Đề thi chọn học sinh giỏi môn : Vật lí khối 9 năm học 2015 - 2016 thời gian làm bài 120 phút (không kể thời gian giao đề)

doc 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1124Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn : Vật lí khối 9 năm học 2015 - 2016 thời gian làm bài 120 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi môn : Vật lí khối 9 năm học 2015 - 2016 thời gian làm bài 120 phút (không kể thời gian giao đề)
TRƯỜNG THCS SÀO BÁY
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
MÔN : VẬT LÍ KHỐI 9
Năm học 2015 - 2016
Thời gian làm bài 120 phút (không kể thời gian giao đề)
( Đề bài có 01 trang gồm 04 câu )
Bài 1: ( 6 điểm)
 Một người đi xe máy từ A đến B, có quãng đường s. Trên quãng đường đầu đi với vận tốc v1= 40km/h, quãng đường còn lại đi với vận tốc v2 = 60km/h. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường AB? 
Bài 2: ( 4 điểm)
Một nhiệt lượng kế bằng nhôm có khối lượng m1 = 100g chứa m2 = 400g nước ở nhiệt độ t1 = 100C. Người ta thả vào nhiệt lượng kế một thỏi thiếc có khối lượng m = 200g được nung nóng tới nhiệt độ t2 = 1200C. Nhiệt độ cân bằng của hệ thống là 140.Tính khối lượng thiếc đã thả bào nhiệt lượng kế.Cho nhiệt dung riêng của nhôm c1 = 900J/kg.K ; của nước c2 = 4200J/kg.K; của thiếc c3 = 230J/kg.K. Bỏ qua sự tỏa nhiệt ra môi trường ngoài	
Bài 3: ( 6 điểm)
Cho mạch điện như hình 1.Biết U = 24V, các điện trở có giá trị lần lượt R1 = 9W, R2 = 15W, R3 = 10W, khóa K có điện trở không đáng kể. Tính cường độ dòng điện qua các điện trở khi
Khóa K mở
Khóa K đóng
 R2
R1
	K
R3
Bài 4: ( 4 điểm)
 Hai dây dẫn được làm cùng một loại vật liệu, dây thứ nhất có điện trở R1 = 15Ω, có chiều dài l1 = 24m và có tiết diện S1 = 0,2mm2, dây thứ hai có điện trở R2 = 10 Ω, có chiều dài l2 = 30m. Tính tiết diện S2 của dây thứ hai.
....................................Hết..........................................
HD CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
MÔN : VẬT LÍ KHỐI 9
Năm học 2015 - 2016
T.T
Nội dung
Biểu điểm
Bài 1
( 6 điểm)
 Gọi S là độ dài quãng đường AB
 Thời gian người đi xe máy đi quãng đường đầu
1,5đ
Thời gian người đi xe máy đi quãng đường còn lại
1,5đ
 Thời gian người đi xe máy đi hết quãng đường AB
1.5đ
Vận tốc trung bình của người đi xe máy trên cả quãng đường AB
 Thay v1 = 40km/h, v2 = 60km/h vào ta được vtb = 45km/h 
1,5đ
Bài 2
( 4điểm)
Gọi m3 là khối lượng thiếc cho vào nhiệt lượng kế, ta có:
Nhiệt lượng do thiếc tỏa ra để giảm nhiệt độ từ t2 = 1200C xuống t3 = 140C là:
Q = m3.c3.(t2 – t3)
1đ
Nhiệt lượng của nhiệt lượng kế và nước thu vào để tăng đến t3= 140C
Q’ = (m1.C1 + m2.C2).(t3- t1) = (0,1.900 + 0,4.4200).(14-10)
= 7080(J)
1,5đ
Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt:
Q = Q’ hay 106.230.m3 = 7080
Suy ra m3 = 3,44kg.
1,5đ
Bài 3
( 6 điểm)
Khi khóa K mở, ta có mạch điện gồm: R1nt R2
Điện trở tương đương của mạch điện
Rtđ = R1 + R2 = 9 + 15 = 24Ω
0,5đ
Vì R1nt R2 nên I1 = I2 = I = = 1( A)
1đ
Khi khóa K đóng, ta có mạch điện gồm
R1nt ( R2//R3)
Tính R23 = = 6Ω
0,5đ
Suy ra Rtđ = R1 + R23 = 15Ω
1đ
Ta có I = I1 = I23 = = 1,6A
1đ
U1 = I1.R1 = 1,6.9 = 14,4V. Suy ra U23 = U2 = U3 = U – U1 = 9,6A
1đ
I2 = 1,07A, I3 = 0,53A
1đ
Bài 4 
( 4 điểm)
Lập được công thức R1 = ρ.
1đ
Lập được công thức R2 = ρ.
1đ
Rút ra được tỉ số : = . 
1đ
Suy ra S2 = 0,375.10-6m2
1đ
Ghi chú : Nếu học sinh giải cách khác đủ, đúng vẫn cho điểm tối đa

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_HSG_LY_9.doc