Đề thi khảo sát kiến thức chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT lần 1 năm 2022 môn Địa lí 12 - Mã đề thi: 423

doc 4 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Ngày đăng 20/06/2022 Lượt xem 348Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát kiến thức chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT lần 1 năm 2022 môn Địa lí 12 - Mã đề thi: 423", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi khảo sát kiến thức chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT lần 1 năm 2022 môn Địa lí 12 - Mã đề thi: 423
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
 ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ KHẢO SÁT KIẾN THỨC CHUẨN BỊ CHO KỲ THI 
TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2022 – LẦN 1
MÔN: ĐỊA LÍ
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề
(Đề thi có 04 trang)
Mã đề thi: 423
Câu 41: Đường biên giới trên đất liền của nước ta kéo dài, gây khó khăn cho việc
	A. thu hút đầu tư nước ngoài.	B. phát triển nền văn hóa.
	C. khai thác nguồn khoáng sản.	D. bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
Câu 42: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết trung tâm kinh tế nào sau đây thuộc vùng Đông Nam Bộ?
	A. Nha Trang.	B. Mỹ Tho.	C. Vũng Tàu.	D. Cần Thơ.
Câu 43: Cho biểu đồ:
SẢN LƯỢNG DẦU THÔ VÀ SẢN LƯỢNG ĐIỆN CỦA PHI-LIP-PIN,
GIAI ĐOẠN 2010 - 2015
(Nguồn: Số liệu theo niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về sản lượng dầu thô và sản lượng điện của Phi-lip-pin?
	A. Sản lượng điện tăng liên tục trong giai đoạn 2010 - 2015.
	B. Sản lượng dầu thô giảm liên tục trong giai đoạn 2010 - 2015.
	C. Sản lượng điện và dầu thô đều tăng trong giai đoạn 2014 - 2015.
	D. Sản lượng dầu thô và điện đều giảm trong giai đoạn 2014 - 2015.
Câu 44: Biện pháp bảo vệ rừng sản xuất ở nước ta là
	A. thành lập hệ thống vườn quốc gia.	B. bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên.
	C. duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng.	D. mở rộng các khu dự trữ sinh quyển.
Câu 45: Phát biểu nào sau đây đúng với đặc điểm đô thị hóa ở nước ta?
	A. Cơ sở hạ tầng đô thị hiện đại.	B. Trình độ đô thị hóa cao.
	C. Tỉ lệ dân thành thị tăng.	D. Phân bố đô thị đều theo vùng.
Câu 46: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông Krông Pơkô thuộc lưu vực sông nào sau đây?
	A. Đồng Nai.	B. Mê Công.	C. Thu Bồn.	D. Ba (Đà Rằng).
Câu 47: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết khu kinh tế ven biển nào sau đây thuộc tỉnh Hà Tĩnh?
	A. Nghi Sơn.	B. Vũng Áng.
	C. Chân Mây - Lăng Cô.	D. Hòn La.
Câu 48: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết nhà máy thuỷ điện Vĩnh Sơn thuộc tỉnh nào sau đây?
	A. Quảng Nam.	B. Quảng Ngãi.	C. Kon Tum.	D. Bình Định.
Câu 49: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết đô thị nào sau đây thuộc tỉnh Quảng Bình?
	A. Đồng Hới.	B. Cửa Lò.	C. Đông Hà.	D. Hồng Lĩnh.
Câu 50: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết sông Hậu đổ ra biển qua cửa nào sau đây?
	A. Cửa Ba Lai.	B. Cửa Cổ Chiên.	C. Cửa Định An.	D. Cửa Soi Rạp.
Câu 51: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết tỉnh nào sau đây có diện tích cây công nghiệp lâu năm lớn nhất?
	A. Bình Thuận.	B. Bình Định.	C. Kon Tum.	D. Đắk Lắk.
Câu 52: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết trung tâm nào sau đây là trung tâm du lịch cấp quốc gia?
	A. Đà Nẵng.	B. Vũng Tàu.	C. Cần Thơ.	D. Nha Trang.
Câu 53: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây vừa giáp Lào vừa giáp Trung Quốc?
	A. Sơn La.	B. Điện Biên.	C. Lai Châu.	D. Lào Cai.
Câu 54: Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH VÀ DÂN SỐ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2019
Quốc gia
In-đô-nê-xi-a
Cam-pu-chia
Ma-lai-xi-a
Phi-lip-pin
Diện tích (nghìn km2)
1913,6
181,0
330,3
300,0
Dân số (triệu người)
268,4
16,5
32,8
108,1
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2020)
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh mật độ dân số năm 2019 của một số quốc gia?
	A. In-đô-nê-xi-a cao hơn Phi-lip-pin.	B. Cam-pu-chia cao hơn Ma-lai-xi-a.
	C. Ma-lai-xi-a cao hơn In-đô-nê-xi-a.	D. Phi-lip-pin cao hơn Cam-pu-chia.
Câu 55: Nhờ tiếp giáp với Biển Đông nên khí hậu nước ta có đặc điểm nào sau đây?
	A. Có sự phân hóa đa dạng giữa các khu vực.	B. Mùa đông bớt lạnh khô, mùa hè bớt nóng.
	C. Có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều.	D. Chịu tác động thường xuyên của gió mùa.
Câu 56: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nào có quy mô lớn nhất trong các trung tâm sau đây?
	A. Phan Thiết.	B. Bảo Lộc.	C. Nha Trang.	D. Tây Ninh.
Câu 57: Hiện nay dân cư nước ta có đặc điểm
	A. tập trung đông ở khu vực miền núi.	B. phân bố không đều giữa các vùng.
	C. số lượng thành phần dân tộc ít.	D. gia tăng tự nhiên ngày càng cao.
Câu 58: Tỉ trọng lao động trong các ngành kinh tế nước ta đang thay đổi theo hướng
	A. giảm dịch vụ, giảm nông nghiệp.	B. tăng công nghiệp, tăng dịch vụ.
	C. tăng dịch vụ, tăng nông nghiệp.	D. giảm nông nghiệp, giảm dịch vụ.
Câu 59: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết vùng khí hậu nào sau đây chịu tác động mạnh nhất của gió Tây khô nóng?
	A. Bắc Trung Bộ.	B. Nam Bộ.	C. Tây Nguyên.	D. Đông Bắc Bộ.
Câu 60: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết núi nào sau đây thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?
	A. Pu Huổi Long.	B. Kiều Liêu Ti.	C. Pu Si Lung.	D. Phu Luông.
Câu 61: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết đường quốc lộ số 3 đi qua địa điểm nào sau đây?
	A. Bắc Kạn.	B. Bắc Giang.	C. Hà Giang.	D. Lạng Sơn.
Câu 62: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết tỉnh nào sau đây có giá trị sản xuất công nghiệp dưới 0,1% cả nước?
	A. Khánh Hòa.	B. Quảng Nam.	C. Ninh Thuận.	D. Bình Định.
Câu 63: Mùa bão ở nước ta có đặc điểm là
	A. miền Trung sớm hơn miền Bắc.	B. miền Nam sớm hơn miền Trung.
	C. miền Bắc sớm hơn miền Nam.	D. miền Nam sớm hơn miền Bắc.
Câu 64: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
	A. Hạ ̣Long.	B. Phúc Yên.	C. Hải Phòng.	D. Bắc Ninh.
Câu 65: Đồng bằng sông Hồng có nhiều ô trũng là do
	A. có hệ thống sông ngòi chằng chịt.	B. thường xuyên bị ảnh hưởng lũ lụt.
	C. có hệ thống đê ven sông ngăn lũ.	D. có địa hình cao ở rìa phía tây.
Câu 66: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có các loài thực vật ôn đới chủ yếu do
	A. có nhiều núi cao, gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh.
	B. vị trí địa lí, gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh.
	C. vị trí địa lí, địa hình nhiều núi cao nhất nước ta.
	D. hướng của địa hình, hoạt động của gió mùa Tây Nam.
Câu 67: Cho biểu đồ về dầu thô và điện của Phi-lip-pin năm 2015 và 2019: 
 (Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
	A. Sản lượng dầu thô và điện.	B. Cơ cấu sản lượng dầu thô và điện.
	C. Giá trị xuất khẩu dầu thô và điện.	D. Tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu thô và điện.
Câu 68: Mùa mưa ở Trung Bộ nước ta chủ yếu do tác động kết hợp của các nhân tố nào sau đây?
	A. Gió mùa Tây Nam, dải hội tụ nhiệt đới, gió đông bắc và bão.
	B. Tín phong bán cầu Bắc, gió tây nam, áp thấp nhiệt đới và bão.
	C. Tín phong bán cầu Bắc, gió Tây, bão và dải hội tụ nhiệt đới.
	D. Gió mùa Đông Bắc, gió Tây, áp thấp và dải hội tụ nhiệt đới.
Câu 69: Nguyên nhân nào sau đây làm cho đất feralit ở nước ta có tính chất chua?
	A. Quá trình phong hoá diễn ra rất mạnh mẽ.	B. Mưa nhiều rửa trôi các chất badơ dễ tan.
	C. Có sự tích tụ nhiều ôxit sắt, ôxit nhôm.	D. Khí hậu có nền nhiệt độ cao, độ ẩm lớn.
Câu 70: Cho bảng số liệu:
TỐC ĐỘ TĂNG GDP CỦA MA-LAI-XI-A VÀ THÁI LAN, GIAI ĐOẠN 2010 - 2019
(Đơn vị: %)
Năm
Quốc gia
2010
2013
2015
2019
Ma-lai-xi-a
7,0
4,7
5,0
4,3
Thái Lan
7,5
2,7
2,9
2,4
 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)
Theo bảng số liệu, để so sánh tốc độ tăng GDP của Ma-lai-xi-a và Thái Lan giai đoạn 2010 - 2019, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
	A. Kết hợp.	B. Miền.	C. Tròn.	D. Cột.
Câu 71: Nguyên nhân chủ yếu nào sao đây làm xuất hiện đất mùn thô ở đai ôn đới gió mùa trên núi nước ta?
	A. Nhiệt độ thấp.	B. Độ ẩm tăng.	C. Sinh vật ít.	D. Địa hình dốc.
Câu 72: Sự phân hóa thiên nhiên giữa hai khu vực Đông Trường Sơn và Tây Nguyên do tác động chủ yếu của các nhân tố nào sau đây?
	A. Gió Mậu dịch, gió mùa Đông Bắc, độ cao dãy Trường Sơn.
	B. Gió hướng tây nam và đông bắc, hướng dãy Trường Sơn.
	C. Gió mùa Tây Nam, gió Tây, độ cao của dãy Trường Sơn.
	D. Gió Mậu dịch, gió mùa Tây Nam, hướng dãy Trường Sơn.
Câu 73: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây dẫn đến sự phân hóa lượng mưa theo không gian ở nước ta?
	A. Tác động của hướng các dãy núi và thực vật.
	B. Tác động kết hợp của gió mùa và dòng biển.
	C. Sự phân hóa theo độ cao địa hình và sông ngòi.
	D. Tác động kết hợp của gió mùa và địa hình.
Câu 74: Cảnh quan thiên nhiên nước ta có sự khác nhau giữa phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam chủ yếu do sự khác nhau về
	A. địa hình và sinh vật.	B. vị trí địa lí và khí hậu.
	C. sông ngòi và địa hình.	D. đất và thảm thực vật.
Câu 75: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho thiên nhiên giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc khác nhau?
	A. Hoạt động của gió mùa Tây Nam, độ cao địa hình và hướng của các dãy núi.
	B. Hướng của các dãy núi, hoạt động của gió mùa Tây nam, độ dốc của địa hình.
	C. Hoạt động của gió Tây khô nóng, độ dốc của địa hình và hướng các dãy núi.
	D. Độ cao địa hình, hoạt động của gió mùa Đông Bắc, hướng của các dãy núi.
Câu 76: Biên độ nhiệt độ trung bình năm ở phần lãnh thổ phía Bắc nước ta cao hơn ở phần lãnh thổ phía Nam chủ yếu do
	A. gió phơn Tây Nam.	B. nằm gần xích đạo.
	C. vị trí xa chí tuyến.	D. gió mùa Đông Bắc.
Câu 77: Địa hình nước ta phân bậc chủ yếu do tác động của
	A. nội lực và quá trình ngoại lực.	B. hoàn lưu khí quyển và sinh vật.
	C. vận động uốn nếp và đứt gãy.	D. bức xạ Mặt Trời và con người.
Câu 78: Nguyên nhân gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên đầu mùa hạ là do ảnh hưởng của
	A. khối khí lạnh phương Bắc từ cao áp Xibia.	B. các khu áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam.
	C. khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương.	D. các khu áp cao cận chí tuyến bán cầu Bắc.
Câu 79: Phần lớn sông ngòi nước ta ngắn và dốc chủ yếu do tác động của các nhân tố nào sau đây?
	A. Khí hậu và hình dạng lãnh thổ.	B. Khí hậu và sự phân hóa địa hình.
	C. Sự phân hóa địa hình và sinh vật.	D. Hình dạng lãnh thổ và địa hình.
Câu 80: Ở miền Bắc nước ta, vào mùa đông xuất hiện những ngày nắng ấm là do hoạt động của
	A. Tín phong bán cầu Nam.	B. gió mùa Tây Nam.
	C. gió mùa Đông Nam.	D. Tín phong bán cầu Bắc.
----------- HẾT ----------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do NXB Giáo dục phát hành;

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_khao_sat_kien_thuc_chuan_bi_cho_ky_thi_tot_nghiep_thp.doc