UBND TỈNH BẮC NINH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 02 trang) ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA THPT NĂM 2018 Môn thi: Địa lí Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1 (3,0 điểm) a. Tại sao nước ngầm trên lục địa phân bố không đều? Ở vùng hoang mạc đất cát thấm nước tốt nhưng mực nước ngầm lại không phong phú là do đâu? b. Chứng minh nước trên Trái Đất luôn tuần hoàn theo một vòng khép kín. Trong quá trình tuần hoàn, nước đã làm biến đổi sâu sắc bề mặt địa hình Trái Đất như thế nào? Câu 2 (2,0 điểm) a. Giải thích tại sao đô thị hóa phải xuất phát từ công nghiệp hóa? b. Tại sao nguồn lực bên ngoài đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với các nước đang phát triển trong quá trình công nghiệp hóa? Câu 3 (3,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a. Chứng minh thổ nhưỡng của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ đa dạng. b. Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ nước ta đến đặc điểm sông ngòi? Câu 4 (3,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a. Chứng minh thiên nhiên Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. Giải thích nguyên nhân? b. Phân tích các thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của địa hình đồi núi khu vực Tây Bắc đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Câu 5 (3,0 điểm). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a. So sánh và giải thích sự khác nhau về đặc điểm phân bố dân cư giữa Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu Long. b. Vì sao việc phân bố lại dân cư nước ta cần gắn liền với phân bố sản xuất và phân bố tài nguyên? Câu 6 (3 điểm) a. Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM CỦA CẢ NƯỚC, TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ, TÂY NGUYÊN NĂM 2014 (Đơn vị: nghìn ha) Vùng Loại cây Cả nước Trung du và miền núi Bắc Bộ Tây Nguyên Tổng 2134,9 142,4 969,0 Cà phê 641,2 15,5 573,4 Chè 132,6 96,9 22,9 Cao su 978,9 30,0 259,0 Cây khác 382,2 - 113,7 (Nguồn: Số liệu Thống kê về Việt Nam và thế giới, NXB GD Việt Nam, 2017) Dựa vào bảng số liệu trên và kiến thức đã học hãy so sánh, giải thích tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm giữa vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên. b. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam hãy chứng minh ngành sản xuất lúa nước ta có sự phân hóa rõ rệt theo lãnh thổ. Câu 7 (3,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a. Nhận xét về quy mô, cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) của 3 vùng kinh tế trọng điểm (phía Bắc, miền Trung, phía Nam) và giải thích. b. Việc đẩy mạnh khai thác thủy sản trên vùng đặc quyền kinh tế của nước ta có ý nghĩa như thế nào? --------------- HẾT ---------------- (Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do NXB Giáo dục Việt Nam ấn hành. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)
Tài liệu đính kèm: