Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện Lâm Thao năm học 2015 – 2016 môn: Hóa Học

doc 7 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 2846Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện Lâm Thao năm học 2015 – 2016 môn: Hóa Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện Lâm Thao năm học 2015 – 2016 môn: Hóa Học
PHÒNG GD&ĐT LÂM THAO
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2015 – 2016
Môn: Hóa học
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể giao đề)
Đề thi có: 03 trang
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (10,0 điểm): Chọn đáp án đúng cho mỗi câu hỏi cho dưới đây.
Câu 1. Khí NH3 bị lẫn hơi nước. Muốn có NH3 khan có thể dùng chất nào trong các chất sau đây.
A. H2SO4 đặc
B. KOH rắn
C. CaO
D. P2O5 
Câu 2. Có các dung dịch Na2CO3 , BaCl2 , NaHCO3 , H2SO4 , NaOH . Cho các chất lần lượt tác dụng với nhau từng đôi một. Có bao nhiêu phản ứng xảy ra.
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7 
Câu 3. Cho 24,15 gam hỗn hợp khí A gồm Clo và Ô xi phản ứng vừa hết với một hỗn hợp gồm 4,8 gam ma giê và 8,1 gam nhôm tạo ra hỗn hợp các muối clorua và ô xit của 2 kim loại. Thành phần % theo khối lượng của ô xi trong hỗn hợp A là.
A. 26,5 %
B. 16,5%
C. 25,0 %
D. 12,5% 
Câu 4. Để thu được dung dịch HCl 25% cần lấy m1 gam dung dịch HCl 45% pha với m2 gam dung dịch HCl 15%. Tỉ lệ m1: m2 là. 
A. 1: 2
B. 1: 3
C. 2: 1
D. 3: 1 
Câu 5. Có một nguyên nhân đau dạ dày là thừa a xit. Dùng chất nào dưới đây thì làm giảm được lượng a xit trong dạ dày.
A. NaCl
B. MgSO4
C. NaHCO3
D. KNO3 
Câu 6. Từ 60 kg FeS2 người ta điều chế được 25,8 lit dung dịch H2SO4 98% (d = 1,84 g/ml) . Hiệu suất điều chế là.
A. 60%
B. 90%
C. 85%
D. 95% 
Câu 7. Ô xit nào dưới đây vừa tác dụng được với dung dịch ba zơ vừa tác dụng được với dung dịch a xit.
A. Fe3O4
B. CaO
C. ZnO
D. Cr2O3 
Câu 8. Hòa tan hoàn toàn 2,9 gam hỗn hợp gồm kim loại M và ô xit của nó vào nước, thu được 500 ml dung dịch chứa một chất tan có nồng độ 0,04 M và 0,224 lít khí H2 . Kim loại M là.
A. Ca
B. Ba
C. K
D. Na 
Câu 9. Từ mỗi chất Cu(OH)2 , NaCl , FeS2 lựa chọn phương pháp thích hợp ( các điều kiện khác có đủ ) để điều chế ra các kim loại tương ứng. Khi đó, số phản ứng tối thiểu phải thực hiện để điều chế được cả 3 kim loại: Cu , Na , Fe là.
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6 
Câu 10. Những đồ vật bằng Ag để trong không khí lâu ngày bị xám đen là do.
A. Ô xi không khí ô xi hóa
B. Không khí có nhiều CO2 
C. Không khí bị nhiễm bẩn khí H2S
D. Ag tác dụng với H2O và O2 có trong không khí
Câu 11. Có các dung dịch mất nhãn sau: NH4Cl , NH4HCO3 , NaNO2 , NaNO3 . Được đun nóng và chỉ được dùng thêm một hóa chất nào sau đây có thể phân biệt được các dung dịch trên.
A. Dung dịch KOH 
B. Dung dịch NaOH
C. Dung dịch Ca(OH)2 
D. Dung dịch HCl 
Câu 12. Cho m gam hỗn hợp bột gồm 5 ô xit kim loại: ZnO, FeO, Fe3O4 , MgO, Fe2O3 tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch H2SO4 2M. Kết thúc phản ứng, cô cạn dung dịch thu được 57 gam muối khan. Giá trị của m là.
A. 36
B. 25
C. 28
D. 39 
Câu 13. Khi sục khí SO2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 . Quan sát thấy
A. Không thấy có hiện tượng gì
B. Có chất khí thoát ra
C. Có kết tủa trắng xuất hiện
D. Có kết tủa trắng và sủi bọt khí
Câu 14. Dung dịch A chứa hỗn hợp HCl 1,4 M và H2SO4 0,5 M . Cho V lit dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 2M và Ba(OH)2 4M vào 500 ml dung dịch A được kết tủa B và dung dịch C. Cho thanh nhôm vào dung dịch C, sau khi phản ứng kết thúc thu được 3,36 lit khí H2 . Giá trị của V là.
A. 0,13 lít
B. 0,11 lít
C. 0,15 lít
D. 0,36 lít 
Câu 15. Cho 26,91 gam kim loại M vào 700 ml dung dịch AlCl3 0,5 M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V (lit ) H2 và 17,94 gam kết tủa. Giá trị của V là.
A. 7,728 lit
B. 6,72 lít
C.13,104 lít
D. 13,44 lít 
Câu 16. Hòa tan hoàn toàn 2,16 gam một ô xit kim loại trong dung dịch HNO3 2M thì thu được dung dịch A và 0,224 lit khí NO. Công thức của ô xit kim loại là. 
A. Fe2O3
B. FeO
C. ZnO
D. Cu2O 
Câu 17. Trong phòng thí nghiệm, để bảo quản muối sắt (II) người ta thường.
A. Ngâm vào dung dịch đó một mẩu Cu
B. Sục thêm một lượng nhỏ Cl2 
C. Ngâm vào dung dịch đó một đinh sắt 
D. Cho HCl dư vào
Câu 18. Hiện tượng xảy ra khi cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch FeCl3 là.
A. Chỉ sủi bọt khí
B. Chỉ xuất hiện kết tủa nâu đỏ
C. Xuất hiện kết tủa nâu đỏ và sủi bọt khí
D. Xuất hiện kết tủa trắng hơi xanh và sủi bọt khí
Câu 19. Cho Cu và dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với chất X ( một loại phân bón hóa học ), thấy thoát ra khí không màu hóa nâu trong không khí. Mặt khác, khi X tác dụng với dung dịch NaOH thì có khí mùi khai thoát ra. Chất X là.
A. Ure 
B. Amophot
C. Amoninitrat
D. Natrinitrat 
Câu 20. Nhỏ từ từ 0,25 lit dung dịch NaOH 1,04M vào dung dịch gồm 0,024 mol FeCl3 ; 0,016 mol Al2(SO4)3 và 0,04 mol H2SO4 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là.
A. 4,128
B. 2,568
C. 1,56
D. 5,064 
Phần II. TỰ LUẬN ( 10,0 điểm ) :
Câu 1. (1,5 điểm) : Nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình phản ứng khi nhúng thanh kẽm vào dung dịch H2SO4 96%.
Câu 2. (1,5điểm): Chỉ từ Na2SO3 , NH4HCO3 , Al , MnO2 , O2 , các dung dịch Ba(OH)2 , HCl (các điều kiện khác có đủ) có thể điều chế được những chất khí nào ? Viết các phương trình phản ứng xảy ra. 
Câu 3. (3,5 điểm):
1. Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lit CO2 vào 100 ml dung dịch gồm K2CO3 0,2M và KOH x mol/lit, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thu được 11,82 gam kết tủa. Tính x ? 
2. Hỗn hợp A gồm bột Al và một ô xit sắt chia làm 3 phần bằng nhau.
Phần 1. Cho tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 2,016 lit khí.
Phần 2 và phần 3 đem đun nóng ở nhiệt độ cao để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm. Sản phẩm thu được sau khi nung ở phần 2 hòa tan trong dung dịch NaOH dư thì thu được chất rắn C và không có khí bay ra. Cho C phản ứng hết với dung dịch AgNO3 1M thì cần 120 ml, sau phản ứng thu được 17,76 gam chất rắn và dung dịch chỉ có Fe(NO3)2 . Sản phẩm thu được ở phần 3 sau khi nung cho vào bình có 2000ml dung dịch H2SO4 0,095 M thu được dung dịch D và một phần Fe không tan.
a. Xác định công thức ô xit sắt, tính khối lượng các chất sau phản ứng nhiệt nhôm ở mỗi phần. 
b. Tính nồng độ M của các chất trong D, khối lượng Fe không tan. Coi thể tích các chất rắn là không đáng kể, thể tích dung dịch không thay đổi trong quá trình phản ứng. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Câu 4. (3,5 điểm):
1. Nung a gam một hiđrôxit của kim loại R trong không khí đến khối lượng không đổi, thấy khối lượng chất rắn giảm đi 9 lần, đồng thời thu được một ô xit kim loại. Hòa tan hoàn toàn lượng ô xít trên bằng 330 ml dung dịch H2SO4 1M, thu được dung dịch X. Cho X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Tính a, m ? ( biết lượng a xit lấy dư 10 % so với lượng cần thiết để phản ứng với ô xit ). 
2. Cho 27,4 g hỗn hợp X gồm 2 muối MHCO3 và M2CO3( M là kim loại kiềm ) tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 thu được dung dịch Y và khí Z. Cô cạn dung dịch Y thu được 28,4 g muối khan, khí Z được hấp thụ hoàn toàn trong V lit dung dịch Ca(OH)2 0,1M thu được 20 g kết tủa G, lọc kết tủa G, lấy dung dịch nước lọc đem đun nóng lại thu được thêm 5 g kết tủa G.
a. Xác định tên kim loại M và khối lượng muối có trong hỗn hợp X ?
b. Tính V ? 
Cho NTK: C = 12; O = 16; K = 39; H = 1; Ba = 137; Cl = 35,5; Al = 27
Fe = 56; Ag = 108; N = 14; S = 32; Cu = 64; Ca = 40
Thể tích chất khí đo ở ĐKTC
 --------------------------------------Hết ----------------------------------------
Họ và tên thí sinh:..SBD:.
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. 
PHÒNG GD&ĐT LÂM THAO
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2015 – 2016
Môn: Hóa học
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: 10,0 điểm( Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm )
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
B, C
C
A
A
C
D
C,D
B
C
C
Câu 
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Đáp án
C
B
D
A,B
A,C
B,D
C
C
C
A
PHẦN II. TỰ LUẬN : 10,0 điểm
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
+ Ban đầu có khí mùi xốc ( SO2) thoát ra
Zn + 2H2SO4 ZnSO4 + SO2 +2 H2O
+ Sau đó dung dịch H2SO4 được pha loãng ( do sản phẩm phản ứng có H2O tạo ra và lượng H2SO4 bị tiêu hao ) nên sẽ xuất hiện kết tủa màu vàng ( S )
3Zn + 4H2SO4 3ZnSO4 + S + 4H2O
+ Tiếp đến có khí mùi trứng thối ( H2S) thoát ra
4Zn + 5H2SO4 4ZnSO4 + H2S + 4H2O 
+ Sau cùng có khí không màu, không mùi thoát ra ( H2 ) do nồng độ dung dịch H2SO4 trở nên rất loãng
Zn + H2SO4 ZnSO4 + H2 
0,375 đ
0,375 đ
0,375 đ
0,375 đ
Câu 2
* Các chất khí tạo ra là: CO2 , SO2 , NH3 , H2 , N2 , Cl2 , NO, NO2 , HCl. 
* Các phương trình phản ứng xảy ra. 
 Na2SO3 + 2HCl 2NaCl + SO2 + H2O
 NH4HCO3 + HCl NH4Cl + CO2 + H2O
 2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2 
 MnO2 + 4HCl MnCl2 + Cl2 + 2H2O
 H2 + Cl2 2HCl
 NH4HCO3 + Ba(OH)2 BaCO3 + NH3 + 2H2O
 4NH3 + 3O2 2N2 + 6H2O
 N2 + O2 2NO
 2NO + O2 2NO2 
0,5 đ
Riêng PƯ điều chế khí NH3 được 0,2 điểm. Còn lại mỗi PƯ viết đúng được 0,1 điểm
Câu 3
1.
2.
Ta có: nCO2 = 
 nBaCO3 = 
 nK2CO3 = 0,1.0,2 = 0,02(mol)
Khi sục CO2 vào dung dịch hỗn hợp gồm K2CO3 và KOH, giả sử chỉ xảy ra phản ứng.
 CO2 + 2KOH K2CO3 + H2O
 0,1 0,1 (mol)
Suy ra: Số mol của K2CO3 trong dung dịch là: 0,1 + 0,02 = 0,12(mol)
 BaCl2 + K2CO3 BaCO3 + 2KCl
 0,12 0,12 (mol) 
Ta thấy số mol kết tủa 0,12 ( khác với số mol kết tủa theo đề bài 0,06 ) 
Vậy trong phản ứng CO2 với KOH ngoài muối K2CO3 còn có muối KHCO3 
Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố ta có.
nC(trong CO2) + nC(trong K2CO3) = nC ( trong BaCO3 ) + nC ( trong KHCO3 ) 
 0,1 + 0,02 = 0,06 + x x = 0,06 (mol)
 CO2 + KOH KHCO3 
 0,06 0,06 0,06 (mol)
 CO2 + 2KOH K2CO3 + H2O 
 0,04 0,08 (mol) 
Tổng số mol của KOH là: 0,06 + 0,08 = 0,14 (mol )
Vậy nồng độ mol của KOH là 
a. Gọi CTTQ của ô xít sắt là: FexOy . Theo đề bài ta có:
Số mol của H2 là : nH2 = 
Phần 1. Cho tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư có phản úng
 2Al + Ba(OH)2 +2 H2O Ba(AlO2)2 + 3H2 (1)
Ta có: nAl = nH2 = 
Phần 2 và phần 3: Nung ở nhiệt độ cao thực hiện phản ứng nhiệt nhôm.
 2yAl + 3FexOy yAl2O3 + 3xFe (2) 
Sau phản ứng nhiệt nhôm gồm: Al2O3 , Fe , FexOy dư ( Al phản ứng hết )
Hòa tan sản phẩm trong dung dịch NaOH dư, Al2O3 tan hết
 Al2O3 + 2NaOH 2NaAlO2 + H2O (3) 
Chất rắn C có: Fe , FxOy . Khi cho tác dụng với dung dịch AgNO3 có phản ứng.
 Fe + 2AgNO3 Fe(NO3)2 + 2Ag (4) 
Theo phản ứng (4) : nAgNO3 = nAg = 2nFe = 0,12. 1= 0,12(mol)
 nFe = 0,06(mol)
Theo phản ứng (2): 
Vậy công thức của ô xit sắt là: Fe2O3 
Khối lượng các chất sau phản ứng nhiệt nhôm ở mỗi phần:
Khối lượng của Al2O3 : 
Khối lượng của Fe: 0,06. 56= 3,36(g)
Sau phản ứng (4) gồm: Fe2O3 dư, Ag.
Khối lượng của Fe2O3 : 17,76 – 0,12. 108 = 4,8 (g) 
b. Sản phẩm sau phản ứng nhiệt nhôm ở phần 3 tác dụng với H2SO4 loãng. 
 Al2O3 + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2O (5)
 Fe2O3 + 3H2SO4 Fe2(SO4)3 + 3H2O (6) 
 Fe + H2SO4 FeSO4 + H2 (7) 
Vì Fe dư: Fe + Fe2(SO4)3 3FeSO4 (8) 
Ta có số mol của H2SO4 là : 2.0,095= 0,19(mol)
 Theo phản ứng (5) n H2SO4 = 3.n Al2O3 = 3. 0,03= 0,09(mol)
Theo phản ứng (6) n H2SO4 = 3.n Fe2O3 = 3. 
Theo phản ứng (7) n Fe = n FeSO4 = n H2SO4 =
 0,19-2.0,09=0,01(mol)
Theo phản ứng (8) n Fe = n Fe2(SO4)3 = 0,03(mol)
 n FeSO4 = 3. n Fe = 3. 0,03 = 0,09(mol)
*Vậy nồng độ M của các chất trong D là.
+ Nồng độ M của Al2(SO4)3 là: 
+ Nồng độ M của FeSO4 là : 
* Khối lượng sắt dư là : 
 n Fe (dư) = n Fe(tổng) -( n Fe(Pư 7) + n Fe(pư 8) 
 = 0,06- ( 0,01 + 0,03) = 0,02(mol)
Vậy m Fe (dư) = 0,02.56 = 1,12(g) 
0,25 đ
0,5 đ
0,75 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
Câu 4
1. 
2.
Gọi CTTQ của hiđrôxit là R(OH)n .
PTPƯ: 2 R(OH)n + O2 R2Om + n H2O (1)
Theo đề bài ta có: m(giảm đi) = 
 mR2Om = a - = m R(OH)n = mR2Om 
Ta có m R(OH)n : m R2Om = ( 2R + 34n) : ( 2R + 16m) = 
 R = 136 n – 72 m 
Biện luận : n = 2 ; m = 3 ; R = 56 ( thỏa mãn ) 
Kim loại R là Fe. Công thức của hiđrôxit là Fe(OH)2 
 PTPƯ 4 Fe(OH)2 + O2 2 Fe2O3 + 4 H2O (2) 
Gọi x là số mol của H2SO4 phản ứng với ô xit
x + = 0,33.1 x = 0, 3(mol) 
Số mol H2SO4 dư : = 0,03 (mol)
PTPƯ: Fe2O3 + 3H2SO4 Fe2(SO4)3 + 3H2O (3)
 0,1 0,3 0,1 (mol)
 Fe2(SO4)3 + 3Ba(OH)2 2Fe(OH)3 + 3BaSO4 (4) 
 0,1 0,2 0,3 (mol)
 H2SO4 + Ba(OH)2 BaSO4 + 2H2O (5) 
 0,03 0,03 (mol) 
Kết tủa thu được gồm có: 0,2 mol Fe(OH)3 và 0,33 mol BaSO4 
Vậy khối lượng m là: m = 0,2. 107 + 0,33. 233 = 98,29 (g)
Theo sự bảo toàn nguyên tố Fe ta có : 
nFe(OH)2 = 2n Fe2O3 = 2.0,1 = 0,2 (mol) 
Vậy a bằng: a = 0,2. 90 = 18 (g) .
a. Gọi a, b lần lượt là số mol của MHCO3 và M2CO3 trong hỗn hợp
PTPƯ : 2MHCO3 + H2SO4 M2SO4 + 2CO2 + 2H2O (*) 
 a a/2 a/2 a a (mol) 
 M2CO3 + H2SO4 M2SO4 + CO2 + H2O ( * * ) 
 b b b b (mol) 
 CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O (1) 
 2CO2 + Ca(OH)2 Ca(HCO3)2 (2) 
 Ca(HCO3)2 CaCO3 + CO2 + H2O (3) 
Ta có: m CaCO3 = 20 (g) n CaCO3 = 
Theo phản ứng (1): n CO2 = n CaCO3 = 0,2(mol)
Theo phản ứng (3): m CaCO3 = 5 (g) n CaCO3 = n Ca(HCO3)2 = n CaCO3 = 0,05(mol)
Theo phản ứng (2): n CO2 = 2. n Ca(HCO3)2 = 0,05.2
= 0,1(mol)
Tổng số mol của CO2 ở phản ứng (1) và (2) là: 0,2 + 0,1
 = 0,3(mol)
Khối lượng của CO2 là: 0,3.44 = 13,2 (g) 
Theo phản ứng (*) và (**) ta thấy n H2O = n CO2 = 0,3(mol)
Khối lượng của H2O là: 0,3.18 = 5,4(g) 
Áp dụng ĐLBTKL ta có: 
m(hỗn hợp) + m H2SO4 = m Muối + m CO2 + m H2O
 m H2SO4 = 28,4 + 13,2 + 5,4 – 27,4 = 19,6(g) 
Số mol của H2SO4 là: 
Ta có: 
Giải hệ PT ta được: a= 0,2; b = 0,1
Ta có : 0,2( M+61) + 0,1( 2M+ 60) = 27,4
 M = 23 ( kim loại M là natri) 
+ Khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp là : 
- Khối lượng của NaHCO3 là : 0,2.84 = 16,8(g) 
- Khối lượng của Na2CO3 là : 0,1.106 = 10,6(g) 
b. Theo phản ứng (1) ta có : n Ca(OH)2 = n CaCO3 = 0,2(mol)
 Theo phản ứng (2) ta có: n Ca(OH)2 = n Ca(HCO3)2
 = 0,05(mol)
Tổng số mol của Ca(OH)2 là: 0,2 + 0,05 = 0,25 (mol) 
Vậy thể tích dung dịch Ca(OH)2 là: 
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,75 đ
0,25 đ
0,5 đ
 Ghi chú : - Phần trắc nghiệm với câu hỏi có nhiều lựa chọn đúng học sinh phải chọn đúng, đủ các đáp án mới được tính điểm của câu hỏi đó. Nếu chọn thiếu hoặc sai một đáp án thì không cho điểm cho câu hỏi đó.
 - Học sinh có thể giải bài tập theo cách khác nếu lập luận, tính toán đúng thì vẫn cho điểm của bài đó.
 - Trong một PTPƯ học sinh viết sai công thức hóa học của một chất thì không cho điểm.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_HSG_Hoa_9_Lam_Thao_20152016.doc