PHÒNG GD&ĐT TP LẠNG SƠN TRƯỜNG THCS HOÀNG VĂN THỤ ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN: HOÁ HỌC LỚP 8 Năm học 2010 - 2011 Thời gian 120 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ BÀI Câu 1. (4 điểm) 1. Bằng cách nào có thể nhận biết các khí sau đựng riêng biệt bị mất nhãn: Không khí, khí oxi, khí hiđro, khí cacbonic. Giải thích và viết phương trình hoá học. 2. Một hợp chất tạo bởi Cacbon và Hiđro, có tỉ lệ khối lượng mC : mH = 4 : 1. Biết phân tử khối của hợp chất là 30 (đvC). Hãy tìm công thức phân tử của hợp chất. 3. Có 4 lọ không nhãn đựng 4 dung dịch HCl, H2SO4, BaCl2, Na2CO3. Hãy nhận biết từng lọ mà không dùng bất cứ thuốc thử nào khác. Viết các phương trình hoá học xảy ra (nếu có). Câu 2. (6 điểm) 1. Từ các chất: nhôm, oxi, nước, đồng (II) sunfat, sắt, axit clohiđric. Hãy điều chế đồng, đồng (II) oxit, nhôm clorua (bằng 2 phương pháp) và sắt clorua. Viết các phương trình phản ứng. 2. Hãy điều chế 3 oxit, 2 axit, và 2 muối từ các hoá chất: Cu, nước, không khí và lưu huỳnh. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. 3. Hãy viết các phương trình hoá học tạo ra axit và bazơ từ các oxit mà em biết. Mỗi loại cho 5 ví dụ. Làm thế nào để nhận biết được dung dịch axit và dung dịch bazơ. Câu 3. (4 điểm) 1. Cho 43,7 gam hỗn hợp 2 kim loại Zn và Fe tác dụng với dung dịch axit clohiđric sinh ra 15,68 lít khí H2 (đktc) a. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp trên. b. Tính khối lượng sắt sinh ra khi cho toàn bộ khí H2 thu được ở trên tác dụng hoàn toàn với 46,4 gam Fe3O4. 2. Hoà tan a gam Al và b gam Zn vào dung dịch axit H2SO4 dư thu được những thể tích khí H2 bằng nhau. Tính tỉ lệ a : b. Câu 4. (6 điểm) 1. Hoà tan 5,1 gam oxit của một kim loại chưa biết hoá trị bằng 54,75 gam dung dịch axit HCl 20%. Hãy tìm công thức oxit kim loại. 2. Tính số gam Na cần thiết để phản ứng với 500 gam H2O tạo thành dung dịch NaOH có nồng độ 20%. 3. Cho 98 gam axit H2SO4 20% tác dụng với 400 gam dung dịch BaCl2 5,2%. a. Viết phương trình phản ứng xảy ra và tính khối lượng kết tủa tạo thành. b. Tính nồng độ % các chất có trong dung dịch sau khi tách bỏ kết tủa. - Hết - Lưu ý: Học sinh được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM CÂU HỎI NỘI DUNG CHẤM ĐIỂM Câu 1 (4 điểm) 1.1 (1,0 đ) - Cho các khí qua dd nước vôi trong dư, khí nào làm đục nước vôi trong là CO2 Ca(OH)2 + CO2 CaCO3 + H2O - Dùng tàn đóm đỏ thử với 3 mẫu khí còn lại. Mẫu thử nào làm tàn đóm đỏ bùng cháy là O2. - Cho 2 khí còn lại qua CuO nung nóng. Khí nào làm xuất hiện Cu (màu đỏ) là H2 CuO + H2 Cu + H2O (hoặc: khí nào đốt cháy trong không khí là H2) - Khí không làm biến đổi màu của CuO (hoặc không cháy) là không khí. 0,125 0,25 0,125 0,125 0,25 0,125 1.2 (1,0 đ) Đặt CTPT là CxHy. Ta có: x : y = ==> x : y = 1 : 3 ==> Công thức có dạng: (CH3)n Biết phân tử khối của chúng bằng 30 ; ==> (12 + 3)n = 30 ==> n = 2 ==> Vậy công thức hoá học của hợp chất là C2H6 0,25 0,25 0,25 0,25 1.3 (2,0 đ) Dùng phương pháp kẻ bảng. Rút ra: * Mẫu thử nào khi PƯ chỉ xuất hiện một chất khí là dd HCl. * Mẫu thử nào khi PƯ xuất hiện 1 kết tủa, một chất khí là dd H2SO4. * Mẫu thử nào khi PƯ xuất hiện 2 kết tủa là dd BaCl2. * Mẫu thử nào khi PƯ xuất hiện 1 kết tủa, 2 chất khí là dd Na2CO3. PTHH: 2HCl + Na2CO3 2NaCl + CO2 + H2O H2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2HCl H2SO4 + Na2CO3 Na2SO4 + CO2 + H2O BaCl2 + Na2CO3 BaCO3 + 2NaCl 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 2 (6 điểm) 2.1 (1,5 đ) * Điều chế Cu: Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu * Điều chế CuO: 2Cu + O2 2CuO * Điều chế AlCl3 bằng 2 phương pháp. 2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2 4Al + 3O2 2Al2O3 Al2O3 + 6HCl 2AlCl3 + 3H2O * Điều chế FeCl2: Fe + 2HCl FeCl2 + H2 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 2.2 (1,75 đ) * Điều chế oxit. 2Cu + O2 2CuO S + O2 SO2 2SO2 + O2 2SO3 * Điều chế axit. SO2 + H2O H2SO3 SO3 + H2O H2SO4 * Điều chế muối. Cu + S CuS CuO + H2SO4 CuSO4 + H2O 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 2.3 (2,75 đ) * Tạo ra axit. SO2 + H2O H2SO3 SO3 + H2O H2SO4 CO2 + H2O H2CO3 P2O5 + 3H2O 2H3PO4 N2O5 + 2H2O 2HNO3 * Tạo ra bazơ. K2O + 2H2O 2KOH Na2O + 2H2O 2NaOH BaO + H2O Ba(OH)2 CaO + H2O Ca(OH)2 Li2O + H2O 2LiOH. * Để nhận ra dung dịch axit, bazơ ta dùng giấy quỳ tím: - Quỳ tím chuyển đỏ là dung dịch axit. - Quỳ tím chuyển xanh là dung dịch bazơ. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,125 0,125 Câu 3 (4 điểm) 3.1 (2,5 đ) 3.2 (1,5 đ) nH2 = a. Gọi x, y lần lượt là số mol của Zn và Fe tham gia phản ứng. PTHH. Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 (1) 65x x mol Fe + 2HCl FeCl2 + H2 (2) 56y y mol Từ (1), (2) ta có hệ: 65x + 56y = 43,7 x + y = 0,7 => x = 0,5 ; y = 0,2 * mZn = 0,5 . 65 = 32,5 (g) mFe = 0,2 . 56 = 11,2 (g) b. nFe3O4 = PTHH: Fe3O4 + 4H2 3Fe + 4H2O (3) 1 mol 4 mol 3 mol 0,2 mol 0,7 mol Từ (3) ta xét: nFe3O4 : nH2 = ==> Tính theo nH2. Theo (3). nFe = ==> mFe = 0,525 . 56 = 29,4 (g) 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Gọi x là số mol khí H2 sinh ra. Ta có: Zn + H2SO4 ZnSO4 + H2 (1) 65 g 1 mol b g x mol ==> x = 2Al + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2 (2) 54 g 3 mol a g x mol ==> x = => x = ==> Vậy: = ==> 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 Câu 4 (6 điểm) 4.1 (1,5 đ) * Gọi M là kim loại và khối lượng mol của kim loại, hoá trị n, CTHH oxit là: M2On ==> mM2On = 5,1 gam * nHCl = * PTHH. M2On + 2nHCl 2MCln + nH2O (2M + 16n) g 2n mol 5,1 g 0,3 mol 0,25 0,25 ==> Ta có: 0,3 (2M + 16n) = 2n . 5,1 ==> Giải ra ta được: M = 9n. Xét: n = 1 ==> M = 9 (loại) n = 2 ==> M = 18 (loại) n = 3 ==> M = 27 (Nhôm) ==> Vậy công thức hoá học của oxit là Al2O3 0,25 0,25 0,25 0,25 4.2 (1,5 đ) Biết mH2O = 500 gam C% dd NaOH = 20%. Gọi a là số mol Na tham gia phản ứng. PTHH. 2Na + 2H2O 2NaOH + H2 2 mol 2 mol 2 mol 1 mol a mol a mol a mol 0,5a mol * Số gam NaOH tạo thành: mNaOH = 40a gam. * Số gam Na phản ứng: mNa = 23a gam. * Số gam H2 thoát ra: mH2 = 0,5a . 2 = a (gam) ==> Số gam dung dịch sau phản ứng: 500 + 23a - a => mdd sau pư = 500 + 22a (g) * Theo đầu bài, nồng độ % của dung dịch là: C% = ==> Giải ra ta được: a = 2,8 (mol) ==> mNa = 23 . 2,8 = 64,4 (gam) 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 4.3 (3,0 đ) nH2SO4 = ; nBaCl2 = a. PTHH. H2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2HCl 1 mol 1 mol 1 mol 2 mol 0,2 mol 0,1 mol Ta xét tỉ lệ: nH2SO4 : nBaCl2 = ==> nH2SO4 dư, ==> Tính theo nBaCl2. * Theo PT: nBaSO4 = nBaCl2 = 0,1 (mol) ==> mBaSO4 = 0,1 . 233 = 23,3 (gam) b. Theo PT. nHCl pư = 2nBaCl2 = 2 . 0,1 = 0,2 (mol) Mặt khác. nH2SO4 pư = nBaCl2 = 0,1 (mol) ==> nH2SO4 dư = 0,2 - 0,1 = 0,1 (mol) ==> Vậy sau phản ứng trong dung dịch có: HCl, H2SO4 dư * Khối lượng dung dịch sau phản ứng là: mdd = 98 + 400 - 23,3 = 474,7 (gam) * C% ddHCl = C% ddH2SO4 = 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25
Tài liệu đính kèm: