Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Bắc Ninh năm học 2015 - 2016 môn: Hóa học - lớp 9

pdf 10 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 5392Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Bắc Ninh năm học 2015 - 2016 môn: Hóa học - lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Bắc Ninh năm học 2015 - 2016 môn: Hóa học - lớp 9
 violet.vn/lambanmai8283  
UBND TỈNH BẮC NINH 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
(Đề thi có 02 trang) 
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH 
NĂM HỌC 2015 - 2016 
Môn: Hóa học - Lớp 9 
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) 
Ngày thi: 24 tháng 3 năm 2016 
===================== 
Câu I. (4,0 điểm) 
 1. Mỗi dung dịch sau đây được đựng trong một lọ mất nhãn: natri clorua, natri hiđroxit, axit 
sunfuric, axit clohiđric, bari hiđroxit, magie sunfat. Không dùng thêm thuốc thử nào khác (ngoài các 
dung dịch trên), hãy trình bày cách nhận ra các lọ đó. Viết các phương trình phản ứng hoá học xảy ra. 
2. Có ba chất khí A, B, D đều chỉ chứa 2 nguyên tố, phân tử chất B và D đều có 3 nguyên tử. 
Cả 3 chất đều có tỉ khối so với khí cacbonic bằng 1. B tác dụng được với dung dịch kiềm, A và D 
không có phản ứng với dung dịch kiềm. A tác dụng với oxi khi đốt nóng sinh ra B và một chất khác. D 
không cháy trong oxi. Lập luận để tìm công thức phân tử các chất A, B, D. 
3. Từ Fe3O4 bằng 2 phản ứng có thể thu được dung dịch chỉ chứa FeCl3 và cũng bằng 2 phản 
ứng có thể thu được dung dịch chỉ chứa FeCl2. Mỗi trường hợp hãy minh họa bằng 2 cách. 
4. Cô cạn 160 gam dung dịch CuSO4 10% đến khi tổng số nguyên tử trong dung dịch chỉ còn 
một nửa so với ban đầu thì dừng lại. Tính khối lượng H2O bay ra? 
Câu II. (4,0 điểm) 
 1. Cho 3 chất hữu cơ mạch hở A, B, C, mỗi chất ứng với một trong số các công thức phân tử 
sau: C3H4O2, C3H4O, C3H6O. Biết rằng, A và C phản ứng được với Na kim loại, giải phóng H2; A và B 
tác dụng với H2 dư (xúc tác Ni, to) tạo thành cùng một sản phẩm; cho hơi của A qua CuO nung nóng 
thu được B. Viết công thức cấu tạo của A, B, C và các phương trình phản ứng hoá học xảy ra. 
 2. Một học sinh được phân công tiến hành 3 thí nghiệm sau: 
 Thí nghiệm 1: Đưa bình đựng hỗn hợp khí metan và clo ra ánh sáng. Sau một thời gian, cho 
nước vào bình, lắc nhẹ rồi thêm vào bình một mẩu giấy quỳ tím. 
 Thí nghiệm 2: Dẫn khí axetilen đi chậm qua dung dịch brom màu vàng. 
 Thí nghiệm 3: Cho 1 đến 2 giọt dầu ăn vào ống nghiệm đựng benzen, lắc nhẹ. 
 Nêu hiện tượng và cho biết mục đích của 3 thí nghiệm trên. Viết các phương trình phản ứng hoá 
học xảy ra. 
 3. Chỉ từ metan, các chất vô cơ và các điều kiện cần thiết có đủ, viết các phương trình phản ứng 
hoá học điều chế các đồng phân đơn chức, mạch hở có cùng công thức phân tử C3H6O2. 
 4. Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các đồng phân đơn chức, mạch hở có cùng công thức 
phân tử C3H6O2. Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra? 
Câu III. (3,0 điểm) 
 1. Hỗn hợp X gồm các kim loại Na, Al, Fe được chia thành 3 phần bằng nhau. 
 Phần 1: tác dụng với nước dư thu được V1 lít khí H2. 
 Phần 2: tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được V2 lít khí H2. 
 Phần 3: tác dụng với dung dịch HCl dư thu được V3 lít khí H2. 
 (Biết các khí được đo ở cùng điều kiện). 
 a. Viết các phương trình phản ứng hoá học xảy ra? 
ĐỀ CHÍNH THỨC 
 violet.vn/lambanmai8283  
b. So sánh các giá trị V1, V2, V3 và giải thích? 
 2. Cho 6 gam axit axetic vào 200 ml dung dịch NaOH (lấy dư) thu được dung dịch X. Cô cạn 
dung dịch X thu được hỗn hợp chất rắn khan Y. Đem đốt cháy hoàn toàn Y thu được hỗn hợp khí Z 
(gồm CO2 và H2O) và 8,48 gam Na2CO3. 
 a. Viết các phương trình phản ứng hoá học xảy ra và xác định nồng độ mol/lít của dung dịch 
NaOH ban đầu. 
 b. Cho hỗn hợp khí Z vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M. Hãy cho biết khối lượng dung dịch 
sau phản ứng thay đổi như thế nào so với dung dịch Ba(OH)2 ban đầu? 
Câu IV. (3,0 điểm) 
 Cho hỗn hợp X gồm MgO, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 có số mol bằng nhau. Lấy m gam X cho vào 
ống sứ chịu nhiệt, nung nóng rồi cho luồng khí CO đi qua ống, CO phản ứng hết. Toàn bộ khí CO2 bay 
ra khỏi ống được hấp thụ hết vào bình đựng 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0,60M, thấy khối lượng dung 
dịch tăng so với dung dịch Ba(OH)2 ban đầu là 1,665 gam. Chất rắn Y còn lại trong ống sứ gồm 5 chất 
và có khối lượng 21 gam. Cho hỗn hợp Y tác dụng hết với dung dịch HNO3 đun nóng, thu được V lít 
khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc). 
 1. Viết các phương trình phản ứng hoá học xảy ra? 
 2. Tính giá trị m, V và số mol HNO3 đem dùng? 
(Biết lượng axit dư 20% so với lượng cần thiết). 
Câu V. (3,0 điểm) 
 Đốt cháy hoàn toàn 7,12 gam hỗn hợp A gồm ba chất hữu cơ X, Y, Z (đều có thành phần 
nguyên tố gồm C, H, O), sau phản ứng thu được 6,72 lít khí CO2 và 5,76 gam nước. Mặt khác nếu cho 
3,56 gam hỗn hợp A phản ứng với Na dư thu được 0,28 lít khí hiđro. Còn nếu cho 3,56 gam hỗn hợp A 
phản ứng với dung dịch NaOH thì cần vừa đủ 200 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau phản ứng với dung 
dịch NaOH thu được một chất hữu cơ và 3,28 gam một muối. Xác định công thức phân tử, viết công 
thức cấu tạo của X, Y, Z? Biết mỗi chất chỉ chứa một nhóm nguyên tử gây nên tính chất hoá học đặc 
trưng, các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. 
Câu VI. (3,0 điểm) 
 Hỗn hợp X gồm một kim loại R và muối cacbonat của nó (có tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 1). Hòa 
tan hoàn toàn 68,4 gam hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 dư, thấy thoát ra hỗn hợp khí Y gồm NO 
(sản phẩm khử duy nhất) và CO2. Hỗn hợp khí Y làm mất màu vừa đủ 420 ml dung dịch KMnO4 1M 
trong H2SO4 loãng, dư (KMnO4 + H2SO4 + NO → HNO3 +K2SO4 + MnSO4 + H2O). Khí còn lại cho 
qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch giảm 16,8 gam so với dung dịch Ca(OH)2 ban 
đầu. 
 1. Viết các phương trình phản ứng hoá học xảy ra. 
 2. Xác định công thức muối cacbonat của R và tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi chất 
trong hỗn hợp X. 
=====Hết==== 
(Thí sinh chỉ được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học) 
 violet.vn/lambanmai8283  
UBND TỈNH BẮC NINH 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
HƯỚNG DẪN CHẤM 
 ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH 
NĂM HỌC 2015 - 2016 
Môn: Hóa học - Lớp 9 
Câu I. (4,0 điểm) 
 1. Mỗi dung dịch sau đây được đựng trong một lọ mất nhãn: natri clorua, natri hiđroxit, axit 
sunfuric, axit clo hiđric, bari hiđroxit, magie sunfat. Không dùng thêm thuốc thử nào khác (ngoài các 
dung dịch trên), hãy trình bày cách nhận ra các lọ đó. Viết các phương trình phản ứng hoá học xảy ra. 
2. Có ba chất khí A, B, D đều chỉ chứa 2 nguyên tố, phân tử chất B và D đều có 3 nguyên tử. 
Cả 3 chất đều có tỉ khối so với khí cacbonic bằng 1. B tác dụng được với dung dịch kiềm, A và D 
không có phản ứng với dung dịch kiềm. A tác dụng với oxi khi đốt nóng sinh ra B và một chất khác. D 
không cháy trong oxi. Lập luận để tìm công thức phân tử các chất A, B, D. 
3. Từ Fe3O4 bằng 2 phản ứng có thể thu được dung dịch chỉ chứa FeCl3 và cũng bằng 2 phản 
ứng có thể thu được dung dịch chỉ chứa FeCl2. Mỗi trường hợp hãy minh họa bằng 2 cách. 
4. Cô cạn 160 gam dung dịch CuSO4 10% đến khi tổng số nguyên tử trong dung dịch chỉ còn 
một nửa so với ban đầu thì dừng lại. Tìm khối lượng H2O bay ra? 
Câu Ý Nội dung Điểm 
I 1 
(1đ) 
+) Lấy các hoá chất ở từng lọ ra các ống nghiệm, đánh số ống nghiệm tương 
ứng với các lọ. 
+) Lần lượt cho các dung dịch vào với nhau thấy: 
Ba(OH)2 + H2SO4  BaSO4↓ + 2H2O (1) 
Ba(OH)2 + MgSO4  BaSO4↓ + Mg(OH)2↓ (2) 
MgSO4 + 2NaOH  Na2SO4 + Mg(OH)2↓ (3) 
- 2 dung dịch có 2 lần tạo kết tủa  đó là Ba(OH)2 và MgSO4 vì có các phản 
ứng (1), (2), (3) 
- 2 dung dịch có 1 lần tạo kết tủa đó là H2SO4 và NaOH vì có các phản ứng (1) và 
(3) 
- 2 dung dịch không có hiện tượng tạo kết tủa: đó là HCl và NaCl 
+) Lấy 2 dung dịch không tạo kết tủa ở trên lần lượt cho vào kết tủa của 2 dung 
dịch có 1 lần tạo kết tủa. 
- Trường hợp dung dịch cho vào làm tan 1 kết tủa thì dung dịch cho vào là HCl 
=> dung dịch có 1 lần tạo kết tủa là NaOH vì có phản ứng 
 2HCl + Mg(OH)2↓ MgCl2 + 2H2O 
 => dung dịch có 1 lần kết tủa còn lại là H2SO4. 
- Dung dịch cho vào không làm tan kết tủa là NaCl. 
+ Lấy dung dịch NaOH vừa nhận được cho vào 2 dung dịch có 2 lần tạo kết tủa. 
- Dung dịch nào không tạo kết tủa với NaOH là dung dịch Ba(OH)2, 
- Dung dịch nào tạo kết tủa với NaOH là dung dịch MgSO4 vì có phản ứng (3) 
0,25đ 
0,25đ 
0,25đ 
0,25đ 
2 
(1đ) 
* M = 44.1 = 44 
+)B là hợp chất gồm hai nguyên tố, tác dụng được với dung dịch kiềm có thể là 
oxit axit. Chỉ có trường hợp B là CO2 thoả mãn vì chất gồm 2 nguyên tố, phân 
tử gồm 3 nguyên tử và MB = 44 ( các oxit, axit, muối khác không thoả mãn) 
+) A cháy sinh ra 2 sản phẩm trong đó có CO2 vậy A là CxRy, trong đó R là H 
thoả mãn. A là C3H8 có MA = 44. 
+) D là N2O thoả mãn vì chất gồm 2 nguyên tố, phân tử gồm 3 nguyên tử và MD 
= 44. 
0,5đ 
0,25đ 
0,25đ 
3 
(1đ) 
* FeCl3 
+) Cách 1: 
 Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O 
 2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3 
0,25đ 
 violet.vn/lambanmai8283  
+) Cách 2: 
 Fe3O4 + 4H2
0t3Fe + 4H2O 
 2Fe + 3Cl2 
0t 2FeCl3 
Sau đó hòa tan FeCl3 vào nước dư 
* FeCl2 
+) Cách 1: 
 Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O 
 2FeCl3 + Fe → 3FeCl2 
+) Cách 2: 
 Fe3O4 + 4H2 
0t3Fe + 4H2O 
 Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 
0,25đ 
0,25đ 
0,25đ 
4 
(1đ) 
+) Khối lượng CuSO4 = 16,0 gam nCuSO4 = 0,1 mol 
Khối lượng H2O = 144 gam  nH2O = 8,0 mol 
=) Vì 1 phân tử CuSO4 chứa 6 nguyên tử  0,1 mol CuSO4 chứa 0,6 mol 
nguyên tử 
Vì 1 phân tử H2O chứa 3 nguyên tử  8,0 mol H2O chứa 24,0 mol nguyên tử 
=> Tổng số mol nguyên tử trước khi cô cạn= 0,6 + 24 = 24,6 mol 
=> Tổng số mol nguyên tử sau khi cô cạn là 24,6: 2 = 12,3 mol 
+) Số mol nguyên tử giảm đi do H2O bay hơi 
Gọi khối lượng H2O bay hơi là x → có 3x/18 mol nguyên tử bị bay hơi 
12,3 = 3x/18  x = 73,8 gam 
Vậy khối lượng nước bay hơi là 73,8 gam. 
0,25đ 
0,25đ 
0,25đ 
0,25đ 
Câu II. (4,0 điểm) 
 1. Cho 3 chất hữu cơ mạch hở A, B, C, mỗi chất ứng với một trong số các công thức phân tử 
sau: C3H4O2, C3H4O, C3H6O. Biết rằng, A và C phản ứng được với Na kim loại, giải phóng H2; A và B 
tác dụng với H2 dư (xúc tác Ni, to) tạo thành cùng một sản phẩm; cho hơi của A qua CuO nung nóng 
thu được B. Xác định CTCT của A, B, C. Viết các phương trình phản ứng hoá học xảy ra. 
 2. Một học sinh được phân công tiến hành 3 thí nghiệm sau: 
 Thí nghiệm 1: Đưa bình đựng hỗn hợp khí metan và clo ra ánh sáng. Sau một thời gian, cho 
nước vào bình, lắc nhẹ rồi thêm vào bình một mẩu giấy quỳ tím. 
 Thí nghiệm 2: Dẫn khí axetilen đi chậm qua dung dịch brom màu vàng. 
 Thí nghiệm 3: Cho 1 đến 2 giọt dầu ăn vào ống nghiệm đựng benzen, lắc nhẹ. 
 Nêu hiện tượng và cho biết mục đích của 3 thí nghiệm trên. Viết các phương trình phản ứng hoá 
học xảy ra. 
 3. Chỉ từ metan, các chất vô cơ và các điều kiện cần thiết có đủ, viết các phương trình phản ứng 
hoá học điều chế các đồng phân đơn chức, mạch hở có cùng công thức phân tử C3H6O2. 
 4. Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các đồng phân đơn chức, mạch hở có cùng công thức 
phân tử C3H6O2.Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra? 
Câu Ý Nội dung Điểm 
II 1 
(1đ) 
+) Khi cho hơi A đi qua CuO thu được B, đây là phản ứng oxi hoá ancol thành 
anđehit. Vậy A là ancol có công thức C3H6O (CH2=CH-CH2OH), 
+) B là anđehit có công thức C3H4O (CH2=CH-CHO) 
+) Còn C có công thức C3H4O2. A, C tác dụng được với Na giải phóng H2 
=> C là axit CH2=CH-COOH. 
+) Các phương trình phản ứng: 
CH2=CH-CH2OH + Na → CH2=CH-CH2ONa + 1/2H2 
CH2=CH-COOH + Na → CH2=CH-COONa + 1/2H2 
CH2=CH-CH2OH + H2 
0Ni, t CH3CH2CH2OH 
CH2=CH-CHO + 2H2 
0Ni, t CH3CH2CH2OH 
0,25đ 
0,25đ 
 violet.vn/lambanmai8283  
CH2=CH-CH2OH + CuO 
0t CH2=CH-CHO + H2O + Cu 
0,5đ 
2 
(1đ) 
+) Thí nghiệm 1: 
- Hiện tượng: Khi đưa ra ánh sáng, màu vàng nhạt của clo mất đi. Giấy quỳ 
tím chuyển sang màu đỏ. 
- Mục đích: Chứng minh metan có phản ứng thế với clo khi có ánh sáng 
CH4 + Cl2 
asCH3Cl + HCl 
HCl tạo thành tan trong nước thành dung dịch axit làm quỳ tím chuyển sang 
màu đỏ 
+) Thí nghiệm 2: 
- Hiện tượng: Dung dịch brom nhạt màu dần sau đó bị mất màu. 
- Mục đích: Chứng minh axetilen có phản ứng cộng với brom 
C2H2 + Br2  C2H2Br2 
C2H2Br2 + Br2  C2H2Br4 
Hoặc C2H2 + 2Br2  C2H2Br4 
+) Thí nghiệm 3: 
- Hiện tượng: Hỗn hợp benzen và dầu ăn trở nên đồng nhất 
- Mục đích: Chứng minh benzen có khả năng hoà tan dầu ăn hoặc dầu ăn tan 
trong benzen. 
0,5đ 
0,25đ 
0,25đ 
3 
(1đ) 
+) Điều chế CH3COOCH3 
- CH4 → C2H2 → CH3CHO → CH3COOH 
- CH4 → CH3Cl → CH3OH 
 CH3COOH + CH3OH 
2 4
0
H SO
t
 CH3COOCH3 + H2O 
+) Điều chế H-COO-CH=CH2 
- CH4 → CH3Cl → CH3OH → HCOOH → HCOOCH=CH2 
+) Điều chế CH3- CH2- COOH 
- CH4 → C2H2 →C4H4 → C4H10→C3H6→C3H7Br→C3H7OH → C2H5COOH 
0,5đ 
0,25đ 
0,25đ 
4 
(1đ) 
+) C3H6O2 có 3 đồng phân cấu tạo, mạch hở đơn chức 
CH3CH2COOH; HCOOCH2CH3; CH3COOCH3 
+) Nhúng quỳ tím lần lượt vào 3 mẫu thử của 3 chất trên 
- Quỳ tím hóa đỏ là: CH3CH2COOH 
- Quỳ tím không đổi màu là: HCOOCH2CH3; CH3COOCH3 
+) Cho lần lượt 2 chất; CH3COOCH3 tác dụng với dung dịch AgNO3 trong 
NH3, đun nóng ( hoặc Ag2O trong NH3) 
- Có kết tủa trắng là HCOOCH2CH3 
HCOOCH2CH3 + Ag2O 
0
3NH , tC3H6O3 + 2Ag↓ 
- Không hiện tượng là CH3COOCH3 
0,25đ 
0,25đ 
0,25đ 
0,25đ 
Câu III. (3,0 điểm) 
 1. Hỗn hợp X gồm các kim loại Na, Al, Fe được chia thành 3 phần bằng nhau. 
 Phần 1: tác dụng với nước dư thu được V1 lít khí H2. 
 Phần 2: tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được V2 lít khí H2. 
 Phần 3: tác dụng với dung dịch HCl dư thu được V3 lít khí H2. 
 (Biết các khí được đo ở cùng điều kiện). 
 a. Viết các phương trình phản ứng hoá học xảy ra? 
b. So sánh các giá trị V1, V2, V3 và giải thích? 
 2. Cho 6 gam axit axetic vào 200 ml dung dịch NaOH (lấy dư) thu được dung dịch X. Cô cạn 
dung dịch X thu được hỗn hợp chất rắn khan Y. Đem đốt cháy hoàn toàn chất rắn Y thu được hỗn hợp 
khí Z (CO2 và H2O) và 8,48 gam Na2CO3. 
 violet.vn/lambanmai8283  
 a. Viết các phương trình phản ứng hoá học và xác định nồng độ mol/lít của dung dịch NaOH 
ban đầu. 
 b. Cho hỗn hợp khí Z vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M. Hãy cho biết khối lượng dung dịch 
sau phản ứng thay đổi như thế nào so với dung dịch Ba(OH)2 ban đầu? 
Câu Ý Nội dung Điểm 
III 1 
(1,5đ) 
a. 
+) Tác dụng với nước dư 
 Na + H2O → NaOH + 1/2H2↑ 
 x x/2 
 NaOH + H2O + Al → NaAlO2 + 3/2H2↑ 
 x y 3x/2 hoặc (3y/2) 
+) Tác dụng với dung dịch NaOH dư 
 Na + H2O → NaOH + 1/2H2↑ 
 x x/2 
 NaOH + H2O + Al → NaAlO2 + 3/2H2↑ 
 y 3y/2 
+) Tác dụng với dung dịch HCl dư 
 Na + HCl → NaCl + 1/2H2↑ 
 x x/2 
 Al + 3HCl→ AlCl3 + 3/2H2↑ 
 y 3y/2 
 Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑ 
 z z 
0,5đ 
b. 
+) Nếu x < y → V1 = x/2 + 3x/2 = 2x < V2 = x/2 + 3y/2 < V3 = x/2 + 3y/2 + z 
 V1 < V2 < V3 
+) Nếu x ≥ y → V1 = x/2 + 3y/2 = V2 = x/2 + 3y/2 < V3 = x/2 + 3y/2 + z 
 V1 = V2 <V3 
0,5đ 
0,5đ 
2 
(1,5đ) 
a. 
nCH3COOH = 0,1 mol 
CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O 
2CH3COONa + 4O2 
0t Na2CO3 + 3CO2 + 3H2O 
CO2 + 2NaOH→ Na2CO3 + H2O 
X gồm: CH3COONa: 0,1 mol; NaOH dư 
Y gồm: CO2: 0,12 mol; H2O: 0,18 mol; Na2CO3: 0,08 mol 
=> nNaOH = 0,16 mol 
=> CM(NaOH) = 0,8M 
b. 
nBa(OH)2 = 0,1 mol 
CO2 + Ba(OH)2→ BaCO3↓ + H2O 
0,1 ← 0,1 → 0,1 mol 
CO2 + BaCO3↓+ H2O→ Ba(HCO3)2 
0,02 → 0,02 
=> nBaCO3 còn = 0,08 mol => m↓ BaCO3 = 15,76 gam 
=> mdung dịch giảm = m↓ BaCO3 – (mCO2 + mH2O) = 7,24 gam 
0,5đ 
0,25đ 
0,25đ 
0,5đ 
Câu IV. (3,0 điểm) 
 Cho hỗn hợp X gồm MgO, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 có số mol đều bằng nhau. Lấy m gam X cho 
vào ống sứ chịu nhiệt, nung nóng rồi cho luồng khí CO đi qua ống, CO phản ứng hết. Toàn bộ khí CO2 
bay ra khỏi ống được hấp thụ hết vào bình đựng 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0,60M, thấy khối lượng 
 violet.vn/lambanmai8283  
dung dịch tăng so với dung dịch Ba(OH)2 ban đầu là 1,665 gam. Chất rắn Y còn lại trong ống sứ gồm 
5 chất và có khối lượng 21 gam. Cho hỗn hợp Y tác dụng hết với dung dịch HNO3, đun nóng được V 
lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). 
 1. Viết các phương trình phản ứng hoá học xảy ra? 
 2. Tính giá trị m, V và số mol HNO3 đem dùng? 
(Biết lượng axit dư 20% so với lượng cần thiết). 
Câu Ý Nội dung Điểm 
IV 1 
(1đ) 
+) Các phương trình phản ứng: 
- Phản ứng oxit bị khử bởi CO: 
3Fe2O3 + CO 
0t 2Fe3O4 + CO2 (1) 
Fe3O4 + CO 
0t 3FeO + CO2 (2) 
FeO + CO 
0t Fe + CO2 (3) 
MgO + CO 
0t không phản ứng 
- Phản ứng CO2 với dung dịch Ba(OH)2 do khối lượng dung dịch tăng, nên 
phản ứng tạo ra hai muối 
 CO2 + Ba(OH)2  BaCO3↓ + H2O (4) 
 0,06 ← 0,06  0,06 mol 
 CO2 + H2O + BaCO3↓  Ba(HCO3)2 (5) 
 x – 0,06  x – 0,06 mol 
- Các phản ứng của MgO, Fe2O3, Fe3O4, FeO, Fe với dung dịch HNO3 
MgO + 2HNO3  Mg(NO3)2 + H2O (6) 
Fe2O3 + 6HNO3  2Fe(NO3)3 + 3H2O (7) 
3Fe3O4 + 28HNO3  9Fe(NO3)3 + NO + 14H2O (8) 
3FeO + 10HNO3  3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O (9) 
Fe + 4HNO3  Fe(NO3)3 + NO + 2H2O (10) 
2-3pt 
cho 
0,25đ 
4-6pt 
cho 
0,5đ 
7-8pt 
cho 
0,75đ 
9-10pt 
cho 
1,0đ 
2 
(2đ) 
+) Tính m? 
 nBaCO3 còn = (0,12 – x) mol 
 Từ (4), (5) và giả thiết cho ta có: 
 mCO2 – mBaCO3 = 44x – 197 (0,12 - x) = 1,665 
=> x = 0,105 
Từ (1), (2), (3), theo bảo toàn khối lượng ta có ( nCO2 = nCO) 
 m + mCO = 21 + mCO2 
=> m + 28.0,105 = 21 + 44.0,105 
=> m = 22,68 gam 
+) Tính V? 
 Theo kết quả trên: m = 72x + 160x + 232x + 40x = 22,68 => x = 0,045 mol 
 Từ (1), (2), (3), (8), (9), (10) và dựa vào bảo toàn electron ta có 
 ne(FeO, Fe3O4) + ne(CO) = ne(NO) 
=> 0,045.1 + 0,045.1 + 0,105.2 = 3.V/22,4 
=> V = 2,24 lít. 
+) Tính nHNO3? 
 Từ (6) → (10), bảo toàn nguyên tố nitơ 
=> nHNO3 cần dùng=2nMg+ 3∑nFe +nNO = 2.0,045 + 3.0,045.6+2,24/22,4 = 1 mol 
=> Số mol HNO3 đem dùng là: 1 + 1.20% = 1,2 mol 
Vậy số mol HNO3 đem dùng là: 1,2 mol 
0,5đ 
0,5đ 
0,25đ 
0,25đ 
0,25đ 
0,25đ 
Câu V. (3,0 điểm) 
 violet.vn/lambanmai8283  
 Đốt cháy hoàn toàn 7,12 gam hỗn hợp A gồm ba chất hữu cơ X, Y, Z (đều có thành phần 
nguyên tố gồm C, H, O). Sau phản ứng thu được 6,72 lít khí CO2 và 5,76 gam nước. Mặt khác nếu cho 
3,56 gam hỗn hợp A phản ứng với Na dư thu được 0,28 lít khí hiđro. Còn nếu cho 3,56 gam hỗn hợp A 
phản ứng với dung dịch NaOH thì cần vừa đủ 200 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau phản ứng với dung 
dịch NaOH thu được một chất hữu cơ và 3,28 gam một muối. Xác định công thức phân tử, viết công 
thức cấu tạo của X, Y, Z? Biết mỗi chất chỉ chứa một nhóm nguyên tử gây nên tính chất hoá học đặc 
trưng. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. 
Câu Ý Nội dung Điểm 
V +) Hỗn hợp ba chất hữu cơ chứa C, H, O đều đơn chức, tác dụng với Na 
giải phóng H2 nên trong hỗn hợp có chứa rượu hoặc axit. Mặt khác ba 
chất hữu cơ tác dụng với NaOH chỉ thu được một chất hữu cơ và một 
muối nên hỗn hợp A gồm một axit, một rượu và một este của axit và 
rượu trên. 
+) Khi đốt cháy 7,12 gam hỗn hợp thu được: 
 số mol CO2 = 
4,22
72,6
= 0,3 mol 
 số mol nước = 
18
76,5
= 0,32 mol 
= nH2O > nCO2. Vậy trong hỗn hợp phải có ít nhất không chứa liên kết 
kép ( liên kết đôi hoặc liên kết ba), chất đó chỉ là rượu no, mạch hở. 
+) Trong 3,56 gam hỗn hợp A, gọi công thức của: 
 Rượu là CnH2n +1OH có a mol, 
 Axit là CxHyCOOH có b mol 
 và este CxHyCOOCnH2n +1 c mol 
+) Các phương trình hoá học: 
2CxHyCOOH + 2Na  2CxHyCOONa + H2 (1) 
 b b b/2 
2CnH2n +1OH + 2Na  2CnH2n +1ONa + H2 (2) 
 a a a/2 
+) Số mol H2: 
2
a
 + 
2
b
 = 
4,22
28,0
= 0,0125 mol  a + b = 0,025 mol (I) 
+) Cho 3,56 gam hỗn hợp A tác dụng với NaOH: 
CxHyCOOH + NaOH  CxHyCOONa + H2O (3) 
CxHyCOOCnH2n + 1 + NaOH  CxHyCOONa + CnH2n +1OH (4) 
nNaOH = b+ c = 0,2. 0,2 = 0,04 mol (II) 
Khối lượng muối thu được: ( 12x + y + 67). 0,04 = 3,28 
 12x + y = 15, cặp nghiệm phù hợp là x=1, y= 3 
=> Axit là CH3COOH 
+) Khi đốt cháy 7,12 gam hỗn hợp: 
CH3COOH + 2O2  2CO2 + 2H2O (5) 
CH3COOCnH2n + 1 + (3n+4)/2O2  (n + 2)CO2 + (n+2) H2O (6) 
 CnH2n +1OH + 3n/2O2  nCO2 + (n+1)H2O (7) 
nCO2 =2.na + 2.2b + (n+2).2c = 0,3 kết hợp với (II) 
 na + nc = 0,07 mol (III) 
Từ (5),(6), (7) nH2O =na + a + (n+2)c +2b = 0,16 (IV) 
Giải hệ (I), (II), (III), (IV) ta có: 
 a = 0,01; b= 0,015; c = 0,025; n= 2 
Vậy công thức của: Rượu là C2H5OH, 
 Axit là CH3COOH 
 Este là CH3COOC2H5 
0,25đ 
0,25đ 
0,25đ 
0,25đ 
0,25đ 
0,5đ 
0,25đ 
0,25đ 
0,5đ 
0,25đ 
 violet.vn/lambanmai8283  
Câu VI. (3,0 điểm) 
 Hỗn hợp X gồm một kim loại R và muối cacbonat của nó (có tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 1). Hòa 
tan hoàn toàn 68,4 gam hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 dư, thấy thoát ra hỗn hợp khí Y gồm NO 
(sản phẩm khử duy nhất) và CO2. Hỗn hợp khí Y làm mất màu vừa đủ 420 ml dung dịch KMnO4 1M 
trong H2SO4 loãng, dư (KMnO4 + H2SO4 + NO → HNO3 +K2SO4 + MnSO4 + H2O). Khí còn lại cho 
qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch giảm đi 16,8 gam so với dung dịch Ca(OH)2 ban 
đầu. 
 1. Viết các phương trình phản ứng hoá học xảy ra. 
 2. Xác định công thức muối cacbonat của R và tính thành phần % theo khối lượng mỗi chất trong 
hỗn hợp X. 
Câu Ý Nội dung Điểm 
VI 1 
(1đ) 
* TH1: R là kim loại có hóa trị biến đổi 
3Rx(CO3)y+(4nx-2y)HNO33xR(NO3)n+3yCO2+(nx-2y)NO+(2nx-y)H2O (1) 
 a ay 
3R + 4nHNO3  3R(NO3)n + nNO + 2nH2O (2) 
 2a 2na/3 
10NO + 6KMnO4 + 9H2SO4  10HNO3 + 3K2SO4 + 6MnSO4 + 4H2O (3) 
 0,7 ← 0,42 mol 
CO2 + Ca(OH)2  CaCO3 + H2O (4) 
* TH2: R là kim loại có hóa trị không đổi 
R2(CO3)n+ 4nHNO3 2R(NO3)n+ nCO2+ 2nH2O (1) 
a an 
3R + 4nHNO3  3R(NO3)n + nNO + 2nH2O (2) 
 2a 2na/3 
10NO + 6KMnO4 + 9H2SO4  10HNO3 + K2SO4 + 6MnSO4 + 4H2O (3) 
 0,7 ← 0,42 mol 
CO2 + Ca(OH)2  CaCO3 + H2O (4) 
0,5đ 
0,5đ 
2 
(2đ) 
* TH1: R là kim loại có hoá trị biến đổi 
Theo giả thiết: nR: nmuối = 2 : 1  nR = 2a, nRx(CO3)y = a mol 
nKMnO4 = 0,42.1 = 0,42 mol  Từ (3)  nNO = 0,7 mol 
mddgiảm = mCaCO3 - mCO2  100t - 44t = 56t = 16,8 (g) 
 nCO2 = t = 16,8/56 = 0,3mol; 
Từ (1)  nCO2 = ay  ay = 0,3 (I) 
Từ (1) (2)  nNO = 
2 2
0,7
3 3
nx y n
a a

  (II) 
mhhX = a(xMR + 60y) + 2aMR = 68,4 (III) 
Từ (I) (II) : a = 
2,7
2nx n
 (*) (IV) 
(I) (III): a = 
50,4
2R RxM M
 (**) 
Từ (IV) ta có: MR = 
50,4
2,7
n
(Hoặc HS chỉ cần trình bày từ (I) (II) (III) ta có: MR = 
50,4
2,7
n
) 
n 1 2 3 
MR 18,7 37,3 56 
 Thích hợp 
Vậy R là Fe 
0,25đ 
0,25đ 
0,5đ 
 violet.vn/lambanmai8283  
Thế n = 3 vào (*) (IV)  a = 
2,7
3 6x 
(I)  a = 
0,3 2,7 0,3
3 2
3 6
y x
y x y
    

Nên x = 1, y = 1 là nghiệm hợp lý  Công thức phân tử của muối là FeCO3 
 * TH2: R là kim loại có hoá trị không đổi 
Theo giả thiết: nR: nmuối = 2 : 1  nR = 2a, nR2(CO3)n = amol 
nKMnO4 = 0,42.1 = 0,42 mol  Từ (3)  nNO = 0,7 mol 
mddgiảm = mCaCO3 - mCO2  100t - 44t = 56t = 16,8 (g) 
 nCO2 = t = 16,8/56 = 0,3mol; Từ (1)  nCO2 = an  an = 0,3 
mddgiảm = mCaCO3 - mCO2  100t - 44t = 56t = 16,8 (g) 
 nCO2 = t = 16,8/56 = 0,3mol; Từ (1)  nCO2 = an  an = 0,3 
Từ (2)  nNO = 2na/3 = 0,7 → na = 1,05 ≠ 0,3 → vô lý 
0,5đ 
0,5đ 
 Ghi chú: Học sinh phải thực hiện đúng và đủ các yêu cầu của đầu bài, kết quả làm cách khác 
đúng, cho điểm tối đa tương ứng. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfDe_DA_Hoa_HSG_Bac_Ninh_2016.pdf