Sở GD&ĐT Hải Phòng --------------------- Bảng B (Đề có 2 trang) Kì thi chọn Học Sinh Giỏi lớp 9 Môn: hoá học Năm học 2004 - 2005 =============== (Thời gian làm bài: 150 phút) Câu 1: Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau: 1. Cho các chất có công thức hoá học: CO ; HCHO ; Na2CO3 ; CH3COONa ; CaC2 ; CO(NH2)2 ; C6H12O6 ; C3H8 ; C6H6. Dãy chỉ gồm các chất hữu cơ là: A. HCHO ; CO ; CH3COONa ; C3H8 ; C6H6. B. C6H6 ; HCHO ; Na2CO3 ; CO(NH2)2 ; C6H12O6 . C. HCHO ; CH3COONa ; CaC2 ; C3H8 ; C6H6. D. HCHO ; CH3COONa ; C6H12O6 ; C3H8 ; C6H6. 2. Đốt a g hỗn hợp 2 hiđrocacbon sau phản ứng thu được 13,2 g CO2 và 7,2 g nước . Hỗn hợp 2 hiđrocác bon có công thức là: A) CnH2n và CmH2m-2 B) CnH2n và CmH2m + 2 C) CnH2n và CmH2m D) CnH2n-2 và CmH2m-2 3. Dãy gồm các oxit axit: A) CO2 ; SO2 ; CO ; SO3. B) CO2 ; Mn2O7 ; CrO3 ; SO3. C) SiO2 ; NO ; NO2 ; CO2. D) P2O5 ; NO2 ; MnO ; SO2. 4. Tỉ khối của hỗn hợp oxi, ozon so với hiđro bằng 20. Thành phần % thể tích oxi trong hỗn hợp là: A) 52% ; B) 53% ; C) 51% ; D) 50% 5. Cho a g hỗn hợp 2 kim loại vào dung dịch axit dư, thể tích khí H2 ( cùng điều kiện ) có thể thu được lớn nhất khi hỗn hợp là: A) Fe và Na ; B) Al và Fe ; C) Mg và Zn ; D) K và Zn. Câu 2: Dẫn luồng hơi nước lần lượt qua các bình: - Bình A chứa than nung đỏ - Bình B chứa hỗn hợp 2 oxit Al2O3 và CuO nung nóng - Bình C chứa khí H2S đốt nóng - Bình D dung dịch NaOH. Viết các phương trình phản ứng có thể xảy ra. Câu 3: Hỗn hợp 21 g hai axit no đơn chức được chia 3 phần bằng nhau và tiến hành các thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1: Phần 1 cho tác dụng với NaOH vừa đủ thu được 9,2 g muối. Thí nghiệm 2: Thêm m g rượu etilic vào phần 2 rồi cho Na dư vào thu thì được V lit H2 (đktc) Thí nghiệm 3: Thêm m g rượu etilic vào phần 3, đun nóng một thời gian để phản ứng este hoá xảy ra, làm lạnh hỗn hợp sau phản ứng rồi cho Na dư vào thì thu được thể tích H2 (đktc) ít hơn thể tích H2 sinh ra từ phần 2 là 0,56 lit. 1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. 2. Tính khối lượng este thu được từ thí nghiệm 3. Coi tốc độ phản ứng của 2 axit như nhau và các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Câu 4: Cho 28,4 g hỗn hợp X gồm 2 muối cacbonat của 2 kim loại hoá trị II vào 400 ml dung dịch HCl 2M, kết thúc phản ứng cho vào hỗn hợp sau phản ứng một lượng dung dịch NaOH (lấy dư), muối clorua của 2 kim loại được kết tủa hoàn toàn thu được 20,6 g . 1. Xác định 2 kim loại, biết trong hỗn hợp X số mol một muối cacbonat gấp 2 lần số mol muối cacbonat còn lại. 2. Tính % khối lượng mỗi muối cacbonnat trong X và thể tích dung dịch NaOH 0,5M đã tham gia phản ứng. *Học sinh được dùng bảng tuần hoàn thông dụng do nhà xuất bản giáo dục phát hành. * Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Sở GD&ĐT Hải Phòng --------------------- Bảng B hướng dẫn chấm đề thi chọn Học Sinh Giỏi lớp 9 môn hoá học năm 2004-2005 Câu 1: (5.0 điểm) Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau: 1. Đáp án: Câu D. 2. Đáp án câu C 3. Đáp án câu B 4. Đáp án câu D 5. Đáp án câu B Câu 2: (5.0 điểm) Dẫn luồng hơi nước lần lượt qua các bình: - Bình A chứa than nung đỏ - Bình B chứa hỗn hợp 2 oxit Al2O3 và CuO nung nóng - Bình C chứa khí H2S đốt nóng - Bình D dung dịch NaOH. Viết các phương trình phản ứng có thể xảy ra. Giải: C + H2O(h) CO + H2 C + O2 CO2 C + CO2 2CO 2H2 + O2 2H2O CO + CuO Cu + CO2 H2 + CuO Cu + H2O 2Cu + O2 2CuO 2H2S + 3O2 2SO2 + 2H2O 2H2S + O2 2S + 2H2O CO2 + 2NaOH Na2CO3 + H2O CO2 + NaOH NaHCO3 SO2 + 2NaOH Na2SO3 + H2O SO2 + NaOH NaHSO3 Câu 3: (5.0 điểm) Hỗn hợp 21 g hai axit no đơn chức được chia 3 phần bằng nhau và tiến hành các thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1: Phần 1 cho tác dụng với NaOH vừa đủ thu được 9,2 g muối. Thí nghiệm 2: Thêm m g rượu etilic vào phần 2 rồi cho Na dư vào thu thì được V lit H2 (đktc) Thí nghiệm 3: Thêm m g rượu etilic vào phần 3, đun nóng một thời gian để phản ứng este hoá xảy ra, làm lạnh hỗn hợp sau phản ứng rồi cho Na dư vào thì thu được thể tích H2 (đktc) ít hơn thể tích H2 sinh ra từ phần 2 là 0,56 lit. 1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. 2. Tính khối lượng este thu được từ thí nghiệm 3. Coi tốc độ phản ứng của 2 axit như nhau và các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giải: 1. Các phương trình phản ứng: RCOOH + NaOH RCOONa + H2O R1COOH + NaOH R1COONa + H2O RCOOH + Na RCOONa + 1/2H2 R1COOH + Na R1COONa + 1/2H2 C2H5OH + Na C2H5ONa + 1/2H2 RCOOH + C2H5OH RCOOC2H5 + H2O R1COOH + C2H5OH R1COOC2H5 + H2O H2O + Na NaOH + 1/2H2 2. Khối lượng este trong mỗi phần: 7 g - Số mol 2 axit trong mỗi phần: = 0,1 (mol) - Số mol H2 giải phóng ở phần 2: 0,05 + - Phần 3: * Nếu sau phản ứng axit hết, rượu dư , khối lượng este là: 7 + 0,1.46 – 0,1.18 = 9,8 g * Nếu sau phản ứng axit còn, rượu hết: Số mol H2 thu được sau phản ứng: + 0,05 - = 0,05 (mol). Theo đầu bài : 0,05 + - 0,05 = = 0,025 (mol) => m = 2,3 (g) Khối lượng este thu được là: khối lượng axit + khối lượng rượu – khối lượng H2O: + 2,3 – 0,05.18 = 4,9 (g) Câu 4: (5.0 điểm) Cho 28,4 g hỗn hợp X gồm 2 muối cacbonat của 2 kim loại hoá trị II vào 400 ml dung dịch HCl 2M, kết thúc phản ứng cho vào hỗn hợp sau phản ứng một lượng dung dịch NaOH (lấy dư), muối clorua của 2 kim loại được kết tủa hoàn toàn thu được 20,6 g . 1. Xác định 2 kim loại, biết trong hỗn hợp X số mol một muối cacbonat gấp 2 lần số mol muối cacbonat còn lại. 2. Tính % khối lượng mỗi muối cacbonnat trong X và thể tích dung dịch NaOH 0,5M đã tham gia phản ứng. Giải: 1. Các ptpư: ACO3 + 2HCl ACl2 + H2O + CO2 (1) BCO3 + 2HCl BCl2 + H2O + CO2 (2) ACl2 + 2NaOH A(OH)2 + 2NaCl (3) BCl2 + 2NaOH B(OH)2 + 2NaCl (4) HCl + NaOH NaCl + H2O (5) Theo các ptpư 1,2,3,4: Số mol 2 muối cacbonat: . Giả sử số mol ACO3 = 2 số mol BCO3 => Số mol ACO3 = 0,2 mol ; số mol BCO3 = 0,1 mol. Theo đàu bài: 0,2(A + 60) + 0,1(B + 60) = 28,4 => 2A + B = 104 phù hợp với A = 24 ; B = 56 vậy hai kim loại là: Fe và Mg. 2. % Khối lượng MgCO3 = ; % Khối lượng FeCO3 = 40,85% Số mol NaOH tham gia phản ứng: 0,3. 2 + (0,4.2 - 0,3.2) = 0,8 (mol) Thể tích dd NaOH = = 1,6 (lit)
Tài liệu đính kèm: