (4điểm)
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, nền kinh tế Mỹ đã phát triển như thế nào? Em có suy nghĩ gì về tình hình kinh tế Mỹ hiện nay?	
Câu 3: (3điểm)
Tại sao lúc lấy được chính quyền từ tay họ Trịnh, Nguyễn Huệ không lên ngôi Hoàng đế mà khi chuẩn bị đánh quân Thanh, Nguyễn Huệ mới lên ngôi Hoàng đế? Việc Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế có ý nghĩa gì? Nhận xét lời tuyên thệ của Quang Trung khi chuẩn bị đánh quân Thanh?
Câu 4: (5điểm) 
Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước trong hoàn cảnh nào ? Con đường tìm chân lý cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì độc đáo khác với lớp người đi trước?
Câu 5: (1điểm) 
	Em hãy cho biết Vị Tổng chỉ huy Chiến dịch Điện Biên phủ lịch sử (1954) là ai? Ông sinh năm nào và mất vào ngày, tháng năm nào?
Câu 6: (3điểm) 
Trình bày hoàn cảnh dẫn đến các cuộc khởi nghĩa của quân dân Tây Ninh nửa sau thế kỉ XIX? Kể tên các cuộc khởi nghĩa chống Pháp tiêu biểu ở Tây Ninh?
- Hết -
Họ và tên: .....................................................................
Số báo danh: .................................................................
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn thi : ĐỊA LÝ - LỚP 9
Đề thi chính thức
Nội dung
Điểm
Câu 1: (4 điểm)
* Nguyên nhân thất bại: Công xã Pa-ri thất bại có nhiều nguyên nhân
+ Nguyên nhân khách quan: 
- Chủ nghĩa tư bản đang trên đà phát triển và lực lượng đấu tranh của giai cấp công nhân trên thế giới chưa trở thành mặt trận thống nhất chống CNTB.
- Sự tiếp tay của Đức trong việc thả 10 vạn tù binh Pháp, tạo điều kiện để kẻ thù có thêm sức lực chống lại Công xã
+ Nguyên nhân Chủ quan:
- Do giai cấp công nhân Pháp chưa có một chính đảng tiên phong lãnh đạo.
- Giai cấp công nhân chưa được chuẩn bị, thiếu rèn luyện, phần đông chưa ý niệm rõ về nhiệm vụ lịch sử của giai cấp mình cũng như phương sách thực hiện nhiệm vụ đó.
- Công xã không thực hiện chức năng trấn áp kẻ thù một cách kiên quyết như: không truy kích kẻ thù đến cùng, sử dụng các biện pháp trừng trị bọn phản cách mạng còn quá chậm để chúng chạy về Vesxai tập hợp lực lượng phản công lại.
- Công xã cũng mắc những sai lầm trên các lĩnh vực: 
+ Kinh tế: không tịch thu ngân hàng.
+ Quân sự: tổ chức còn yếu, trang bị và huấn luyện cho lực lượng vũ trang chưa đầy đủ, lãnh đạo quân sự không tập trung
- Công xã chưa thực hiện liên minh công – nông.
* Ý nghĩa lịch sử:
- Tuy chỉ tồn tại 72 ngày( từ 18-3-1871 đến 28-5-1871) nhưng Công xã có ý nghĩa to lớn. Công xã là hình ảnh của một chế độ xã hội mới, đem lại một tương lai tốt đẹp cho nhân dân lao động.
- Cổ vũ nhân dân lao động toàn thế giới trong sự nghiệp đấu tranh cho một tương lai tốt đẹp hơn.
- Đã lật đổ được chính quyền tư sản, xây dựng nhà nước kiểu mới của giai cấp vô sản.
- Nêu cao tinh thần yêu nước đấu tranh kiên cường của nhân dân.
* Bài học kinh nghiệm: 
- Sự cần thiết phải thành lập một chính đảng của giai cấp vô sản để đảm bảo thắng lợi cho cách mạng.
- Giai cấp vô sản khi đã nắm chính quyền thì phải kiên quyết đập tan bộ máy nhà nước cũ để xây dựng bộ máy nhà nước mới của giai cấp vô sản. 
- Giai cấp vô sản phải xây dựng một nhà nước kiểu mới nhà nước của dân, do dân, vì dân.
- Kinh nghiệm giữ chính quyền sau khi cách mạng thắng lợi.
- Phải tăng cường khối liên minh Công - Nông trong khi giành chính quyền cũng như giữ chính quyền.
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
Câu 2: (4 điểm)
 * Sau chiến tranh thế giới thứ 2, nền kinh tế Mỹ phát triển: 
- Mỹ ở xa chiến trường, được hai đại dương là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương che chở không bị chiến tranh tàn phá.
- Mỹ giàu lên trong chiến tranh do được yên ổn phát triển sản xuất và bán vũ khí, hàng hóa cho các nước tham chiến thu được 114 tỉ USD lợi nhuận.
- Thừa hưởng những thành tựu khoa học- kĩ thuật thế giới, quân sự Mỹ có lực lượng mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử.
- Tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào, tay nghề cao.
- Kinh tế: Công nghiệp chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới (56,47%, năm 1948), nông nghiệp gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp của 5 nước Anh, Pháp, Tây Đức, Italia, Nhật Bản cộng lại.
- Chiếm hơn 50% tàu, bè đi lại trên biển. Nắm trong tay ¾ trữ lượng vàng thế giới, là chủ nợ duy nhất thế giới.
*Tình hình kinh tế Mỹ hiện nay:
- Hiện nay ngành sản xuất liên quan tới công nghiệp, nhà ở chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, thiết bị vật liệu xây dựng, sản xuất thép, kim loại hay đồ điện, thực phẩm, thuốc đều sa sút.
- Chi tiêu tiêu dùng củng rất yếu ớt. Doanh thu cửa hiệu đã giảm 20%. Một dấu hiệu khác của thời kỳ suy thoái kinh tế là tình trạng thất nghiệp.Tuy nhiên hầu hết các nhà kinh tế tin rằng suy thoái sẽ tiếp tục sâu hơn trong năm nay, ngay cả khi Tổng thống Mỹ Barack Obama bắt đầu thực thi gói kích thích kinh tế 787 tỉ USD
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 3: (3 điểm)
- Nguyễn Huệ không lên ngôi Hoàng đế lúc lấy được chính quyền từ tay họ Trịnh mà lên ngôi Hoàng đế khi chuẩn bị đánh quân Thanh vì:
 + Lúc tiến quân ra Bắc để tiêu diệt chúa Trịnh, Nguyễn Huệ lấy danh nghĩa là “phù Lê diệt Trịnh” nhằm khôi phục lại nhà Lê.
 + Bấy giờ vua Lê là Lê Chiêu Thống bán nước, cầu cứu quân Thanh sang xâm lược nước ta. Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế là hợp lòng người.
- Việc Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế có ý nghĩa:
+ Tập hợp được lòng dân, tạo sức mạnh đoàn kết dân tộc.
+ Khẳng định chủ quyền của dân tộc và cho quân Thanh biết rằng nước ta có chủ.
- Lời tuyên thệ của Quang Trung: Thể hiện tinh thần quyết tâm chống giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc của nghĩa quân Tây Sơn.
0,5
0,5
0,5
0,5
1,0
Câu 4: (5 điểm )
- Nguyễn Ái Quốc (tức Chủ tịch Hồ Chí Minh) sinh ngày 19/5/1890, trong một gia đình nhà nho yêu nước. Quê ở xã Kim Liên-Huyện Nam Đàn-Tỉnh Nghệ An.
- Người sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà bị mất vào tay thực dân Pháp, nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào cách mạng nổ ra liên tục xong vẫn không đi đến thắng lợi. 
Người tuy khâm phục Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, nhưng không tán thành đường lối hoạt động của họ nên quyết định đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc
* Con đường tìm chân lý cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì độc đáo khác với lớp người đi trước: 
- Các bậc tiền bối mà tiêu biểu là Phan Bội Châu đã lựa chọn con đường cứu nước đó là đi sang phương Đông, chủ yếu là Nhật Bản vì ở đó từng diễn ra cuộc cải cách Minh Trị làm cho Nhật thoát khỏi thân phận thuộc địa; vì Nhật đã đánh bại đế quốc Nga trong cuộc chiến tranh Nga-Nhật (1905-1907) và Nhật Bản còn là nước "đồng văn, đồng chủng" với Việt Nam.
 Đối tượng mà cụ Phan Bội Châu gặp gỡ là những chính khách Nhật để xin họ giúp Việt Nam đánh Pháp. Phương pháp của cụ là vận động tổ chức giai cấp, cùng các tầng lớp trên để huy động lực lượng đấu tranh bạo động.
- Còn Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường sang phương Tây, nơi được mệnh danh có tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, có khoa học kỹ thuật, có nền văn minh phát triển.
Nguyễn Ái Quốc đi vào tất cả các giai cấp, tầng lớp, đi vào phong trào quần chúng, giác ngộ, đoàn kết họ đứng lên đấu tranh giành độc lập thực sự bằng sức mạnh của mình là chính, 
Người luôn đề cao học tập, nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm cách mạng mới nhất của thời đại và Người đã bắt gặp chân lý cách mạng Tháng Mười Nga, đây là con đường cứu nước đúng đắn nhất với dân tộc ta.
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.75
0.5
0.75
Câu 5: (1 điểm)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp ((25 tháng 8) năm 1911 – 04 tháng 10 năm 2013)
1.0
Câu 6: (3điểm) 
* Hoàn cảnh: 
- Tây Ninh là vùng đất biên giới, có vị trí quan trọng, là cửa ngõ vào Sài Gòn (Thành phố Hồ Minh), nên quá trình hình thành và phát triển của tỉnh là quá trình đấu tranh gay go ác liệt để chống giặc ngoại xâm.
- Thời kì đầu lập tỉnh có nhiều vị đại thần, danh tướng đã đến Tây Ninh và cùng nhân dân ở đây liên tục chống giặc quấy phá biên giới, bảo vệ biên cương: Hai ông Lê Ngọc Báu, Lê Ngọc Dương ở Cẩm Giang, ba ông quan lớn Huỳnh Công Giảng, Huỳnh Công Thắng, Huỳnh Công Nghệ (còn đền thờ ở Trà Vong- Tân Biên và một số địa phương khác).
- Năm 1858, Pháp xâm lược nước ta. Ngày 01-01-1859, quân Pháp do trung tướng Ri gôn đờ Giơnuiy đem binh vào Cần Giờ để chiếm Sài Gòn – Gia Định.
- Đến năm 1861, thủy quân của Sạcne lấy được đất Gia Định, tiến chiếm luôn Biên Hòa, Trảng Bàng rồi đánh lên Tây Ninh. Nhân dân Tây Ninh đấu tranh quyết liệt nhưng không xoay chuyển được tình thế. Pháp chiếm Tây Ninh, chúng lập cơ quan quân sự, chính trị để cai quản thay cho Nam Triều. Từ đó nhân dân Tây Ninh tiếp tục nổi dậy đánh Pháp khắp nơi.
* Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu:
- Cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp ở phủ An Cơ của Khâm Tấn Tường.
- Cuộc khởi nghĩa của Lãnh binh Tòng ở Trảng Bàng.
- Cuộc khởi nghĩa của Lãnh binh Két ở Bến Cầu.
- Cuộc khởi nghĩa chống Pháp của liên quân Trương Quyền – Pu Kăm Pô.
0.5
0.75
0.5
0.75
0.25
0.25
TỔNG CỘNG
20

Tài liệu đính kèm:

  • docHSG_SU 9_1314 CT.doc