Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 7 năm học 2014 - 2015 môn: Ngữ văn thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

doc 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1725Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 7 năm học 2014 - 2015 môn: Ngữ văn thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 7 năm học 2014 - 2015 môn: Ngữ văn thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
UBND HUYỆN GIA VIỄN
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 7 
NĂM HỌC 2014 - 2015
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
 Đề thi gồm 03 câu trong 01 trang
Câu 1 (2,0 điểm):
Tìm trong các đoạn văn sau những câu đặc biệt và câu rút gọn.
Nhận xét tác dụng của từng câu đặc biệt và câu rút gọn vừa tìm được.
a) Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
 (Hå ChÝ Minh)
b) Chim sâu hỏi chiếc lá:
- Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!
- Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.
 (Trần Hoài Dương)
Câu 2 (6,0 điểm):
" Trong tất cả mọi sự lãng phí, đáng trách nhất là lãng phí thời gian".
 (Vauvenagues)
Trình bày suy nghĩ của em về câu nói trên.
Câu 3 (12,0 điểm):
Đánh giá về kho tàng tục ngữ Việt Nam, có ý kiến cho rằng:
“ Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, giàu hình ảnh; thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên và lao động sản xuất”. 
Bằng việc lựa chọn, phân tích những dẫn chứng tiêu biểu trong chương trình Ngữ văn 7 tập 2, NXB Giáo dục, em hãy chứng minh nhận định trên.
Hết
Họ và tên học sinh: SBD:
Họ và tên GT 1:..
Họ và tên GT 2:..
ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN 7
Câu 1: 
* Tìm câu đặc biệt và câu rút gọn: (1,0 điểm)
a) – Không có câu đặc biệt.
- Câu rút gọn:
Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
b) – Câu đặc biệt: Lá ơi!
 – Câu rút gọn:
Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!
Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.
*Tác dụng của từng câu đặc biệt và câu rút gọn trong đoạn văn: (1,0 điểm)
 Lo¹i c©u
T¸c dông
C©u ®Æc biÖt
C©u rót gän
"Cã khi ®­îc tr­ng bµy trong tñ kÝnh,... dÔ thÊy. Nh­ng còng cã khi... trong hßm."
Lµm cho lêi v¨n ng¾n gän, tr¸nh lÆp thõa.
L¸ ¬i!
Gäi ®¸p
"H·y kÓ chuyÖn cuéc ®êi b¹n cho t«i nghe ®i!"; "B×nh th­êng l¾m, ch¼ng cã g× ®¸ng kÓ ®©u."
Lµm cho lêi v¨n ng¾n gän, tr¸nh lÆp thõa.
Câu 2: 
A. Yêu cầu: 
* Về nội dung:
Học sinh có thể trình bày những cách suy nghĩ khác nhau xung quanh vấn đề cần nghị luận, có thể có những cách lập luận khác nhau, nhưng về cơ bản phải hướng đến những ý sau:
I. Mở bài: Dẫn dắt nêu vấn đề cần nghị luận
II.  Thân bài:
1. Giải thích nội dung câu nói:
Lãng phí là sự sử dụng những giá trị về tinh thần và vật chất không hợp lí.
Lãng phí thời gian là sử dụng quỹ thời gian mình có không phù hợp với nhu cầu cuộc sống, người lãng phí thời gian là người suốt ngày không chịu học tập lao động không phấn đấu để làm những việc hữu ích cho bản thân gia đình và xã hội mà chỉ biết la cà rong chơi vô bổ.
Tất cả mọi sự lãng phí đều đáng chê trách nhưng đáng chê trách nhất vẫn là lãng phí thời gian.
2. Vì sao lãng phí thời gian là đáng chê trách nhất?
Thời gian là thứ vô hình nhưng ai cũng muốn có nó. Không có gì có thể so sánh giá trị với thời gian. Bởi vì nhờ có thời gian mà từ nguồn gốc động vật, con người đã tiến hóa để trở thành con người hoàn thiện như ngày hôm nay. Nhờ thời gian mà bao sáng tạo của con người đã ra đời, làm cho thế giới phát triển và văn minh rực rỡ như hiện nay.Thời gian chính là sự tạo hóa vĩ đại dành cho con người và muôn loài. Thời gian chỉ có tiến về vô cùng mà không có một phép màu nào có thể làm cho thời gian ngừng trôi hoặc quay ngược trở lại. Mọi sự lãng phí về vật chất, bằng sức lao động và óc sáng tạo ta có thể tái tạo lại được còn thời gian đã trôi qua là vĩnh viễn không bao giờ trở lại. Đời người vô cùng ngắn. Nếu ai không biết tận dụng thời gian quí báu đó để thực hiện ước mơ, dự định mà lãng phí thì người đó sẽ ân hận suốt đời. Thời gian là vật báu mà tạo hóa phân đều cho muôn loài. Ai biết tận dụng thời gian một cách tối đa, người đó sẽ trở nên giàu có...
3.  Nêu một số dẫn chứng về quí trọng thời gian:
Nhà bác học, nhà sáng chế vĩ đại Ê – đi –xơn khi được hỏi: “Ước muốn lớn nhất của ngài là gì?”. Nhà bác học vĩ đại trả lời ngay: Tôi ước mình có thời gian gấp nhiều lần mà tôi có. Đại văn hào Pháp Vichto Huygo thường phàn nàn với bạn bè và người thân rằng: Thượng đế thật không công bằng. Tại sao người chỉ cho ta có hai mươi tư giờ một ngày đêm! Khi một con nghiện hê rô in được hỏi: Nếu cho anh một điều ước, anh sẽ ước gì ? Người hỏi đoán chắc chắn rằng anh ta ước sẽ chữa khỏi cơn nghiện. Nhưng không. Câu trả lời của anh ta làm nhiều người sửng sốt: Tôi ước quay ngược thời gian lại để tôi không bao giờ mắc vào con đường nghiện ngập nữa...
4. Bài học rút ra:
Ngạn ngữ có câu “Thời gian là vàng” nhưng vàng thì mua được còn thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá.
Thật vậy thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem. Người bệnh nặng nếu chạy chữa kịp thời thì sống để chậm thì chết. 
Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ dội mà xem, trong chiến đấu biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại.
Thời gian là tiền. Trong kinh doanh sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là thua lỗ.
Thời gian quí báu là thế nên đừng bao giờ làng phí thời gian, chúng ta hãy biết sử dụng thời gian để làm những việc có ích cho bản thân cho gia đình và cho xã hội. 
III. Kết luận:
Khẳng định lại vấn đề nghị luận.
        * Về phương pháp:
          Học sinh biết cách làm bài nghị luận xã hội: bố cục rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục, dẫn chứng cụ thể, sinh động, không mắc lỗi diễn đạt, chính tả.
B. Cách cho điểm: 
- Điểm 5-6: Đáp ứng hầu hết các yêu cầu nói trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ.
- Điểm 3-4: Đáp ứng 2/3 yêu cầu nói trên, còn mắc một số lỗi.
- Điểm 1-2: Đáp ứng 1/3 yêu cầu, còn mắc nhiều lỗi.
- Điểm 0: Không viết gì hoặc viết không liên quan đến vấn đề.
Câu 3: 
 A. Yêu cầu: 
* Về nội dung:
I, Mở bài: (0,5 điểm) : Giới thiệu vấn đề nghị luận.
II. Thân bài: (11,0 điểm)
1.Giải thích được thế nào là Tục ngữ : (1,0 điểm)
2. Chứng minh hai luận điểm:
- Luận điểm 1: Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, giàu hình ảnh. (4,5 điểm)
+ Tục ngữ là những câu nói rất ngắn gọn tồn tại như một lời nói chứ không phải là lời kể. Ngôn ngữ tiết kiệm tối đa về số lượng nó: “ép chặt từng từ như xiết nắm tay thành quả đấm,... dè sẻn từng tiếng làm cho lời nói cô đọng giàu ý nghĩa” – M. Groki. Tục ngữ là thể loại nhỏ nhất, đơn giản nhất. Mỗi câu tục ngữ chỉ gồm hai từ ngắn gọn, dài nhất cũng chỉ dừng lại ở một khuôn khổ một cặp câu lục bát. 
VD:
 “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”
+ Tuy ngắn gọn nhưng kết cấu của tục ngữ rất bền vững xuôi tai, có nhịp, điệu, vần lưng hoặc vần chân. D/c
+ Tục ngữ rất giàu hình ảnh 
Nhận xét “Lời nói trần trụi không phải là tục ngữ”. Hình ảnh tạo nên vẻ đẹp tươi mát, sinh động, tính hàm xúc và trong nhiều trường hợp tạo khả năng mở rộng nghĩa cho tục ngữ vì hình ảnh có khả năng biểu trưng. Cũng nhờ hình ảnh chính xác, sinh động cụ thể mà khái quát kinh nghiệm mà chân lí của tục ngữ trở lên có sức thuyết phục hơn. Tục ngữ không thể đơn thuần là những hình thức nhận thức duy lí mà còn là những hình thức đánh giá thẩm mĩ về các hiện tượng tự nhiên - xã hội. D/c..
- Luận điểm 2: Tục ngữ thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên và lao động sản xuất” (4,5 điểm)
+ Tục ngữ đúc kết những kinh nghiệm của cha ông về thiên nhiên: 
(D/c.. phân tích: khoảng 3 câu)
+ Tục ngữ đúc kết những kinh nghiệm của cha ông về lao động, sản xuất: 
(D/c.. phân tích: khoảng 3,4 câu)
- Luận điểm 3: Khái quát, mở rộng: (1,0 điểm)
Khái quát những nét chính về hình thức và nội dung của tục ngữ.
 Bộc lộ suy nghĩ cảm nhận của người viết về vấn đề trên: Tục ngữ là túi khôn dân gian đã bồi đắp cho ta biết bao tình cảm cao đẹp, vì thế chúng ta cần có ý thức trong việc giữ gìn, bảo tồn, phát huy di sản tinh thần cao quý mà cha ông ta đã để lại...
C, Kết bài: (0,5 điểm)
- Khẳng định lại vấn đề nghị luận.
* Về phương pháp:
- Xác định đúng kiểu bài nghị luận.
- Viết bài có bố cục rõ ràng, có luận điểm,luận cứ, luận chứng phù hợp.
- Trình bày sạch đẹp, câu chữ rõ ràng, hành văn giàu cảm xúc trôi chảy.
          B. Cách cho điểm: 
- Điểm 11 - 12: Đáp ứng hầu hết các yêu cầu nói trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ.
- Điểm 8- 9 - 10: Đáp ứng 2/3 yêu cầu nói trên, còn mắc một số lỗi.
- Điểm 5- 6 - 7 : Đáp ứng được nửa yêu cầu nói trên, diễn đạt còn nhiều chỗ vụng về.
- Điểm 1- 2- 3- 4: Đáp ứng 1/3 yêu cầu, còn mắc rất nhiều lỗi.
- Điểm 0: Không viết gì hoặc viết không liên quan đến vấn đề.
  * Lưu ý :
        Trên đây chỉ là những gợi ý cơ bản về cách chấm. Giám khảo linh hoạt khi chấm bài của học sinh. Khuyến khích những bài viết có chất văn, có tính sáng tạo.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_HSG_Ngu_Van_7.doc