Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi dự thi cấp tỉnh năm học 2015 - 2016 môn: Sinh học (phần trắc nghiệm khách quan)

doc 9 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1524Lượt tải 6 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi dự thi cấp tỉnh năm học 2015 - 2016 môn: Sinh học (phần trắc nghiệm khách quan)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi dự thi cấp tỉnh năm học 2015 - 2016 môn: Sinh học (phần trắc nghiệm khách quan)
UBND HUYỆN THANH SƠN
PHÒNG GD&ĐT
Đề thi có 02 trang
ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN
HỌC SINH GIỎI DỰ THI CẤP TỈNH 
Năm học 2015 - 2016
Môn: Sinh học (Phần trắc nghiệm khách quan)
Thời gian 45 phút không kể thời gian giao đề
Số báo danh
Số phách
Họ tên, chữ ký giám thị số 1
Họ tên, chữ ký giám thị số 2
Họ và tên thí sinh:...
Ngày sinh:..
Học sinh trường:......
Chỉ dẫn:
1. Đề thi có 03 trang, thí sinh kiểm tra số trang của đề trước khi làm bài.
2. Thí sinh làm bài trực tiếp vào đề thi.
3. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
UBND HUYỆN THANH SƠN
PHÒNG GD&ĐT
ĐỀ CHÍNH THỨC
Đề thi có 02 trang
ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN
HỌC SINH GIỎI DỰ THI CẤP TỈNH 
Năm học 2015 - 2016
Môn: Sinh học (Phần trắc nghiệm khách quan)
Thời gian 45 phút không kể thời gian giao đề
Điểm bài thi
Họ tên, chữ ký giám khảo
Số phách
Bằng số:
Giám khảo số 1: 
Bằng chữ:
Giám khảo số 2: 
Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 1. Trong quá trình hô hấp, sự trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường diễn ra ở
A. Phổi.     
B. Khí quản.     
C. Khoang mũi.        
D. cả A và B.        
Câu 2. Các biện pháp bảo vệ đường hô hấp là: 
đeo khẩu trang ở những nơi có nhiều bụi.
hạn chế khạc nhổ bừa bãi.
trồng nhiều cây xanh ở những nơi có nhiều bụi.
Thỉnh thoảng làm vệ sinh nơi ở. 
Câu 3. Người có nhóm máu AB không truyền được cho người có nhóm máu O vì
A. Nhóm máu AB, hồng cầu có kháng nguyên A và B.
 Nhóm AB, huyết tương không có kháng thể.
Nhóm AB ít người có.
Nhóm AB là nhóm máu chuyên nhận. 
Câu 4. Trong thí nghiệm thực hành lai giống để nghiên cứu sự di truyền của một tính trạng ở một loài cá cảnh công thức nào sau đây được học sinh bố trí sai?
A. Cá mún mắt xanh x cá mún mắt đỏ.	
B. Cá mún mắt đỏ x cá kiếm mắt đen.	
C. Cá kiếm mắt đen x cá kiếm mắt đỏ.	
D. Cá mún có chấm màu x cá khổng tước không có chấm màu.
Câu 5. Cơ sở tế bào của định luật phân li độc lập là gì?
A. Giao tử F1 giữ nguyên bản chất.	
B. Có sự tiếp hợp và trao đổi chéo của NST.	
C. Sự nhân đôi, phân li của NST trong cặp NST đồng dạng.	
D. Sự phân li độc lập, tổ hợp tự do của NST.
E. Các gen phải nằm trên NST.
Câu 6. Một tế bào sinh tinh trùng chứa các gen trên 2 cặp NST có kiểu gen là
 Aa . Thực tế khi giảm phân bình thường có thể tạo nên số loại giao tử là.
A. Hai loại. 
B. Bốn loại.
C. Tám loại.
D. Cả A và B.
E. Cả B và C.
Câu 7. Bộ NST lưỡng bội của loài Ngô có 2n=20. Một hợp tử của loài trải qua một số lần nguyên phân. Tại một lần nguyên phân, người ta đếm được trong các tế bào có 320 NST đơn đang phân li về hai cực. Số tế bào đang thực hiện nguyên phân là? 
A. 8.                
B. 16.            
C. 32.              
D.24.
Câu 8. Một hợp tử của một loài sinh vật đã nguyên phân 4 đợt liên tiếp được môi trường nội bào cung cấp 120 NST đơn vậy bộ NST trong hợp tử là bao nhiêu? 
A. 2n =4.            
B. 2n =8.        
C. 2n =24.            
D. 2n =44.        .
Câu 9. Loại nucleotit nào sau đây không phải là đơn phân cấu tạo nên ADN?
A. A đênin.             
B. Timin.            
C. Uraxin.              
D.Xitozin.
Câu 10. Theo nguyên tắc bổ sung thì về mặt số lượng đơn phân những trường hợp nào sau đây là đúng?
A. A + G = T + X.	
B. A = T ; G= X.	
C. A +T+ G = A+ T + X.
D. A + X + T = G+ X + T.
Câu 11. Mất đoạn NST thường gây nên hậu quả gì?
A. Gây chết hoặc giảm sức sống.
B. Tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
C. Không ảnh hưởng gì tới đời sống của sinh vật.
D. Cơ thể chết khi còn hợp tử.
E. Cơ thể chỉ mất đi một số tính trạng nào đó
Câu 12. Một tế bào sinh tinh trùng của ong đực phát sinh giao tử bình thường đã tạo nên số tinh trùng là.
A. 4. 
B. 2.
C. 1.
D. 8.
E. 6.
Câu 13. Phép lai giữa 2 cá thể khác nhau về 3 tính trạng trội, lặn hoàn toàn AaBbDd x AaBbDd thì F1 sẽ có ?
A. 4 kiểu hình: 9 kiểu gen.
B. 4 kiểu hình: 12 kiểu gen.
C. 8 kiểu hình: 12 kiểu gen..
D. 8 kiểu hình: 27 kiểu gen.
Câu 14. Bố và con đều có nhóm máu AB. Nhóm máu nào dưới đây không phải là nhóm máu của người mẹ? 
A. Nhóm máu AB 
B. Nhóm máu O
C. Nhóm máu B
D. Nhóm máu A
Câu 15. Một tế bào sinh trứng có kiểu gen Y khi giảm phân bình thường thực tế cho mấy loại mấy loại trứng?
A. 1 loại trứng.
B. 2 loại trứng.
C. 4 loại trứng.
D. 8 loại trứng.
Câu 16. Phép lai giữa cà chua thân cao quả tròn dị hợp tử về hai cặp gen liên kết hoàn toàn thì tỉ lệ phân tính kiểu hình ở thế hệ sau là ?
A. 3:1. 
B. 1:2:1.
C. 9:3:3:1.
D. 1:1.
E. Cả B và C.
Câu 17. Kiểu gen của cá chép có vảy aa. Cá chép không vảy Aa. Kiểu gen đồng hợp trội sẽ làm trứng không nở. Phép lai giữa cá chép không vảy sẽ xuất hiện tỉ lệ kiểu hình :
A. 100% cá chép không vảy.
B. 3 không vảy: 1 có vảy.
C. 1 không vảy: 1 có vảy.
D. 2 không vảy: 1 có vảy.
Câu 18. Giả sử 1 phân tử mARN của sinh vật nhân chuẩn đang tham gia tổng hợp prô têin có số ribônuclêôtit là 1000. Gen quy định mã hóa phân tử mARN có độ dài là bao nhiêu?
A. 340A0. 
B. 1700A0. 
C. 3396,6.
D. C. 1696,6.
Câu 19. Một gen dài 3029,4 A0 sẽ tổng hợp được phân tử prôtêin có bao nhiêu axitamin kể cả axitamin mở đầu?
A. 297. 
B.296. 
C. 295.
D. C. 293.
Câu 20. Quá trình nguyên phân diễn ra liên tiếp 7 lần từ hai hợp tử đã có bao nhiêu thoi phân bào được hình thành?
A. 128. 
B.256. 
C. 127.
D. 254
 Hết
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
UBND HUYỆN THANH SƠN
PHÒNG GD&ĐT
Đề thi có 01 trang
ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN
HỌC SINH GIỎI DỰ THI CẤP TỈNH 
Năm học 2015 - 2016
Môn: Sinh học (Phần tự luận)
Thời gian 90 phút không kể thời gian giao đề
Câu 1 (2,0 điểm): 
a. Cho F1 dị hợp tử hai cặp gen AaBb (A- Thân cao, a- Thân thấp, B- Hạt tròn, b- Hạt dài), làm thế nào để xác định chúng liên kết trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng hay nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau? Hãy xác định kiểu gen trong từng trường hợp?
b. Tại sao các NST phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau và dãn xoắn ở kì cuối? Hiện tượng các NST tương đồng bắt đôi với nhau ở kỳ đầu của giảm phân I có ý nghĩa gì?
Câu 2 (2,5 điểm):
a. Nguyên tắc bổ sung thể hiện như thế nào trong các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử (tự sao, phiên mã, dịch mã)? Trong quá trình phiên mã và dịch mã của một gen, nguyên tắc bổ sung bị vi phạm thì gen đó có đột biến không?
b. Liên kết giữa các nuclêôtit có đặc điểm gì giúp ADN thực hiện được chức năng di truyền?
c. Hai đoạn ADN kí hiệu là I và II có cùng số lượng nuclêôtit như nhau nhưng đoạn ADN I có khả năng chịu nhiệt cao hơn đoạn ADN II. Hãy cho biết sự khác biệt về cấu trúc của hai đoạn ADN này?
Câu 3 (1,5 điểm):
a. Có mấy dạng đột biến gen? Loại đột biến nào chắc chắn không làm thay đổi tỉ lệ A+T/G+X? Với ADN có cấu trúc 2 mạch, dạng đột biến nào làm thay đổi tỉ lệ A+G/T+X?
b. Tìm các dạng thay đổi cấu trúc của gen trong từng trường hợp sau: Tăng 1 liên kết hiđrô, giảm 2 liên kết hiđrô, liên kết hiđrô không thay đổi?
Câu 4 (2,0 điểm):
a. Trong một trại nuôi cá khi thu hoạch người ta thu được 1600 con cá chép. Tính số tế bào sinh tinh và số tế bào sinh trứng tham gia thụ tinh. Cho biết hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 50% và của trứng là 20%?
	b. Khối lượng của một gen là 372600 đvC. Gen trên phiên mã 1 lần, phân tử mARN được tạo ra có 8 ribôxôm dịch mã, mỗi ribôxôm tham gia dịch mã 2 lần. Xác định:
	- Số chuỗi polypeptit được tạo ra qua quá trình dịch mã trên.
	- Số lượt phân tử tARN tham gia quá trình dịch mã.
Câu 5 (2,0 điểm): 
Ở một loài thực vật, cho lai cây thuần chủng quả tròn, màu vàng với cây thuần chủng quả dài, màu đỏ, thu được F1 toàn cây quả tròn, màu đỏ. Cho F1 lai với cây khác, thu được kết quả F2 như sau:
402 cây quả tròn, màu vàng; 810 cây quả tròn, màu đỏ; 398 cây quả dài, màu đỏ. Biện luận và xác định kiểu gen của P, F1 và cây lai với F1(Không cần viết sơ đồ lai).
 Hết
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh:.....................................................Số báo danh:......................
UBND HUYỆN THANH SƠN
PHÒNG GD&ĐT
HƯỚNG DẪN CHẤM CHỌN ĐỘI TUYỂN
HỌC SINH GIỎI DỰ THI CẤP TỈNH 
NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn: Sinh học
 (Học sinh làm bài theo cách khác tổ chấm thống nhất cho điểm tương ứng với đáp án)
I. Phần trắc nghiệm khách quan (10,0 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
A
A,C
A
B,D
D
D
A
B
C
A,B
Điểm
0,50
0,50
0,50
0,50
0,50
0,50
0,50
0,50
0,50
0,50
Câu
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Đáp án
A
A
D
B
A
A,B
D
A
A
D
Điểm
0,50
0,50
0,50
0,50
0,50
0,50
0,50
0,50
0,50
0,50
II. Phần tự luận (10,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): 
a. Cho F1 dị hợp tử hai cặp gen AaBb (A- Thân cao, a- Thân thấp, B- Hạt tròn, b- Hạt dài), làm thế nào để xác định chúng liên kết trên một cặp nhiễm sắc thể hay nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể khác nhau? Hãy xác định kiểu gen trong từng trường hợp?
b. Tại sao các NST phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau và dãn xoắn ở kì cuối? Hiện tượng các NST tương đồng bắt đôi với nhau ở kỳ đầu của giảm phân I có ý nghĩa gì?
Nội dung cần đạt
Điểm
a. - Cách 1: Cho F1 lai phân tích
+ Nếu kết quả cho tỉ lệ kiểu hình 1:1:1:1 thì hai cặp gen nằm trên hai cặp NST khác nhau và kiểu gen của F1 là AaBb.
+ Nếu kết quả cho tỉ lệ 1 cao, tròn : 1 thấp, dài thì hai cặp gen liên kết trên một NST và kiểu gen của F1 là AB/ab.
+ Nếu kết quả cho tỉ lệ 1 cao, dài : 1 thấp, tròn thì hai cặp gen liên kết trên một NST và kiểu gen của F1 là Ab/aB.
- Cách 2: Cho tự thụ phấn ở thực vật hay lai hai cơ thể F1 với nhau hoặc cho giao phối cận huyết ở động vật.
+ Nếu kết quả cho tỉ lệ kiểu hình 9:3:3:1 thì hai cặp gen nằm trên hai cặp NST khác nhau và kiểu gen của F1 là AaBb.
+ Nếu kết quả cho tỉ lệ 3:1 thì hai cặp gen liên kết trên một NST và kiểu gen của F1 là AB/ab.
+ Nếu kết quả cho tỉ lệ 1:2:1 thì hai cặp gen liên kết trên một NST và kiểu gen của F1 là Ab/aB.
(Học sinh làm một trong hai cách vẫn cho điểm tối đa)
b. - Các NST cần co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau để dễ dàng di chuyển trong quá trình phân bào, còn sau khi phân chia xong chúng phải dãn xoắn thì các gen mới có thể phiên mã được.
- Ý nghĩa của sự bắt đôi của các NST trong cặp tương đồng:
	+ Tạo điều kiện cho sự trao đổi chéo giữa hai NST trong cặp tương đồng dẫn tới sự sắp xếp lại các gen trên NST tạo ra biến dị tổ hợp.
	+ Dẫn tới sự phân ly của NST tròn cặp tương đồng ở kỳ sau của giảm phân I là cơ sở tạo ra các giao tử đơn bội.
+ Nếu các NST kép tương đồng không bắt đôi với nhau thì sự phân chia các NST về các cực của tế bào sẽ không đều. Khi đó đột biến số lượng NST sẽ xảy ra.
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
Câu 2 (2,5 điểm): 
a. Nguyên tắc bổ sung thể hiện như thế nào trong các cơ chế di truyền phân tử? Trong quá trình phiên mã và dịch mã của một gen, nguyên tắc bổ sung bị vi phạm thì gen đó có đột biến không?
b. Liên kết giữa các nucleotit có dặc điểm gì giúp ADN thực hiện được chức năng di truyền?
c. Hai đoạn ADN kí hiệu là I và II có cùng số lượng nuclêôtit như nhau nhưng đoạn ADN I có khả năng chịu nhiệt cao hơn đoạn ADN II. Hãy cho biết sự khác biệt về cấu trúc của hai đoạn ADN này?
Nội dung cần đạt
Điểm
 - Nguyên tắc bổ sung trong các cơ chế di truyền phân tử:
- Trong cơ chế tự nhân đôi ADN: Các nu tự do trong môi trường nội bào liên kết với các nu trên hai mạch đơn của ADN mẹ theo NTBS: A liên kết với T bằng hai liên kết H và ngược lại. G liên kết vơi X bằng ba liên kết H và ngược lại.
- Trong tổng hợp ARN(phiên mã): Các nu tự do trong môi trường nội bào liên kết với mạch mã gốc của gen theo NTBS: A mạch gốc-U, T mạch gốc-A, G mạch gốc-X, X mạch gốc-G)
- Trong quá trình tạo thành chuỗi a.a: Các nu trong các bộ ba đối mã của tARN liên kết với các nu trong các bộ ba mã hóa trên mARN theo NTBS: A-U, G-X và ngược lại.
- Trong quá trình phiên mã và dịch mã nếu NTBS bị vi phạm thì gen không bị đột biến. Vì NTBS bị vi phạm trong phiên mã và dịch mã không ảnh hưởng đến cấu trúc của gen mà chỉ làm thay đổi cấu trúc của ARN và có thể làm thay đổi cấu trúc của Protein.
b. Liên kết giữa các nucleotit có dặc điểm giúp ADN thực hiện được chức năng di truyền:
- Giữa các nucleotit có hai loại liên kết là liên kết Hiđro và liên kết cộng hóa trị. Liên kết Hiđro là liên kết yếu nhưng có số lượng lớn nên đảm bảo được tính linh hoạt của ADN, tức là hai mạch đơn của ADN vừa dễ vừa khó tách nhau ra:
	+ Số lượng liên kết Hiđro rất lớn nên hai mạch đơn của ADN khó tách nhau ra nếu không có phương pháp phá vỡ các liên kết Hiđro phù hợp. Vì vậy cấu trúc của ADN được ổn định trong tế bào.
	+ Liên kết Hiđro là liên kết yếu nên nếu tách theo cách phá vỡ lần lượt từng liên kết thì hai mạch đơn của ADN lại dẽ dàng tách nhau ra để thực hiện chức năng di truyền.
- Liên kết cộng hóa trị là liên kết bền vững nên nó đảm bảo được xu hướng duy trì thông tin di truyền chứa đựng trên mạch đơn của ADN.
c. Do ADN I có khả năng chịu nhiệt cao hơn ADN II nên ADN I có số liên kết hiđrô nhiều hơn ADN II.
- ADN I có số cặp G-X nhiều hơn ADN II (Vì ADN I và ADN II có cùng số nuclêôtit)
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
Câu 3 (1.5 điểm):
a. Có mấy dạng đột biến gen ? Loại đột biến nào chắc chắn không làm thay đổi tỉ lệ A+T/G+X ? Với ADN có cấu trúc 2 mạch, dạng đột biến nào làm thay đổi tỉ lệ A+G/T+X ?
b. Tìm các dạng thay đổi cấu trúc của gen trong từng trường hợp sau : Tăng 1 liên kết hidro, giảm 2 liên kết hidro, liên kết hidro không thay đổi ?
Nội dung cần đạt
Điểm
 a. - Các dạng đột biến gen : mất một hoặc một số cặp nucleotit, thêm một hoặc một số cặp nucleotit, thay thế một hoặc một số cặp nucleotit, đảo vị trí một hoặc một số cặp nucleotit.
- Dạng đột biến chắc chắn không làm thay đổi tỉ lệ A+T/G+X của gen là dạng thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp T-A hoặc 1 cặp G-X bằng 1 cặp X-G.
- Dạng đột biến gen làm thay đổi tỉ lệ A+G/T+X của gen : Không có dạng nào vì ADN có cấu trúc mạch kép luôn có A=T, G=X nên tỉ lệ A+G/T+X luôn không đổi.
 b. - Trong trường hợp tăng 1 liên kết hidro: Gen đột biến thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X.
- Trong trường hợp giảm 2 liên kết hidro: Mất 1 cặp A-T hoặc thay thế 2 cặp G-X bằng 2 cặp A-T.
- Trong trường hợp liên kết hidro không đổi: Thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp T-A hoặc thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp X-G hoặc đảo vị trí các cặp nucleotit.
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
Câu 4 (2 điểm):
a. Trong một trại nuôi cá khi thu hoạch người ta thu được 1600 con cá chép. Tính số tế bào sinh tinh và số tế bào sinh trứng tham gia thụ tinh. Cho biết hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 50% và của trứng là 20%?
b. Khối lượng của một gen là 372600 đvC. Gen trên phiên mã 1 lần, phân tử mARN được tạo ra có 8 ribôxôm dịch mã, mỗi ribôxôm tham gia dịch mã 2 lần. Xác định:
	- Số chuỗi polypeptit được tạo ra qua quá trình dịch mã trên.
	- Số lượt phân tử tARN tham gia quá trình dịch mã.
Nội dung cần đạt
Điểm
a. - Số cá chép thu được = Số hợp tử được tạo ra = Số trứng được thụ tinh = Số tinh trùng thụ tinh = 1600.
- Vì hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 50% nên tổng số tinh trùng tham gia thụ tinh là:
	(1600 x 100):50 =3200 (tinh trùng)
- Vì 1 tế bào sinh tinh qua giảm phân tạo ra 4 tinh trùng nên số tế bào sinh tinh tham gia là:
	3200:4 = 800(tế bào)
- Vì hiệu suất thụ tinh của trứng là 20% nên tổng số trứng tham gia thụ tinh là:
	(1600 x 100):20 =8000 (trứng)
- Vì 1 tế bào sinh trứng qua giảm phân tạo ra 1 trứng nên số tế bào sinh trứng = Tổng số trứng tham gia thụ tinh = 8000 (tế bào)
b. 
- Số chuỗi polypeptit được tạo ra qua quá trình dịch mã là: 8x2 = 16(chuỗi) 
- Tổng số nucleotit của gen là: 372600:300 = 1242(Nu). Vậy số axitamin trong 1 chuỗi polypeptit được tổng hợp từ gen trên là:
 (1242: 6)-1 = 206 (a.a)
- Vì 1 tARN vận chuyển được 1 axitamin nên số lượt tARN tham gia quá trình dịch mã trên là: 206x16 = 3296(lượt tARN
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
Câu 5 (2,0 điểm): 
Ở một loài thực vật, cho lai cây thuần chủng quả tròn, màu vàng với cây thuần chủng quả dài, màu đỏ, thu được F1 toàn cây quả tròn, màu đỏ. Cho F1 lai với cây khác, thu được kết quả F2 như sau:
402 cây quả tròn, màu vàng; 810 cây quả tròn, màu đỏ; 398 cây quả dài, màu đỏ. Biện luận và tìm kiểu gen của P, F1 và cây lai với F1.
Lưu ý : Không cần viết sơ đồ lai.
Nội dung cần đạt
Điểm
Theo bài cho P thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản (quả tròn, màu vàng x quả dài, màu đỏ) F1 đồng tính toàn cây quả tròn, màu đỏ - > quả tròn, màu đỏ là trội hoàn toàn so với quả dài, màu vàng; kết quả kiểu hình F2: 402 quả tròn, vàng : 810 tròn, đỏ: 398 quả dài, màu đỏ - > tỉ lệ kiểu hình = 1:2:1 
+ Quy ước gen: Gen A: quả tròn, gen a: quả dài.
 Gen B: quả đỏ, gen b: quả vàng.
- Xét sự di truyền tính trạng hình dạng quả:
+ quả tròn: quả dài = (402+ 810): 402 = 3:1 
-> kiểu gen của P là : Aa x Aa. 
 - Xét sự di truyền tính trạng màu quả:
+ quả đỏ: quả vàng = (402+ 810): 402= 3:1 
-> kiểu gen của P là : Bb x Bb. 
 - Xét sự di truyền của hai cặp tính trạng ta thấy 
(3:1) x (3:1) -> 9:3:3:1 khác với kết quả bài cho 1:2:1 
Kết quả 1:2:1 chứng tỏ các cặp gen đem lai chúng cùng nằm trên một cặp NST khi di truyền liên kết với nhau( liên kết gen)
Mặt khác ta thấy tính trạng quả tròn đi liền với tính trạng quả vàng ( A đi liền với b), tính trạng quả dài đi liền với tính trạng quả đỏ ( a đi liền với b), -> kiểu gen của F1 là dị chéo Ab/ aB. Từ kiểu gen của F1 trên ta suy ra kiểu gen của bố mẹ đem lai. Bố: Ab/Ab; mẹ : aB/aB. 
+ F1 có kiểu gen Ab/aB lai với cây khác được F2 cho tỷ lệ phân li kiểu hình là 1:2:1 cây khác đem lai có kiểu gen là: Ab/aB, hoặc AB/ab.
*Lưu ý học sinh biện luận cách khác mà vẫn cho kết quả đúng thì vẫn cho điểm tối đa.
 0,25
0, 25
0,25
0,25
 0,25
0,25
0,25
0,25 
Hết

Tài liệu đính kèm:

  • docmon sinh vong 2.doc.doc